Cập nhật nội dung chi tiết về Cơ Sở Sinh Lý Của Việc Bón Phân Cho Cây Trồng – Agriculture mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CƠ SỞ SINH LÝ CỦA VIỆC BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG
Posted On September 29, 2017 at 6:06 am by lovetadmin / Comments Off on CƠ SỞ SINH LÝ CỦA VIỆC BÓN PHÂN CHO CÂY TRỒNG
1. Bù đắp lại phần dinh dưỡng đã mất theo thu hoạch
Dinh dưỡng có trong đất được cây trồng sử dụng, một phần được trả lại khi lá cành rụng xuống. Đối với các cây trồng nông sản, sản phẩm thu hoạch đã lấy đi phần lớn dinh dưỡng có trong đất. Tùy thuộc vào từng loại cây mà mức độ dinh dưỡng bị mất đi cũng khác nhau: đối với cây rau và cây lấy củ dinh dưỡng mất đi nhiều hơn so với các dòng cây lấy hạt.
Để ngăn chặn sự nghèo kiệt của đất và để có thu hoạch cao cần phải bón phân. phương pháp bón phân dựa trên quy luật tối thiểu ở trong đất. Có nghĩa các dòng phân bón bổ sung dinh dưỡng trong đất giúp từng thành phần dinh dưỡng trong đất luôn lớn hơn mức tối thiểu. Thành phần dinh dưỡng trong đất lớn hơn mức tối thiểu giúp cây trồng có thu hoạch cao và ổn định mà không làm giảm độ phì trong đất, Thông thường sử dụng các dòng phân NPK với nền sinh hóa kết hợp hệ thống canh tác tiên tiến.
2. Dựa trên đặc điểm sinh học của cây trồng
Mỗi giống cây ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển nhu cầu về dinh dưỡng là không giống nhau. Phụ thuộc vào 3 yếu tố
Đặc điểm di truyền
Đặc điểm di truyền quyết định đặc điể trao đổi chất theo mức đọ phát triển của từng cơ quan, trong từng giai đoạn phát triển của các cá thể. Cây trồng lấy lá cần nhiều nguyên tố vi lượng B, Zn… Cây trồng lấy củ cần nhiều Kali và lân. Họ nhà đậu thường cần photpho hơn nito. Các loài rau ăn lá nói chung cần nhiều đạm, tuy nhiên khả năng hấp thu của các laoif là khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các thể.
Theo đặc tính của các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây
Vào từng giai đoạn khác nhau nhu cầu về dinh dưỡng (Liều lượng và thành phần tỷ lệ giữa các yếu tố dinh dưỡng) là khác nhau. Cây ngô nếu thiếu photpho trong 15 ngày đầu tiên không có khả năng ra hoa đậu trái. Thông thường cây con cũng cần một lượng tương đối photpho trong pha sinh trưởng. Trước thời ky ra hoa đậu trái nhu cầu về dinh dưỡng của cây trồng luôn ở mức cao do nhu cầu tăng sinh về thể tích và sinh khối nên cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Theo (Hirano, 1987) bón phân cho lua lúc trỗ chứa nhiều nito giúp cây tăng khả năng ra bông hạt lúa ít bị lép. Đối với các dòng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây… thời gian đầu nên bón nhiều đạm để bộ lá phát triển. Thời kỳ tạo củ tăng lượng Kali giảm lượng Nito. Đối với ngô bón nito tốt nhất từ 6 lá trở đi, giai đoạn đầu nên sư dụng nhiều lân. tạo hạt nhiều nitơ và kali.
Theo đặc điểm đất đai
Mỗi loại đất khác nhau có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, nên hàm lượng dinh dưỡng trong đất cũng khác nhau. Tất cả đều ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây. Để đạt năng xuất cao chúng ta cần phân tích hàm lượng dinh dưỡng tích lũy trong cây trông tương ứng, xác định hệ số sử dụng phân bón.
Theo đào thế tuấn (1969) để cây trồng đạt năng xuất 5-6 tấn lúa trên 1 ha cần 120 Kg nito: 60 Kg Lân : 60 Kg Kali
Nhìn chung:
Việc bón phân hợp lý phải dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển giúp đảm bảo việc hấp thu tốt nhất mang lại hiệu quả cao nhất. Trong việc bón phân yếu tố nhiệt độ và độ ẩm giữ vai trò chủ đạo quyết định hiệu quả.
