Cập nhật nội dung chi tiết về Cơ Sở Khoa Học Của Việc Bón Phân mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mối quan hệ giữa Đất – Cây trồng – Phân bón
Chúng ta biết quá trình hình thành đất không thể thiếu yếu tố sinh học, mà vai trò của thực vật đã đóng góp không nhỏ. Ban đầu trong quá trình sinh trưởng, phát triển các loài thực vật hút nước và chất khoáng từ mẫu chất (sản phẩm trung gian giữa đá mẹ và đất), kết hợp quá trình quang hợp để tạo thành các chất hữu cơ trong cơ thể thực vật. Sau khi chết, xác của chúng bị phân hủy, trả lại cho môi trường các chất khoáng đã lấy đi từ mẫu chất và bổ sung thêm cacbon, nitơ, oxy… làm tăng thành phần chất hữu cơ trong mẫu chất. Sự tích luỹ chất hữu cơ làm cho mẫu chất xuất hiện độ phì và chuyển thành đất. Chu kỳ Đất – Cây trồng – Đất diễn ra liên tục trong tự nhiên làm cho độ phì đất tăng dần và trở nên ngày một thành thục. Như vậy, có thể nói mối quan hệ Đất – Cây trồng là mối quan hệ cộng sinh. Đất đai cung cấp dinh dưỡng khoáng cho thực vật và thực vật cung cấp chất hữu cơ (nguồn năng lượng sống) cho đất, giúp mọi hoạt động sống trong đất diễn ra một cách tích cực.
Trong thực tế người ta thấy: 1/ Tuổi rừng càng già đất càng màu mỡ, tại sao? Vì tuổi rừng càng già quá trình tích lũy sinh học càng cao; 2/ Dưới các kiểu rừng khác nhau các loại đất cũng có độ phì khác nhau, tại sao? Vì các kiểu rừng khác nhau quá trình tích lũy sinh học khác nhau. Ví dụ: đất dưới rừng tre, nứa hoặc trảng cỏ có độ phì thấp hơn đất dưới rừng cây lá rộng; 3/ Năng suất và chất lượng cây trồng giảm dần sau khi chuyển từ đất rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp, tại sao? Vì khi chuyển từ đất rừng tự nhiên sang đất nông nghiệp quá trình tích lũy sinh học tại chỗ giảm.
Như vậy, trong sản xuất nông nghiệp ngày nay mối quan hệ cộng sinh Đất – Cây trồng trong tự nhiên bị phá vỡ bởi mục đích kinh tế của con người thông qua việc thu hái nông sản. Việc thu hái nông sản của con người đã làm giảm đi quá trình tích lũy sinh học tại chỗ và làm các chất dinh dưỡng khoáng trong đất cũng mất dần theo, dẫn đến đất đai ngày một mất đi độ màu mỡ. Vì vậy, mối quan hệ Đất – Cây trồng trong tự nhiên đã trở thành mối quan hệ Đất – Cây trồng – Phân bón. Mối quan hệ này mở đường cho các định luật về phân bón và dinh dưỡng cây trồng phát triển. Thực tế đã chứng minh nhiều vùng đất trù phú đã bị suy thoái do quá trình canh tác nông nghiệp quá mức.
Bón phân là để bù đắp lượng dinh dưỡng khoáng cho đất giúp cây trồng hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn, phát triển tốt hơn, bộ rễ cây trồng ăn sâu hơn, các chất dinh dưỡng từ tầng sâu được huy động nhiều hơn, sinh khối và sinh khối rễ được tạo thành nhiều hơn. Việc để lại một khối lượng rễ cây và quá trình tích lũy sinh học khác lớn hơn trong đất hàng năm, giúp cung cấp nhiều mùn cho đất, làm đất tơi xốp hơn, dung tích hấp thu và độ hoãn sung của đất tốt hơn. Nhà nông có thể tiết kiệm phân bón hơn không phải chỉ vì chất dinh dưỡng từ chất hữu cơ được trả lại đất mà còn vì hệ số sử dụng phân bón được tăng lên.
Bón phân là bón cho cây nhưng thông qua đất, nên khi bón phân phải hiểu đầy đủ tính chất đất đai. Đất có thành phần cơ giới nặng (nhiều sét), hoặc nhẹ (nhiều cát) đều phải được ưu tiên bón phân hữu cơ. Bón phân hữu cơ cho đất có thành phần cơ giới nặng thì vùi nông, còn cho đất có thành phần cơ giới nhẹ thì phải vùi sâu và đất nặng thì có thể bón nhiều, bón tập trung, trong khi đất nhẹ phải bón ít một, bón rải làm nhiều lần và bón sát yêu cầu của cây.
