Cập nhật nội dung chi tiết về Con Cuông: Hiệu Quả Từ Giống Cam Vân Du mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Baonghean) – Con Cuông một thời nức tiếng với giống cam truyền thống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, giống cam truyền thống đã “thất truyền”. Hiện nay, huyện đang tập trung khôi phục lại bằng giống cam truyền thống Vân Du trong nước mang lại giá trị kinh tế. Các già làng ở Yên Khê tâm sự: Giống cam truyền thống ở Con Cuông có từ rất lâu đời, người bản địa thường gọi là “quả kiềng” vỏ dày phơn phớt vàng, bổ ra màu vàng óng, ăn vào có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Giống cam này chủ yếu được gieo bằng hạt, tuy nhiên, thời gian cho quả lại kéo dài 7-8 năm. Trước đây nhiều gia đình trồng theo kiểu tự cung, tự cấp nên năng suất thấp. Một thời gian người dân chặt bỏ giống cam này thay thế bằng các loại giống cây trồng khác, cùng với nhiều lý do khác giống cam này hiện đã bị mất gốc.
Ông Vi Văn Đậu – Chủ tịch UBND xã Yên Khê cho biết: Từ năm 2004 đến nay huyện Con Cuông đã thực hiện Đề án “khôi phục cây cam giai đoạn 2004-2015”. Xã Yên Khê chủ yếu đưa vào trồng giống cam Vân Du (giống cam trong nước) bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét. Nhiều hộ dân nhờ trồng cam đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí làm giàu.
Dọc đường vào bản Tân Hương bên những vách lèn đá là ngút ngàn màu xanh của cam. Ông Lô Văn Cư ở bản Tân Hương đang chăm sóc vườn cam xởi lởi: Theo đề án khôi phục cam của huyện, năm 2007 gia đình tôi vay tiền đầu tư trồng 1 ha cam giống Vân Du. Huyện hỗ trợ 70% giá giống cam, tôi quyết định trồng diện tích cam lớn là vùng đất quanh chân núi đá vôi này tầng đất rất phù hợp để trồng cam. Qua 4 năm, có thể khẳng định giống cam Vân Du ở Yên Khê phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, bây giờ là thời điểm cho quả bói. Cam Vân Du quả tròn đều và vỏ mỏng, có vị ngọt thanh.
Năm 2011 vườn cam của ông Cư cho thu nhập trên 300 triệu đồng, năm 2012 thu nhập trên 400 triệu đồng. Nhìn vườn cam chi chít quả, ông Cư khoe: Cam giai đoạn 5-6 tuổi trở lên mới đạt năng suất cao, vụ này chắc trúng to, dự tính mỗi gốc đạt trên 50 kg quả. 400 gốc đạt 20 tấn, bán với giá 20.000 đ/kg đạt 800 triệu đồng. Theo như ông Cư thì, đầu ra cho cam rất thuận lợi, bởi từ lâu cam Con Cuông đã có tiếng khắp vùng. Vào mùa thu hoạch, các tư thương từ khắp nơi đi xe máy, ô tô vào tận vườn mua với giá từ 20.000 đồng -22.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư, năm nay có lẽ phải thu về khoảng 600 triệu đồng.
Vườn cam Vân Du của gia đình anh Lương Văn Hải ở bản Tân Hương, Yên Khê, Con Cuông.
Kế bên là vườn cam của anh Lương Văn Hải. Chỉ cách đây hơn 2 năm, gia đình anh Hải khó khăn lắm, nhưng nay đã trở thành tỷ phú. Anh Hải kể: Trước đây vùng đất này đã từng trồng giống cam sành nhưng thất bại, chúng tôi định chuyển sang trồng chè, thì năm 2006 được huyện, xã vận động, gia đình tôi mạnh dạn trồng 1,2 ha cam giống Vân Du (500 gốc). Nhờ chăm sóc đúng với quy trình kỹ thuật nên 3 vụ thu hoạt đạt bình quân trên 300 triệu đồng/vụ.
