Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Chi Tiết Cách Trồng Và Chăm Sóc « Iuhoa mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tên gọi, nguồn gốc của hoa mai hoàng yến
Mai hoàng yến, hay còn được biết đến với nhiều tên gọi như hoa kim đồng, cây mai nhật, kim đồng vàng, hoa ghen,… có danh pháp khoa học là Tristellateia australasiae, là một loài thực vật có hoa, thuộc họ Malpighiaceae. Chúng có nguồn gốc từ các nước Châu Á nhiệt đới (Malaysia, Australia). Đến thời điểm hiện tại, mai hoàng yến đã du nhập vào nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đặc điểm của loài hoa mai hoàng yến
Cây mai hoàng yến được chia thành hai loại là dây leo và cây thân gỗ (bụi), theo thời gian dây leo sẽ hóa gỗ, đường kính gốc cây có thể lên đến 4cm. Còn cây thân gỗ sống lâu năm có chiều cao trung bình từ 2-3m. Lưu ý là mai hoàng yến dạng thân gỗ khác với muồng hoàng yến nha. Muồng hoàng yến cây cao và hoa rủ vàng rất nhiều bông lớn, thường được trồng làm cây xanh ven đường.
Thân cây mai hoàng yến có dịch mủ, cành non có lông tơ mỏng màu xanh nhạt, mềm mại dễ uốn tạo hình. Thân cây màu nâu sẫm, có nhiều nốt sần trên thân.
Lá cây có hình bầu dục hơi nhọn ở hai đầu, màu xanh sáng bóng với mép nguyên, mặt lá nhẵn bóng, không có lông và có hình dáng gần giống với lá mơ.
Hoa mai hoàng yến có màu vàng tươi nhẹ, không sặc sỡ như màu mai tứ quý, nhưng trông rất thu hút và bắt mắt. Mỗi hoa có 5 cánh nhỏ và thuôn dài, xếp tỏa rộng làm nổi bật nhị màu vàng và theo thời gian sẽ chuyển sang màu đỏ. Hoa thường mọc thành chùm từ 3-9 dải dài phía đầu ngọn. Hoa nở rải rác quanh năm từ mùa thu kéo dài đến mùa đông, mỗi khi đến mùa, hoa nở rộ bung sắc vàng tươi cả một vùng trời.
Quả của cây hoa mai hoàng yến gồm có 8 cánh gần như đều nhau.
Ý nghĩa của hoa mai hoàng yến
Mai hoàng yến với sắc vàng tươi sáng cùng những chùm hoa hướng lên phía bầu trời tượng trưng cho ý chí khát khao vươn lên, cố gắng đạt đến thành công.
Ngày nay, người ta trồng mai hoàng yến làm tường rào, cổng nhà để tăng thêm cảnh quan, đồng thời với niềm hy vọng đón nhiều may mắn vào nhà.
Đồng thời, loài hoa này còn mang ý nghĩa giúp tạo sự hài hòa, cân bằng đời sống tinh thần. Với mai hoàng yến, bạn luôn nắm bắt được những vận may, có niềm tin chắc chắn và hoa cũng mang lại sự bình an, an yên trong cuộc sống. Trồng mai hoàng yến trong nhà giúp khơi dậy những nguồn năng lượng tích cực, thu hút tài khí, là phú quý, thịnh vượng.
Đặc biệt, mai hoàng yến hợp với người mệnh Thổ và Kim. Trong phong thủy, loài hoa phù hợp nhất với hai mệnh này chính là mai hoàng yến, sở hữu một chậu/ giàn hoa mai hoàng yến giúp họ luôn giữ được tâm thế vững vàng, ý chí mạnh mẽ vươn lên mọi khó khăn, luôn biết nắm bắt cơ hội để thành công.
Công dụng của loài hoa mai hoàng yến
Mai hoàng yến có hai dạng thân gỗ và leo, mỗi loại có cách trang trí khác nhau nhưng đều mang đến vẻ đẹp và sự trong lành cho không gian.
Không chỉ tô điểm cho không gian mà mai hoàng yến còn góp phần che nắng, giảm bớt nóng, điều hòa nhiệt độ cho ngôi nhà. Chỉ cần một khoảng đất nhỏ để bám rễ, một không gian nhỏ để leo thì loài hoa này cũng đủ bung nở rực rỡ.
Đặc biệt, với sắc vàng tươi mới, mai hoàng yến còn giúp xua tan đi những mệt mỏi và mang lại cảm giác an lành cho người ngắm nhìn.
Cách trồng hoa mai hoàng yến
Thời điểm nhân giống
Thích hợp nhất là vào mùa xuân.
Cách chọn cây giống và lấy cành
Chọn cây mẹ trồng hơn năm tuổi trở lên, khoẻ mạnh, có nhiều cành nhánh chắc khỏe.