Tư vấn kĩ thuật:
0933.067.033
Share on Facebook
Share
Share on Twitter
Tweet
Share on Pinterest
Share
Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Hợp Lý Cho Cây Mướp Đạt Năng Suất Cao – Agriculture
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY MƯỚP ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Posted On July 3, 2018 at 3:50 am by lovetadmin / Comments Off on KỸ THUẬT TRỒNG VÀ BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO CÂY MƯỚP ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Mướp ta ( Luffa Cylindrica L.), Mướp hương (Luffa actangula Rokb.) Đều thuộc họ bầu bí (cucurbitaceae)
I- ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC:
Mướp là một loài dây leo. Thân có góc cạnh, màu lục nhạt. Lá to, đường kính từ 15 – 25 cm. Phiến lá chia thùy hình 3 cạnh hay hình mác. Mép lá có răng cưa. Cuống lá dài 10 – 12 cm.
Mặt lá nháp, tua cuốn phân nhánh. Hoa màu vàng. Hoa đực mọc thành chùm, hoa cái mọc đơn độc. Quả hình thoi hay hình trụ.
Quả lúc đầu mẫm sau khô, không mở. Quả dài 25 cm đến 100 cm, có khi hơn. Mặt ngoài vỏ quả màu lục nhạt, trên có những đường màu đen, chạy dọc theo chiều dài quả.
Hạt rất nhiều, hình trứng, màu nâu nhạt dài 12 mm, rộng 8 -9 mm hơi có rìa.
Khi quả chín vỏ ngoài hạt cũng như chất nhầy tróc hết, còn lại khối sơ cứng, dai, không bị nước làm mục hỏng. Khi ngâm vào nước sẽ phồng lên và mềm, có thể dùng cọ tắm rất tốt, rửa bát rất sạch. Quả mướp ta không có mùi thơm như quả mướp hương.
Mướp ta có dạng hình cho quả to, vỏ màu xanh xẫm. Mướp được trồng vào mùa xuân. Nông dân trồng để lấy quả ăn, nấu canh hay xào. Quả già dùng làm xơ mướp để rửa bát và có thể ép làm mũ. Mướp còn dùng làm thuốc.
Trong quả mướp có chất saponin, chất nhầy, xylan, chất bép protein (1.5%) vitamin B và C, muối nitrat. Trong nhân hạt có 41 – 45 % chất dầu. Theo đông y quả mướp có vị ngọt, tính bình, thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu, tiêu đờm, mát máu, giải độc, thông kinh mạch, làm ra sữa, khỏi lở sưng đau nhức và bổ khí an thai.
II- KỸ THUẬT TRỒNG:
1. Thời vụ:
Có thể trồng quanh năm:
Ở miền Bắc: Gieo từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm.
Ở miền Nam: Vụ chính Đông Xuân, Xuân Hè.
Ở miền Trung: Vụ chính từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
Trồng vào mùa mưa nên làm giàn như giàn bầu để cho mướp leo tránh trái bị thối do tiếp xúc với đất ẩm.
2. Gieo hạt – Bón lót – Làm đất:
a) Ngâm ủ hạt giống:
Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống mướp theo trình tự như sau:
Trước khi ngâm hạt giống, cẩn phải phơi nắng nhẹ khoảng 2 giờ để hạt khô, hút nước mạnh, nẩy mầm tốt. Cho hạt vào túi vải (túi lưới) ngâm trong nước sạch (2 sôi 3 lạnh) từ 3 – 3,5 giờ (nên để hạt chìm hoàn toàn trong nước). Vớt hạt lên để ráo nước, dùng khăn sạch vắt thật ráo nước, gói hạt giống lại.
Cuối cùng cho khăn vào bao nylon (polyethylene) cột miệng cho kín tránh bốc thoát hơi nước, ủ hạt ở nhiệt độ từ 280C – 300C là thích hợp nhất. Sau khi ủ khoảng 2 – 3 giờ nên mở gói ủ ra vắt ráo nước khăn ủ một lần nữa (nếu dư nước hạt sẽ không nẩy mầm) sau đó cho hạt vào ủ tiếp tục như quy trình trên. Thông thường hạt bắt đầu nẩy mầm khoảng 20 – 28 giờ sau khi ủ.
b) Gieo hạt:
– Hạt mướp bắt đầu nẩy mầm nên tiến hành gieo ngay. Tùy theo thời vụ mà ta có thể gieo thẳng ngoài đồng hoặc gieo vô bầu.