Vụ cam 2013 khoảng tháng 10 âm lịch sẽ cho thu hoạch, tình hình phát triển của vườn cam đến thời điểm này cho thấy rất khả quan, cây cho quả đều đạt khoảng trên 50 kg quả/gốc. Dự tính, cho thu nhập trên 900 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi từ 500-600 triệu đồng. Theo như anh Hải kể thì giống cam Vân Du khá dễ trồng nhưng phải tuân thủ quy trình chăm sóc. Nếu chăm sóc thừa dinh dưỡng, cây mau hợp tán, quả ít. Cam luôn cần lượng nước để đảm bảo sinh trưởng, tuy nhiên, vùng Yên Khê thường xuyên bị khô hạn. Để đối phó với hạn thì gia đình anh Hải kết hợp với lao động thuê mượn tập trung vun gốc, phủ các loại lá cây làm mát gốc. Dùng xe bò lốp chở thùng phi vào tận khe suối để lấy nước tưới cho cam.
Ông Vi Văn Đậu – Chủ tịch UBND xã Yên Khê cho biết: Đến thời điểm này Yên Khê có trên 50 ha cam (chủ yếu giống cam Vân Du), trong đó có gần 10 ha cam hàng hóa đã cho thu hoạch. Bước đầu giống cam Vân Du mang lại giá trị kinh tế cao và thay thế giống cũ bản địa trước đây hoàn toàn hợp lý. Để đa dạng hóa giống cam, trong năm Yên Khê đang triển khai trồng trên 2 ha giống cam V2, (cam chín muộn) nhằm đáp ứng thị trường Tết Nguyên đán. Năm 2012, Yên Khê đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư sửa chữa nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất cây chè, cam kết hợp cấp nước sinh hoạt, tổng trị giá gần 15 tỷ đồng. Đây là tín hiệu đáng mừng với bà con Yên Khê, dự án thủy lợi này hoàn thành sẽ đảm bảo nguồn nước tưới cho cam, đây là điều kiện để bà con “dám” đầu tư thâm canh để tăng năng suất cam.
Ông Nguyễn Ngọc Thái – Trưởng Trạm Khuyến nông Con Cuông cho hay: Đến thời điểm này toàn huyện trồng được trên 90 ha (giống cam Vân Du), chủ yếu tập trung nhiều nhất ở các xã Yên Khê, Bồng Khê… Giống cam Vân Du đã khẳng định được ưu thế trên đất Con Cuông, cho năng suất và chất lượng tốt. Khách hàng ưa chuộng, vào mua thu hoạch, các tư thương lên tận nơi để mua, có thời điểm “khan” hàng. Loại giống này được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá), trồng nhiều ở các nông trường vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh trong những năm 70 – 80. Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 – 200 gam/quả, có 10 – 15 hạt/quả, ngon thơm, thu hoạch vào tháng 10 – 11.
Theo đề án, đến năm 2015 Con Cuông sẽ trồng trên 250 ha cam, như vậy diện tích cam trồng chưa đạt chỉ tiêu. Nguyên nhân là: Đầu tư cho cây cam cần phải vốn lớn, mặc dù huyện đã quan tâm về cơ chế, chính sách như hỗ trợ giống cam và hỗ trợ lãi suất vốn vay vay 20 triệu đồng/hộ, nhưng nhiều hộ dân chưa đủ điều kiện để trồng cam. Thời điểm này, Con Cuông đang triển khai trồng 30 ha cam: Yên Khê 28 ha, còn lại ở Thạch Ngàn. Trong đó có 4 ha cam V2 được trồng ở Yên Khê 2 ha và xã Thạch Ngàn 2 ha còn lại là giống cam Vân Du. Về cơ chế, chính sách huyện hỗ trợ về kỹ thuật và 25.500 đồng/cây giống.