Bón phân cho cây nên phải bón theo nhu cầu của cây. Cây trồng có loại cần nhiều đạm (cây lấy lá), có loại cần nhiều kali (cây lấy củ, cây ăn quả, cây lấy đường). Thóc giống được bón nhiều lân thì hạt sáng, chất lượng hạt giống tốt, mạ gieo bằng hạt giống có nhiều lân sức sống khỏe hơn, năng suất cao hơn. Những cây lấy dầu, cây họ đậu, cây gia vị lại cần được cung cấp đủ lưu huỳnh.
Không chỉ yêu cầu chung khác nhau mà từng giai đoạn sinh trưởng của mỗi cây cũng có yêu cầu khác nhau. Giai đoạn đầu cây cần nhiều lân và đạm, giai đoạn sau cây lại cần nhiều đạm, kali và các nguyên tố vi lượng…
Giai đoạn nào cũng không được bón quá mức nhu cầu của cây và giai đoạn nào cũng phải cung cấp chất dinh dưỡng một cách cân đối.
Bón phân cho cây, mà sự phát triển của cây lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện thời tiết, khí hậu nên có thể phải điều chỉnh việc bón phân cho phù hợp với tình hình thời tiết. Cây gặp gió mùa đông bắc ngừng phát triển thì không được bón đạm vì có thể làm giảm tính chịu rét của cây, nên có thể định bón mà phải lùi lại và lại có khi phải bón sớm hơn do cây phát triển sớm. Trên đất dốc, việc bón phân phải dựa vào điều kiện thời tiết (mưa gió) đôi khi phải đợi trời quang mây tạnh mới bón để tránh rửa trôi phân bón, nhưng đôi khi cũng phải chờ những giọt mưa để hòa tan phân giúp đưa phân tới tầng sâu của rễ được thuận lợi hơn.
Nên khi sử dụng phân bón phải hiểu nguyên lý chung để vận dụng sát, đúng cho từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, trong công việc đồng áng đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép và rút kinh nghiệm thường xuyên.
Tóm lại Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân bón phải hướng tới tối đa hóa hiệu quả sử dụng của phân bón, phải làm cho cây trồng có thể hấp thu được nhiều nhất lượng dinh dưỡng từ phân bón. Việc xác định đúng loại dinh dưỡng cây cần là điều được đề cập trước tiên, tiếp theo là lượng cây cần, tiếp nữa là thời điểm cây cần cung cấp và một điều không thể không đề cập đó là bón thế nào để có thể đảm bảo thuận lợi nhất cho việc hấp thụ dinh dưỡng của cây và giảm tối đa sự thất thoát dinh dưỡng của phân.
Do vậy, có 4 nguyên tắc cần phải áp dụng khi sử dụng phân bón: 1/Bón đúng loại; 2/Bón đúng lượng; 3/Bón đúng thời điểm; 4/Bón đúng cách.
1. Đúng loại: là sử dụng đúng loại phân mà cây cần, khi cây cần đạm thì không thể dùng lân hay kali để thay thế, hoặc khi cây cần kali cũng không thể dùng đạm hay lân để thay thế và ngược lại. Đất chua phèn không nên sử dụng phân bón có chứa lưu huỳnh và có tính chua cao, đất kiềm lại nên sử dụng phân bón có tính chua. Vì vậy, cần phải bón đúng loại phân cây cần, việc bón không đúng loại không những không giúp cây trồng phát triển mà còn gây hại cho cây.
2. Đúng lượng: là bón đúng lượng phân bón cây cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển theo mỗi giai đoạn. Mỗi một thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau cây cần một lượng dinh dưỡng khác nhau cho mỗi yếu tố. Do vậy, việc bón đúng lượng còn được gắn thêm với đúng tỷ lệ. Không thể dùng lượng và tỷ lệ phân bón lót để bón thúc và ngược lại. Việc xác định đúng lượng và tỷ lệ phân bón cho cây phụ thuộc vào nồng độ chất khoáng tối thích mà cây hấp thụ cũng như tổng sinh khối của cây được hình thành thời kỳ đó trên nền tảng hiệu suất sử dụng của phân.
3. Đúng lúc: quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng được chia làm 2 thời kỳ. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực và ở mỗi thời kỳ lại được chia làm 2 hay nhiêu hơn các giai đoạn. Tùy thuộc vào mỗi loại cây trồng mà có yêu cầu chế độ dinh dưỡng khác nhau cho mỗi giai đoạn. Không thể bón thúc hoa mà lại để có trái mới bón hay không thể bón thúc đẻ nhánh cho lúa mà lại để đến khi làm đòng mới bón … Vì vậy, cần phải bón đúng lúc, đúng thời điểm thì việc bón đúng loại, đúng lượng mới có ý nghĩa và mới phát huy được hiệu quả cũng như ý nghĩa của việc bón phân.