– Vào mùa nắng nên gieo thẳng ngoài đồng để cây phát triển mạnh hơn và đỡ tốn công vô bầu đem trồng. Tuy nhiên liếp ngoài đồng phải chuẩn bị thật tốt. Rạch hàng, mỗi luống rạch 1 hàng, chọt lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ 2 -3 hạt, mỗi lỗ cách nhau 30 cm. Khi cây có lá thật, tỉa bớt chừa lại 2 cây. Lưu ý lỗ gieo phải tơi xốp và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ và tưới nước định kỳ đủ ẩm để cây phát triển tốt.
– Vào mùa mưa nên gieo vô bầu bằng lá chuối hoặc bằng bao nylon nhỏ để phòng mưa nhiều ta có thể dùng dàn che mưa, hạn chế thừa nước bị thối mầm. Đất vô bầu ở vùng đất cát pha thịt, trộn theo tỷ lệ như sau: 70 % đất mặt, 30 % phân hữu cơ sinh học (hoặc phân chuồng hoai và 0,5 – 1 % lân) trộn với 0,2 – 0,5 % vôi nông nghiệp. Sau khi trộn đều nên sàng qua một lượt để loại bỏ cục đất to và rác. Nếu vùng đất đồng bằng Sông Cửu Long (có nhiều sét) thì thêm 10 – 20 % tro trấu, giảm 10 – 20 % đất mặn. Nên trộn phân hữu cơ sinh học Better HG01 giúp cây con phát triển tốt và ngừa chết cây.
– Để tiết kiệm hạt giống, vì hạt giống mua khá đắt so với giống chọn lọc thì nên gieo một hạt nảy mầm vào một bầu và gieo thẳng ngoài đồng 1 hạt mầm/1 hốc và cần phải gieo thêm một lượng bầu cây con dự phòng trồng dặm sau khi trồng (thông thường theo tỷ lệ 10 – 15% tổng số cây ngoài đồng).
Cách gieo: Dùng que nhỏ khoét 1 lỗ nhỏ giữa mặt bầu hoặc trên mặt líp gieo (lỗ ngang bằng chiều ngang hạt, chiều sâu lỗ tương đương chiều dài hạt cộng thêm rễ mầm), dùng tay hoặc kẹp gắp đặt hạt giống có đầu rễ mầm hướng xuống đất và thẳng góc với mặt bầu, phía chóp hạt ngang bằng với hạt bầu, sau đó lấp một lớp đất (trộn với 50 % đất mặt + 50 % phân hữu cơ sinh học Better HG01) mỏng, rải trên mặt từ 20 – 30 hạt thuốc trừ sâu Basudin hoặc Furadan để phòng trừ sâu, kiến mối. Cuối cùng dùng thùng bông sen tưới đủ ẩm qua một lượt.
Thông thường, cây trong bầu vừa nhú lá nhám (lá thật) là bắt đầu đem trồng ngay ngoài đồng, nếu chậm trễ bộ rễ ăn lan ra ngoài bầu khi đem trồng cây đứt nhiều rễ làm cây lên yếu hoặc dễ chết cây ngoài đồng.
c) Làm đất:
Đất phải được cày xới tơi xốp, sạch cỏ, rải vôi, cày luống rải phân lót, rải thuốc Furadan, lên luống lấp phân như trồng dưa hấu, trải bạt plastic, vô nước, cân mặt bằng, ổn định mô, đục lỗ trồng.
III- BÓN PHÂN CHĂM SÓC:
a) Bón phân: Phân bón lót cho 1000m2
Phân Hữu cơ sinh học Better HG01: 100kg. Vôi rải trước theo hàng (băng, líp): 40 – 60 kg. Better NPK 16-12-8-11+TE: 20 – 25 kg. Furadan hạt rải theo hàng: 3 kg.
– Sau trồng 5 – 6 ngày hòa phân Better NPK 16-12-8-11+TE vào nước tưới quanh gốc.
– Thúc lần 1: (30 ngày sau gieo) Lượng phân Better NPK 16-12-8-11+TE: 20 – 25 kg.