Trong ngày nên tiến hành cắt cành giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Vì cắt vào lúc có nắng, cành giống dễ bị héo. Trường hợp buộc phải cắt vào lúc trời nắng thì vừa cắt xong, nên nhúng cành giống vào nước và giữ ướt toàn bộ lá cho đến khi cắt nó thành từng đoạn. Và để đảm bảo khả năng sống sót cao nhất, trước khi cắt cành nên tưới nước vào gốc cho ướt đẫm trước đó khoảng 1 – 2 giờ.
Chọn cành giâm
Chọn cành có độ lớn bằng chiếc đũa trở lại (đường kính tương đương 0,5mm)
Độ dài cành khoảng 15cm, nếu ngắn nhất phải 12cm. Nếu ngắn quá cành khó ra rễ, còn dài quá cành dễ bị khô.
Cắt gọt cành giâm
Cắt bỏ hết lá phía trên, chỉ chừa lại 1 lá gần vết cắt phần gốc khoảng 1cm. Chỉ nên cắt lá chứ không được lặt, vì làm như vậy cành có thể bị xước phần da.
Xử lý chất kích thích ra rễ
Trong điều kiện bình thường, nếu đã làm đúng các yêu cầu đặt ra thì tỷ lệ sống đạt khoảng 60%. Để làm tăng tỷ lệ sống cành giâm hơn nữa thì nên dùng chất kích thích ra rễ.
Kỹ thuật giâm cành
Nên sử dụng cây nhọn để tạo lỗ nhỏ, sau đó đặt cành vào vị trí đó và ấn nhẹ đất xung quanh. Lưu ý độ sâu của lỗ khoảng 1cm.
Tham khảo cách trồng trong chậu
Cách chăm sóc sau khi giâm cành
Nếu trồng dưới đất thì hầu như bạn không cần tưới bón nhiều. Nếu trồng chậu chỉ cần tưới nước khi đất trên mặt chậu đã khô. Trung bình tưới 1-2 ngày/ lần tùy điều kiện thời tiết. Trong mỗi lần tưới cần tưới đẫm nước.
Để cây ra nhiều nhánh, nhiều hoa, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân thông dụng như phân vi sinh, hữu cơ, nhả chậm, NPK,….
Video một ban công mai hoàng yến trồng sau 5 năm
Điều kiện sinh trưởng tốt nhất của cây mai hoàng yến
Mặc dù đây là loại cây dễ trồng, dễ sinh sống và phát triển. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt nhất, bạn nên lưu ý các điều kiện sau.
Đất trồng
Cây có thể sinh sống ở hầu hết các loại đất. Tuy nhiên cây ưa thích đất màu mỡ, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt, trong môi trường đất này, cây sẽ phát triển tốt nhất.
Ánh sáng và nhiệt độ
Mai hoàng yến ưa sáng, càng nhiều nắng cây càng sai hoa và rực rỡ hơn. Nếu thiếu nắng cây phát triển kém, còi cọc. Cây chịu được nóng, chịu lạnh kém vì thế mùa đông cây thường héo úa và hồi sinh trở lại khi thời tiết ấm áp. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp của mai hoàng yến là từ 18 – 35 độ, nếu dưới 10 độ cây sẽ ngừng sinh trưởng.
Vài hình ảnh thêm:
Đặc Điểm,Ý Nghĩa,Cách Trồng Và Chăm Sóc
Cây ngô đồng là cây gì – Có ý nghĩa phong thủy và công dụng ra sao
Giới thiệu về cây ngô đồng
Cây ngô đồng là loại cây gì
Ngô đồng là loài thực vật có hoa thuộc họ cẩm quỳ. Được biết đến với nhiều ý nghĩa về phong thủy và y học,… Nhưng ít ai để ý, loài cây này có 2 loại đó là cây ngô đồng phong thủy và cây ngô đồng thân gỗ. Mỗi loại sẽ có tên gọi, công dụng và nguồn gốc xuất xứ khác nhau.
Với cây ngô đồng cảnh, đây là loại thuộc họ Thầu dầu, có tên khoa học là Jatropha podagrica Hook.f. Ngoài ra nó còn được gọi với những cái tên rất Việt Nam là sen lục bình, sen núi,… Còn cây ngô đồng thân gỗ thì được gọi là bo rừng, trôm đơn,… Loại này thì thuộc họ Trôm và có tên khoa học là Fimiana simplex.
Cây ngô đồng là cây gì – Cây ngô đồng tiếng Anh là gì
Nguồn gốc xuất xứ cây ngô đồng
Ngô đồng có 2 loại và mỗi loại sẽ có nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Bởi chúng có tính chất riêng biệt nên môi trường sinh ra nó cũng không giống nhau.
Cây ngô đồng cảnh thì có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Sau đó được nhân giống rộng rãi ra các vùng của các nước phương đông và Trung Quốc. Hiện nay, ở nước ta nó đã xuất hiện phổ biến từ đồng bằng cho đến miền núi.
