Cập nhật nội dung chi tiết về Đất Trồng Bị Chua Và Cách Khắc Phục • Tin Cậy 2022 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đất Trồng Bị Chua Và Cách Khắc Phục
Đất trồng bị chua có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hút các chất dinh dưỡng của cây. Khi đất chua, Magie và Canxi không hoạt động được, cây không hấp thụ được ba nguyên tố chính N,P,K và Lưu huỳnh. Hiệu suất sử dụng phân bón giảm đi.
Đối với ruộng ngập nước, khi pH giảm – đất chua thì sắt thường ở dạng hóa trị II sẽ kết hợp với các chất hữu cơ tạo thành phức hợp sắt dễ tan, gây ngộ độc sắt cho cây lúa. Nhôm Al3+ hòa tan khi pH thấp, đây là yếu tố gây độc chính cho cây trồng khi đất chua. Do đó, độ chua của đất là yếu tố chính hạn chế sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng.
Nguyên nhân làm cho đất trồng bị chua
Ở Việt Nam mình, hầu hết độ pH của đất đo được rơi vào khoảng chua nhẹ đến chua. Đất trồng bị chua do các nguyên nhân chính sau:
Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa axit, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua. Mưa axit hình thành do không khí ô nhiễm chứa nhiều CO2, SO2,…
Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…, làm cho đất chua. Nhất là bà con bón phân hữu cơ, phân chuồng ủ chưa chín, chưa hoai sẽ gây nên chua đất.
Bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân,…cũng làm đất bị chua. Khi cây hút các cation (như Ca2+,K+, Mg+) chúng sẽ trả lại H+ vào đất để cân bằng điện tích. H+ kết hợp với các gốc muối Sunphat, Clorua, tạo ra các axit HCl, H2SO4 gây chua đất. Bà con bón nhiều phân vô cơ không những gây chua đất mà còn làm chai cứng đất qua các năm.
Những loại thuốc trừ cỏ như Glyphosate, Parawat, 2,4 D.., thuốc diệt côn trùng, thuốc trị nấm, tuyến trùng có chứa gốc Sunlphur (S), khi phun qua lá hay tưới gốc đều làm cho pH đất giảm xuống một cách nhanh chóng.
Khắc phục tình trạng đất trồng bị chua
Bón vôi cho đất
Khi đất trồng bị chua, để giảm độ chua tăng pH người ta thường bón những chất có tính chất kiềm cho đất như vôi nông nghiệp.
Các loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2) và dolomite lime (CaMg(CO3)2)
Tùy theo độ chua của đất mà ta quyết định nên bón loại vôi nào. Khuyến cáo bà con nên dùng loại vôi dolomite, vừa cung cấp hai nguyên tố kiềm Ca, Mg cho đất, vừa là nguồn khoáng dinh dưỡng cho cây. Bón vôi dolomite không gây nóng cho cây.
Đối với đất đỏ Bazan trồng cà phê có pH<4,Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên khuyến cáo bón 1.200 kg/ha loại vôi dolomite, 2 năm bón một lần.
Lưu ý khi bón vôi
Khi bón vôi bà con không nên trộn với bất kỳ lọai phân gì. Để tránh tác hại nên bón vôi sau thu họach, bón sau đợt bón phân cuối cùng của vụ trước ít nhất 15 ngày và bón trước đợt bón phân của vụ sau ít nhất 15 ngày. Tốt nhất là bón trước khi mùa mưa đến hay giữa mùa mưa.
Trên vườn có tỷ lệ đất cát cao thì bà con mình nên chia lượng vôi đó ra bón nhiều lần.
Vôi chỉ nên dùng ở những nơi đất có đầy đủ chất hữu cơ, những nơi nghèo chất hữu cơ thì không nên bón nhiều vôi, sẽ làm đất nghèo nàn thêm, vì chất hữu cơ bị hủy hoại nhanh chóng. Vôi cũng không được sử dụng trên những vùng đất có thành phần sét nặng. Sẽ dễ tạo đất cứng thêm, thành lớp đế cày. Không tốt cho việc trồng trọt.