– Khi bắt đầu thu hoạch, rải phân thúc lần 2 ở mương tưới. Lượng phân Better NPK 16-12-8-11+TE: 10kg.
– Và 10 – 15 ngày sau, rải phân thúc lần 3, Better NPK 16-12-8-11+TE: 10 kg ở mương tưới giống như đợt trước.
b) Chăm sóc:
– Chế độ tưới nước: dẫn nước vào mương tưới thấm, mướp rất sợ úng nước, mương tưới bị đọng nước lâu quá 10 giờ phải khai thông thoát nước. Do đó đất cần phải được thoát nước tốt. Tưới nước đều đặn theo chu kỳ, tùy theo độ bốc thoát hơi nước, độ ẩm của đất.
– Làm cỏ: nhổ cỏ xung quanh gốc mướp bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ như Onecide.
– Làm cỏ dưới mương tưới: có thể làm cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ Gramoxon hoặc NuFarm. Phun các loại thuốc này cần phải dùng loa che béc phun để tránh thuốc dính vào lá hoặc thân cây mướp khỏi bị cháy hoặc chết khô.
IV- PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:
1. Sâu – vật phá hại: Các loại côn trùng phá hại quan trọng và cách phòng trừ như sau:
– Chuột: Cắn phá hạt lúc gieo dùng thuốc chuột Phosphure kẽm, Clerat, bẫy hoặc sau khi gieo nên phun thuốc trừ sâu có mùi hôi làm chuột không dám đến gần
– Dế, sâu đất, sùng đất: Ăn đứt rễ mầm hạt giống, đọt non, cây non, xử lý Basudin hạt vào đất 10 – 15 kg/ha (xử lý thuốc dọc theo đất trồng),rải 20 – 30 hạt Basudin/hốc sau khi gieo
– Bọ rùa: Ăn lá non, đọt non, phun Peran, Cyperin.…
– Sâu vẽ bùa (dòi đục lòn): Sâu đục lòn dưới lớp biểu bì, làm lá dễ bị khô cháy, nhiễm bệnh dẫn đến thất thu năng suất, xử lý: Thianmectin 0.5 ME
– Sâu xanh, sâu ăn tạp: Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái mướp suốt từ cây con đến thu hoạch, xử lý: Thianmectin 0.5 ME, Peran, Amate
– Bọ trĩ, rầy mềm, rầy bông: Chích hút nhực đọt non, lá non làm cây kém phát triển dẫn đến năng suất kém, xử lý: Oncol, Confidor, Decis…
– Rầy trắng, rầy xanh: Chích hút nhựa, truyền bệnh virus làm cây không phát triển. Xử lý: Mospilan, Oncol, Thianmectin 0.5 ME + Dầu khoáng
2. Bệnh: thường xuất hiện các bệnh trên mướp hương như sau:
– Bệnh thối cổ rễ: Vết bệnh xuất hiện tiếp giáp với mặt đất giữa rễ và thân. Phòng trừ: No Mildew 25 WP, Bảo Đắc tưới rễ, Marthian 90 SP
– Cháy lá, đốm lá: Trên lá xuất hiện những đốm bệnh màu nâu đến màu xám. Xử lý: Than M 80WP, hoặc Bavisan 50 WP + No Mildew 25WP
– Thán thư và đốm lá do vi khuẩn: Các đốm bệnh xuất hiện trên lá già, nếu bệnh nặng có thể lây lan qua trái. Xử lý: Marthian 90 SP, No Mildew 25 WP, Thane M 80WP,…
– Sương mai: Đốm bệnh xuất hiện trên lá khi ẩm độ khho6ng khí cao, nếu bị nặng có thể thất thu năng suất. Xử lý: Thane M 80WP, Amikta…
– Bệnh héo xanh: Khi ẩm độ đất cao, nấm bệnh dễ xâm nhập vào rễ, làm cho cây chết héo đột ngột. Trồng trên đất thoát nước tốt, phun thuốc Marthian 90 SP…
V- THU HOẠCH:
Thu hoạch khi trái còn non, trọng lượng trái trung bình 0,3 – 0,5 kg, không thu trái to hơn 0,5 kg vì rất khó bán, xếp nhẹ nhàng trái vào giỏ tránh bị xây xát và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Share on Facebook
Share
Share on Twitter
Tweet
Share on Pinterest
Share
Tác Dụng Của Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Với Cây Trồng
Phân bón hữu cơ vi sinh là một trong những vấn đề thiết yếu nhất cho nền nông nghiệp nước ta hiện nay, đặc biệt trong thời hội nhập thì vấn đề đảm bảo số lượng, chất lượng nông sản luôn được quan tâm hàng đầu. Tác dụng, hiệu quả và cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho cây trồng sẽ đem đến chất lượng và sự an toàn, bền vững cho nông sản, đạt chuẩn xuất khẩu cũng như nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường. Những loại phân hữu cơ vi sinh tự nhiên như phân trùn quế luôn là lựa chọn hàng đầu của những trang trại hữu cơ, vườn rau quả VIETGAP, bởi khả năng cải tạo đất cũng như tăng phẩm chất nông sản, đảm bảo chất lượng xuất khẩu cũng như sức khỏe người trồng, người tiêu dùng.