Còn cây ngô đồng thân gỗ có nhiều ở vùng đất Nhật Bản, Trung Quốc và Campuchia. Cây mọc hoang ở các vùng núi đá vôi, rừng kín và trên cả đất chua. Cây có sức sống mạnh mẽ, chịu được điều kiện khắc nghiệt nhất.
Cách phân biệt cây ngô đồng phong thủy với cây ngô đồng thân gỗ
Cây ngô đồng cảnh
Đây là loài cây sống lâu năm và mọng nước. Nó có phần gốc phình to, mập mạp và xù xì, hầu như không có sự phân nhánh. Phần thân có màu xám ở dưới, khi lên trên thì có màu xanh lục. Thân phát triển thường cao khoảng từ 60 đến 100 cm. Lá cây ngô đồng cảnh có màu xanh bóng mơn mỡn khi còn non và chuyển sang màu xanh đậm khi về già. Phần cuống lá đính thẳng gần gốc cây, chia ra thành 3-5 phiến lá to bản.
Hoa ngô đồng mọc thành những cụm to, nụ hoa có màu hồng nhạt nhẹ nhàng. Khi nhìn vào cụm hoa như một tản san hô nhỏ, với nhiều chi tiết và màu đỏ bắt mắt. Hoa có 5 cánh, dài thường từ 7-8mm, có cả hoa cái và hoa đực. Quả cây ngô đồng cảnh có màu xanh khi còn non, khi chín thì có màu vàng thu hút.
Cây ngô đồng thân gỗ
Nghe tên là có thể đoán đây cây ngô đồng này có thân gỗ to, cao từ 7 đến 15 m. Có cuống là dài khoảng 30cm, phiến lá to. Không có lông và từng thùy chia thành hình chân vịt. Mỗi thùy lá ngăn cách nhau với các rãnh hẹp có hình thù tam giác và mũi nhọn ở đầu.
Hoa cây ngô đồng thân gỗ thì mọc thành chùm, có đài cao khoảng 9mm. Khi cây nở hoa rộ sẽ chiếu sáng một màu vàng rực rỡ. Quả ngô đồng dài khoảng 8mm và rộng khoảng 6mm. Với lớp vỏ mỏng, nhiều nội nhũ bên trong và sẽ cps khoảng 2-4 hạt.
Ý nghĩa phong thủy của cây ngô đồng cảnh
Như đã có nhắc ở phần đầu thì cây ngô đồng cảnh là loài biểu trưng cho phượng hoàng. Loài chim quý được nhiều người tôn kính. Ngàn đời nay vẫn tin rằng sở hữu cây ngô đồng chính là mang lại sự may mắn, tài lộc, cát tường cho chính chủ nhân của nó.
Bên cạnh đó, cây ngô đồng phong thủy với sức sống mạnh mẽ, lâu năm. Nó còn thể hiện sự an lành và trường thọ ngập tràn. Với ý nghĩa mang đến vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi cho gia chủ.
Đó chính là lý do mà nhiều người muốn sở hữu loài cây này để trang trí trong nhà. Nó như một vật phẩm quý giá, có thể khiến cuộc sống người sở hữu thêm ý nghĩa, thêm mãnh liệt. Đây cũng là thứ quà tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… vô cùng ý nghĩa và gần gũi.
Cây ngô đồng chữa bệnh gì
Chống nhiễm trùng các vết thương
Với những vết thương do bị đứt tay, chân hay trầy xước. Bạn có thể dùng một ít nhựa cây ngô đồng bôi trực tiếp lên vết thương. Với cách này sẽ giúp ngăn ngừa ngay lập tức nhiễm trùng da. Kiên trì một thời gian thì vết thương sẽ khỏi và không hề để lại sẹo.
Chữa mụn nhọt mủ
Những người thường bị mụn nhọn, sưng tấy, tạo cảm giác nhứt đau cả ngày. Yên tâm, bạn chỉ cẩn lấy 1-3 lá ngô đồng tươi đem rửa sạch. Sau đó cho vào bát cùng một ít muối rồi giã nhuyễn. Rồi đắp phần lá lên chỗ mụn, dùng băng gạc buộc cố định trong khoảng 2-3 giờ. Mỗi ngày kiên trì đắp 1 lần, liên tục trong vòng 3-5 ngày thì mụn mũ sẽ được hút sạch. Nó sẽ giúp bạn giải tỏa nhưng cơn đau nhứt mỗi khi có mụn nhọt.
Chữa mụn nhọt vừa mới sưng
Với trường hợp này, mụn chưa tạo mủ, nhưng cấp độ nhứt rất khó chịu. Để có thể ngăn chặng việc sưng đỏ, giảm viêm và hình thành mũ của nhưng viên mụn này. Bạn hãy ngắt 1 búp lá ngô đồng, dùng nhụa chảy ra bôi lên chỗ mụn và vùng xung quanh mụn. Chờ cho lớp nhựa mới bôi khô đi, tiếp tục bôi một lớp nữa. Cứ tiếp tục như vậy vài lần, bạn sẽ thấy kết quả diệu kỳ xảy ra.
