Cập nhật nội dung chi tiết về Cỏ Lá Gừng,Bón Phân Cỏ Lá Gừng Đúng Cách mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân có công dụng tốt cho việc bón thúc cây cỏ vời điểm cây sinh trưởng mạnh nhất.
Giai đoạn nào của cỏ lá gừng thì nên dùng phân Ure A ?
Cỏ trồng được 7 – 10 ngày giai đoạn này cỏ mới bén rễ non và bắt đầu thay thế lá cỏ tập trung năng lượng phát triển bộ lá và rễ.
Giai đoạn này cỏ lá gừng hút dinh dưỡng nhanh và mạnh lá non sẻ ra nhanh và thay thế lá củ già đỏ.Nếu bón phân lúc này sẻ giúp cho cỏ phát triển đan thảm nhanh và bộ lá xanh mướt .
Giai đoạn cỏ vừa cắt xong :
Cỏ cắt xong lá cỏ bị mất đi cỏ tập trung tạo lá mới và chúng sẻ huy động năng lượng tạo ra lá non để tăng cường quang hợp.Bón phân giai đoạn này mang lại hiệu quả màu lá cỏ và lá cỏ non ra mới nhanh đẹp.
Các lưu ý khi sử dụng phân ure
Phân ure khi bón có thể bị hao hụt N do đặc điểm đất cụ thể là độ pH.
Phân ure sẻ bị yếu tác dụng khi đất có độ pH cao
Phản ứng với nước tan chảy nhanh và gây cháy lá nếu không có đủ nước tưới.
Do đó bón phân ure cần tưới nước ngay và lượng nước phải đầy đủ .
Phân đạm thay thế có thể dùng : DAP , SA …
NPK là loại phân có đầy đủ đạm, lân và kali.
Phân NPK có tác dụng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cây phát triển tốt và màu sắc đẹp.
Đạm giúp cho sự phát triển
Lân ( P ) có tác dụng giúp cây chịu lạnh ,phân chia mô nhanh kích thích phát triển ra hoa và sinh sản. Thiếu lân cỏ lá gừng bị tím lá thân mãnh
Kali giúp cây cứng cáp và quang hợp tốt màu sắc tươi bắt mắt .Thiếu kali cỏ lá gừng dễ bị yếu lá và thân còi cọc có thể chuyển màu vàng dọc mép lá và đầu lá bị chuyển màu nâu.
Vào giai đoạn nào nên bón NPK cho cỏ lá gừng
Sau khi bón ure A khoảng 7-10 ngày sau chúng ta có thể rãi thêm NPK để giữ độ xanh mượt của lá cỏ và quan trọng nhất là độ bền của màu lá không bị vàng hay đỏ nhanh.
Những lưu ý khi sử dụng phân NPK
NPK có dạng viên to và thô , tan chậm hơn ure nhưng không gây độc cục bộ và dễ gây cháy lá như phân ure .Do đó chỉ cần giử ẩm tốt cho phân tan dần và rễ cây hấp thu.
Lưu ý liều lương NPK bón cỏ lá gừng năm mức 2kg/100m2
Thời gian dinh dưỡng sử dụng bền trên 1 tháng .Tuy nhiên cỏ lá gừng là loại cỏ hút dinh dưỡng và nước mạnh cho nên cần theo chu kì 1 tháng 1 lần bón với liều lượng 1.5kg/100m2.
Loại NPK thường sử dụng : NPK 16-16-8 ( 3 màu )
Đối với công trình thảm cỏ lớn mức độ chăm sóc khó và tốn kém tiền công thường sử dụng loại phân NPK 16-19-16 tan chậm SUMICOAT .
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cỏ Lá Gừng
– Đối với đất nền có nhiều gạch, đá, sà bần ta tiến hành dọn sạch để tránh làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến việc chăm sóc thảm cỏ sau này.
– Đối với nền đất không đảm bảo về yêu cầu dinh dưỡng ta cần bổ sung thêm lớp đất màu trồng cây, độ dày của lớp đất trồng cây tùy thuộc vào cốt của nền đất hiện tại nhưng tối thiểu phải được 7 cm để đảm bảo cỏ được tươi tốt trong thời gian .