Để khắc phục khó khăn về kinh phí, nhiều hộ dân ở Con Cuông đã liên doanh, liên kết góp vốn để trồng cam. Hy vọng tương lai không xa Con Cuông sẽ là vùng cam nổi tiếng, cây cam sẽ giúp người dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.Bài, ảnh:
Văn Trường
Giới Thiệu Giống Cam Vân Du
Giống cam Vân Du được nhập nội từ những năm 1940, đến nay đã được chọn lọc qua nhiều năm nên hiện nay là một trong những giống cam chanh chủ lực được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Nội dung trong bài viết
Giống cam sông Con
Giống cam Vân Du
Giống cam Xã Đoài
Giống cam sông Con
Là giống được chọn lọc ở nước ta từ một giống nhập nội. Hoặc có thể xuất phát từ một giống đột biến mầm của cam Oasinhtơn naven. Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập trung. Lá bầu, gân lá ở phía lưng nổi rõ, màu xanh bóng phản quang. Hoa đực bất dục một nửa. Quả to trung bình 220g, hình cầu, mọng nước, vỏ mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm.
Cây ghép trên gốc gieo hạt sau 3 năm bắt đầu cho quả, sau 4 năm có thể bước vào khai thác kinh doanh. Nếu ghép trên gốc chiết hoặc giâm cành sau 2 năm trồng đã cho thu hoạch.
Giống cam sông Con có năng suất trung bình, tính chống chịu với ngoại cảnh bất thuận tương đôi khá.
Khả năng thích ứng của giống tương đối cao. Vì vậy, trong điều kiện ở nước ta giống cam sông Con trồng được nhiều nơi như: trung du, miền núi, ven biển, đồng bằng từ Bắc chí Nam.
Giống cam Vân Du
Là một giống cam chanh được nhập nội từ những năm 1940, đến nay đã được chọn lọc qua nhiều năm nên hiện nay là một trong những giống cam chanh chủ lực được trồng nhiều nơi ở nước ta.
Cây phân cành rất khỏe; tán hình trụ; cành dày, ngắn, có gai; lá hơi thuôn, màu xanh đậm, eo lá hơi to. Quả hình ôvan hoặc tròn, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt, nhiều hạt. Cây chống chịu với sâu bệnh hại, chịu hạn và chịu đất xấu tương đối khá.
Giống cam Vân Du có năng suất khá cao so với các giống cam nội và các giống nhập nội khác. Đây là một trong những giống cam chanh có diện tích trồng phổ biến ở nước ta.
Giống cam Xã Đoài
Giống cam này trồng ở xã Đoài (nay là xã Nghi Diên), Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An.
Cam xã Đoài có hai loại:
– Giống cam hình quả nhót (gọi cam Lót).
– Cam hình quả bầu (gọi cam Bầu).
Cam Xã Đoài bao giờ cũng chín vào tháng 11,12 hàng năm. Vỏ cam có màu vàng đỏ rồi đỏ sậm nhưng tươi tắn, hơi phơn phớt màu vàng (màu vàng chanh). Bề ngoài có lớp the mỏng, nếu bị xây sát sẽ toả ra mùi thơm mà các nhà sản xuất kẹo, rượu đã dùng làm hương liệu. Quả cam bổ ra, màu vàng óng, ăn vào có vị ngọt dịu của quả, có mùi thơm của hoa, lại có dính kết trên môi tí chút như mật ong. Tuy vậỵ, cam Xã Đoài có nhược điểm là nhiều hạ bã nhiều.
Lá cam Xã Đoài thuôn dài, thưa có gai, eo lá rộng, mọc đứng. Dạng quả nhót (gọi cam Lót) có năng suất cao hơn.
Cam Xã Đoài là một giống chịu hạn tốt, phát triển được trên đất xấu, đất cát pha ven biển. Giống có thể thích nghi rộng cho nên đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi trong nước.