Làm thuốc bổ cho nam giới
Rất ít ai biết đến công dụng này của cây ngô đồng. Đây là cách giúp nam giới tăng cường sinh lực và cải thiện vấn đề tinh trùng yếu.
Chỉ cần dùng thân cây ngô đồng, thái thành lát mỏng, đem phơi khô. Tiếp theo, cho tất cả lên bếp sao cho vàng. Sau cùng đem nguyên liệu ngâm vào rượu như một loại thuốc bổ. Khoảng 3 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày hãy uống 20ml để đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị các chứng ghẻ lâu ngày
Trường hợp này, bạn hãy dùng một ít lá ngô đồng rửa sạch, rồi chà trực tiếp lên các vùng bị ghẻ. Cứ kiên trì làm cách này khoảng 5 ngày thì các nốt ghẻ sẽ không còn ngứa ngáy khó chịu nữa. Dần dần sẽ trả lại cho bạn làn da lành lặn, sạch sẽ.
Cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng cảnh
Với khi hậu nhiệt đới ở việt Nam, đây chính là điểm thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây ngô đồng. Nó được xem là loài cây khá dễ trong việc trồng và chăm sóc. Muốn cây phát triển khỏe mạnh, nhanh có hoa thì chỉ cần cung cấp đủ nước, đủ phân bón là được.
Cách trồng cây ngô đồng như thế nào
Hiện nay có 2 cách để có thể trồng cây ngô đồng, hãy theo dõi ngay sau đây:
Phương pháp chiết cành
Với phương pháp này bạn chỉ cần chọn một cây có sức sinh trưởng mạnh, khỏe, không sâu bệnh. Sau đó, chiết ra và giâm vào đất đã chuẩn bị. Với cách này sẽ cho ra những cây ngô đồng to đẹp và sinh trưởng tốt.
Phương pháp gieo hạt
Lựa chọn hạt giống tốt đem ngâm trong nước ấm (2 phần sôi và 3 phần lạnh) trong khoảng 30 phút. Dùng khăn ấm ủ giống cây trong 1 ngày, cho đến khi hạt nứt ra là có thể đem gieo. Sau khi gieo hạt, hãy phủ một lớp đất mỏng khoảng độ 1-2cm. Sau 2 ngày mới tưới một lớp nước nhẹ bằng vòi phun, mỗi ngày tưới 2 lần.
Kỹ thuật chăm sóc cây ngô đồng
Chọn loại đất trồng
loài cây này ưa chuộng đất màu mỡ, giàu mùn và đặc biệt là có cát. Có chế độ thoát nước tốt để tránh trường hợp bị ngập úng cho cây. Bạn có thể tạo ra đất trồng cho cây bằng cách trộn đất thường với cát, tro, xỉ than vụ để tạo thành một hỗn hợp giàu dinh dưỡng cho cây. Khi sống trông điều kiện đất như thế cây sẽ phát triển mạnh mẽ và hoa sẽ nở to và lộng lấy hơn.
Nhiệt độ thích hợp cho cây
Cây ngô đồng sống tốt khi ở nhiệt độ bình thường, không quá nắng nóng cúng không quá râm. Cần lưu ý điều này, nếu koong cây sẽ mọc còi cọc và có khi sẽ không nở hoa.
Cách tưới Nước cho cây
Bạn nên dùng nước sạch để tưới quanh gốc cây mỗi ngày 1 lần. Đừng nên lạm dụng tưới nước quá nhiều vì ngô đồng có khả năng chịu hạn cao. Hãy chú ý đến độ khô của đất để điều chỉnh lượng nước phù hợp nhất. Việc cung cấp đủ lượng nước sẽ giúp cây phát triển khung rễ, bám sâu vào đát. Ngoài ra nó còn giúp tán lá phát triển, nhanh ra hoa và quả hơn.
Phân bón cho cây ngô đồng
Mỗi tháng một lần, nên tưới phân NPK pha loãng cho cây. Khi tưới nhớ cách xa gốc cây khoảng 10cm, không được tưới trực tiếp lên cây và vào lúc trời nắng. Nếu không tuân thủ điều này sẽ làm cây có thẻ bị chết. Chăm sóc, theo dõi và dọn cỏ thường xuyên để cây có điều kiện tốt nhất mà phát triển.
Lưu ý: lá và hoa của cây là bộ phận dễ bị sâu bệnh tấn công nhất. Chính vì thế phải quan sát nếu phát hiện lá úa vàng. Xuất hiện đốm trắng, hoa không còn màu tươi tắn, héo úa. Ngay lập tức cắt tỉa và phụ thuốc sinh học để trị bệnh cho cây. Tránh trường hợp lây lan và làm bệnh nặng hơn.