Bón vôi tuy là biện pháp hữu hiệu để nhanh chóng tăng pH mà được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên cần hiểu rõ việc bón vôi cho đất cũng có những tác hại phụ.
Mặt trái của việc bón vôi
Dùng vôi để khử chua sẽ có phản ứng hóa học tạo ra CaSO4 tức thạch cao gây ra hiện tượng chai đất và bó rễ cây.
Đồng thời vôi cũng tiêu diệt hệ vi sinh vật có hại lẫn có lợi
.Trong đất có rất nhiều vi sinh vật có lợi (EM) cho đất, khi bón vôi sẽ tiêu diệt chúng.
Làm mất chất dinh dưỡng:
Vôi khi gặp các loại phân bón chứa Nitơ (N) sẽ làm mất Nitơ, khi gặp Lân (P
2
O
5
) sẽ biến Lân thành quặng Phosphat khiến cây không hấp thu được. Hầu hết các loại phân vô cơ như: Urê, SA, NPK, DAP, Lân,…đều kỵ vôi
Trong phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật hay than bùn,…chứa 1 chất rất quan trọng là Axit Humic (đây là chất cực quý với tất cả các loại cây trồng ). Axit Humic rất dễ tan. Nếu ở dạng Humat Kali, Humat Natri, Humat Amoni thì càng tốt. Nhưng khi trộn với vôi sẽ tạo thành Humat canxi là chất không tan trong nước và cây không hấp thu được.
Tăng cường lượng hữu cơ cho đất
Bón vôi tuy là biện pháp tăng pH nhanh chóng và hiệu quả nhưng cũng gây không ít tác hại cho đất. Vì vậy tôi xin khuyến cáo Bà con hằng năm nên tăng lượng hữu cơ của đất, để tăng lượng keo đất, làm tăng quá trình trao đổi cation giúp rễ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng.
Hữu cơ là nguồn thức ăn của các vi sinh vật trong đất, khi tăng lượng hữu cơ sẽ tăng cường sự hoạt động của hê vi sinh vật đất, đồng thời làm đất tơi xốp.
Tăng hữu cơ bằng cách bón phân chuồng hoai mục, xác bã thực vật đã được ủ hoai mục. Trả lại chất hữu cơ tự nhiên cho đất sau mỗi vụ thu hoạch.
Không được bón phân chuồng ủ chưa chín tới vào đất, phân chuồng chưa hoai sẽ làm tăng thêm độ chua của đất. Bà con nên sử dụng Chế phẩm sinh học EM AG chứa nhiều vi sinh vật hữu hiệu để làm giảm thời gian ủ phân, tăng nhanh quá trình chín, hoai mục của phân. Đồng thời sau khi ủ xong, phân hữu cơ lúc bấy giờ mang một lượng vi sinh vật có ích cho đất, bón vào cây sẽ giúp rễ cây phát triển tốt, cải tạo đất lâu dài.
Bổ sung hàm lượng Humic
Trong Humic có chứa Axit Humic và Fulvic, đây là những dạng keo đất. Chúng liên kết với các cation bazơ, giúp đất giữ lại lượng phân bón cho cây, chống thất thoát rửa trôi. Humic làm tăng cường quá trình trao đổi cation của cây, giúp quá trình trao đổi khoáng ở rễ diễn ra dễ dàng hơn. Do đó tiết kiệm lượng phân hàng năm bón vào đất.
Humic còn có tác dụng duy trì độ pH của đất ở mức trung tính.
→Tham khảo sản phẩm: Phân hữu cơ Humic 95% Acid Powder
Bổ sung Humic cho cây trồng kết hợp với bón phân hữu cơ cho đất thực sự là biện pháp bền vững trong vấn đề cải tạo đất trồng bị chua.