4. Đúng cách: là bón như thế nào để cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng được hiệu quả nhất, hạn chế tối đa sự thất thoát phân bón. Đất dốc, cây hàng năm nên nặng bón lót. Đất cát, cát pha, thịt nhẹ bón phân nên chia làm nhiều lần, đất thịt và đất sét có thể chia ít lần hơn. Không nên bón sát gốc cây, nên bón cách gốc 2/3 bán kính vùng rễ. Bón phân kết hợp xới xáo, làm cỏ và vùi lấp để hạn chế bay hơi (mất đạm) và rửa trôi dinh dưỡng. Khi đã xác định được đúng phân, đúng liều lượng và đúng thời điểm bón thì việc bón không đúng cách sẽ làm giảm đáng kể hiệu suất sử dụng của phân.
Tuy nhiên, không phải tất cả nhà nông chúng ta có thể dễ dàng áp dụng được 4 đúng trong sử dụng phân bón. Bởi để có cơ sở thực hiện 4 đúng, cần có 4 phải: 1/Phải hiểu cây, để biết nhu cầu cây cần gì, cần bao nhiêu; 2/Phải hiểu đất, để biết khả năng cung cấp của đất; 3/Phải hiểu phân, để biết khả năng đáp ứng của phân; 4/Phải có trang thiết bị máy móc, để hỗ trợ quá trình định lượng và đây là hạn chế mà không phải ai trong số nhà nông chúng ta cũng có thể đáp ứng được. Do vậy, để có thể giúp nhà nông sử dụng phân bón một cách hiệu quả Tiên Nông đặc biệt quan tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm phân bón theo hướng chuyên dùng giúp nhà nông có thể sử dụng dễ dàng và hiệu quả hơn. Cơ sở khoa học của sản phẩm phân bón chuyên dùng đó là các định luật về sử dụng phân bón
1. Định luật trả lại
Tổng kết các kết quả thực nghiệm về dinh dưỡng khoáng của cây trồng vào cuối thế kỷ XIX các nhà khoa học Pháp (Boussingault, Deheran) và Đức (Liebig), những người được xem là các nhà tiên phong về hóa học nông nghiệp đã phát biểu định luật:
Để cho đất khỏi bị kiệt quệ, cần trả lại cho đất tất cả những nguyên tố cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch.
Định luật là căn cứ để xây dựng kế hoạch phân bón theo kế hoạch năng suất nếu tính đầy đủ đến hệ số sử dụng phân bón của cây. Định luật mở đường cho phân hóa học phát triển khiến cho năng suất tăng lên rất nhanh.
Song định luật này chưa đầy đủ, vì trong đất luôn có quá trình chuyển hóa về lý, hóa, sinh phong phú và phức tạp. Nếu chỉ đơn thuần trả lại các chất khoáng bị cây trồng lấy đi là chưa đủ, mà còn phải chú ý đến quá trình khoáng hóa chất hữu cơ và quá trình mùn hóa trong đất sau canh tác. Ngoài việc duy trì chất khoáng còn phải duy trì hàm lượng mùn cho đất. Nếu các quá trình lý, hóa, sinh không được cải thiện thông qua việc duy trì mùn cho đất một cách hợp lý, thì dù có trả lại đầy đủ chất khoáng cây trồng cũng khó sử dụng một cách có hiệu quả.
Định luật cần được mở rộng: Ngoài việc trả lại những yếu tố do cây trồng lấy đi còn phải trả lại lượng chất dinh dưỡng bị rửa trôi, bay hơi và cả các chất mất đi do hậu quả của quá trình canh tác.
2. Định luật yếu tố hạn chế thiếu
Việc thiếu một nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu đối với cây trồng trong đất (yếu tố hạn chế thiếu) hạn chế hiệu lực của các nguyên tố khác và do vậy làm giảm năng suất cây trồng.
Trong thực tế, khi hàm lượng một nguyên tố nào đó trong đất vượt quá nhu cầu của cây, không cân đối với các nguyên tố khác thì chính nguyên tố đó lại hạn chế tác dụng của các nguyên tố khác. Do vậy, định luật yếu tố hạn chế thiếu được mở rộng thành định luật về yếu tố hạn chế như sau:
Đất thiếu hay thừa một nguyên tố dinh dưỡng dễ tiêu nào đó so với yêu cầu của cây cũng đều làm giảm hiệu quả của các nguyên tố khác và do đó làm giảm năng suất của cây trồng.
