Cập nhật nội dung chi tiết về Chuyện Hai Kỹ Sư Trồng Rau Sạch mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các loại rau vụ đông của hai kỹ sư Vũ Văn Sơn và Nông Quốc Doanh trồng trong nhà màng.
“Làm nhà cho cây ở”
Từ chối những cơ hội làm việc tại các thành phố lớn trở về quê dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp là quyết định được Sơn và Doanh đưa ra sau những ngày tháng trăn trở. Sơn sinh năm 1993, thôn 9, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) học phiên dịch ngành cơ khí máy móc. Còn Doanh sinh năm 1994, thôn Mường, xã Phù Lưu (Hàm Yên) học ngành điện tử, đôi bạn chơi thân từ ngày học chung trường. Cả hai đều xuất thân từ vùng đất thuần nông, mỗi lần về quê thấy người nông dân chân lấm, tay bùn, làm rất nhiều nhưng thu chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa, nhu cầu của người tiêu dùng, ai cũng “khát” thực phẩm sạch nhưng không biết tìm mua ở đâu. Sau chuyến thăm khu nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Lạt… đôi bạn này đã quyết định làm… nông dân. Sơn và Doanh mở đầu câu chuyện khởi nghiệp cùng rau, quả sạch mộc mạc như thế.
Quyết định đó khiến bố mẹ không khỏi lo ngại bởi Sơn và Doanh còn khá trẻ, chưa có kinh nghiệm nghề nông. Nhưng Sơn bảo “nếu chưa dấn thân thì chưa biết sức mình”. Sơn về ở hẳn nhà Doanh, 2 chàng trai trẻ vừa khai phá 1.000 m2 đất vườn tạp sau nhà Doanh, vừa học kỹ thuật trồng dưa lưới VietGAP qua mạng và về Học viện Nông nghiệp Hà Nội để học và thực hành kỹ thuật trồng, chăm sóc.
Anh Sơn (bên phải) và anh Doanh (bên trái) ươm giống dưa lưới Nhật.
Tháng 10-2017, 500 gốc dưa lưới ruột vàng của Malaysia được trồng dưới “ngôi nhà” dựng bằng khung tre, màng nilong làm mái, quây lưới để cản gió, bảo vệ cây trồng và hệ thống tưới ẩm được lắp đặt… Kỹ thuật trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP được áp dụng, sau 85 ngày dưa ra trái, nhìn những quả dưa căng tròn, lúc lỉu trên cây khiến Sơn và Doanh vui mừng khôn xiết. Những tưởng những trái dưa không phụ công người cho trái ngọt nhưng vườn dưa thu được cả nửa tấn mà quả nào cũng nhạt bán không ai mua, phải chặt bỏ cho lợn ăn. Vụ ấy, Sơn và Doanh lỗ cả mấy chục triệu đồng.
Quyết chí ắt làm nên
Dưa lưới Nhật được dán tem truy xuất nguồn gốc.
Đầu năm 2018, Sơn và Doanh tìm đến giống dưa lưới vỏ xanh, ruột xanh của Nhật. Đây là giống dưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phổ biến, có vị ngọt đậm và được người tiêu dùng ưa chuộng. Để trồng, chăm sóc giống dưa này, Sơn và Doanh cần 300 triệu đồng đầu tư nhà màng ứng dụng công nghệ 4.0 với hệ thống tưới ẩm theo công nghệ Israel, hệ thống cảm biến nhiệt, đèn chiếu sáng, giữ nhiệt, thoát nhiệt… Vụ dưa trước thất bại, số tiền cần đầu tư tiếp quá lớn đối với gia đình thuần nông nên bố mẹ hai gia đình đều rất ái ngại. Nhưng sự quyết tâm và niềm đam mê làm nông nghiệp công nghệ cao của mình đã thuyết phục được bố mẹ đầu tư vốn – Doanh chia sẻ.
Sơn và Doanh vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc trồng dưa lưới Nhật, một phần do chưa quen với giống mới, phần khác chưa có nhiều trải nghiệm thực tế. Do vậy, vụ dưa này quả vẫn chưa đủ ngọt nên giá rẻ, chỉ bán được 100 – 200 kg với giá 10 – 15 nghìn đồng/kg, còn lại gần 2 tấn dưa không tiêu thụ được phải ủ làm phân bón.