Cây ngô đồng có chứa độc tố hay không
Đây chính là câu hỏi được nhiều người đề cập đến khi nhắc đến cây ngô đồng. Bởi đã có trường hợp trẻ em ăn phải hạt ngô đồng và bị ngộ độc. Mặc dù cây ngô đồng có tác dụng chữa nhiều vấn đề trong y học. Nhưng chỉ có thể sử dụng phần thân, lá và nhựa của nó thôi. Theo nghiên cứu hạt cây ngô đòng có chứa curin – một chất cực độc. Nó sẽ gây ra ngộ độc, bệnh về tiêu hóa và gan cho người ăn phải.
Việc ăn hạt sẽ khiến bạn bị nôn ói, tiêu chảy, bổng rát ở vùng họng. Trường hợp năng hơn có thể bị ức chế thần kinh trung ương, xuất huyết tiêu hóa và đặc biệt là rối loạn tim mạch. Ngay khi gặp những tình huống này, phải ngay lập tức làm mọi cách để có thể nôn ói ra hết. Sau đó, nhanh chóng đưa người bị ngộ độc đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.
4.7
/
5
(
15
bình chọn
)
Cây Lan Nước – Ý Nghĩa, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc
Một loài thực vật được trồng rất nhiều trong các chậu cá cảnh chính là cây Lan nước. Là loài thủy sinh có kích thước khá lớn, cây không chỉ tạo cảnh quan cho chậu cá thêm đẹp mà còn giúp tăng dưỡng khí cho cá.
Ngày nay, Lan nước còn được trồng cảnh trong chậu thủy tinh rất đẹp. Nhiều người lựa chọn trồng cây lan nước bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt của cây.
Đặc điểm cây Lan nước
Cây Lan nước là một trong những loài thực vật có hoa sống thủy sinh được tìm thấy rất nhiều ở nước ta. Cây phân bố chủ yếu ở các vùng ao hồ và đầm lầy châu Á.
Lan nước còn có tên gọi khác là Lan muỗng, lăng muỗng và có tên khoa học là Echinodorus grisebach.
Cây có lá mọc ra từ rễ, chiều cao cuống lá có thể lên đến 50cm. Lá có hình bầu dục với đầu ngọn được vót nhọn. Cây phát triển tốt trong môi trường có ánh sáng vừa phải. Cây không ưa nắng, nhiệt độ 18 – 28 độ C và độ pH nước 6.5 – 7.5.
Về phần hoa, cây hầu như không ra hoa mà chỉ phát triển thông qua cơ chế tách rễ.
Đặc biệt, Lan nước có thể tự tách rễ tạo thành cây con nên việc nhân giống cây trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Lan nước có tác dụng gì
Cây Lan nước được xem là cây trồng không thể thiếu trong những bể cá cảnh hiện nay. Là loài cây sống trong nước, cây có tác dụng:
Tạo môi trường sống cho cá cảnh
Tăng cường oxy trong nước giúp cá không bị ngạt.
Hỗ trợ làm sạch nước trong bể cá.
Cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ nên không chỉ làm đẹp. Cây còn mang một ý nghĩa về sức sống và sự phát triển.
Người trồng cây Lan nước sẽ có được sự thành công, thăng tiến trong công việc và sự nghiệp luôn đi lên.
Phân biệt Lan nước và cây Bách Thủy Tiên và Lan Ý
Cùng là loài cây thủy sinh, lan nước, Bách Thủy Tiên và Lan ý đều có đặc điểm rất giống nhau và rất khó phân biệt.
Cả 3 loài cây trên đều có lá hình lưỡi mác với phần cuống dài, mọc ra từ rễ. Để phân biệt ba loài cây này chỉ có thể thông qua đặc điểm lá và hoa.
Đối với cây Lan nước
Lá của cây khá mỏng, có 3 hoặc 5 gân lá với 1 gân giữa và hai gân bên. Gân lá trải dài từ gốc cuống và chụm lại ở đầu ngọn.
Cây không có hoa.
Đối với cây Bách Thủy Tiên
Lá cây Bách Thủy Tiên rất giống với lá Lan Nước nhưng dày hơn và to hơn rất nhiều.
Cây có hoa, cuống hoa dài nhưng khá mềm nên rất dễ bị oằn xuống. Mỗi cuống hoa có từ 3 – 5 cụm hoa, mỗi cụm có từ 2 – 4 bông. Hoa của cây Bách Thủy Tiên có từ 3 – 4 cánh hoa màu trắng, nhụy hoa vàng.
Đối với cây Lan Ý
Cây Lan Ý là loài thủy sinh những có thể trồng được trên đất ướt. Lá cây hình lưỡi mác với các gân lá xếp đối xứng từ gân giữa tỏa ra hai bên cạnh lạ.