Việc xác định một tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng cho cây là nền tẳng làm gia tăng hiệu suất sử dụng phân bón Tiến Nông.
3. Định luật tương tác giữa các nguyên tố dinh dưỡng và việc bón phân cân đối
Để phát triển được bình thường, cây trồng cần có một tỷ lệ xác định các nguyên tố cần thiết cho quá trình sống. Các công trình nghiên cứu về sinh lý thực vật đã chứng minh, khi tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng đạt mức cân bằng tối thích thì cây trồng có năng suất cao nhất. Cây trồng hút dinh dưỡng từ đất cho nên mọi sự mất cân đối trong đất sẽ phản ảnh vào nồng độ các chất khoáng trong dịch bào của cây.
Do mối tương tác giữa các nguyên tố dinh dưỡng, việc cung cấp nguyên tố này sẽ ảnh hưởng đến một hay một số nguyên tố khác. Khi bón nguyên tố này làm cây hút các nguyên tố khác nhiều lên và năng suất tăng, đó là mối tương tác dương hay giữa các nguyên tố đó có mối quan hệ tương hỗ. Ngược lại khi việc cung cấp nguyên tố này làm cho cây hút nguyên tố kia ít đi và làm năng suất giảm xuống người ta gọi đó là mối tương tác âm hay giữa hai nguyên tố đó có mối quan hệ đối kháng.
Thí dụ, mối tương tác lân-kẽm (P-Zn), Takkar và ctv (1976) cho thấy khi tăng lượng lân bón cho ngô lên quá 44 kg/ha thì rễ, thân, lá và năng suất hạt của ngô đều giảm một cách đáng kể. Người ta nói giữa lân và kẽm có mối tương tác đối kháng. Muốn khắc phục hiệu ứng này thì phải bón kẽm cho ngô. Tiwan và Pathak , 1978 thấy ở lúa cũng có hiện tượng tương tự.
Người ta đưa ra những lý do sau đây để giải thích việc thiếu kẽm do lân: (1) lân làm giảm kẽm dễ tiêu trong đất; (2) lân làm giảm việc hút kẽm của bộ rễ do vậy làm chậm việc chuyển kẽm từ rễ lên thân; (3) xuất hiện hiệu ứng hòa loãng đối với kẽm trên ngọn cây do lân làm tăng cường sinh trưởng của cây; (4) P-Zn không cân bằng làm trao đổi chất trong cây bị rối loạn; (5) lân làm nhiễu loạn chức năng của kẽm ( Olssen, 1972 và Katyal, 1992).
Sản phẩm phân bón chuyên dùng, hay phân bón hỗn hợp NPKSi nói chung của Tiến Nông, khi sản xuất đều được tính đến mối quan hệ tương hỗ và sự đối kháng của các chất dinh dưỡng có đề cập đến đặc điểm chung của mỗi nhóm đất. Do vậy, phân bón Tiến Nông luôn cho hiệu suất sử dụng cao.
4. Định luật bội thu không hẳn tỷ lệ thuận với lượng phân bón cho cây (Mitscherlich)
Bội thu không hẳn tỉ lệ thuận với việc bón thêm phân bón. Khi tăng lượng phân bón lên gấp đôi, bội thu không tăng gấp đôi, mà tỷ suất lợi nhuận theo phân bón của nhà nông giảm dần. Đây chính là cơ sở khoa học của việc hướng dẫn liều lượng bón phân của mỗi sản phẩm phân bón Tiến Nông cho cây trồng.