Không nản chí, Sơn và Doanh tiếp tục huy động nguồn vốn để đầu tư cây giống, phân bón chuẩn bị cho vụ dưa tiếp theo. Lần này cả hai chú trọng từ khâu ngâm giống; tỷ mỉ sàng, sảy lấy từng chút đất mịn ươm cây, đến khâu gieo trồng, chăm sóc. Sơn bảo: Ươm cây chỉ sơ ý chút thôi là mầm gẫy, quy trình trồng, chăm sóc “sang chảnh” nhất là giai đoạn ra trái. Thiếu hoặc thừa chút dinh dưỡng thì không đảm bảo độ đường tạo vị ngọt cho quả. Khi dưa hình thành đường vân lưới, lại cần massage từng quả giúp nổi đường vân đẹp và làm chuyển hóa chất dinh dưỡng có trong quả được đồng đều hơn.
Vườn dưa lưới Nhật của hai kỹ sư được trồng trong nhà màng.
Vượt lên những thất bại, giờ đây 2.000 gốc dưa đã cho trái ngọt. Vị ngọt đậm, thanh mát và hương thơm nức của dưa khiến người thưởng thức ăn một lần là nhớ mãi. Dưa có lượng đường đạt 13-14 độ Brix (1 độ Brix tương ứng với 1 gram đường sacaroso trong 100 gram dung dịch) nên nhiều cửa hàng thực phẩm sạch Hà Nội đặt mua. Vụ dưa cuối năm 2018, thu được hơn 2 tấn nhưng không đủ bán, dưa được giao buôn với giá 40 – 45 nghìn đồng/kg, bán lẻ từ 65 – 70 nghìn đồng/kg. Vào mùa đông không phù hợp trồng dưa lưới Nhật, Sơn và Doanh tiếp tục trồng các loại rau vụ đông tăng thêm thu nhập.
Và những dự định
Để khách hàng biết đến sản phẩm của mình nhiều hơn, Sơn và Doanh làm thủ tục xác thực thông tin, nguồn gốc sản phẩm. Mỗi quả dưa xuất bán, đều gắn tem xác thực giúp khách hàng kiểm tra được xuất xứ, nguồn gốc, ngày thu hái, thời gian bảo quản lạnh và nhiệt độ phù hợp bảo quản lạnh… Về chất lượng sản phẩm được Viện Kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm Quốc gia và Viện Bảo vệ thực vật Hà Nội kiểm định các thành phần dư lượng cũng như độ an toàn sản phẩm đạt chất lượng.
Anh Vũ Văn Sơn và anh Nông Quốc Doanh trong niềm vui dưa được mùa, được giá.
Chia sẻ về hướng đi sắp tới, Sơn bày tỏ, thời gian tới sẽ thuê thêm lô đất bên cạnh rộng khoảng 2.000 m2 để đầu tư thêm nhà màng, trồng chuyên canh dưa lưới Nhật và một số loại rau quả theo mùa. Sơn đang xây dựng công thức trồng dưa lưới Nhật phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng để có thể hướng dẫn những người nông dân khác trên địa bàn có nhu cầu học tập và làm theo mô hình, sản phẩm làm ra sẽ được các anh bao tiêu. Bởi những trái cây này thị trường khan hiếm nên dễ tiêu thụ, giá bán khá cao, sau này có thể xuất khẩu. Dưa lưới Nhật hiện có giá từ 60 – 80 nghìn đồng/kg nhưng các nhà vườn không đủ cung cấp vì kỹ thuật trồng loại quả này khó, chi phí lớn. Doanh tiếp lời, đầu tư cho sản xuất xong sẽ lắp đặt hệ thống camera kết nối với điện thoại thông minh để tiện theo dõi sản xuất. Nếu người tiêu dùng quan tâm có thể trích xuất xem quy trình sản xuất. Ngoài nguồn vốn của 2 gia đình, các anh mong muốn được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Mô hình trồng dưa trong nhà màng của 2 trí thức trẻ đã có những thành công bước đầu đem lại những sản phẩm sạch, an toàn cho mọi nhà. Đây là mô hình nông nghiệp trong nhà màng đầu tiên của huyện Hàm Yên và được UBND huyện lựa chọn là vườn mẫu nông thôn mới để nhân rộng.
Kỹ Sư Công Nghệ Trồng Rau Sạch
Thứ hai – 02/07/2018 23:32
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn rau hữu cơ của mình, anh cho biết đã tìm hiểu nhu cầu sử dụng rau sạch của người tiêu dùng trước khi đầu tư.
