Cập nhật nội dung chi tiết về Đặc Điểm, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tìm hiểu về cây Nha Đam
Tên khoa học: Aloe vera
Nguồn gốc xuất xứ: Châu phi
Các tên gọi khác: Lô Hội
Thuộc họ: xương rồng
Phân bố ở VN, nha đam có nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa,… bạn hoàn toàn có thể tự trồng lấy loài cây này một cách dễ dàng do nó rất dễ phát triển.
Đặc điểm cây nha đam
Ở VN hiện nay có hay loại chính : Nha Đam Mỹ và Nha Đam Việt Nam
Nha đam Mỹ: có lá dài, bẹ to, nặng. Lá có nhiều gai nhọn , phía sau thường có phấn trắng. Đây là giống nha đam được trồng thương mại là chủ yếu vì nó cho năng suất rất cao.
Nha đam Việt Nam: So với nha đam Mỹ thì giống này có lá nhỏ hơn, bẹ lá mỏng và ít cho gai. Lá có màu xanh và ở mặt dưới không có lớp phấn trắng. Thường thì người ta trồng nha đam Việt Nam tại nhà để dùng vì nó nhỏ gọn, dễ trồng.
Lá cây nha đam có màu xanh lục, rất mọng nước, chất nước bên trong nhầy nhậy, chiều dài của lá có thể lên tới 60cm. Xung quanh lá của nó có các gai xuất hiện hai bên gây ngứa ngáy khi chạm vào da của bạn.
Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây nha đam có rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Bao gồm khoảng 23 loại axit amin khác nhau, các loại vitamin cơ bản như vitamin nhóm B, vitamin A, C, các chất khoáng vi lượng,….
Hoa nha đam mọc ra từ nách lá, có cuống dài đến 1m, đâm thẳng lên trời. Hoa nha đam mọc theo cụm với nhiều hoa rũ xuống. Mỗi hoa 6 cánh dính nhau ở phần gốc và có 6 nhị. Quả là dạng quả nang, chứa nhiều hột.
Cách trồng và chăm sóc cây Nha Đam
Các thứ cần chuẩn bị:
Đất trồng
Để trồng cây nha đam tốt đòi hỏi đất trồng cây phải có khả năng thoát nước tốt, được ủ hoa để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt nhất. Khi trộn đất, nên trộn hỗn hợp gồm tro trấu : phân hữu cơ ( ở đây có thể dùng phân bò hoai hay phân trùn quế) : xơ dừa : trấu sống, các thứ theo tỷ lệ là 2:1:0,5:1. Hỗn hợp sau khi trộn đều thì gom thành đống và ủ kín trong 15 – 20 ngày mới được đem ra trồng.
Trong trường hợp có tro trấu và phân hữu cơ đã qua sử dụng thì có thể trộn thêm một ít phân trùn quế là đã có thể dùng trồng ngay được rồi.
Chậu trồng
Nếu bạn có dự định trồng nha đam trong chậu thì cần phải chuẩn bị loại chậu có lỗ bên dưới để giúp cây thoát nước tốt nhất. Hoặc khi trồng cần phải bỏ vào bên dưới đáy chậu những viên sỏi lớn để cây không bị úng nước.
Kích thước chậu phù hợp có đường kính khoảng 25 – 30cm và cao 30 – 40 cm, như vậy mới đủ cho cây nhanh lớn và phát triển tốt được.
Cách trồng nha đam
Trồng nha đam trong chậu
Có thể dùng lá nha đam để trồng hoặc là tách cây con từ cây mẹ để trồng đều được.
Sau khi đất trồng đã được chuẩn bị theo tỉ lệ yêu cầu thì đặt cây con vào chậu, cho đất vào trọng chậu cho đến vừa miệng chậu là đủ.
Trồng nha đam đại trà
Trước khi trồng nha đam đại trà cần phải tiến hành ươm giống. Theo đó, người ta sẽ ươm giống bằng lá trước. Đặt lá nha đam trên nền đất, dùng tay vun một chút để cho đất che khoảng một nửa lá. Sau đó thì đặt chậu ươm ở nơi có nhiều nắng, không bị mưa hắt quá nhiều. Đồng thời, thường xuyên theo dõi và tưới nước để giữ ẩm cho đất, không để đất bị khô.