– Tiến hành ban gạc tạo thành mặt phẳng hay đồi núi tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng và yêu cầu của biên bản thi công.
– Sau đó tiến hành tưới nước thật nhiều và đầm kỹ để đất không còn lún.
– Tạo hệ thống thoát nước tốt.
Trồng cỏ lá gừng
– Sau khi đã có mặt bằng cần tiến hành trồng cỏ, bụi cỏ sẽ được tách thành nhiều nhánh, mỗi nhánh có từ 2 – 4 gốc cỏ, sau đó sẽ được đem đặt xuống đất hoặc dùng dùi tạo hố và cho góc xuống.
– Sau khi trồng xong, thảm cỏ cần được tưới thật nhiều nước, sau đó dùng đầm có trọng lượng 3 – 4 kg để đầm vào thảm cỏ, mục đích là tạo độ bám cho cỏ vào đất, tránh trường hợp rễ cỏ nổi lên trên sẽ bị chết do thiếu nước.
– Cuối cùng rải một lớp xơ dừa giữ ẩm lên trên thảm cỏ mới trồng, làm như vậy xơ dừa sẽ giữ nước và giúp gốc cây đảm bảo độ ẩm, xơ dừa sẽ tự phân hủy sau hơn nửa tháng tạo lớp mùn tốt cho cây.
Chăm sóc cỏ lá gừng Tưới nước
– Cỏ lá gừng sau khi trồng từ 1 đến 5 ngày phải tưới nước thường xuyên, duy trì tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng, trưa, chiều. Đặc biệt là vào buổi trưa trời nắng gắt phải tiến hành tưới ẩm cho thảm cỏ, không để cỏ giống bị khô sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của cỏ, nếu cỏ quá khô có thể cỏ sẽ bị chết và rất khó khắc phục.
– Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 30 tiến hành tưới nước ngày 2 lần.
– Thời gian sau đó tùy vào thời tiết khác nhau mà ta có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp đảm bảo thảm cỏ luôn có đủ độ ẩm.
Bón phân
– Sau khi trồng được 7 ngày tiến hành bón phân Ure theo định mức 2kg/100 m2 để kích thích thảm cỏ ra chồi non.
– Tới ngày thứ 25 ta tiến hành bón thêm một đợt phân URE với định mức như trên.
– Duy trì bón phân Ure mỗi tháng một lần.
– Sau khi bón phân phải tiến hành ngay việc tưới nước đẫm cho thảm cỏ, trường hợp mưa thì không cần tưới nước.
– Nếu cỏ có hiện tượng vàng nhanh sau khi bón phân hóa học thì ta bổ sung thêm phân vi sinh để cải tạo đất.
Cắt tỉa và nhổ cỏ dại
Tiến hành cắt tỉa mỗi tháng 1 lần tùy theo điều kiện thực tế, để cỏ mọc lá non thường xuyên đảm bảo cho cỏ luôn xanh tươi.
Kĩ Thuật Trồng Cỏ Lá Gừng Tạo Mảng Xanh Đẹp Mắt
Hiện nay các khu vườn thường được trồng bao phủ bởi các mảng xanh của các loại cỏ. Một trong những loại cỏ được ưa chuộng đó là cỏ lá gừng. Loại cây thân bò mọc lan đẹp mắt này hiện nay đang được chọn trồng nhiều nơi nhằm mục đích phủ xanh làm mát cảnh quan.
Khi nhắc đến những loại cây xanh công trình thì ngoài những cây to cao tán rộng những loại cây cỏ trồng làm cảnh cũng được chú ý đến nhiều. Trong số đó có cỏ lá gừng được nhiều người ưa chuộng. Đây là loại cỏ có nguồn gốc ở các nước Brazil, Mexico. Từ năm 2000 loại cây này bắt đầu du nhập vào nước ta và được trồng phổ biến trong các sân vườn theo kiến trúc hiện đại từ đó đến nay. Do thích nghi tốt với khí hậu mà loại cây này phát triển khá mạnh trở thành loại cỏ trồng làm cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay.
