Đề Xuất 3/2023 # Chuối Laba ”Bén Duyên” Vùng Cầu Đất # Top 11 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Chuối Laba ”Bén Duyên” Vùng Cầu Đất # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chuối Laba ”Bén Duyên” Vùng Cầu Đất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuối Laba, giống chuối tiến vua ngày nào sau một thời gian được khôi phục, nhân giống, trồng thành công và phát triển mạnh ở các huyện vùng lân cận nay cũng cho thấy rất có duyên với vùng ngoại ô Đà Lạt – vùng Cầu Đất.

Anh Trịnh luôn tỏ ra rất tự hào khi giới thiệu với chúng tôi về vườn chuối đang phát triển rất tốt và mang lại nguồn thu rất cao cho gia đình. Ảnh: N.Nghĩa

Chúng tôi đến Cầu Đất vào ngày Đà Lạt lập Đông, thời tiết “nắng lạnh”, tìm gặp Chủ tịch UBND xã Xuân Trường và thật may mắn khi được chính chủ tịch kể cho nghe về mô hình chuyển đổi canh tác nông nghiệp với loại cây trồng mới vừa được một số hộ nông dân trong xã trồng nhưng đang cho thấy hiệu quả khá lớn về kinh tế, đó là cây chuối Laba. Cũng thật là có duyên khi anh Trần Như Dũng – Chủ tịch UBND xã vừa mới tự hào khoe với chúng tôi về mô hình trồng chuối được UBND xã đánh giá là thành công nhất ở xã của hộ gia đình anh Nguyễn Trịnh (thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường) thì cũng đúng vào lúc anh Trịnh và bạn bè đi ngang. Thế là chúng tôi được anh Trịnh nhiệt tình đưa về tận khu vườn chuối rộng 3 ha xanh bao la, bát ngát nằm ở cuối con đường thảm nhựa thẳng tắp của thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường. 

Theo chân anh Trịnh, chúng tôi được nghe anh giới thiệu và thị phạm hệ thống tưới hiện đại được anh đầu tư hơn 100 triệu để lắp đặt trên toàn bộ diện tích hai khu vườn chuối rộng 3 ha để giảm chi phí lao động. Chẳng cần phải kéo ống nước rườm rà tưới cây mỗi ngày, ngồi ở bất cứ đâu, chỉ cần lấy điện thoại ra và khởi động hệ thống tưới là cả khu vườn ngập tràn những tia nước trong vắt tỏa ra đến từng bụi chuối lớn nhỏ. 

Trồng chuối Laba, theo anh Trịnh, kỹ thuật trồng, chăm sóc không phải là điều quá khó khăn, mà quan trọng đó là quan sát và biết cách căn giữ độ ẩm của đất, thăm nom để ý màu sắc của lá, của buồng chuối, của hoa lúc chớm bông để sớm phát hiện ra bụi chuối đang trong tình trạng sinh trưởng như thế nào mà có những điều chỉnh về nước, phân bón, ánh sáng cho phù hợp.

Vừa chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc, anh Trịnh vừa đưa chúng tôi đến một bụi chuối có hai ba buồng to khỏe đã đủ ngày cắt hạ để xuất bán. Vừa ngắm nhìn những buồng chuối to, đẹp; anh Trịnh vừa kể về lịch sử của giống chuối Laba huyền thoại nổi danh thơm dẻo một thời được người dân trồng để tiến vua, và quá trình anh “nên duyên” với cây chuối Laba cũng như quá trình gầy dựng nên vườn chuối hiện mỗi ngày cho thu hoạch từ 600 kg đến 1 tấn. 