Sau thời gian ươm, nha đam mọc cây con thì tiến hành đào cây con. Khi đào cẩn thận, cố gắng lấy được càng nhiều rễ thì thời gian hồi sức của cây con càng được rút ngắn, cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Trông cây đại trà trên nền đất đã được đào rảnh với mật độ cây cách cây 40 cm và hàng cách hàng 80 cm. Để cây con mọc mầm nhanh và tỉ lệ sống cao hơn thì sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên trồng trước trong mát 2 – 3 ngày đã rồi mới đem ra ngoài trồng.
Cách chăm sóc cây nha đam
Bón phân
Nếu là trồng nha đam trong chậu thì có thể tiến hành bón phân hữu cơ như phân NPK, cứ đều đặn 15 ngày thì bón phân một lần để cho cây xanh tốt.Còn nếu trồng đại trà với số lượng lớn phục vụ cho mục đích thương mại, thu hát lá thì chỉ nên bón phân hữu cơ và tro củi mà thôi. Bón phân ở xung quanh mỗi gốc cây và tưới qua để cho phân có thể ngấm xuống đất, cung cấp dưỡng chất phát triển đầy đủ.
tưới nước
Vì nha đam có thể sống ở môi trường khô hạn, khắc nghiệt nên cũng không cần phải tưới nước quá nhiều. Đối với những cây mới trồng thì mỗi ngày tưới 1 lần và tưới với lượng vừa đủ để cây phát triển. Còn sau khi cây con đã cứng cáp, bộ rễ ổn định rồi thì chỉ cần tưới 2 ngày/ lần là phù hợp.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, nắng mưa như thế nào mà có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp với nhu cầu của cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại
Thường đối với cây trồng ở trong chậu thì sẽ ít bị sâu bệnh tấn công hơn. Trong trường hợp cây bị úng lá, lá vàng và thối nhũn thì có chăng là do cây bị ngập nước, mưa nhiều. Trong trường hợp này, bạn cần phải kịp thời cắt bỏ ngay những lá bị hư hỏng để phòng trường hợp khuẩn bệnh lây lan sang những lá khác hay cây bên cạnh.
Thu hoạch
Đối với những hộ gia đình, cá nhân trồng nha đam tại nhà thì sau một năm là đã có thể bắt đầu thu hoạch lá của cây nha đam được rồi. Còn nếu trồng nha đam ngoài đất thì cây sẽ nhanh lớn hơn, cây có đủ điều kiện về đất, dinh dưỡng cũng như diện tích để sinh trưởng nên khoảng 6 – 8 tháng là đã có thể bắt đầu thu hoạch.
Nhân giống
Cây nha đam có thời gian sinh trưởng rất lâu, cây cũng có thể sống trong nhiều năm. Trường hợp không trồng cây để lấy lá mà để lấy giống, khoảng một thời gian sau khi trồng, xung quanh cây mẹ sẽ có nhiều cây con. Khi đó có thể bứng cây con ra để trồng tiếp.
Hoặc trong vườn ươm, có thể dùng những lá nha đam lớn, già để ươm cho cây con mọc lên từ đó.
Đặc Điểm Và Cách Trồng Chăm Sóc A
Hoa hồng cổ Hải Phòng là gì?
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng còn có nhiều tên gọi khác nhau như hồng nhung đỏ, hồng leo Hải Phòng, hồng leo đỏ Hải Phòng, hồng leo Pháp.
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng là một giống hoa hồng leo cánh kép, màu đỏ nhung, cỡ bông lớn, lâu tàn, sinh trưởng rất mạnh mẽ. Giống hoa hồng leo này phù hợp với cả trồng chậu để leo lan can ban công hay hạ thổ dưới sân vườn leo trên vòm cổng, giàn leo đều rất đẹp.
Nằm trong nhóm hoa hồng cổ của Việt Nam, trước kia phân bố chủ yếu ở tỉnh Hải Phòng (có lẽ do đó mà nó có tên là hoa hồng leo cổ Hải Phòng). Ngày nay, nó đã được nhân giống và trồng rộng khắp trên 63 tỉnh thành của nước ta.
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng được ví như một nữ hoàng khoác trên mình chiếc áo choàng đỏ rực rỡ sang trọng, quý phái và đầy quyền lực. Giống hoa hồng leo này được đánh giá chẳng phải là nắng mà vẫn cứ chóng chang đó thôi. Cách xếp cánh của hoa hồng leo đỏ Hải Phòng vô cùng tuyệt đẹp, tỉ mỉ đến từng chi tiết. Rìa ngoài cánh hoa là những đường lượn sóng mang tính đậm chất nghệ thuật.