Ví dụ: Trong một thí nghiệm phân bón cho ngô, khi tăng dần lượng phân bón và ghi lại năng suất ở mỗi mức bón tương ứng, thì thấy như sau:
– Công thức không bón, năng suất được 40,9 tạ/ha
– Công thức bón 40 N/ha năng suất đạt 56,5 tạ/ha, tăng 15,6 tạ/ha so với không bón
– Công thức bón 80 N/ha năng suất đạt 70,8 tạ/ha, tăng 29,9 tạ/ha so với không bón
– Công thức bón 120 N/ha năng suất đạt 76,2 tạ/ha, tăng 35,3 tạ/ha so với không bón
– Công thức bón 160 N/ha năng suất đạt 79,9 tạ/ha, tăng 39,0 tạ/ha so với không bón
+ Nếu tính hiệu suất chung:
– Bón mức 40 kg N/ha hiệu suất đạm bón là 39 kg ngô/1 kg đạm bón
– Bón mức 80 kg N/ha hiệu suất đạm bón là 37,37 kg ngô/1 kg N bón
– Bón mức 120 kg N/ha hiệu suất đạm bón là 29,41 kg ngô/1 kg N bón
– Bón mức 160 kg N/ha hiệu suất đạm bón là 24,37 kg ngô /1 kg N bón
+ Nếu tính hiệu suất phân khoảng từng 40 kg N bón một thì thấy:
– 40 kgN đầu tiên hiệu suất là 39 kg ngô/1 kg N bón
– 40 kg N thứ hai hiệu suất là 35,76 kg ngô/1 kg N bón
– 40 kg N thứ ba hiệu suất là 13,50 kg ngô/1 kg N bón
– 40 kg N thứ tư hiệu suất là 9,25 kg ngô/1 kg N bón
Rõ ràng, khi tăng lượng bón phân thì năng suất tăng, nhưng hiệu xuất phân bón giảm và trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, việc đầu tư phân bón để có năng suất cao không phải là chỉ tiêu quan tâm hàng đầu, mà chính là chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đồng phân bón đầu tư mới thực sự cần thiết phải quan tâm.
Phân bón Tiên Nông luôn hướng tới việc tối đa hóa lợi nhuận cho người trồng trọt và đó là sự khác biệt so với các sản phẩm phân bón khác
Bón phân là bón cho cây nhưng thông qua đất, nên cần thiết phải hiểu cơ bản về đất.
Sở Khoa Học Công Nghệ
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các vườn rau được trồng hữu cơ theo tiêu chuẩn VietGAP hiện nay trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng mới đủ nguồn cung cấp cho một bộ phận nhỏ người dân. Do vậy, mô hình trồng rau thủy canh mới ra đời hiện nay tại Thanh Hóa đang từng bước phát huy hiệu quả, góp phần giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm….
Trồng rau thủy canh là hướng phát triển nông nghiệp sạch.
Ảnh: Vũ Hữu Sinh -TTXVN
Đi vào hoạt động và xuất bán lứa rau thương mại đầu tiên vào năm 2018, hiện nay trang trại rau thủy canh Queen Farm của anh Trần Văn Tân, thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, được đánh giá là mô hình có quy mô lớn nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Chia sẻ về cơ duyên chọn mô hình trồng rau thủy canh để khởi nghiệp anh Tân cho biết, năm 2017, trong một lần được đi thăm quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại Nhật Bản cùng Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Thanh Hóa, anh thực sự thán phục trước cách làm nông nghiệp của người dân Nhật Bản. Trở về nước, sau một thời gian nghiên cứu, năm 2017, được chính quyền tạo điều kiện, anh chuyển đổi 7,5 ha đất nông nghiệp để làm nông nghiệp công nghệ cao.
Ban đầu anh Tân xây dựng 1 ha nhà lưới để trồng dưa Taki với thiết bị lắp đặt được nhập từ Nhật Bản và được các chuyên gia Nhật Bản tư vấn, giám sát thi công, cung cấp giống, chuyển giao kỹ thuật. Hệ thống tưới được lập trình tự động và cung cấp lượng thức ăn đủ chất dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, phát triển. Mỗi năm dưa Taki trồng trong nhà lưới được 4 vụ với tổng sản lượng đạt 260 tấn/ha. Hiện trang trại dưa của anh Tân sắp đón chứng nhận dưa VietGAP và phấn đấu xây dựng thương hiệu GlobalGAP vào cuối năm 2019 để xuất đi các thị trường Dubai, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Từ thành công ban đầu, anh Tân xây lắp thêm 1 khu nhà lưới diện tích 2.500m2 để trồng rau thủy canh, Theo tính toán, mỗi năm trang trại của anh có thể trồng 15 – 17 vụ rau; chi phí 1 ha nhà lưới theo công nghệ Nhật Bản mất khoảng 25 tỷ đồng cùng với 300 triệu đồng tiền mua hạt giống/năm sẽ thu về 350 tấn rau. Nếu chỉ tính giá bình quân 20 triệu đồng/tấn thì từ rau thủy canh, mỗi năm cũng thu về trên 4 tỷ đồng.