Hiệu Quả Từ Giống Cam Chín Sớm Cs1
So với các vườn trồng giống cam xã Đoài, cam canh, thì Giống cam CS1 có ưu điểm là chín sớm hơn 1 tháng. Nhờ ưu thế là giống cam chín sớm, thu hoạch sớm hơn các giống cam canh, cam xã Đoài, vì vậy cam không bị thương lái ép giá, giá bán luôn ổn định từ 13-15 nghìn/1 kg.
Ông Phạm Văn Khu, ở khu 3, thị trấn Cao Phong, Hòa Bình có 2 ha đất đồi trồng cam CS1. Từ khi chuyển sang trồng giống cam này, ông Khu thấy rằng cam được người tiêu dùng ưa chuộng hơn so với giống cam xã Đoài mà ông trồng trước kia.
Ông cho biết thêm: “Trước khi trồng cam CS1 này tôi đã trồng giống cam xã Đoài của nông trường. Hiệu quả thì nó không bằng giống cam long vàng CS1 được. Kỹ thuật chăm sóc thì như nhau thôi, nhưng được cái loại cam này nó không có hạt, mỏng vỏ hơn, ngọt hơn.”
Cam CS1 có lòng vàng, quả tròn đều, vỏ mỏng, tỷ lệ hạt trong quả ít. Cam có vị ngọt mát. Giống cam này có nguồn gốc từ giống cam Xã Đoài, do Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có múi tuyển chọn trong nhiều năm. Đây là kết quả của quá trình chọn lọc liên tục những cá thể cây cam truyền thống xã Đoài có năng suất, chất lượng cao nhất và đặc biệt là thời gian chín sớm hơn. Nhờ đó, giống cam CS1có những ưu thế cao hơn hẳn giống cam ban đầu.
Cam là một trong những thế mạnh của Thị trấn Cao Phong, Hòa Bình về cả diện tích và sản lượng. Hiện nay trên địa bàn Cao Phong có 400 ha diện tích đất đồi, trong đó chủ yếu là loại đất bazan, có tầng canh tác dầy. Việc phát triển các loại cây có múi, trong đó có giống cam chín sớm CS1 thời gian tới là hướng đi phù hợp.
Hiện nay địa bàn thị trấn Cao Phong đã mở rộng diện tích trồng giống cam chín sớm lên tới 70ha/400 ha tổng diện tích trồng cam của cả vùng. CS1 là giống cam không chỉ thích hợp trồng ở Cao Phong mà còn thích hợp trồng ở một số vùng như Bắc Giang, Nghệ An.., góp phần làm phong phú chủng loại sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế.
Giống cam chín sớm CS1 không kén đất, thích nghi tốt với điều kiện đất có tầng canh tác dày, cây sinh trưởng phát triển nhanh, sức kháng bệnh tốt, năng suất cao. Sau 3 năm trồng mới giống cam CS1 đã bắt đầu cho bói, đến năm thứ 5 năng suất có thể đạt trên 100 tấn/1 ha.
Trồng cam CS1 không khó, các kỹ thuật chăm sóc tương tự như các giống cam xã Đoài, cam sành…. Tuy nhiên, để đạt năng suất cao, bà con nên chú ý phòng trừ sâu bệnh theo định kỳ, bón phân theo các giai đoạn phát triển của cây.
Thạc Sỹ Nguyễn Xuân Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Cây có múi lưu ý: “Cơ bản thì chăm sóc cây cam này tuân thủ theo kỹ thuật chăm sóc cam nói chung, nhưng do đây là loại cam chín sớm, vì vậy mọi công tác bón phân và phòng trừ sâu bệnh cần phải làm trước 1 tháng.”
Đặc biệt, các giống cây có múi nói chung, và giống cam CS1 nói riêng là những cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng ngập, vì vậy khi chọn địa điểm trồng cam bà con nên chọn vùng cao ráo, ít úng ngập.