Theo lời kể của anh Trịnh, trước đây, vườn chuối của anh vốn là vườn được gia đình trồng cà phê. Năng suất cà phê không cao. Một lần tình cờ đến thăm vườn chuối Laba trĩu quả của người quen ở vùng lân cận, anh thích quá và nuôi ý định chuyển đổi sang cây trồng này. Sau khi hỏi han tìm hiểu, phân tích chất đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc, anh quyết định chuyển đổi vườn cà phê của gia đình sang trồng chuối Laba. Những ngày đầu xuống giống, bao lo lắng và cực nhọc, nhưng nhìn những mầm non của cây chuối Laba mỗi ngày đâm chồi nảy lộc rất nhanh trên nền đất của vùng Cầu Đất vốn nổi danh màu mỡ và phù hợp với trà, cà phê và hồng ăn trái; anh càng thêm tin là việc chuyển đổi của anh sẽ thành công. Quả thật đất chẳng phụ công người, vườn chuối bắt đầu nhân ra khắp vườn, sinh sôi nảy nở ngày càng chen chúc. Những buồng chuối đầu tiên ra thật no tròn và đẹp, đạt đúng chuẩn kỹ thuật như anh mong muốn và mang lại giá trị kinh tế khá cao cho gia đình. Mạnh dạn hơn, anh tiếp tục chuyển đổi diện tích vườn số 2 gần đó sang trồng chuối.

Theo tiết lộ của anh Trịnh, mỗi ngày, chỉ riêng tiền bán chuối, hiện gia đình anh đã thu vào khoảng 2 triệu đồng, dù vườn chuối trồng sau hiện vẫn chưa cho thu hoạch. 

Chuối Laba ra đến đâu hết hàng đến đó. Người mua rất ưa chuộng loại chuối này nên bán số lượng ít hay nhiều không hề khó khăn với gia đình anh. Sự lo lắng duy nhất của anh Trịnh hiện nay, đó là làm sao để được hướng dẫn một quy trình canh tác chuẩn Organik nhất, đạt chất lượng nhất, có thể cho ra năng suất cao hơn nữa, cho ra những trái chuối đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, xứng danh là “đặc sản Đà Lạt” để anh có thể cùng với người dân Cầu Đất xây dựng thương hiệu chuối Laba Cầu Đất trên thị trường. 

3 ha chuối của gia đình hiện nay, theo anh Trịnh cho biết, có một phần diện tích anh trồng cả chuối tiêu, nhưng cây chuối Laba trồng và chăm sóc theo kiểu truyền thống – Organik mới là mục tiêu theo đuổi lâu dài của anh. Để tìm đầu ra ổn định, cũng như hướng tới xây dựng thương hiệu, anh Trịnh cho biết vừa mới đăng ký tham gia vào HTX sản xuất chuối Organik của xã để mong được hỗ trợ, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm trồng chuối Laba. Nhưng trong tương lai, mơ ước của anh là được tiếp cận với qui trình sản xuất chuối Laba Organik theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế để nâng cao hơn nữa sản phẩm mình sản xuất. Hy vọng rằng, sự thành công của anh Trịnh với vườn chuối Laba cho năng suất và chất lượng cao ở vùng Cầu Đất sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân vùng này để đa dạng cây trồng, xây dựng thêm cho vùng Cầu Đất một sản phẩm đặc sản nữa, ngoài trà, cà phê và hồng ăn trái.

NGUYỄN NGHĨA

Giới Thiệu Về Cây Chuối Laba

Có giả thuyết cho rằng LaBa là tên Việt hóa của từ tiếng Pháp La Banane là vùng trồng chuối.

Do những yếu tố tự nhiên về đất đai, khí hậu, độ cao…Trong những giống chuối mang về trồng có nhóm chuối già đã tạo nên hương vị và phẩm chất đặc trưng riêng đã tạo nên tên gọi chuối LaBa tồn tại đến nay :

Qua thực tế tìm hiểu, trước đây tại vùng tại vùng đất trên có 02 giống chuối chính gồm:

+ Loại cây chuối cao: cây cao từ 4,5 – 5 mét, thân cây chuối thon, lá màu xanh nhạt, cuống lá to hơi dài, lá mo và vòi noãn khi khô tự rụng. Trái cong và úp vào buồng, vỏ mỏng, ăn ngọt và thơm, năng suất tương đối cao nhưng khó thu hoạch buồng quả, hay bị đổ ngã nhiều khi gặp gió lớn, bão và bệnh héo rũ, bệnh cháy lá. Nông dân xã Phú Sơn gọi là chuối Già Hương cao. Hiện nay số lượng còn không đáng kể (rất hiếm).