Đặc điểm hình thái của cỏ lá gừng:
Cỏ lá gừng có tên khoa học là Axonopus Compressus. Loại cỏ này có thân thấp mọc lan sống lâu năm với phiến lá dài và thuôn hình bầu dục. Các đốt lá có lông xếp tầng lên nhau. Do phát triển nhanh và dày nên tạo nên những tấm thảm cỏ xanh có thể vươn cao lên đến 20cm.
Cỏ lá gừng có lá dạng bản dẹt xung quanh có gờ nhọn và phẳng. ,ỗi lá có chiều dài khoảng từ 5-10cm bề mặt có lông phía bên trên và có đỉnh mép rộng hoặc sắc. Do có sức phát triển mạnh mẽ và thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu mà cỏ lá gừng được sử dụng nhiều trong các công trình công cộng như công viên, sân vườn, trường học vv.
Các trồng cỏ lá gừng đúng kĩ thuật:
Việc trồng loại cỏ lá gừng này khá dễ dàng lại không mất nhiều công chăm sóc. Chỉ cần người trồng nắm được một số kĩ thuật cũng như giai đoạn trồng sẽ giúp cỏ luôn xanh tốt.
Chọn lựa đất trồng:
Vì là cỏ nên có thể mọc được ở hầu hết các loại đất. Tuy nhiên để cho cỏ lá gừng phát triển tốt nhất thì nên chọn loại đất màu mỡ hoặc đất phù sa. Đất trồng cần thoát nước tốt và tơi xốp sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh.
Làm mặt bằng và xử lý đất trồng:
Trước khi trồng cỏ bạn cần tiến hành làm mặt bằng và xử lý đất trồng tốt để giúp cỏ nhanh thích nghi với môi trường mới. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đất trước khi trồng cần phải loại bỏ hết cỏ dại và mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng loại thuốc xịt diệt cỏ dại và mầm bệnh hại phun xung quanh trước đó 1 tuần.
Bước 2: Xử lý đất trồng: Đất trồng cỏ cần phải làm bề mặt trước cho tơi xốp và bằng phẳng. Có thể dùng cuốc xới đất, dăm nhỏ đất đá to để tạo bề mặt mềm và nhẵn mịn.
Bước 3: Để kích thích lớp đất trên cùng tạo nên giá thể giàu dinh dưỡng cho cỏ phát triển bạn có thể trải lên trên bề mặt trên cùng một lớp tro trấu khô. Với những vùng bị nhiễm phèn mặn có thể đổ thêm một lớp vôi bột khử trùng và giảm độ chua của đất.
Kĩ thuật trồng cỏ lá gừng: Hiện nay người ta thường trồng cỏ lá gừng bằng phương pháp trồng cấy. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Sau khi đã chuẩn bị được mặt bằng bạn tiến hành tách cỏ lá gừng thành nhiều nhánh con. Mỗi nhánh sẽ khoảng từ 3-5 gốc cỏ. Đặt nhẹ nhàng xuống đất hoặc dùng dùi tạo hố và có nhánh cỏ xuống.
Bước 2: Sau khi trồng cần cung cấp nước ngay cho cây. Cỏ lá gừng có nhu cầu nước khá cao nhất là khi mới trồng nên cần tưới thật nhiều nước cho cây. Tiếp đến bạn dùng đầm có trọng lực 4kg để đầm vào thảm cỏ với mục đích tạo độ bám cho cỏ và đất tránh trường hợp rễ cỏ nổi lên trên sẽ bị chết do thiếu nước.
Bước 3: rải một lớp xơ dừa giữ ẩm lên trên thảm cỏ mới trồng, làm như vậy xơ dừa sẽ giữ nước và giúp gốc cây đảm bảo độ ẩm, xơ dừa sẽ tự phân hủy sau hơn nửa tháng tạo lớp mùn tốt cho cây.