Hạn chế thuốc BVTV và phân hóa học
Trong các nguyên nhân làm cho đất trồng bị chua, có những nguyên nhân người nông dân chúng ta không thể can thiệp được. Ví dụ như do không khí ngày càng ô nhiễm gây ra lượng lớn mưa axit. Nhưng nguyên nhân trực tiếp làm cho đất chua do tác động của phân bón vô cơ và thuốc BVTV gây ra, thì bà con nông dân mình có thể tự khắc phục được.
Bón nhiều đạm làm cây phát triển nhanh chóng, không cân đối, lá to và mỏng tạo điều kiện cho côn trùng chích hút và gặm nhai phá hoại bộ lá.
Bà con nên chủ động thay đổi thói quen canh tác của mình theo hướng hữu cơ, giảm bớt sử dụng phân vô cơ. Tăng cường lượng hữu cơ cho đất và sử dụng các chế phẩm sinh học, chủng vi sinh vật đối kháng, thiên địch để bảo vệ mùa màng.
Hạn chế tối đa dùng thuốc trừ cỏ làm trắng đất
Như vậy, sẽ hạn chế làm giảm hệ sinh vật trong đất và giảm lượng hữu cơ trong đất. Việc giữ cỏ dưới tán cây mang lại lợi ích rất lớn cho cây trồng. Thảm cỏ che phủ giúp giảm việc bốc hơi nước của đất. Do đó, tăng cường ẩm độ cho đất vào mùa khô. Cỏ che phủ đất giúp duy trì nhiệt độ đất ổn định, có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ bộ rễ cây trồng tránh khỏi biến động nhiệt độ.
Ngoài ra, việc cắt tỉa cỏ định kỳ hàng tháng giúp trả về cho đất lượng mùn hữu cơ, gia tăng sự màu mỡ của đất. Có thể sử dụng cỏ đã cắt để tủ gốc trong mùa khô. Hệ cỏ quanh gốc được duy trì sẽ tạo nên sự đa dạng sinh học trong đất. Các vi sinh vật có ích phát triển, đồng thời tăng cường độ tơi xốp của đất.
Bà con nên “coi trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ động sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường để tăng cường sức đề kháng của cây, tăng cường sự khỏe mạnh của bộ rễ và tán lá, giúp cho cây vượt qua các giai đoạn mẫn cảm như thời kì ra đọt non, thời kì trồng mới,… bằng “nội sinh” của cây. Từ đó không cần phải phun xịt các thuốc hóa học để trị bệnh, do đó tránh được hậu quả đất chua.
Mọi thắc mắc về “Đất trồng bị chua và cách khắc phục”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường 3, KDC Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com
Mai Bị Vàng Lá: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Mai bị vàng lá luôn là mối quan tâm của nhiều người. Cứ mỗi độ xuân về, đất trời dường như trở nên thật rực rỡ với muôn ngàn dải lụa hoa. Nhắc đến Tết, thì không thể quên được bóng dáng hoa Mai đẹp đẽ trước nhà. Cây Mai là loài cây được ưa chuộng và phổ biến nhất ngày Tết vì dễ mua dễ trồng.
Bệnh vàng lá ở mai
Đây là vấn đề phổ biến ở cây mai. Ban đầu lá mai vàng sẽ bị cháy (khô) từ rìa lá, mép lá, rồi sau đó vết khô sẽ lan rộng ra theo rìa lá. Nếu không phát hiện kịp thời hoặc đã biết mà không khắc phục sẽ làm cho khô đỉnh cành và cành bị teo tóp và chết dần.
Có nhiều triệu chứng biến vàng trên lá: vàng toàn lá, vàng từng điểm, vàng gân lá, vàng toàn bộ lá, phiến lá nhỏ lại và không rụng hoặc chỉ rụng một ít lá.
Nguyên nhân mai bị vàng lá
Do những cây phát triển yếu, bộ lá mỏng, bộ rễ kém hoạt động nên thiếu chất dinh dưỡng, lá mai vàng bị mỏng, hoạt động kém nên khô và rụng sớm.