+ Loại chuối cây vừa: cây cao từ 3 đến 3,5 mét, lá mọc sít nhau hơn, lá màu xanh nhạt, cuống lá hơi dài, eo lá có mầu tím đỏ, gốc lá nhọn và sâu, trái hơi cong, nải trên buồng xít nhau, buồng trái hình trụ, số nải trên/buồng từ 10 – 12 nải ( hoặc nhiều hơn), Nông dân xã Phú Sơn thường gọi là chuối già Già hương thấp hay chuối LaBa, chuối LaBa, chuối Laba Đà Lạt….Nhưng hiện nay số lượng cây chuối còn rất ít. Giống chuối trên cho năng xuất cao, chất lượng tốt, hay bị bệnh cháy lá, trái khi chín hay bị đốm đen ( đốm trứng cuốc).

Hiện nay; trên địa bàn Phú Sơn-Đạ Đờn… tồn tại nhiều giống chuối khác nhau gồm: Già hương cao, già hương thấp ( chuối LaBa, chuối L aBa Đà Lạt…), già cui, già lùn. Nhưng nhiều nhất là giống chuối già cui.

Chuối LaBa hay chuối LaBa Đà Lạt theo phân loại thuộc nhóm AAA; thuộc nhóm chuối già nên có những đặc điểm chung về sinh thái như nhau.

1/ Bộ rễ chuối: Rễ bất định mọc từ bề mặt của trung tâm của củ chuối thành từng nhóm 3-4 rễ một. Đường kính từ 4-8 mm, dài có thể tới 2,5 m. Đâm sâu tới 60 cm. Do rễ phân nhánh ở xa gốc và như vậy lông hút nằm xa gốc nên thường phải bón phân từ 60 cm kể từ gốc trở ra đối với cây lớn. Rễ chuối hút nước yếu, thường chỉ độ 30% đầu của thuỷ dung ngoài đồng như vậy nhịp độ tưới phải dày hơn.

2/ Củ chuối: Là thân thật và là bộ phận quan trọng nhất của cây chuối. Nó sinh ra lá, hoa quả ở trên, rễ và các con ở dưới. Có các loại con lá vảy, con lá mác và con lá bàng. Bản chất là một căn hành phát triển theo kiểu cọng trụ, củ tạo ra thân trên không và phát hoa chuối.

3/ Lá: Bẹ lá hợp thành thân giả, các cuốn lá hợp thành các chữ V, khoảng cách giữa hai chữ V là là lóng giả, gặp điều kiện sinh trưởng khắc nghiệt lóng giả ngắn. Trong điều kiệt tốt cứ 7 – 10 ngày cây ra một lá. Khi ½ số lá đã ra cây bắt đầu phân hoá mầm hoa, trong thời gian này ½ số lá còn lại tiếp tục được tống ra ngoài. Phải tìm mọi biện pháp để duy trì số lá xanh trên cây. Muốn có năng suất cao phải duy trì được số lá xanh từ 12 – 14 lá trên cây vào lúc trổ luồng. Bệnh Sigatoka làm giảm số lá rất nhanh, nhất là vào mùa mưa.

4/ Hoa quả: Bắp chuối di chuyển trong ruột thân giả rồi trổ ra ngoài, một nảỉ chuối được một lá mo màu đỏ đậu lên, mỗi ngày bắp chuối nở ra 1 nải. Như vậy khoảng độ 8-14 ngày mới trổ hết nải. Từ khi bắp nhú lên đến khi thu hoạch xuất khẩu mất độ 120 – 135 ngày tùy theo mùa. Tuỳ theo số lá xanh mà quyết định số nải chừa lại. Phần bắp chuối sẽ được cắt đi cách nải chừa lại cuối cùng 15 – 20 cm.