Hoa dạng đơn, mỗi cuống một hoa. Một cánh hoa lớn bao phủ lấy phần nhụy. Hoa của cây Lan Ý có hai màu chính là màu trắng và màu đỏ.
Vì hình dạng rất giống nhau nên rất nhiều người lầm tưởng giữa các loại cây thủy sinh này. Hãy phân biệt đúng loài cây để trồng đúng phương pháp giúp cây phát triển tốt nhất nha.
Chăm sóc Lan nước đúng cách
Lan nước là loài cây ưa bóng râm, có rễ dạng chùm và sống hẳn dưới nước nên trồng cây rất dễ dàng.
Chỉ cần cho cây vào nước là cây đã có thể phát triển được. Tuy nhiên, để cây có thể sống lâu thì cần phải lắp thêm đèn chiếu sáng cho cây.
Để cây phát triển nhanh, nên bón thêm phân vi chất hàng tháng cho cây. Không được bón phân nitrat vì dễ gây đen lá.
Hiện nay, Lan nước được bán rất nhiều ở những địa chỉ bán cá cảnh và phụ kiện thủy sinh. Giá cây thường dao động 15 – 25 nghìn đồng 1 cây. Rất rẻ phải không nào.
Cây Cẩm Nhung – Đặc Điểm, Ý Nghĩa Và Cách Trồng Chăm Sóc Cẩm Nhung
Cây cẩm nhung là gì?
Cây cẩm nhung còn được gọi là cây may mắn, cây có lá mỏng, thân ngắn. Cây có màu sắc tươi sáng lại dễ trồng, không cần chăm sóc quá nhiều . Nên rất thích hợp làm cây để bàn. Các anh chị làm việc văn phòng vô cùng yêu thích loài cây này . Lá cây có màu sắc và các vân lá rất đặc biệt mà bất cứ ai ngửi cũng thấy thích. Trong phong thủy chúng được coi như là linh vật mang lại sự may mắn, phúc lộc cho gia đình vì thế cây còn được gọi là cây may mắn nữa. Loài cây này dùng làm cây để bàn là vô cùng hợp lý . Bạn có biết, theo một nghiên cứu khoa học tại trường đại hàng đầu thế giới ” harvard” đã đưa ra kết quả màu xanh giúp tăng tới 20% trí nhớ
Fittonia Argyroneura, thuộc gia đình Acanthaceae ( Acanthus ), còn có nhiều tên gọi khác nhau như mosaic plant, painted net leaf, hay lá may mắn ( theo cách gọi của người VN ). Loài cây cẩm nhung Fittonia có nguồn gốc từ những khu rừng đầm lầy ẩm ướt Nam Mỹ nên đây là một loài cây ưa bóng, thích ẩm ướt và mát mẻ nữa.
Từ Fitton trong cây cẩm nhung Fitton được lấy trong họ của hai chị em nhà thực vật học người Ireland tên Elizabeth và Sarah May Fitton. Hai người khiến nhiều người phải ngưỡng mộ họ.
Vào thế kỷ thứ 19, cái thời mà phụ nữ còn bị khinh khi và không được cho đến trường lớp nhiều, khi mà hơn 90% các nhà vật lý học, nhà hoá học, nhà tâm lý học là phái nam, thì việc có những nhà khoa học là phái nữ đã trở thành một điều đáng ngưỡng mộ và trân trọng.
Quay lại về nguồn gốc của fittonia, quê hương của loài này là Peru. Fittonia lan sang vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ với gần 15 chủng loại. Vì vậy mà loại cây này thích hợp sống trong những nơi có độ ẩm cao. Terrarium, giỏ treo, nền nhà đều được, miễn là vừa đủ ẩm để cây sinh sôi nảy nở tốt tươi.
Đặc điểm chung của cây cẩm nhung
Cây có hình thái nhỏ nhắn, thân mềm, mảnh mai trên thân có nhiều đốt do lá để lại. Thân phát triển nhanh chóng thành nhiều nhánh, chủ yếu là thân bò.
Lá của cây cẩm nhung thuộc loại lá kép, trên mặt lá có phấn trắng, lá mọc đối diện nhau nhỏ nhưng khá dày dặn, phiến lá nhẵn, mép nguyên. Trên mặt lá có những đốm xanh trắng hay đỏ trắng đan xen với nhau nhìn rất ấn tượng và đẹp mắt. Chính bởi đặc điểm riêng của lá mà chúng được chia ra làm 2 loại riêng biệt đó là cây cẩm nhung xanh và cây cẩm nhung đỏ.
Hoa cẩm nhung có nhiều màu sắc khác nhau, chúng mọc ra ở nách lá. Hoa có dạng hoa đơn cũng có khi mọc thành từng chùm với nhiều bông khác nhau.