Nguồn gốc hoa hồng cổ Hải Phòng
Hoa hồng cổ Hải Phòng có nguồn gốc từ Pháp, được du nhập vào Việt Nam vào thế kỷ 19, nên còn gọi là hoa hồng Pháp Hải Phòng.
Hồng cổ Hải Phòng được xếp vào loại hồng leo cổ điển, giống thuần, không phải giống chiết, ghép nên không bị thái hoa hay đột biến gì.
Hồng cổ Hải Phòng rất phù hợp với khí hậu Việt Nam, nên được phân bố rộng khắp các tỉnh thành.
Đặc điểm của hoa hồng Hải Phòng
Đặc điểm nổi bật của hoa hồng cổ Hải Phòng
Cây có thân mền, cành vươn dài nên thường được trồng leo. Cây có tốc đôh phát triển mạnh mẽ, chiều cao cây trung bình khoảng từ 1-1,5m. Lá hồng có hình bầu dục hơi thuôn ở đầu, viền lá có răng cưa ngắn, cây cho lá xanh quanh năm. Hoa hồng cổ hải phòng có màu đỏ nhung thắm đượm, những lớp cánh xếp dầy xen kẽ nhau từ tâm ra đến ngoài tạo nên một vẻ đẹp duyên dáng, xinh đẹp. Hình dáng bông hoa mang nét cổ điển sang trọng, những cánh hoa e ấp dần dần mở ra theo thời gian. Mỗi bông hoa khi nở to đường kính bông hoa khoảng 7cm và được tạo nên bởi rất nhiều những cánh hoa lớn nhỏ khác nhau, số lượng cánh hoa có khi lên tới 40 cánh. Khi hoa nở nhìn bông hoa thật đã mắt phải không nào. Một điểm đáng khen nhất của loại hoa này có lẽ chính là hương thơm của nó. Hoa có mùi hương đậm đà, ngây ngất thu hút người khác ngay từ lần đầu tiên. Hoa thường mọc đơn từ đầu cành và ở những nách lá chính vì thế mà cây rất sai hoa.
Đặc điểm hình dáng hoa hồng cổ Hải Phòng
Thuộc loài thân mềm, chiều cao trung bình khoảng 2m, có cành vươn dài phát triển rất mạnh nên thường được trồng thành giàn leo.
Lá có nhỏ có hình bầu dục hơi thuôn về phía cuống lá, có gân nổi rõ, viền lá có răng cưa ngắn.
Hoa có kích thước lớn, có đường kính khoảng 7cm, thường có màu đỏ nhung đặc trưng, được tạo nên bởi hơn 40 cánh hoa lớn nhỏ khác nhau xếp xen kẽ với nhau. Hoa mọc đơn, thưởng nở ở đầu cành hoặc những nách lá, nên rất sai hoa.
Hoa có mùi hương đậm đà, dễ chịu dễ dàng rất cuốn hút làm mê đắm lòng người.
Đặc điểm phát triển hoa hồng cổ Hải Phòng
Hoa hồng cổ Hải Phòng rất dễ thích nghi với mọi điều kiện môi trường, khí hậu khác nhau nên rất dễ trồng và chăm sóc.
Hoa lâu tàn, thời gian hoa có thể duy trì trên cây lên tới 30 ngày. Điều đặc biệt của loài hoa này so với những loại hoa hồng khác chính là khi hoa tàn chúng không hề rụng hẳn xuống đất, mà héo dần rồi khô luôn trên cây.
Công dụng của hoa hồng cổ Hải Phòng
Màu hoa hồng nhung đẹp cùng hương thơm đậm đà chính là điểm nhấn, thu hút người khác của loại hoa này. Bởi thế nó được xuất hiện ở khá nhiều nơi như công viên, sân vườn, nhà hàng, khách sạn…
Những cây hoa hồng trồng trên ban công thường có kích thước không quá cao, thân cành mềm nên những bông hoa được thả mình xuống dưới nhìn quyến rũ và mềm mại làm sao. Những bông hồng còn được trồng ở hàng rào bảo vệ cho ngôi nhà, vừa để trang trí cho ngôi nhà thêm xinh đẹp, thơ mộng tươi vui vừa có tác dụng làm hàng rào.