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, nhìn khu nhà lưới với đủ các loại rau thủy canh mơn mởn, không hề bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng kéo dài, anh Trần Văn Tân chia sẻ, yếu tố quan trọng trong trồng rau thủy canh là nguồn nước và công thức pha chế hỗn hợp dinh dưỡng. Nguồn nước để sử dụng là nước máy sạch, dinh dưỡng được hòa vào nước theo công thức phù hợp rồi tự động dẫn tới các máng trồng. Sau đó, lượng nước được thu hồi, đưa trở lại bơm tổng để lọc và quay lại chu trình tưới. Toàn bộ quy trình sản xuất, thông số dinh dưỡng được các nhân viên kỹ thuật kiểm tra thường xuyên bằng các dụng cụ chuyên dùng, thực hiện điều chỉnh để bảo đảm điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cây trồng.
Vì được che chắn, không phải tiếp xúc với đất, lại được trồng trên máng cao nên mô hình hạn chế được sự lây lan của sâu bệnh, không phải sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tại, trang trại rau thủy canh của anh hiện có khoảng 20 loại rau ăn lá được sản xuất thành công qua mô hình này, từ một số loại rau thông thường, như: rau muống, rau đay, xà lách, rau gia vị phục vụ sinh hoạt hàng ngày, đến một số loại rau cao cấp, như: rau chân vịt, cải xoăn Kale, cải Mizuna, cải Tatsoi Nhật Bản phục vụ cho các nhà hàng, khách sạn cao cấp…
Với quy trình sản xuất khép kín, tuân thủ nghiên ngặt kỹ thuật, các sản phẩm rau, củ quả được trồng theo phương pháp thủy canh tại Queen Farm đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Thanh Hóa cung cấp mã vạch để truy xuất nguồn gốc…
Được Công ty cổ phần Nông nghiệp hiện đại Tiến Nông chuyển giao công nghệ, chị Hoàng Thị Thơ đã thuê đất tại thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn để xây dựng 1.000 m2 nhà lưới để trồng rau thủy canh. Đầu tháng 1/2019, lứa rau đầu tiên được trồng, đến thời điểm này đã bắt đầu cho thu hoạch cung ứng cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Chị Hoàng Thị Thơ cho biết, trồng rau thủy canh phải tuân thủ kỹ thuật mới đạt năng suất, chất lượng cao. Hạt giống được gieo khoảng 5 đến 8 ngày cho nảy mầm, sau đó đưa lên giàn thủy canh khoảng 20-25 ngày sẽ cho thu hoạch. Tùy từng loại rau, thời gian có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn vài ngày. Với 1.000 m2 nhà lưới, hiện tại, trang trại đã cung ứng cho thị trường từ 50-60 kg rau sạch mỗi ngày. Ưu điểm của rau thủy canh là rút ngắn thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng sản phẩm cao nên thu nhập cao hơn hẳn so với sản xuất rau truyền thống. Mặc dù giá cao hơn các sản phẩm rau thông thường, nhưng hiện tại làm ra vẫn không đủ nguồn cung, vì nhu cầu sử dụng nguồn rau sạch hiện nay trong dân là rất lớn…
Ông Đỗ Văn Kỳ, Trưởng phòng Trồng trọt – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết, để đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm an toàn, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trồng rau thủy canh, ứng dụng công nghệ của Israel, công nghệ Nhật Bản để sản xuất từng loại rau theo công thức dinh dưỡng khác nhau.
Hiện, toàn tỉnh đã xây dựng được 5 mô hình trồng rau thủy canh trong nhà lưới, tập trung ở các huyện: Đông Sơn, Thọ Xuân, Quảng Xương, Triệu Sơn, Hoằng Hóa và thành phố Thanh Hóa. Với diện tích trồng rau thủy canh đã xây dựng nói trên, mỗi ngày các mô hình này đang cung ứng ra thị trường khoảng gần 2 tấn các loại rau thủy canh, với giá bán cao gấp 2,5 đến 4 lần rau an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và gấp 6 đến 8 lần so với rau trồng đại trà. Sắp tới, Sở phối hợp với các địa phương có cơ chế, chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao này…
Sưu tầm – https://dantocmiennui.vn/kinh-nghiem-lam-an/trong-rau-thuy-canh-huong-phat-trien-nong-nghiep-sach-tai-thanh-hoa/233368.htm
Đăk Nông: Hãy Thận Trọng Khi Mua Phân Bón Của Những Cơ Sở Này!
Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành 515 tỉnh Đăk Nông về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực xăng dầu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, từ tháng 4 đến tháng 6/2018, đoàn đã kiểm tra 17 cơ sở kinh doanh phân bón, lấy 33 mẫu để kiểm tra chất lượng.
Kết quả có 10 mẫu vi phạm; xử lý 7 cơ sở, thu nộp ngân sách gần 383 triệu đồng; buộc tiêu hủy toàn bộ 21,5 tấn phân bón giả các loại.