Từ nhỏ, Khánh đã đam mê trồng trọt và đến nay mới có dịp “thử thách” bản thân khi chọn nông nghiệp sạch. Mô hình rau hữu cơ được anh xây dựng từ tháng 6.2017 trên diện tích 25.000 m 2. Để trang trại rau xanh tốt và đạt hiệu quả, anh đầu tư hệ thống tưới, lưới che, thiết bị, dụng cụ hỗ trợ đúng chuẩn và áp dụng quy trình sinh học vào sản xuất.
Những ngày nghỉ cuối tuần, chàng kỹ sư công nghệ thông tin lại tìm đến một số cơ sở trồng rau mô lớn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm. Rau tại vườn anh “sạch” từ lúc gieo đến khi thu hoạch, do không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học nào. Mỗi cọng rau đều được anh lựa chọn kỹ lượng, loại bỏ những sản phẩm bị úng, chất lượng kém trước khi xuất ra khỏi vườn nên nhiều khách hàng rất hài lòng. Mỗi đợt rau có thời gian từ 30 – 45 ngày, dài hơn so với rau truyền thống; bù lại, sản xuất theo phương pháp hữu cơ sẽ cho thu nhập cao gấp 2-3.
Với sự đầu tư và tính toán bài bản, mỗi tháng anh cung cấp ra thị trường 4 -5 tấn rau các loại (xà lách, cà rốt…), dành cho khách hàng lẻ và các siêu thị, quầy giới thiệu thực phẩm sạch. Với mức giá 50.000 – 60.000 đồng/kg tùy loại, mô hình rau sạch mang lại cho anh doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Kỹ sư Khánh đang đầu tư xây dựng một nhà sơ chế rau và còn dự tính đầu tư, mở rộng hệ thống nhà kính, xây dựng các khu nhà chòi tham quan, nghỉ dưỡng gắn trồng rau sạch với du lịch sinh thái làng quê. Hiện trang trại rau của anh giúp giải quyết cho 10 lao động thường xuyên tại địa phương.
MẠNH CƯỜNG
Những tin mới hơn Những tin cũ hơnFanpage Tuổi trẻ Quảng Nam
Bỏ Lương Chục Triệu Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Rau Sạch Của Anh Kỹ Sư
Hơn 5 năm trước, anh Phạm Văn Dũng là kỹ sư cơ khí của một công ty đóng tàu, mức lương của chàng trai quê xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) không ít người có mơ cũng khó sở hữu. Ai cũng nghĩ, anh sẽ yên vị công tác cho đến ngày cầm sổ lương về quê.
Ngờ đâu, Dũng quyết định bỏ việc về quê mang theo ấp ủ lập nghiệp và làm giàu trên mảnh đất quê hương mình. những ngày đầu, chàng kỹ sư nói bỏ lương chục triệu về trồng rau, nuôi gà, không ai tin. Anh em, bạn bè, làng xóm có người còn bảo Dũng bị khùng. Bao công sức học hành, có việc lương cao giờ bỏ đi, về làm
nông khác nào tự làm khó cho mình và người thân.
Ai cũng nghĩ thế, tuy nhiên Dũng lại khác. Việc quyết định nghỉ việc về quê được anh đã ấp ủ bao lâu. vì thế khi rời nghề kỹ sư đóng tàu, anh đã có một vài vốn để về lập nghiệp bằng nghề trồng rau sạch. Bởi anh nghĩ, rau sạch không gây hại giờ đâu đâu cũng hiếm, kể cả trên chính vùng quê mà anh đang sinh sống.
Hành động lập nghiệp làm giàu từ ý tưởng mô hình trồng rau sạch
Nói là làm, chàng trai Dũng khi ấy 35 tuổi đã một mình tiếp tục những hoạt động trước tiên cho cảm hứng làm giàu “điên rồ” của mình. Anh tìm đến UBND xã xin đấu thầu hơn 5ha đất trồng lúa kém đạt kết quả tốt của địa phương để cải tạo trồng rau theo mô hình mình thích là rau tiêu chuẩn VietGAP.
Chàng kỹ sư quen với máy móc giờ tiếp tục lập nghiệp lại với nghiệp “nghịch đất nghịch cát”. 5Ha đất đồng hoang vu, chẳng ai nghĩ sẽ thành gì khi Dũng bắt đầu làm. tuy nhiên không lâu sau, những thửa ruộng trũng đã thành hệ thống nhà kính, giàn leo, luống rau… có hệ thống phun nước tự động rất quy mô.