Không chỉ thế, hoa hồng cổ hải phòng còn được ngắt bó thành từng bó hoa đẹp để tặng nhau hay cắm lọ trang trí bàn ăn, bàn uống nước, góc làm việc…
Với vẻ đẹp cuốn rũ, đặc trưng cùng đặc tính leo giàn của mình, hoa hồng cổ Hải Phòng thường được sử dụng để trang trí trong khuôn vườn của nhà ở hay trong các khuôn viên, sảnh lớn của các nhà hàng, khách sạn sang trọng, cũng như được trồng như bức tường hàng rào bảo vệ chính ngôi nhà của bạn.
Ngoài ra, hồng cổ Hải Phòng có thể kết hợp với khung cổng, tạo nên chiếc công hoàn hảo cho căn nhà.
Không chỉ thế, loài hoa này còn là món quà ý nghĩa để làm quà tặng cho người thân, hay dùng để cắt tỉa, cắm lọ trang trí trong phòng khách, bàn ăn, hay học làm việc đều được.
Đặc biệt, hồng cổ Hải Phòng còn được ứng dụng để điều chế mỹ phẩm, nước hoa, rất tốt được rất nhiều chị em phái nữ yêu thích.
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng cổ Hải Phòng
Hoa hồng cổ Hải Phòng là loại cây giống thuần bản địa, có sức đề kháng cao, chịu được mọi tiết khắc nghiệt, vì thế cây rất dễ trồng và chăm sóc.
Cách trồng hoa hồng cổ Hải Phòng
Đây là một loại cây bản địa nên có sức đề kháng cao, sức sống bền bỉ, mãnh liệt, nó có thể thích nghi với nhiều loại môi trường, khí hậu khác nhau. Giống hồng này có thể chịu nóng, chịu lạnh, ưa không gian thoáng mát có nhiều gió và ánh sáng. Ta nên trồng cây ở nơi có thể hứng ánh nắng tối thiểu 6h/ngày. Đây là cây dạng leo nên ta cần bắc giàn hay phải có chỗ tựa như hàng rào, thành tường để cây phát triển
Đất trồng
Giống cây này có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây sinh trưởng thuận lợi và nhanh, cần lựa chọn loại đất có chất dinh dưỡng tương đối cao, độ pH phù hợp, có độ ẩm và khả năng thoát nước tốt vào mùa mưa như: đất thịt pha nhẹ, đất pha cát.
Trước khi trồng, cần trộn đất với một ít vỏ mùn và phân chuồng đã hoai mục cho đất, để tăng độ dinh dưỡng cũng như tránh chai sạn đất sau này. Có thể trồng cây trực tiếp xuống đất vườn hoặc trồng trong chậu, tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Nếu trồng trong chậu cần lưu ý chọn loại chậu có kích thước hợp lý vừa đủ với bầu đất, không quá to cũng không quá nhỏ để cây phát triển một cách tốt nhất.
Chọn giống
Hoa hồng cổ Hải Phòng có thể trồng được bằng hạt lẫn giâm cành đều được. Bạn cũng có thể tìm mua giống cây tại các cửa hàng cây cảnh hoặc tại các vườn ươm lớn. Tuy nhiên, đối với phương pháp gieo hạt sẽ tốn nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn. Nếu giâm cành, bạn nên chọn những cành to khỏe, thân không có những dấu hiệu bị mắc bệnh.
Cách trồng
+ Gieo hạt
Đối với phương pháp này, chỉ cần gieo hạt xuống nền đất đã được làm tơi từ trước, sau đó pha một ít thuốc kích thích tăng trưởng với nước rồi tưới vào chỗ gieo hạt để kích thích hạt ra rễ nhanh và đẩy nhanh quá trình sinh trưởng.
+ Giâm cành
Tiến hành cắt bỏ bớt những cành nhỏ thừa đi, đồng thời cũng tỉa bớt lá đi, sau đó làm tơi đất đã làm trước đó, giâm cành theo chiều xéo 45 độ, cuối cùng tưới đẫm nước cho cành nhanh hồi phục và bén rễ mọc chồi.
Cách chăm sóc hoa hồng cổ Hải Phòng
Tưới nước
Hoa hồng cổ Hải Phòng là thuộc thân gỗ mềm nên cần tưới nước vừa phải, không tưới quá nhiều cây sẽ bị ngập úng, thối rễ. Chỉ nên tưới nước khi đất bắt đầu khô, tốt nhất chỉ nên tưới 1 lần/ngày và buổi sáng hoặc chiều mát, khi tưới nên tưới trực tiếp vào gốc, tránh tưới trên lá và hoa để ngăn ngừa bệnh nấm.