Thiếu dinh dưỡng và vi lượng: thiếu đạm, lân, kali và trung vi lượng.
Bị sâu bệnh: thường là bị bọ trĩ, nhện đỏ và bệnh cháy lá, rỉ sắt,…
Kỹ thuật chăm sóc: Tưới nước (tưới phải nguồn nước phèn, thiếu nước), ánh sáng, đất trồng (bị nhiễm phèn)…
Cách khắc phục mai bị vàng lá
Có nhiều nguyên nhân khiến mai bị vàng lá. Vì vậy đầu tiên chúng ta cần xác định đúng nguyên nhân để có phương pháp xử lý đúng.
Nếu mai bị vàng lá do thiếu dinh dưỡng: sử dụng phân bón lá với nồng độ thấp để cây phục hồi dần, có thể sử dụng dịch trùn quế/Đạm cá Fish Emulsion. Sau đó bổ sung dinh dưỡng qua gốc bằng N3M – thuốc kích rễ kết hợp phân trùn quế SFARM PB01. Bổ sung vi lượng cho mai vàng tốt nhất là phân trùn quế
Nếu mai vàng bị vàng lá do thiếu nước: chúng ta tưới nước đầy đủ lại từ từ cây sẽ phục hồi. Chú ý, chúng ta nên phun ướt đều lá và thân để cây dễ hấp thu và nhanh phục hồi lại.
Mai bị vàng lá do thừa nước: nên lên liếp cao và làm nhiều rãnh thoát nước. Còn chậu thì nên được kê lên cao
Mai vàng bị vàng lá do bọ trĩ hay nhện đỏ: thường xuyên kiểm tra vườn, để vườn mai có độ thông thoáng và lưu ý các đối tượng như nhện đỏ, bọ trĩ. Có thể dùng Regent 800WP để trị rất hiệu quả.
Nếu mai bị vàng lá do đất nhiễm phèn: Khử phèn bằng cách bón vôi trước 15 – 20 ngày sau đó cải tạo đất bằng phân trùn quế giúp cho bộ rễ mai phát triển tốt thoát khỏi tình trạng nhiễm phèn.
Cách Khắc Phục Cây Mai Bị Khô Cành
Nguyên nhân dẫn đến cây bị khô cành
Cây mai bị khô cành có thể là do bị thiếu chất dinh dưỡng cung cấp. Hoặc do cây ra hoa quá lâu dẫn đến cây thiếu hụt chất dinh dưỡng bù đắp. Đặc biệt các cây trồng ở trong chậu thì càng thiếu chất dinh dưỡng so với cây trồng trên đất do cây bị giới hạn về lượng dinh dưỡng nhất định do đất trong chậu.
Hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân bệnh lý, bạn nên kiểm tra lại điều kiện chăm sóc như nhiệt độ, ánh sáng hay sâu bệnh, nấm gây hại cho cây. Có thể sử dụng thuốc diệt trừ sâu bệnh nếu cần thiết.
Để khắc phục thực hiện như sau
– Chú ý bón đầy đủ phân cho cây, trong đó có cả phân hữu cơ và phân vô cơ để cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu bệnh.
– Cần tưới nước đầy đủ cho cây, tưới với độ ẩm 65-70%
– Khi thấy bệnh xuất hiện, cần sử dụng kéo cắt cành, cắt bỏ hết những cành khô, cành chết, cắt sâu xuống các mô khỏe 5-10cm, sau đó thu gom lại và đem đi tiêu hủy.
– Dùng 1 trong các thuốc COPPER OXYCHLORIDE hoặc AZOXYSTROBIN + DIFENOCONAZOLE hoặc PROPICONAZOLE hoặc PROPINEB hoặc MANCOZEB + METALAXYL phun 2 lần cách nhau khoảng 7 ngày.