Kết quả những bước đầu từ mô hình trồng rau sạch của Dũng
Chàng kỹ sư cơ khí Dũng ngày nào giờ thành ông chủ vườn rau VietGAP cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
những ngày đầu, Dũng trồng các loại rau, củ, quả đồ ăn mà mình tự tìm hiểu theo chuẩn xác VietGAP. Giấc mơ làm giàu của anh đã tan biến trong những tháng đầu khi kỹ thuật chưa có, mặt hàng thu về cho sản lượng, chất lượng kém, mẫu mã không cạnh tranh được với thị trường, ngoài ra là việc được mùa mất giá…
“Có thời điểm tôi phải ngậm ngùi đào thải hàng chục tấn rau quả vì không ai mua, cho không ai thu thập. Hàng trăm triệu đồng không cánh mà bay theo lứa rau mất mùa. nhiều người nghĩ, thất bại thế chắc “Dũng khùng” lại phải bỏ hoang vườn rau, bỏ xứ mà đi” – anh Dũng nhớ lại.
Quyết tâm làm lại từ đầu
Tuy nhiên sau đó, Dũng lại quyết tâm để làm lại với lòng kiên nhẫn và ước mơ không chịu khuất phục bất cứ một gian khó nào. Rau sạch không gây hại anh vẫn tiếp tục trồng, vẫn thực hiện đúng theo chuẩn mực là đem đến người tiêu dùng sự tin tưởng hài lòng về những sản phẩm tối ưu. bên cạnh đó, anh tự thân đi tìm các mối để xuất rau, liên lạc với một số bạn hàng, đối tác để chào mời…
Mặt hàng rau sạch an toàn của anh đã được nhiều nơi chấp thuận, nhiều đối tác chuẩn bị và sẵn sàng mua với giá đắt hơn để đổi lại được những bó rau, những quả, củ có chất lượng tốt và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Từ đó, rau sạch chuẩn xác của anh Dũng có chỗ đứng trong thị trường, vượt xa so với các loại rau người dân trồng tự phát, rau không chắc chắn chất lượng, mất vệ sinh không gây hại đồ
ăn cũng như các loại rau nhập từ nơi khác về.
Sau 5 năm trồng và cung cấp rau sạch an toàn cho thị trường, đến thời điểm hiện tại rau củ quả của anh Dũng không chỉ bán trong tỉnh mà còn xuất đi nhiều nơi. Với 1.500m2 nhà kính và hàng nghìn mét vuông giàn leo hiện anh Dũng đang trồng dưa chuột, các loại mướp Nhật, mướp đắng, rau ăn lá, củ quả các loại… tất cả đều đạt theo chuẩn mực VietGap có có dãn logo, địa chỉ, cam kết an toàn khi đưa đến tận tay người sử dụng.
Thành quả sau bao nhiêu ngày nổ lực, kiên trì với mô hình trồng rau sạch
Hiện mỗi ngày trang trại rau sạch của anh Dũng xuất ra thị trường khoảng 20 tấn rau, củ, quả đồ ăn các loại. Bình quân với mức giá nằm trong khoảng từ 7 – 8 nghìn đồng/1kg. Thị trường rau ổn định mỗi năm gia đình anh thu về cả tỷ đồng.
Ngoài thu nhập cao từ trồng rau, anh Dũng còn giúp người dân địa phương kết hợp thêm thu nhập, bỏ qua thành kiến khó làm giàu từ nông nghiệp trên quê hương mình.
không chỉ thu nhập cao, anh Dũng hiện còn tạo công ăn việc làm đều đặn cho hơn 10 lao động địa phương với lương khởi điểm từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. “Trồng rau VietGAP không giống như trồng rau thường, tiền của đầu tư ruộng vườn trang trại lớn, công sức cũng bỏ ra rất nhiều, đổi lại người sử dụng được dùng rau an
toàn nên đầu ra ổn định và thu nhập của người trồng sẽ cao” – anh Dũng tâm sự.
Từ một quyết định được coi là “khùng”, sau 5 năm kiên trì với sự quyết tâm luôn luôn nghỉ, anh Dũng đã có một cơ ngơi nhiều người có mơ cũng chẳng bao giờ được, cách xa hàng nghìn lần so với mức lương kỹ sư mà anh từng nhận. Điều anh Dũng tự hào nhất đấy là được phục vụ người dân với sản phẩm rau sạch, không gây hại, chắc chắn tiêu chuẩn, tốt cho sức khỏe.