Bón phân
Vì khi làm đất ta đã bón một lớp phân hữu cơ vi sinh bên dưới đất, vậy nên đến khi cây ra rễ, không cần bón thêm phân cho cây. Đến giai đoạn cây bắt đầu ổn định rễ, tiến hành bón phân NPK cách gốc khoảng 15cm. Đến tháng 9, tiếp tục bón phân Kali để cây thân cây phát triển chắc khỏe. Khi cây bắt đầu ra hoa, cung cấp phân vi sinh để cây ra hoa nhiều, và nuôi dưỡng hoa.
Tỉa cành
Hồng cổ Hải Phòng phát triển rất nhanh, vì thế cần thường xuyên tải bớt những cành vươn yếu, khô, bị sâu bệnh, nhằm tạo độ thông thoáng cho cây cũng như ngăn ngừa sâu bệnh để cây nhanh chóng ra chồi mới, cho hoa nhiều.
Phòng trừ sâu bệnh
Cần thường xuyên thăm và kiểm tra cây, để phát hiện kịp thời những dấu hiệu sâu bệnh, từ đó có những biện pháp phòng trừ hợp lý trước khi chúng lây lan nhanh.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây hồng cổ Hải Phòng
Nhiệt độ
Hồng cổ Hải Phòng có thể chịu được nóng và chịu được lạnh, nên dù nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao, chúng đều có thể phát triển được, nếu chăm sóc đúng cách
Ánh sáng
Giống hồng này là loài ưa sáng, vì vậy cần trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, tối thiểu phải đảm bảo cho cây có thể hứng được ánh nắng 6h/ngày.
Khí hậu
Là giống thuần không bị lai tạo, nên loài cây này phù hợp với các kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, điển hình là khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là các khí hậu ở các tỉnh miền Bắc như: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình,…
Giàn leo
Đây là loài cây dạng leo, vì vậy cần phải dựng giàn hay phải có chỗ tựa để cây có thể bám vào và leo lên được như: hàng vào thành tường,… hoặc bạn có thể đóng một gian leo riêng để tạo thành khuôn hình với sở thích của mình.
Nước
Hồng cổ Hải Phòng rất dễ bị ngập úng, thối rễ vì vậy chỉ nên cung cấp nước vừa đủ, vào mùa mưa ngừng tưới nước và tiến hành thoát nước kịp thời cho cây.
Cắt tỉa cho cây hoa hồng Hải Phòng
Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa. Bạn cũng cần tỉa đốt lá khi hoa tàn, tỉa mầm phụ cho cây vào mùa Xuân để cây phát triển sinh trưởng nhiều mầm nhánh hơn.
Phòng trừ sâu bệnh cho hoa hồng cổ Hải Phòng
Hoa Hồng lại là một giống cây rất dễ bị sâu bệnh. Do đó bạn thường xuyên kiểm tra xem nếu tình trạng sâu nhiều bạn cần tăng cường phòng bằng cách phun các loại thuốc đặc trị, nhớ nên dùng theo hướng dẫn để không bị độc hại.
Video kỹ thuật chiết ghép hoa hồng cổ Hải Phòng
Kết
Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Cây mù u là gì?
Mù u là một loài cây to, cao khoảng 20–25m. Cành non tròn, nhẵn, màu lục, cành già có màu nâu.
Lá mọc đối, phiến lá dày và cứng, dài khoảng 10–17cm, rộng 5–8cm, đầu tù, mép nguyên, cuống lá dày và dẹt. Hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên màu lục bóng, gân phụ rất nhiều và rõ, mọc sít nhau gần như vuông góc với gân giữa.
Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá và đầu cành. Hoa khá to, có màu trắng với 4 cánh, có mùi thơm. Quả hạch, hình cầu, vỏ ngoài mỏng, vỏ trong dày, hóa gỗ. Bên trong chứa hạt có dầu.
Mùa hoa vào tháng 8–9 và mùa quả vào khoảng tháng 10–11.
Ở Việt Nam, mù u chủ yếu phân bố ở vùng núi thấp, thuộc các tỉnh miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ. Cây có thể mọc dọc theo các bờ kênh, rạch cao. Cây ra hoa nhiều mỗi năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.