Ưu và nhược điểm của phương pháp trồng cấy:
Ưu điểm: Phương pháp trồng này khá tiết kiệm chi phí và nhân công. Cỏ dễ sống nên có thể trồng trong thời gian ngắn cỏ đã mọc lên xanh tốt.
Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi lượng nước tuwois cho cỏ trong thời gian đầu khá lớn. Nhất quyết không được để đất trồng bị khô héo dẫn đến chết cỏ. Sau khi trồng 2 tháng bạn mới bắt đầu đan thảm và phủ kín được mặt đất.
Một số lưu ý khi trồng cỏ lá gừng khác:
Cần chọn kĩ những nơi cung cấp cỏ giống để chọn được những loại cỏ tốt nhất đảm bảo chất lượng.
Cỏ được chọn không được quá già hoặc quá non. Nếu trồng quá non thì cỏ dễ chết do rễ cây sinh trưởng kém khó thích nghi với môi trường đất dễ dẫn đến chết yểu. Ngược lại nếu chọn cỏ quá già để trồng sẽ khiến chất lượng thảm cỏ không cao và tốc độ sinh trưởng kém nhanh phải thay thế.
Rate this post
Cách Trồng Cỏ Lá Gừng Thái Lan Nhanh Và Tiết Kiệm Nhất 2022
Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những thảm cỏ lá gừng xanh mướt và đầy sức sống tại các công viên, khuôn viên nhà xưởng, sân bóng đá….
Đây là loại cỏ được du nhập vào nước ta trong thời gian gần đây.
Nó là 1 trong những phương án tối ưu cho một số khu vực gieo trồng đặc biệt như thiếu nước, thiếu ánh sáng…
Cỏ lá gừng Thái Lan cũng là 1 trong những xu thế mới , và mang đến cho bạn thêm sự lựa chọn hơn cho cảnh quan, dự án của mình.
Do đó, cách gieo trồng hay chăm sóc cỏ lá gừng Thái Lan cũng được rất nhiều người quan tâm.
Hiện nay, có rất nhiều phương án trồng cỏ lá gừng Thái Lan khi thi công công trình cảnh quan.
Tuy nhiên phương pháp hiệu quả nhất và được sử dụng nhiều nhất đó chính là trồng cấy.
Tiết kiệm chi phí và nhân công, cỏ dễ sống nên rất được ưa chuộng cho mọi công trình.
Vậy, làm thế nào để việc trồng cỏ lá gừng Thái Lan đạt hiệu quả như mong muốn ?
Việc lựa chọn cỏ giống sẽ là 1 trong những yếu tố khá quan trọng quyết định đến chất lượng và sức sinh trưởng của thảm cỏ.
Số lượng cỏ bao nhiêu thì tùy thuộc vào yêu cầu và thời gian sử dụng của chủ đầu tư.
Tránh lựa chọn lứa cỏ quá non hoặc quá già.
CỎ QUÁ NON : Rễ cỏ chưa ổn định và rất ngắn sẽ dễ bị chết hơn do khó bám vào đất trồng, chăm sóc sẽ cực hơn.
CỎ QUÁ GIÀ : Bẹ cỏ sẽ thô và cằn cỗi , mức độ sinh trưởng , phát triển yếu dần và thời gian đan thảm rất lâu.
CỎ CHẤT LƯỢNG NHẤT : Bạn nên chọn lứa cỏ đang trong quá trình sinh trưởng mạnh và đã được trồng từ 1 – 1,5 tháng.
Trước tiên, bạn cần dọn sạch mặt bằng khi bắt đầu trồng cỏ lá gừng Thái Lan
Sau đó bạn tưới nước trên mặt bằng, và đầm kỹ để tạo độ nén đủ chặt, bề mặt không bị gồ ghề , lồi lõm…
Bạn xới cho lớp đất mặt tơi xốp, thoáng khí để quá trình, sinh trưởng phát triển bộ rễ cỏ tốt hơn.
Sau khi mặt bằng đã ổn định , bạn nên rải 1 lớp phân vi sinh hay tro trấu lên mặt bằng trước.