Sinh thái của chuối Laba

Chuối là cây nhiệt đới, chuối LaBa thuộc nhóm chuối già, được trồng ở vùng cận nhiệt đới, từ 18 oC cây chuối bắt đầu tăng trưởng và đạt tối ưu ở 27 oC, Trên 38 oC cây chuối ngừng tăng trưởng. Vì vậy khi trồng chuối LaBa ở những tiểu vùng khí hậu có nhiệt độ dưới 18 o C, thời gian sinh trưởng sẽ kéo dài.

Chuối LaBa không bị ảnh hưởng của quang kỳ, như vậy chuối có thể trổ buồng quanh năm.

Chuối LaBa nói riêng ưa ánh sáng nhẹ, từ 2.000 – 30.000 lux; trên 30.000 lux quang hợp bắt đầu giảm. Nắng trực xạ của các trưa hè dễ làm cháy lá và nám buồng quả.

Nhóm chuối già nói chung và chuối LaBa nói riêng cần nhiều nước, một số tài liệu cho thấy cứ 13,5m 2 lá cần tới 25 lít nước/ngày (lượng nước tối thiểu là 15 đến 18 lít) để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy, nếu thiếu nước lá của các cây chuối sẽ bị héo rũ, nếu kéo dài cây sẽ bị chết. Ngược lại, vườn chuối bị ngập úng chỉ sau vài giờ cũng bị héo rũ, ngập úng kéo dài chuối cũng bị chết. Những nơi có mực nước ngầm thấp, đất lúc nào cũng ướt thì trồng chuối cũng cho năng suất rất thấp.

Kinh nghiệm ở Irael và Bazil cho thấy mỗi bụi chuối cần khoảng 25 lít nước vào các ngày quang đãng và 18 lít vào ngày nhiều mây. Vào thời kỳ trổ buồng và nuôi trái nó rất nhiều nước. Lượng nước tưới tùy thuộc vào bức xạ mặt trời, vào nhiệt độ, vào khả năng giữ nước của đất… Như vậy vũ lượng tối thiểu 1.800 mm/năm nhưng phải phân bổ đều. Hiện nay một số nơi đã dùng màng phủ nông nghiệp để trồng chuối vừa có tác dụng chống thoát nước và hạn chế cỏ dại và sâu bệnh.

Chuối LaBa không chịu nổi gió lớn, bão nó làm chuối rách lá và trốc gốc… Vì thế khi qui hoạch vùng trồng chuối cần chọn vùng có ít bão tố. Tiến hành các biện pháp kỹ thuật như làm đai cản gió (trồng các cây chắn gió), vun gốc, chống buồng, để hạn chế ngã đổ.

Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, đất đỏ bazan, đất bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước và thoát thủy tốt, mạch nước ngầm dưới 60 cm. Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 6-7.

Kỹ thuật nhân giống chuối laba

Có 3 phương pháp nhân giống vô tính như sau:

a – Phương pháp nhân giống vô tính bằng tách chồi con từ cây mẹ: chọn chuối con giống chuối mập khỏe, cây con hình lưỡi mác thường gọi là chồi đuôi chiên, không bị sâu bệnh cao 0,8 – 1m, cắt sạch rễ và 2/3 lá trước khi trồng.

b – Phương pháp nhân giống vô tính bằng củ chuối mẹ : Đào lấy gốc củ chuối mẹ sau khi chặt buồng hoặc những gốc chuối con lớn có chu vi thân giả 40 – 60 cm dùng để ươm giống. Củ chuối được bổ ra làm 4 hoặc làm 8 phần để ươm. Khi bổ củ chuối mẹ cần tránh cắt vào đỉnh sinh trưởng của củ chuối mẹ. Củ chuối mẹ sau khi đào về được xử lý vệ sinh sau đó cắt ra, xử lý mắt cắt vào tro bếp hoặc thuốc Zineb, Dithane… sau đó ươm ngay. Đất ươm phải tơi xốp, nhiều mùn, tưới nước thường xuyên để đủ ẩm, sau một tháng các chồi con nhú mầm, sau 3 – 4 tháng tách những chồi lớn đi trồng.