– Sau khi phun thuốc, cây sẽ hồi phục và bật mầm mới, cần chú ý bón phân đầy đủ để cây sinh trưởng phát triển tốt.i
Cách chăm sóc cây Mai bị khô cành
Để chăm sóc cây mai bị suy, đầu tiên chúng ta sẽ đào bỏ ½ lớp đất có trong chậu. Chuẩn bị một lớp đất khác trộn cùng với phân hữu cơ, rơm rạ hoặc phân chuồng và lấp vào. Sau đó chúng ta duy trì tưới nước đều đặn hằng ngày để cây hút chất dinh dưỡng tốt hơn.
Bước 1: Cắt tỉa cành
Đầu tiên ta cắt bỏ hết các cành hư hại, giữ lại cành chính. Những cành đã bị khô cành không có khả năng phục hồi nên cắt bớt để giảm áp lực cho bộ rễ. Ngoài ra, bạn nên dùng dụng cụ chuyên dụng để tránh cây bị dập nát.
Bước 2: Cắt rễ
Sau khi đã cắt cành phụ, bạn tiếp tục cắt rễ cây. Bứng cây lên để cắt toàn bộ rễ hư hỏng. Bộ rễ của mai có thể cắt đến ⅔, giữ lại ⅓ cây vẫn sống được. Sau đó dùng nước để rửa qua bộ rễ.
Bước 3: Thay đất
Bạn dùng mùn xơ dừa và trộn cùng với vỏ trấu theo tỉ lệ 2:1 để thay mới đất. Sau đó bấng cây vào đất mới và chăm sóc kỹ càng.
Bước 4: Kích thích phục hồi hệ rễ
Sau khi cây đã phục hồi, chúng ta sử dụng thêm phân bón để kích thích bộ rễ mọc và trừ nấm cho rễ. Cây dần dẫn sẽ phục hồi hẳn trong 20 ngày.
Cách xử lý khi cây mai bị suy, có dấu hiệu chết
Đầu tiên, bạn trồng cây sang chậu mới, bạn lấy lớp đất mới và trộn thêm chất dinh dưỡng rồi đặt chậu cây vào những nơi có nắng nhẹ, tránh nắng gay gắt. Sau đó bạn tiếp tục duy trì việc tưới nước cho cây mỗi ngày một lượng vừa đủ.
Khi chăm sóc cây mai một thời gian, thấy cây thiếu chất dinh dưỡng thì bạn cũng nên nhanh chóng bổ sung thêm phân bón vào đất hoặc thay mới lớp đất cho chậu cây.
Vừa rồi là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ cho mọi người về cách khắc phục khi cây mai bị khô cành. Hi vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp ích được cho các bạn. cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.
Nguyên Nhân Sen Đá Bị Héo Và Cách Khắc Phục Triệt Để
Hiện tượng sen đá bị héo rất ít khi xảy ra với những người chơi cảnh có kinh nghiệm bởi nguyên nhân chủ yếu do chủ quan từ người chồng. Tuy nhiên, vẫn có một số người mới bắt đầu chơi cảnh, chưa nắm được hết đặt tính của sen đá, chăm sóc sai cách khiến lá bị héo tàn.
Trong bài viết này, Fao sẽ chia sẻ với bạn một vài nguyên nhân chính khiến cây sen đá bị héo. Đồng thời, gợi ý luôn hướng khắc phục sớm hoặc phòng ngừa để không xảy ra tiếp sau này.
Như đã trình bày bên trên, nguyên nhân sen đá bị héo có nhiều, nhưng chủ yếu là do kinh nghiệm chăm sóc, hoặc do mắc sai lầm ngay từ khâu trồng ban đầu. Cùng xem một số nguyên nhân sau:
Do rễ không phát triển hoặc hỏng rễ.
Do thiếu nước trầm trọng.
Do đặt cây dưới ánh nắng gắt.
Do để cây ở môi trường thiếu sáng dài.
Do để gần thiết bị điện tử có tần số cao, thiết bị tỏa nhiệt lớn.
Do tách bụi, sang cây.