Lời kết
Hồng Quyên – Tổng hợp Tham khảo(dantri.com.vn, favri.org.vn,…)
Kỹ Thuật Trồng Rau Sạch, Trồng Rau Sạch Tại Nhà
Hình ảnh rau với kỹ thuật trồng rau sạch
Ưu điểm của mô hình là trồng rau trên đất không bị ô nhiễm các kim loại nặng, hoá chất BVTV, vi sinh vật có hại. Người trồng cũng không phải thanh trùng nền đất như ở ngoài đồng, tiết kiệm tối đa tiền mua thuốc BVTV và công phun tưới. Các hộ dân sống ở đô thị có thể tận dụng những không gian nhỏ như đất bỏ trống, ban công, sân thượng để tự trồng và chủ động được nguồn rau xanh, sạch, an toàn cho gia đình.
Năm 2012, Trạm KN TP Vĩnh Long đã thực hiện mô hình trồng rau sạch tại hộ gia đình tại các phường 3, 4, 9 và xã Trường An. Mô hình bước đầu tạo được không gian xanh, cải thiện bữa ăn có rau sạch. Mô hình thực hiện gồm các loại rau cải ngọt, cải bẹ xanh mỡ, cải ngọt đuôi phụng, rau muống, tần ô, rau tía tô. Những hộ nông dân tham gia mô hình thực hiện tốt quy trình kỹ thuật được tập huấn. Nông dân sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau tùy điều kiện sẵn có của mỗi gia đình như mây tre, khay nhựa, khay xốp, sành sứ để trồng.
1/ Kỹ thuật trồng rau non (trồng đến thu hoạch khoảng 15-20 ngày).
Rau non cũng là rau cao cấp, có nhiều ưu điểm gần tương tự như rau mầm.
* Vật liệu và dụng cụ:
– Hạt giống (cải bẹ xanh 2 gram, xà lách 2 gram, cải ngọt 2 gram, cải ngọt đuôi phụng 2 gram, rau muống 20 gram/thùng xốp).
– Thùng xốp 50 x 30 cm (loại thùng đựng trái cây).
– Đất hữu cơ sinh học.
– Xơ dừa.
– Bình phun nước, hoặc hệ thống tưới tự động
– Thùng tưới.
– Chế phẩm Trichoderma ngừa bệnh.
– Giàn đặt các thùng xốp trồng rau, hoặc hệ thống trồng công nghiệp
– Lưới mùng hoặc vải lắp các lỗ của thùng xốp.
– Ni lông che mưa.
– Lưới đen (lưới che hoa phong lan) che mát buổi trưa nắng mạnh.
* Trình tự thao tác:
– Chuẩn bị thùng: Lót lưới mùng hoặc vải vào đáy thùng xốp, tránh rơi giá thể ra ngoài khi tưới nước.
– Chuẩn bị giá thể: Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho vào thùng xốp, độ cao giá thể khoảng 5 cm, dùng que gỗ làm bằng phẳng bề mặt giá thể.
– Tưới: Dùng thùng vòi sen mịn và nước thật ẩm giá thể bằng nước sạch.
– Chuẩn bị hạt: Ngâm hạt trong nước sạch từ 2-3 giờ, vớt hạt để ráo vài giờ.
– Gieo hạt: Trộn hạt với cát hoặc xơ dừa, chia hạt ra 2-3 lần gieo, giúp gieo thật đều.
– Giữ ẩm: Đậy giấy carton lên thùng xốp, có thể đặt trong mát vài ba ngày khi cây lên mầm đem ra ngoài trời.
– Đặt cây nơi có ít nhất 5-7 giờ nắng trong ngày, trên giàn cao tránh gia súc phá hại.
– Tưới nước bình quân 2-3 lần/ngày. Tuần đầu dùng bình phun, sau đó dùng thùng vòi sen mịn. Tưới vừa đủ ẩm, tránh quá úng hay quá khô.
– Tưới phân hữu cơ: Sau 10 ngày tưới phân hữu cơ sinh học như Rispla V, Rispla II, phân cá, xen kẽ 3-4 ngày/lần, tùy vào tình hình sinh trưởng của rau.
– Ngừa bệnh héo cây con: Tưới Trichoderma nồng độ 3 phần nghìn vài lần kết hợp với các lần tưới phân thúc.