Dùng cào cỏ để cào trộn lớp phân, tro trấu lẫn vào lớp đất nền
Điều này giúp quá trình bén rễ và phát triển của cỏ lá gừng Thái Lan giai đoạn ban đầu sẽ thuận lợi hơn
Tại sao bạn phải lưu ý làm cỏ dại khi trồng cỏ lá gừng thái lan ?
Thảm cỏ lá gừng Thái Lan của bạn mới trồng sẽ có sức sinh trưởng yếu.
Điều này khiến nó khó có thể cạnh tranh chất dinh dưỡng, và điều kiện sống với những loại cỏ dại hiện có.
Do đó, để lứa cỏ lá gừng Thái Lan của bạn có nhiều điều kiện sinh trưởng tốt nhất.
Thì bước này bạn cần phảo xứ lý cỏ dại và mầm cỏ dại trên đất trồng.
Đầu tiên, bạn cần xử lý thủ công bằng cách nhổ tay với phần cỏ dại hiện có.
Sau đó bạn dùng các loại thuốc chuyên dụng để diệt cỏ dại tên diện rộng (như phun cỏ cháy ).
Tiếp tục, bạn sẽ xử lý triệt để phần mầm cỏ dại sót lại trên đất trồng.
Điều này sẽ đảm bảo tối đa khả năng sinh trưởng, đan rễ và phát triển của cỏ lá gừng Thái Lan mới cấy.
Thuốc bạn cần sử dụng lúc này có thể bao gồm : Ronstar, Dualgold ( khi đất ẩm ) phun theo hướng dẫn.
Mật độ cấy sẽ quyết định đến hiệu quả trồng cỏ và thời gian thực tế đưa thảm cỏ vào sử dụng.
Vậy làm sao để bạn biết được mật độ mình cấy đã phù hợp và đúng kỹ thuật hay chưa ?
Theo kinh nghiệm, tôi khuyên bạn nên xé cỏ và cấy từng cụm với khoảng cách mỗi cụm từ 5 – 7 cm.
Và 1m2 cỏ lá gừng Thái Lan bạn có thể trồng ra được 1,5 – 2 m2
Sau khi trồng cỏ xong, bạn cần tưới cỏ và đất trồng thật đẫm, dùng đầm có khối lượng từ 2 – 3 kg đầm lên trên.
Điều này đảm bảo phần cỏ cần trồng đã dính vào đất và không bị nổi lên trên.
Khi đó bộ rễ của cỏ lá gừng Thái Lan sẽ được giữ sâu trong đất và tỉ lệ sống sẽ càng cao hơn.
Sau cùng là rải 1 lớp xơ dừa giữ ẩm cho cỏ lá gừng Thái Lan.
Lớp xơ dừa sẽ tự phân hủy và tạo 1 lớp mùn hữu cơ rất tốt cho cỏ.
Qua bài viết chúng tôi hi vọng bạn sẽ có thêm giải pháp trồng cỏ lá gừng Thái Lan hiệu quả nhất.
Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về cỏ lá gừng Thái Lan cho công trình của mình.
Hay có yêu cầu gì về mảng cảnh quan cho dự án mà bạn chuẩn bị triển khai
Đừng ngần ngại !
Hãy để chúng tôi giúp đỡ bạn
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi tại :
CÔNG TY TNHH MIDPITCHES
Địa chỉ : 860/60D/42,Xô Việt Nghệ Tĩnh,P25, Q.Bình Thạnh, TPHCM
Điện thoại : 0941 99 19 13 ( Mr. Ngân ) – 0913 19 11 00 ( Mr. Quốc ) .
Đăng ký kênh và đồng hành cùng chúng tôi để có thêm nhiều giải pháp cho công trình, dự án của mình thông qua :
Website : http://thamcolagung.com/ Facebook : Midpitches Google + : Midpitches Youtube : Midpitches Tivi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cỏ Lá Gừng,Bón Phân Cỏ Lá Gừng Đúng Cách trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!