Các đơn vị bị xử phạt gồm:
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Hệ Nga, địa chỉ: Thôn 11, xã Nâm N’Jang, huyện Đăk Song 50 triệu đồng về hành vi bán phân bón NPK 20-8-18+TE giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH MTV TM-SX Việt Liên, địa chỉ: 75/50 Ấp 7, phường Tân An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Trung Toán, địa chỉ: Thôn 3, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong 50 triệu đồng về hành vi bán phân bón hữu cơ khoáng (2,5-4-1,5) giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH phân bón Nông nghiệp, địa chỉ: Khu 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Linh Hậu, địa chỉ: Thôn Đức Phúc, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil 30 triệu đồng về hành vi bán phân bón TPBC 016 Bo-Kẽm đậm đặc giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH Hóa Sinh Trường Phát, địa chỉ: 02/10R2 Ấp 4, Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Xử phạt 15 triệu đồng về hành vi bán phân bón Trung vi lượng Can xi-Bo có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại công nghệ Hoàng Gia, địa chỉ: Đường số 8, KP16, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Hoan Mừng, địa chỉ: Thôn 11, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong 30 triệu đồng về hành vi bán phân bón Mico vi lượng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, sản phẩm của Công ty TNHH-TM-DV-Hóa chất Tân Phú, sản xuất tại VITRACO GREEN NATURE CO, LTD, địa chỉ: KCN Phú An Thạch, Bến Lức, Long An.
Xử phạt 10.983.750 đồng về hành vi bán phân bón NPK 16-16-8+13S có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH sản xuất Việt Áo, địa chỉ: Hố Nai 3, Xã Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai; bán phân bón NPK 25-5-5 +8S có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH XNK Tân Thành Nam AGRICULTURE, địa chỉ: 42/10, đường số 5, KP 8, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Tân Bình, TP HCM.
Xử phạt Công ty TNHH TM &DV-VT Nam Thuận, địa chỉ: Thôn Hòa Phong, xã Đắk Sắc, huyện Đắk Mil 162.000.000 đồng về hành vi bán phân bón NPK 20-20-15+TE có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH SITTO Việt Nam, địa chỉ: số 4, Đường 3A, KCN Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Thủy Quý, địa chỉ: Thôn Tân Bình, xã Đắk R’Moan, thị xã Gia Nghĩa 13.950.000 đồng về hành vi bán phân bón NPK 16 -16 -8 có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố, áp dụng, sản phẩm của Công ty TNHH MTK, địa chỉ: 331 Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM.
Xử phạt cơ sở kinh doanh phân bón Hoàng Vinh, địa chỉ: Thôn Bon SaNa, xã Quảng Sơn, huyện Đắk G’long 21.000.000 đồng về hành vi bán phân bón NPK 17-17-7+13S có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố, áp dụng, sản phẩm của Công ty Cổ phần Nicotex Đắk Lắk, địa chỉ: 68 Nguyễn Chí Thanh, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
UBND tỉnh Đắk Nông cũng vừa ban hành Quyết định số 120/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính 88,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương mại Vinh Quang, địa chỉ tại Thôn 11, xã Nam Bình (Đắk Song) vì bán phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Cơ quan chức năng đã phát hiện Công ty Vinh Quang đang lưu hành và chuẩn bị bán ra thị trường 10 tấn phân bón sinh hóa hữu cơ ViGaf 6-2-4 nhãn hiệu “Con dơi đỏ”. Tổng giá trị 10 tấn phân vi phạm là 59 triệu đồng. Qua kiểm nghiệm, cơ quan chức năng xác định, 10 tấn phân có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định.
Trước đó, Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông cũng đã công bố 6 sản phẩm phân bón kém chất lượng của 6 công ty. Đơn vị này cũng khuyến cáo các nông hộ không nên sử dụng các loại phân bón có tên trong danh sách.
Theo đó, các mẫu phân bón kém chất lượng bao gồm: nấm Trichodema do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ Việt Nam (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên phân phối).
Phân bón lá Ba Con Cò do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ba Con Cò (Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phân phối).
Phân bón hữu cơ khoáng BiO Ba Lá Xanh 01 do Công ty Cổ phần phân bón lá Ba Lá Xanh (Ấp 3, xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, tỉnh Long An sản xuất).
Phân bón hữu cơ vi sinh 3E do Công ty TNHH Thuận Tam (Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh sản xuất).
Phân bón lá cao cấp AMINOBO do Công ty TNHH Một thành viên sản xuất thương mại Thành Nông (Số 26/6 Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8, TP Hồ Chí Minh phân phối).