Tác hại của việc lạm dụng phân bón hóa học
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay có một thực tế phải được nhìn nhận, là nếu sử dụng phân bón vô cơ không đúng cách và lạm dụng thì đất sẽ không được bổ sung thêm hàm lượng hữu cơ gây nên chai sạn đất. Dinh dưỡng sẽ bị suy giảm dẫn tới năng suất của cây trồng cũng suy giảm theo, và khi lạm dụng phân hóa học sẽ gây nên các dịch bệnh trên các giống cây trồng rất khó có phương pháp điều trị đặc hiệu và gây ô nhiễm môi trường. Không phải đến bây giờ chúng ta mới biết về mặt trái của phân hóa học đến môi trường, tuy nhiên việc lạm dụng quá mức do mong muốn tăng năng suất đã kéo theo rất nhiều hệ lụy, làm suy giảm tài nguyên và gây tác hại không nhỏ cho nông nghiệp.
Lợi ích của phân hữu cơ vi sinh
Chất hữu cơ hay phân hữu cơ là 1 nền tảng của đất. Các nhà khoa học đánh giá 1 loại đất tốt thì buộc phải giàu hữu cơ. Chất hữu cơ và phân hữu cơ đem đến nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Một là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững. Thứ hai là phân hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp. Đặc biệt phân hữu cơ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Một loại đất tốt nếu không có vi sinh vật hoạt động trong đó thì lâu ngày chắc chắn cũng sẽ bị hủy diệt. Do đó chúng tôi khuyến khích bà con nông dân nên sử dụng phân hữu cơ để giúp cho đất ngày càng tốt lên. Đất tốt lên theo cả mặt hóa học, sinh học lẫn lý học. Đây là 1 nền tảng cơ bản để cây trồng phát triển bền vững.
Những loại phân hữu cơ vi sinh như phân trùn quế, ngoài việc giúp kích thích hệ vi sinh vật trong đất, còn cung cấp thêm 1 lượng vi sinh cho đất. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ. Đây là tác dụng rất “lợi hại” của phân hữu cơ vi sinh mà bà con nên tận dụng.
chúng tôi
2
/
5
(
1
bình chọn
)
Đăk Nông: Hãy Thận Trọng Khi Mua Phân Bón Của Những Cơ Sở Này!
Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành 515 tỉnh Đăk Nông về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực xăng dầu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, từ tháng 4 đến tháng 6/2018, đoàn đã kiểm tra 17 cơ sở kinh doanh phân bón, lấy 33 mẫu để kiểm tra chất lượng.
Kết quả có 10 mẫu vi phạm; xử lý 7 cơ sở, thu nộp ngân sách gần 383 triệu đồng; buộc tiêu hủy toàn bộ 21,5 tấn phân bón giả các loại.