Phát hiện ra nguyên nhân cụ thể, chúng ta sẽ có hướng khắc phục dễ dàng hơn. Nhưng cần lưu ý là phải phát hiện sớm thì mới xử lý dễ dàng. Với những cây đã héo trầm trọng, không thể cứu chữa thì nên bỏ đi, cũng đừng luyến tiếc.
Phòng ngừa hiện tượng sen đá bị héo
Ngoài những nguyên nhân phát sinh trong quá trình chăm sóc, các bước ban đầu trồng sen đá cũng khá quan trọng.
Để tránh hiện tượng héo lá, bạn nên chọn cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, mọng nước, nếu gieo hạt nên chọn hạt bụ bẫm, giâm lá nên chọn lá hơi già, mọng nước và tươi mới.
Ban đầu khi giâm lá, gieo hạt cũng nên chờ cho cây non phát triển mạnh mẽ, cứng cáp hãy tách ra chậu trồng. Đồng thời, không được đưa cây non ra phơi năng quá lâu, nắng gắt để tránh tình trạng cây bị tổn thương, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng.
Ngoài ra, chế độ đất và nước ban đầu cũng khá quan trọng. Cần chuẩn bị đất thoát nước tốt, chưa đầy đủ dinh dưỡng để thuận lợi cho việc phát triển sau này của cây.
Rễ không phát triển
Nguyên nhân có thể do cây non còn chưa cứng cáp đã mang ra trồng, hoặc do di chuyển quá nhiều, va chạm liên tục khiến rễ cây không còn độ bám vào đất.
Khi phát hiện rễ cây không còn phát triển, lập tức tách lá, tách thân giâm lại cho cây ra rễ mới, phát triển lại. Hoặc nếu nặng quá, không thể cứu chữa thì nên bỏ đi, trồng cây mới.
Do thiếu nước trầm trọng
Là hiện tượng rất hiếm xảy ra, vì hầu hết các loại sen đá đều mọng nước, nhu cầu nước rất ít, có thể sinh trưởng trong môi trường hiếm nước.
Tuy nhiên, nếu thấy hiện tượng đất quá khô và lá bị héo, cần phải bổ sung nước ngay. Lưu ý không tưới trực tiếp vào cây hoặc gốc cây, nên tưới vào vùng đất xung quanh gốc cây với lượng nước vừa đủ.
Do đặt cây dưới nắng gắt
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến sen đá bị héo lá, người mới bắt đầu tưởng loại cây này ưa ánh áng, liền mang ra nắng phơi quá lâu, hoặc quên mang vào mát, khiến cây bị sốc nhiệt, đất khô quá dẫn tới héo lá, héo toàn bộ cây.
Ở điểm này, người trồng cần chú ý kĩ, không đặt chậu sen đá dưới nắng gắt, cần chú ý thời gian đặt vừa phải từ 4-6 tiếng mỗi ngày hoặc cách ngày. Nếu chẳng may đặt dưới nắng gắt, lập tức mang vào mát nhưng không được tưới ngay vì khiến cây bị sặc và sốc nhiệt, dẫn tới chết ngay.
Do đặt cây ở môi trường thiếu sáng
Những người ở thành phố chơi cảnh, thường ít có điều kiện chăm sóc, để cây trong phòng tối hoặc thiếu sáng thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến cây bị héo lá.
Để khắc phục vấn đề này, bạn nên thường xuyên mang cây đặt nơi có ánh sáng tốt để cây được quang hợp.
Đặt cây gần thiết bị điện tử
Tương tự nguyên nhân thứ ba, nếu đặt cây ở gần thiết bị có bước sóng cao, thiết bị phát nhiệt lớn như lò vi sóng, tivi, bếp nấu cũng có thể khiến cây bị héo lá. Khắc phục vấn đề này thật đơn giản, chỉ cần mang cây ra xa những thiết bị này là ok.
NHAP “TU KHOA” BAN CAN TIM KIEM:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đất Trồng Bị Chua Và Cách Khắc Phục • Tin Cậy 2022 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!