Cẩm Nhung (tên khoa học: Fittonia) là loại cây bản địa của rừng mưa nhiệt đới ở châu Nam Mỹ mà chủ yếu là đất nước Peru. Hiện nay được du nhập về Việt Nam và trồng rất phổ biến để trang trí văn phòng, quán cafe, nhà ở…
Ở trạng thái sinh trưởng tốt với đầy đủ nước, lá cây sẽ trở nên cứng cáp và mặt sau lá có một lớp lông mịn màng. Phiến lá thuôn tròn, bên mép có màu đen hoặc xanh thẫm. Điểm thu hút nhất của loại cây này là các đường gân lá có màu sắc rất nổi bật với màu tím hoặc xanh phản quang đẹp mắt.
Kích thước của cây không quá cao nhưng chúng có xu hướng lan rộng các nhánh cây với thân rễ phát triển mạnh mẽ.
Bộ rễ chùm của Cẩm Nhung có sức sinh trưởng mạnh, ăn sâu vào lòng đất để hấp thụ nước và muối khoáng nuôi cây. Cây chủ yếu phát triển thành bụi nhỏ với các tán lá đối xứng nhau đẹp mắt. Cây có nhiều màu khác nhau như hồng, tím, xanh bạc hà, đỏ… nên bạn có thể thỏa mái lựa chọn loại cây mà mình thích.
Ý nghĩa của cây cẩm nhung
Dù là cây trồng nhỏ nhắn nhưng nó luôn thể hiện cho một tình bạn bền vững, luôn vững bền theo thời gian, yêu thương nhau và biết quan tâm đến nhau. Đặc biệt, có người còn cho rằng khi hoa cây cẩm nhung nở nó mang ý nghĩa của một tình yêu trong sáng thuần khiến nhất. Sẽ khiến cho bạn yêu đời hơn, nhìn cuộc sống bằng một ước mơ đầy màu hồng với một tinh thần lạc quan nhất.
Bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa của nó khi bạn nhận được món quà tặng từ người đối diện. Đơn giản vì cây cẩm nhung luôn mang lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống, nó sẽ là một món quà khó quên đối với người nhận, nhìn cây họ sẽ luôn nhớ đến bạn, hiểu được tình cảm chân thành mà bạn dành cho họ từ đó sẽ khiến cho tình bạn của bạn trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
Ngoài ý nghĩa mang lại nhiều may mắn cây cẩm nhung còn có thể mang lại cảm giác thoải mái, giảm áp lực, stress nên có thể chữa được bệnh trầm cảm đấy ^.^. Chính vì thế mà nếu bạn tặng ai đó chậu cẩm nhung sẽ mang ý nghĩa chúc may mắn. Mong người đó có cuốc sống tốt đẹp, vui vẻ, không lo âu , muộn phiền .
Ý nghĩa thực tiễn : Cây cẩm nhung có tác dụng hút được tia điện tử từ các thiết bị máy tính rất tốt , nhất là khi bạn để chúng cạnh máy tính cá nhân của mình. Những tia điện tử thường gây ra những bệnh nguy hiểm cho mắt và da… thì nay, bạn đã an toàn tránh khỏi chúng.
Cây cẩm nhung có hình dáng nhỏ nhắn nên thường được sử dụng để làm cây cảnh trang trí văn phòng, đặt trên bàn học tập, làm việc, phòng khách, kệ cửa… hoặc trồng thành từng khóm từng bụi để trang trí trong sân nhà.
Cũng sử dụng làm món quà kỷ niệm để tặng cho người thân, bạn bè…
Với hình dáng đẹp mắt của mình nó khiến cho con người ta cảm thấy thư giãn, thoải mái khi ngắm nhìn.
Nó giúp cho không gian của bạn thêm đẹp hơn, thoải mái hơn, sinh động hơn.
Vị trí đặt cây cẩm nhung
Mặc dù bé cây này cũng là cây cảnh để bàn đẹp nhưng lại khác với các bạn cây cảnh mini để bàn khác ở cách chăm sóc. Loài cây này rất khỏe và gần như không cần chăm sóc gì. Cây sống khỏe trong mọi thời tiết. Cho dù là nắng , mưa hay bão, chúng ta chỉ cần duy trì cho cây có ít ánh sáng là đủ. Vậy nên vị trí đặt cây cũng rất dễ .
Cây cẩm nhung có thể đặt ở trên bàn làm việc, trong phòng khác, phòng ngủ.. Và đặc biệt khi để trên bàn làm việc cây sẽ giúp hút tia điện tử có hại từ máy tính rất tốt , bảo vệ cho sức khỏe của bạn.
Nhà vệ sinh : cây sống được trong môi trường thiếu sáng và có tác dụng xua đuổi côn trùng nên có thể để cây trong nhà vệ sinh. Đó sẽ là một lựa chọn rất tốt.
Cạnh tivi, trên lóc tủ lạnh : vì cây có tác dụng hút tia điện tử nên đây sẽ là một vị trí tuyệt vời để cây thể hiện tác dụng của mình.
Cạnh cửa số, khung tranh…. và còn rất rất nhiều nơi khác nữa dành cho chậu cây đáng yêu này.