– Sau khoảng 12-15 ngày có thể tỉa thưa để ăn dần (nhổ cả cây), khoảng 18-20 ngày thu hoạch toàn bộ, dùng kéo cắt bỏ rễ. Có thể thu hoạch rau non chừa lại khoảng 15 cây/thùng, tiếp tục chăm sóc để thu tỉa lá chân ăn dần đến khi thu rau trưởng thành.
Chú ý: Che mưa bằng ni lông và che lưới giảm bớt cường độ ánh sáng vài tiếng đồng hồ vào giữa trưa vào những ngày nắng gắt.
2/ Kỹ thuật trồng rau trưởng thành (trồng đến thu hoạch khoảng 35-40 ngày):
* Vật liệu và dụng cụ:
– Hạt giống (cải bẹ xanh 1 gram, xà lách 1 gram, cải ngọt 1 gram, cải ngọt đuôi phụng 1 gram, rau muống 10 gram/thùng xốp).
– Thùng xốp 50 x 30 cm (loại thùng đựng trái cây).
– Vỉ ươm cây con loại 66 lỗ.
– Đất hữu cơ sinh học.
– Xơ dừa.
– Bình phun nước.
– Thùng tưới.
– Chế phẩm Trichoderma (ngừa bệnh).
– Lưới mùng hoặc vải (lắp các lỗ của thùng xốp).
– Ni lông che mưa.
– Lưới đen (lưới che hoa phong lan).
* Trình tự thao tác:
– Chuẩn bị cây con.
– Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho đầy các lỗ trong khay ươm.
– Tưới nước sạch cho thật ẩm giá thể, dùng thùng vòi có gương sen mịn.
– Dùng que như chiếc đũa xom lỗ sâu khoảng 1 cm.
– Gieo hạt khô trong khay ươm (3-4 hạt/lỗ).
– Cung cấp nước: Tuần đầu dùng bình phun, tuần sau dùng thùng vòi sen mịn, bình quân tưới 2-3 lần/ngày.
– Tỉa cây: Khi cây con được 10 ngày tỉa chừa 2 cây tốt nhất. Cây con khoảng 2 tuần tuổi đem trồng.
– Trồng cây vào thùng xốp:
+ Chuẩn bị thùng: Lót lưới mùng hoặc vải vào đáy thùng xốp, tránh rơi giá thể ra ngoài khi tưới nước.
+ Chuẩn bị giá thể: Trộn ½ đất hữu cơ sinh học và ½ mụn xơ dừa cho vào thùng xốp, độ cao giá thể khoảng 7-10 cm.
+ Dùng thùng vòi sen mịn và nước sạch tưới thật ẩm giá thể.
+ Trồng cây: Cấy cây con vào thùng xốp 15 bầu cây con (ngang 3 hàng x dài 5 hàng).
* Chăm sóc:
– Đặt cây nơi có ít nhất 5-7 giờ nắng trong ngày, trên giàn tránh gia súc phá hại.
– Tưới nước bằng thùng vòi gương sen mịn bình quân 2 lần/ngày.
– Tưới phân hữu cơ: Sau 10 ngày tưới phân hữu cơ sinh học như Rispla V, Rispla II, dinh dưỡng thủy canh, phân cá, xen kẽ 3-4 ngày/lần.
– Ngừa bệnh héo cây con: Tưới Trichoderma nồng độ 3%o vài lần kết hợp với các lần tưới phân thúc.
– Thu hoạch: Sau khoảng 15 ngày có thể thu tỉa lá chân ăn dần, khoảng 40 ngày sau khi gieo thu rau trưởng thành.
Chú ý: Che mưa bằng ni lông và che lưới giảm bớt cường độ ánh sáng vài tiếng đồng hồ vào giữa trưa vào những ngày nắng gắt.
3/ Kết quả thực hiện mô hình
* Đối với rau non:
* Đối với rau trưởng thành:
Với rau ăn lá 25-30 ngày sẽ cho thu hoạch (rau muống, rau dền, các loại cải, mồng tơi), sau thời gian trồng từ 20- 25 ngày, cây cao 10-20 cm. Tỉ lệ sống khoảng 95%, đạt tốt. Năng suất thu hoạch được 700 – 1.000 gram/thùng xốp. Tính ra năng suất 3-4 kg/m2. Hiện nay nhu cầu trồng rau sạch tại nhà trong nông dân là rất lớn đặc biệt ở đô thị. Do đó, cần hỗ trợ thêm kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật để nhân rộng mô hình, tạo không gian xanh trong đô thị.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuyện Hai Kỹ Sư Trồng Rau Sạch trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!