Nghề ‘Săn’ Lan Rừng Ở Con Cuông
Lan từ rừng quốc gia Pù Mát được thuần dưỡng, sống khỏe trong vườn nhà. Ảnh: Bá Hậu.
Anh Lô Văn Tạo, ở bản Trung Chính, xã Yên Khê là người có thâm niên gần 4 năm trong nghề “săn” lan rừng, bộc bạch: Thu nhập từ đi lấy lan rừng khá cao, mỗi tháng tôi đi lấy 4-5 lần, mỗi lần đi lấy cũng phụ thuộc vào may mắn, may thì được 9-10 cân bán được 1-1,5 triệu đồng người/ngày, tùy từng loại lan. Còn lại cũng được vài cân/ngày.
Lan rừng thường bám trên những thân cây lớn, nằm sâu trong những cánh rừng. Để lấy được những cành lan rừng phải trèo đèo lội suối rất vất vả. Đây cũng là nghề nguy hiểm, có khi rủi ro phải chịu thương tật cả đời. Lan rừng sống trên những cây đại thụ cao từ 15-20m, những người đi lấy lan rừng phải có kinh nghiệm trèo hái, không sợ độ cao.
Được biết lan rừng ở huyện miền núi Con Cuông có thể tìm lấy quanh năm, với khá nhiều loại, nhiều nhất là giống lan quế và thủy tiên, lan hồ điệp. Từ khi phong trào chơi lan rừng rộ lên cách đây vài năm, giá bán lan rừng từ vài chục nghìn đồng/kg đã tăng lên vài trăm nghìn đồng, thậm chí tiền triệu đồng mỗi kg tùy theo độ quý hiếm của từng loài. Chủ yếu các thương lái ở Vinh và các huyện lân cận đến tìm mua.
Hiện theo kinh nghiệm của một số người dân, sau khi lấy lan rừng về chưa đem bán ngay mà phải thuần dưỡng cho lan ra hoa, đem bán được giá gấp 4 – 5 lần. Cây lan sau khi đem cắt tỉa thì đem ráp rễ vào một thân cây khác hoặc trồng vào các loại giò đất, nhựa, gỗ đóng theo từng kiểu dáng gồm: rễ cây, rong biển, xơ dừa, vỏ cà phê, than củi cho rễ bám vào đó nuôi sống cây lan và tưới nước theo kỳ là lan có thể sống và phát triển xanh tươi.
Thành quả sau một ngày “săn” lan rừng của người dân ở huyện Con Cuông. Ảnh: Minh Hạnh
Anh Lô Hồng Vân ở bản Trung Chính, xã Yên Khê là người săn lan rừng về và ươm, tạo dáng để bán. Mỗi giò phong lan, anh Vân bán từ 200.000 đồng trở lên; có giò được tạo dáng tỉ mỉ, khách hàng trả giá trên 2 triệu đồng. Hiện trong vườn nhà anh có trên 10 giống lan khác nhau.
Nói về kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan của mình, anh Vân chia sẻ: “Lan rừng nếu gặp mưa nhiều sẽ bị thối thân, còn gặp nắng nhiều thì bị cháy lá. Mật độ trồng quá dày cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lan. Do đó, kỹ thuật trồng, che chắn đều phải đáp ứng mấy đặc trưng trên. Thêm nữa, mùa hè mỗi ngày chỉ nên tưới nước 1 lần vào chiều tối để giữ ẩm cho lan được lâu. Việc phun thuốc kích thích ra rễ, lá và diệt nấm phải theo chu kỳ. Trước khi lan cho hoa 3 – 4 tháng nên dừng tưới nước để lan ra hoa nhanh và nhiều”.
Tác giả: Bá Hậu – Minh Hạnh
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Bạn đang đọc nội dung bài viết Con Cuông: Hiệu Quả Từ Giống Cam Vân Du trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!