Các đơn vị bị xử phạt gồm:
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Hệ Nga, địa chỉ: Thôn 11, xã Nâm N’Jang, huyện Đăk Song 50 triệu đồng về hành vi bán phân bón NPK 20-8-18+TE giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH MTV TM-SX Việt Liên, địa chỉ: 75/50 Ấp 7, phường Tân An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Trung Toán, địa chỉ: Thôn 3, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong 50 triệu đồng về hành vi bán phân bón hữu cơ khoáng (2,5-4-1,5) giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH phân bón Nông nghiệp, địa chỉ: Khu 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Linh Hậu, địa chỉ: Thôn Đức Phúc, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil 30 triệu đồng về hành vi bán phân bón TPBC 016 Bo-Kẽm đậm đặc giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH Hóa Sinh Trường Phát, địa chỉ: 02/10R2 Ấp 4, Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Xử phạt 15 triệu đồng về hành vi bán phân bón Trung vi lượng Can xi-Bo có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại công nghệ Hoàng Gia, địa chỉ: Đường số 8, KP16, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Hoan Mừng, địa chỉ: Thôn 11, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong 30 triệu đồng về hành vi bán phân bón Mico vi lượng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH-TM-DV-Hóa chất Tân Phú, sản xuất tại VITRACO GREEN NATURE CO, LTD, địa chỉ: KCN Phú An Thạch, Bến Lức, Long An.
Xử phạt 10.983.750 đồng về hành vi bán phân bón NPK 16-16-8+13S có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất Việt Áo, địa chỉ: Hố Nai 3, Xã Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai; bán phân bón NPK 25-5-5 +8S có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH XNK Tân Thành Nam AGRICULTURE, địa chỉ: 42/10, đường số 5, KP 8, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Tân Bình, TP HCM.
Xử phạt Công ty TNHH TM &DV-VT Nam Thuận, địa chỉ: Thôn Hòa Phong, xã Đắk Sắc, huyện Đắk Mil 162.000.000 đồng về hành vi bán phân bón NPK 20-20-15+TE có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH SITTO Việt Nam, địa chỉ: số 4, Đường 3A, KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Thủy Quý, địa chỉ: Thôn Tân Bình, xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa 13.950.000 đồng về hành vi bán phân bón NPK 16 -16 -8 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố, áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH MTK, địa chỉ: 331 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Hoàng Vinh, địa chỉ: Thôn Bon SaNa, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long 21.000.000 đồng về hành vi bán phân bón NPK 17-17-7+13S có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố, áp dụng, sản phẩm của Công ty Cổ phần Nicotex Đắk Lắk, địa chỉ: 68 Nguyễn Chí Thanh, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
UBND tỉnh Đắk Nông cũng vừa ban hành Quyết định số 120/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính 88,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương mại Vinh Quang, địa chỉ tại Thôn 11, xã Nam Bình (Đắk Song) vì bán phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty Vinh Quang đang lưu hành và chuẩn bị bán ra thị trường 10 tấn phân bón sinh hóa hữu cơ ViGaf 6-2-4 nhãn hiệu “Con dơi đỏ”. Tổng giá trị 10 tấn phân vi phạm là 59 triệu đồng. Qua kiểm nghiệm, cơ quan chức năng xác định, 10 tấn phân có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định.
Trước đó, Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông cũng đã công bố 6 sản phẩm phân bón kém chất lượng của 6 công ty. Đơn vị này cũng khuyến cáo các nông hộ không nên sử dụng các loại phân bón có tên trong danh sách.
Theo đó, các mẫu phân bón kém chất lượng bao gồm: nấm Trichodema do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Việt Nam (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên phân phối).
Phân bón lá Ba Con Cò do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ba Con Cò (Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phân phối).
Phân bón hữu cơ khoáng BiO Ba Lá Xanh 01 do Công ty Cổ phần phân bón lá Ba Lá Xanh (Ấp 3, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An sản xuất).
Phân bón hữu cơ vi sinh 3E do Công ty TNHH Thuận Tam (Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh sản xuất).
Phân bón lá cao cấp AMINOBO do Công ty TNHH Một thành viên sản xuất thương mại Thành Nông (Số 26/6 Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8, TP Hồ Chí Minh phân phối).
Phân bón hữu cơ sinh học 434 do Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực (có địa chỉ số 162 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP Hồ Chí Minh phân phối).
Theo Chi cục Quản lý thị trường Đăk Nông, hiện toàn tỉnh có tới 100 nhà nhập khẩu, phân phối phân bón với hơn 500 cơ sở kinh doanh trực tiếp phần lớn sản phẩm phân bón trên thị trường tỉnh là được nhập từ các địa phương khác.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cơ Sở Sinh Lý Của Việc Bón Phân Cho Cây Trồng – Agriculture trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!