Sự phân bố của Mù U
Cây thường mọc ở Đông Phi, bờ biển nam Ấn Độ đến Malaysia và Úc. Ngày nay, loài cây này được trồng rộng khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới; kể cả nhiều đảo trên Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cây mù u mọc hoang khắp nơi; và cũng được trồng phổ biến ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Bà Rịa…
Mù U thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Mù U được xếp vào NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt tấn công, cong vênh, thường dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Bạch đàn chanh, Cáng lò, Bạch đàn đỏ, Bứa lá thuôn, Bạch đàn liễu, Bạch đàn trắng, Chẹo tía, Chiêu liêu,….
Ưu điểm của Mù U
Mù U là loại gỗ được nhiều người tìm kiếm bởi vì: – Cây mù u có khả năng sống được trên khá nhiều loại đất khác nhau – Gỗ mịn, thẳng, tương đối chắc, và bạn có thể cảm nhận được ngay khi sờ vào – Hương gỗ thơm, tạo cảm giác dễ chịu
Ứng dụng
Từ những đặc điểm đã tìm hiểu ở trên; cây Mù U được sử dụng trong thiết kế đồ gỗ nội – ngoại thất ngày càng phổ biến. Gỗ cây mù u lớn thường rắn chắc, dùng để đóng bàn, giường, chõng, tủ… rất bền và ít bị mối mọt. Ngoài ra, mù u còn được dùng làm thớt, chày giã gạo, hay làm khuôn ép bún. Nhà ai có những cây mù u bề hoành cỡ ba, bốn tay (tầm 6 đến 8 tấc); chủ nhân sẽ đốn, và cưa thành những tấm thớt có độ dày khoảng 5 – 6 phân. Ngoài ra, cây mù u được dùng trong xây dựng và làm thuyền. Người dân tại các đảo Thái Bình Dương dùng gỗ từ loài cây này để đóng thuyền.
Hàng mù u rợp bóng mát là chỗ dừng chân; dành cho khách bộ hành trên bước đường xuôi ngược giữa xóm, thôn, phum, sóc. Loài cây này còn được trồng làm cảnh, làm cây lấy bóng mát nhờ có lá và hoa đẹp. Thân cây có thể dùng làm cột cất trại giúp che nắng cho ghe xuồng. Dầu mù u thô, rất sánh, và màu xanh lục sẫm, mùi đặc biệt, vị đắng; được dùng để trị ghẻ lở, vết bỏng, hay các bệnh ngoài da. Dầu ép từ hạt sẽ được sử dụng trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da và tóc.
6 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mù u
Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày
Chuẩn bị: 20g bột vỏ mù u, 14g bột cam thảo, 1g bột quế, tá dược vừa đủ. Thực hiện: Các vị thuốc trên đem làm thành 100 viên. Mỗi lần uống 4 viên với tần suất 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa viêm răng thối loét
Chuẩn bị: Nhựa mù u cùng với bột hoàng đơn. Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem trộn đều rồi bôi liên tục vào chân răng để ức chế tình trạng viêm.
Chữa đau xương khớp do phong thấp, chấn thương, thận hư
Chuẩn bị: 40g rễ mù u. Thực hiện: Đem dược liệu cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước. Đun trên lửa nhỏ trong 30 phút. Chia lượng thuốc thu được làm 3 lần uống trong ngày, dùng với liều 1 thang/ngày.
Bài thuốc chữa chảy máu răng, lợi tụt xuống
Chuẩn bị: Rễ mù u cùng với rễ câu kỷ với lượng bằng nhau. Thực hiện: Cho hết dược liệu vào ấm sắc lấy nước. Dùng nước ngậm nhiều lần trong ngày. Lưu ý ngậm vài phút rồi nhổ ra, tuyệt đối không nuốt.
Bài thuốc giải độc
Chuẩn bị: Nhựa mù u hoặc 120 gỗ chẻ nhỏ. Thực hiện: Nếu là nhựa thì đem hòa trực tiếp với nước sôi ấm. Uống nhiều lần và cố móc họng để nôn hết ra. Còn đối với gỗ thì đem sắc lấy nước uống nhiều lần.
Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở
Chuẩn bị: Hạt mù u giã nhỏ và 1 ít vôi. Thực hiện: Các vị thuốc trên cho thêm ít nước đun sôi để nguội làm thuốc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương. Hoặc cũng có thể dùng dầu mù u trộn với vôi rồi chưng lên để bôi.
Giới thiệu về Xưởng Tre Trúc
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị thiết kế thi công nhà bằng Tre Trúc. Tuy nhiên, thiết kế, báo giá thi công tre trúc hay giá tre trúc nguyên liệu lại là một khía cạnh khác từ nguyên vật liệu, yếu tố thẩm mỹ, kinh nghiệm, khả năng kết hợp, v.v. không phải kiến trúc sư, đơn vị nào cũng có thể thực thi được.
Xưởng Tre Trúc với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp, phân phối nguyên liệu tre trúc đến thiết kế, xây dựng nhà tre, giá mành tre tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, v.v. với các khu resort nghỉ dưỡng, khu du lịch nghỉ mát, homestay độc lạ, quán ăn, quán cafe sân vườn trang trí tre trúc, v.v.
Bên cạnh đó, Xưởng Tre Trúc cung cấp các sản phẩm từ tre trúc như: cây tre trúc nguyên liệu, mê bồ, cót ép, bình phong, quang gánh, lá cỏ tranh, v.v. hoặc việc thi công ốp vách trần tre trúc với đội ngũ thợ lành nghề, chuyên nghiệp
Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc Hoa Tulip “
Đặc điểm và cách chăm sóc hoa tulip
Đặc điểm của hoa tulip
Hoa tulip còn có tên gọi khác là “Uất Kim Hương”, có tên khoa học Tulipa thuộc họ Liliaceace. Nhiều người nhầm lẫn hoa tulip có nguồn gốc từ Hà Lan vì sự phổ biến của hoa tulip ở quốc gia này. Nhưng sự thật là nguồn gốc hoa tulip bắt nguồn từ Tây và Trung Á. Cái tên “Tulip” bắt nguồn từ vùng Trung Đông, với trang phục truyền thống là khăn xếp Taliban, tên latin của nó là “Tulipa”. Tulip là cây thân thảo, mọc lên từ củ và thân, xanh bóng và thuôn dài. Hoa tulip mọc ở đầu cành, có hoa thì cánh đơn, có hoa thì cánh kép. Hoa tulip có nhiều màu sắc đa dạng cho bạn lựa chọn: hồng, trắng, tím, vàng, đỏ,… Cây hoa tulip thường được trồng trong vườn hoa, chậu hoa trang trí, thích hợp cắm lọ hoặc bó hoa. Hoa tulip mang lại giá trị thương mại cao.
Cách chăm sóc hoa tulip
Nhiệt độ
Hoa tulip là loài cây chịu lạnh khá tốt, nhưng lại chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 16-20oC, ban đêm là 10oC -15oC. Dưới 10oC và trên 25oC cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị nhạt màu. Tuy nhiên, để thực hiện cách chăm sóc cho hoa tulip cũng khá đơn giản, thời kỳ đầu tulip cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn. Độ ẩm đất trung bình 70-75%, độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp nhất với hoa Tulip. Hoa tulip không trồng trực tiếp vào đất mà trồng trên giá thể, tốt nhất là giá thể gồm mùn cưa, trấu hun, phân chuồng khô hoai, phân vi sinh, đất phù sa, khả năng thoát nước tốt, pH từ 5,5-6,5.
Cần giữ đất luôn ẩm để tránh củ khô. Đất khi quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chậu hoa tulip. Thời kì đầu hoa tulip cần nhiều nước (độ ẩm từ 75-80%), thời kì ra hoa cây cần ít nước hơn (độ ẩm từ 65-70%). Độ ẩm trung bình xuyên suốt là 70-75% và độ ẩm không khí 80-85% là phù hợp nhất khi trồng hoa tulip trong chậu.
Phân bón
Hoa tulip thường sử dụng làm hoa Tết vì thế cần phải chăm sóc thật cẩn thận hoa mới nở đúng dịp. Trong 1 tuần đầu sau khi trồng, không cần bón phân. Sau khi mầm hoa tulip cao từ 10-12cm thì tiến hành bón phân thúc 7-10 ngày/lần, hòa loãng phân ở nồng độ 0,5% để tưới. Đối với hoa Tulip nên bón các loại phân vi lượng có chứa Ca, Mg, Mn… Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng tulip cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu…..
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đặc Điểm, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!