Phân bón hữu cơ sinh học 434 do Công ty Cổ phần Đầu tư Nông nghiệp Hợp Lực (có địa chỉ số 162 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP Hồ Chí Minh phân phối).
Theo Chi cục Quản lý thị trường Đăk Nông, hiện toàn tỉnh có tới 100 nhà nhập khẩu, phân phối phân bón với hơn 500 cơ sở kinh doanh trực tiếp phần lớn sản phẩm phân bón trên thị trường tỉnh là được nhập từ các địa phương khác.
5 Lý Do Nên Sở Hữu Mô Hình Trồng Rau Sạch Khoa Học
Mô hình trồng rau sạch hiện là một phương pháp rất phổ biến ở các thành phố lớn tại Việt Nam. Ngoài việc đáp ứng hiệu quả cho năng suất cao, mô hình phù hợp với không gian nhà phố, căn hộ, có không gian ban công sân thượng, quan trọng hơn là mô hình trồng rau đem đến giải pháp nguồn thực phẩm dinh dưỡng an toàn cho gia đình.
Là giải pháp tiên tiến, hiện đại nhằm mang đến nguồn rau sạch chất lượng nhất cho dân thành thị, tuy nhiên mô hình trồng rau sạch vẫn đang còn là ẩn số hoài nghi trong lòng nhà đầu tư, những lo lắng về chi phí thiết kế, cách chăm sóc bảo dưỡng, chất lượng rau có như ý hay đơn vị cung cấp nào mới thật sự uy tín?
Đó cũng chính là những câu hỏi mà khách hàng của Ăn Sạch Uống Sạch đã từng thắc mắc. Do vậy, Ăn Sạch Uống Sạch đã tổng hợp Top lý do nên sở hữu ngay mô hình trồng rau sạch hiệu quả để chúng ta cùng tham khảo sau đây:
1. Quy mô đa dạng, đảm bảo thẩm mỹ
Được thiết kế đặc biệt dành cho không gian ban công hay sân thượng của nhà phố, căn hộ, khu chung cư nên mô hình trồng rau sạch hoàn toàn không đòi hỏi cao về quy mô lắp đặt. Diện tích dao động chỉ từ vài mét vuông đã có được mô hình rau sạch chất lượng mà vẫn đảm bảo số lượng rau dùng cho chủ nhà.
Mô hình trồng rau được hình thành từ sự kết hợp của các vật liệu thông minh như kệ trồng rau, chậu ghép, chậu nhựa trắng, có thể lắp cố định hoặc di động đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cao, là một phần kiến trúc cảnh quan xanh cho ngôi nhà.
2. Tuổi thọ kéo dài, dễ bảo quản vệ sinh
Các vật liệu sử dụng trong mô hình trồng rau sạch đều được gia công kết cấu và lắp ráp bằng chất liệu tốt, ổn định, bền bỉ trong môi trường, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, đảm bảo tuổi thọ lên đến 10 – 20 năm để tái sử dụng được nhiều mùa vụ.
3. Đa dạng rau trồng, nâng cao chất lượng rau.
Các hạt giống hiện nay của riêng Ăn Sạch Uống Sạch đều có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, một số loại rau củ thuộc giống nhập khẩu, đã được trồng thử nghiệm và nhân giống cùng giá thể tương ứng, khách hàng có thể kiểm tra và tự chọn giống rau phù hợp với khẩu vị gia đình.
4. Chi phí đầu tư thấp, tiết kiệm thời gian
Để tiết kiệm được chi phí đầu tư và thời gian thì khâu đầu tư ban đầu cần phải chỉnh chu kỹ lưỡng. Mô hình trồng rau sạch của Ăn Sạch Uống Sạch cung cấp cho khách hàng luôn ưu tiên yếu tố lâu dài, hạn chế việc thay đổi sửa chữa. Lựa chọn vật liệu tốt, nguyên liệu sạch, mô hình phù hợp và đội ngũ chăm sóc có chuyên môn là lợi thế vượt trội của Ăn Sạch Uống Sạch, cam kết tính ưu Việt cho nhà đầu tư.
5. Dễ dàng tự động hóa mô hình
Mô hình trồng rau sạch của Ăn Sạch Uống Sạch sẽ được thiết kế và vận hành dễ dàng với sự kết hợp của hệ thống tưới nước tự động tiên tiến được nhập khẩu từ Israel. Đây là thiết bị hẹn giờ tưới tự động, áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt và phun mưa rất đơn giản và dễ sử dụng, từ đó tiết kiệm đáng kể lượng nước cho việc trồng rau tại nhà.
Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH
Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia
ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cơ Sở Khoa Học Của Việc Bón Phân trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!