Kỹ thuật trồng cây cẩm nhung
Khi trồng cây cẩm nhung cần đảm bảo đất trồng cây đạt tiêu chuẩn cao nhất, hãy chọn đất có đủ dinh dưỡng, độ ẩm cao, đó có thể là đất thịt được trộn mùn than, mùn lá, phân vi sinh… sẽ giúp cây phát triển tốt nhất, ngoài ra thì những loại đất cũng cần có độ thoát nước tốt để đảm bảo cây không bị ngập úng.
Thường người ta sẽ trồng cây cẩm nhung bằng hạt hay bằng ngọn cây. Mỗi phương pháp nhân giống sẽ mang lại những ưu điểm riêng.
Nhân giống cây cẩm nhung bằng hạt
Khi lựa chọn hạt thì nên chọn hạt được tạo ra từ những cây cho hoa đẹp, sau khi cây ra hoa, cho quả và tạo hạt già lúc này ta sẽ thu hoạch hạt để làm giống. Vào đầu mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất để gieo hạt, thời điểm này đất ẩm, khí hậu mát mẻ sẽ là điều kiện sống lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển. Chuẩn bị lớp đất trước sau đó rắc hạt lên trên, để tăng độ nảy mầm cao nhất thì bạn có thể ngâm trước hạt trong nước ấm 1 khoảng thời gian nhất định. Sau khi gieo hạt xuống đất, phủ 1 lớp cát mỏng và giữ đất ẩm giúp cây nảy mầm nhanh chóng hơn.
Sau khoảng 2-3 tuần cây sẽ nảy mầm, hãy để cây sinh trưởng tự nhiên trong chậu khoảng 1 tháng mới chuyển sang chậu mới hay đem trồng ở những nơi khác
Nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Ngoài cách trồng bằng bạt thì cây cẩm nhung có thể phát triển tốt bằng phương pháp giâm cành, hãy chọn những ngọn cây bụ bẫm, không bị sâu bệnh từ cây mẹ khỏe mạnh. Cắt 1 nhánh khoảng 4 – 6cm, cắm xuống đất và duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây, có thể cho cây vào bình thủy tinh để giữ ẩm, khoảng 2-3 tuần cây sẽ cho rễ.
Ngoài ra thì ta có thể trồng cây cẩm nhung bằng cách tách những cây con từ cây bụi lớn và trồng chúng vào những chậu cây mới, với phương pháp này thì tỉ lệ thành công cao hơn và nhanh chóng hơn. Chỉ cần khoảng 3-4 tháng là bạn đã có những chậu cẩm nhung tuyệt đẹp để trang trí rồi.
Kỹ thuật chăm sóc cây cẩm nhung
Đây là loại cây có thể sống được trong bóng râm và môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng vì thế mà ta có thể trồng nó trong văn phòng làm việc, chỉ cần để ý thi thoảng cho cây ra đón nắng mặt trời, đón gió… để cây quang hợp và cho màu lá đẹp.
Để nhân giống cây cẩm nhung người ta thường lựa chọn phương pháp tách cây con, cây cho số lượng cây con lớn với tốc độ phát triển nhanh nên bạn chỉ cần sang chậu, tách cây con từ cây mẹ sau đó trồng sang chậu mới, một thời gian sau bạn đã có chậu hoa cẩm nhung tuyệt sắc rồi đấy.
Đất trồng: khi trồng, nên chú ý đến đất, đây là môi trường quan trọng nhất để cây tồn tại, cần chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, hãy chọn loại đất như đất thịt, rêu, đất bùn có chứa thêm phân hữu cơ… những loại đất này có ưu điểm là thoáng khí, cung cấp độ ẩm vừa phải và thoát nước nhanh nên cây sinh trưởng tốt. Phía trên đất đặt thêm một lượt đá để hạn chế tình trạng bay hơi của nước.
Ánh sáng: cây không quá khó chăm sóc và cũng không cần quá nhiều ánh sáng nên vào thời điểm nắng gắt thì lời khuyên là bạn nên mang cây cẩm nhung vào trong nhà hoặc đặt chúng dưới mái che, có phơi nắng thì chọn vào xế chiều hoặc sáng sớm.
Độ ẩm, nước tưới: hàng ngày nên tưới nước cho cây nhưng không phải như cách tưới thông thường mà sử dụng bình xịt phun sương để tưới, vừa đảm bảo lượng nước không quá nhiều một lúc lại khiến cả lá, thân, rễ đều hấp thụ được nước.
Phân bón: định kỳ mỗi tháng nên bón phân cho cây 1 lần, tùy vào số lượng cây mà bón với lượng thích hợp nhất, có thể trộn thêm phân kích tăng trưởng, kích thích cây ra rễ, hoa, …
Kết.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Chi Tiết Cách Trồng Và Chăm Sóc « Iuhoa trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!