Mỗi củ chuối mẹ khi ươm giống có thể đạt từ 6-10 chồi con, cây con chuối ươm từ củ có những đốm màu tím (sắc tố).

c- Phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô (invitro) :

Trước khi đưa vào nuôi cấy mô các cây con chuối đã được giám định các loại bệnh như: Bênh chùn đọt (Bunchy Top), bệnh khảm lá (CMV), Bệnh héo rũ …….. sau đó loại bỏ những cây chuối bệnh trước khi đưa vào cấy mô.Cây con chuối cấy mô phải sạch bệnh ngay từ trong vườn ươm, cây sinh trưởng tốt, cao khoảng 20 – 25 cm có từ 6 – 7 lá, lá có tối thiểu từ 2 – 3 lá có những đốm màu tím trở lên . Qua kết quả sản xuất thực tế cho thấy, con giống trồng từ cấy mô có ưu điểm là thuần chủng giống cây mẹ đã tuyển chọn, độ đồng đều, cho năng suất cao hơn từ 10 – 15 % so với các loại con giống khác, thời gian trồng đến thu hoạch tương đương nhau.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Chuối Laba

Ngày đăng: 2016-03-30 07:24:36

I. Đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh:

1. Đặc đểm thực vật học:

Cây chuối tên khoa học là Musa sapientum L., thuộc họ Musaceae. Chuối là loại cây ăn quả nhiệt đới, ngắn ngày, dễ trồng và cho sản lượng khá cao, trung bình có thể đạt năng suất 20-30 tấn/ha.

– Cây cao từ 3-3,5m, eo lá và vỏ bẹ lá có màu tím, buồng dài nhiều trái, quả chuối thon, dài và hơi cong; vỏ dày và bóng, chín có màu vàng tươi. Thịt quả có màu vàng sánh, dẻo, ngọt và có mùi thơm đặc trưng, vào mùa đông hay những lúc mưa nhiều, vỏ chuối có nhiều chấm đen li ti như đốm trứng cuốc.

2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:

– Điều kiện sinh thái:

Nhiệt độ: Chuối sinh trưởng và phát triển thuận lợi từ 25-350C, khi nhiệt độ giảm đến 100C thì quả nhỏ, phẩm chất kém, sinh trưởng chậm, chuối sợ rét và sương muối, khi gặp sương muối kéo dài lá chuối sẽ xám lại và héo khô.

Nhu cầu về nước:Hàm lượng nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân già 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%, độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút. Chú ý vào mùa khô thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối.

Ánh sáng: Có khả năng thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng. Cho nên lượng ánh sáng ở điều kiện nước ta cũng cho phép cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt.

Đất trồng chuối: Là loại cây dễ trồng, yêu cầu về đất không nghiêm khắc. Tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa (tốt hơn cả), đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như N, P2O5, K2O, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K2O.

Chuối mọc bình thường trên đất có pH từ 4,5-8, tốt nhất trong khoảng 6-7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của chuối. Chuối chịu úng và chịu hạn kém, do đó đất trồng phải có độ cao so với mực nước ngầm tối thiểu 0,6m, thoát nước tốt.

3. Giống chuối la ba:

– Giống tiêu cao (thường gọi là giống chuối già hương vì khi chín có hương thơm hấp dẫn): Cây cao từ 3,5-5m, buồng hình trụ, quả thẳng và to, đuôi hơi lõm, ăn ngọt và thơm. Năng suất rất cao nhưng khó thu hoạch; cây dễ bị bệnh héo rủ, dễ bị đổ ngã khi gặp gió bão.

– Giống tiêu vừa (thường gọi là chuối già Laba): Cây cao 2,8-3m, buồng hình trụ, trung bình có từ 10-12 nải/buồng, trái hơi cong, ăn ngọt, thơm ít.

– Giống tiêu thấp (thường gọi là chuối lùn Laba): Cây cao 2-2,5m, buồng hình nón cụt,12- 14 nải/buồng, trọng lượng bình quân 35 kg/buồng, nhiều buồng đạt tới 50 kg nếu được chăm sóc tốt.

Chuối trồng được quanh năm, tốt nhất nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa, cây sinh trưởng tốt cho tỉ lệ sống cao hoặc xác định thời điểm trổ buồng, thu hoạch mà chọn thời gian trồng thích hợp với điều kiện chủ động được nước tưới, trồng tốt nhất từ tháng 5 đến tháng 10.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối laba

1. Chọn Giống: Đối với chuối La ba cấy mô.

Chiều cao cây đo từ mặt bầu đến điểm giao nhau 2 bẹ lá trên cùng 25-35cm; đường kính thân đo cách gốc 2cm lớn hơn 2cm; số lá thật hơn 7 lá; chiều rộng lá hơn 15cm, chiều dài lá lớn hơn 30cm tính từ lá thứ 7; không có dấu hiệu nhiễm sâu, bệnh và được huấn luyện hoàn toàn ngoài ánh sáng từ 10-15 ngày.

2. Chuẩn bị đất trồng cây chuối laba:

Trước trồng 1 tháng dọn sạch đất, vệ sinh xung quanh, cày ải toàn bộ đất trồng, cầy sâu 30 cm, đào hố kích thước 40x40x40cm.

Trồng chuối nên trồng theo hướng Đông-Tây để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời, trồng theo hình chữ nhật hoặc nanh sấu.

3. Kỹ thuật, mật độ, khoảng cách trồng cây chuối laba:

Tùy theo địa hình, đất tốt xấu, khoảng cách trồng: 3x3m, mật độ 1.111 cây/ha hoặc 3x4m, mật độ 833 cây/ha.

– Dùng cuốc xới lại hố đào sau đó đặt bầu đất chuối cấy mô xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10-15cm, rồi lấp đất lại và nén xung quanh gốc, không nén quá chặt sẽ làm dập con chuối. Nếu trời nắng quá có thể che tủ cây con trong tuần lễ đầu.

Trồng củ: Đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, thuận lợi cho thu hoạch. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía chân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên và làm như vậy để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.

– Làm cỏ, tưới nước, các kỹ thuật chăm sóc khác:

Tưới nước: Ở giai đoạn cây con tùy thời tiết, thời vụ trồng mà điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp, không nên để chuối quá ẩm hoặc quá khô, cây con mới trồng 2-3 ngày tưới một lần, cây trưởng thành tưới 2 lần/tuần. Nên trồng cây chắn gió quanh vườn để hạn chế rách lá làm giảm năng suất chuối.

Khi cây chuối trổ buồng rất cần nước nên cần chú ý tưới nước và bón phân đầy đủ để quả chuối phát triển tốt, vào mùa mưa (từ tháng 5-11 dương lịch) chú ý thoát nước tốt cho vườn chuối để hạn chế ngập úng.

Tỉa chồi: Phải được tiến hành thường xuyên (1 tháng/lần), dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng. Nên tiến hành tỉa vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước xung quanh làm chồi con bị thối lây sang cây mẹ.

Sau khi trồng 5 tháng có thể tiến hành tỉa chồi, nên chọn những chồi con mập, khỏe mọc cách xa cây mẹ 20cm, mỗi bụi chuối chỉ nên để 3 cây và có thời gian sinh trưởng cách nhau từ 3-4 tháng.

Việc tỉa chồi con cây chuối để đem trồng có ảnh hưởng nhất định đến năng suất buồng chuối, nên tỉa chồi con khi cây chuối mẹ đã trổ buồng và định hình quả, chỉ tải tối đa một phần tư vùng gốc cây chuối mẹ sau đó tích cực chăm sóc, bón phân để mau phục hồi. Nếu tỉa chồi con khi cây mẹ chưa ra quả sẽ ảnh hưởng đến năng suất và cây mẹ hay bị đổ ngã khi mưa gió.

Ở những nơi có mật độ con bù lạch cao khi buồng chuối mới nhú cần phun xịt thuốc trừ sâu kết hợp với các loại thuốc phòng bệnh như Zinep xanh, Macozeb, Kocide,… để diệt trừ bù lạch cắn phá và nấm quả chuối.

Tiến hành cắt bỏ những bẹ lá chuối cạ vào buồng để buồng chuối thông thoáng không bị trầy xước.

Sau khi ở cuối buồng chuối xuất hiện nải toàn hoa đực thì tiến hành cắt bắp để tập trung dinh dưỡng cho các nải chuối.

Dùng túi nylon màu xanh dương có đục lỗ để bao quày, mục đích giữ cho màu sắc vỏ trái được đẹp hơn, hạn chế bù lạch chích hút trái non và giúp tăng năng suất quày. Khi quày chuối lớn nên dùng cây chống quày tránh đổ ngã.

4. Phân bón và cách bón phân cho chuối la ba:

a. Với khoảng cách trồng: 3x3m, mật độ 1.100cây/ha, lượng phân bón:

Phân hữu cơ: 16,5 tấn phân hữu cơ hoai;

Phân hóa học nguyên chất:222,2 kg N; 55,6 kg P2O5; 277,6 kg K2O.

Lưu ý: Chuyển đổi phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1:Ure: 483 kg; super lân: 347,5 kg; KCl: 463 kg.

Cách 2: NPK 20-20-15: 1.112 kg; Ure: 120 kg; KCl: 92 kg.

b. Với khoảng cách trồng: 4x3m, mật độ 833 cây/ha, lượng phân bón:

Phân hữu cơ: 12,5 tấn phân hữu cơ hoai;

Phân hóa học nguyên chất:166,6 kg N; 41,7 kg P2O5; 208,3 kg K2O.

Lưu ý: Chuyển đổi phân hóa học nguyên chất qua phân đơn hoặc NPK tương đương:

Cách 1: Ure: 326 kg; super lân: 216 kg; KCl: 347 kg.

Cách 2: NPK 20-20-15: 834 kg; Ure: 90 kg; KCl: 69 kg.

– Cách bón phân với trường hợp trồng cây mô:

Bón lót 15kg phân hữu cơ hoai + 400gr lân + 300gr vôi bột cho 1 hố, sau đó trộn với lớp đất mặt, lấp lại khoảng 25 cm, trước khi trồng 1-2 ngày rắc thuốc mocap hoặc Basudine hạt và trộn đều với đất để trừ sâu.

Bón thúc:Sau khi trồng từ 7-15 ngày, bón kết hợp với phun xịt phân qua lá và thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng để giúp cho chuối phát triển nhanh, sau đó trung bình từ 15-30 ngày bón 1 lần, bón 1kg phân NPK cho 30-50 gốc, bón phân theo hốc hoặc xới nhẹ cách gốc 10-20cm, sau đó tiến hành rải phân và lấp đất lại.

– Bón cho vườn chuối kinh doanh, trong 1 năm thông thường chia làm 3 lần bón:

Lần 1: Sau trồng 1 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K2O.

Lần 2: Sau trồng 4,5 tháng bón 40% lượng N, 40% lượng K2O.

Lần 3: Sau trồng 7,5 tháng bón 30% lượng N, 30% lượng K2O.

Tùy vào độ màu mỡ của đất, khả năng cho sản lượng của cây mà có lượng phân bón thích hợp cho từng gốc, ngoài ra còn căn cứ vào các triệu chứng thiếu phân biểu hiện trên cây, lá mà cung cấp lượng phân thích hợp.

III. Phòng trừ sâu bệnh cho cây chuối laba

1. Sùng đục củ và thân chuối(Cosmopolites sordidus):

Ấu trùng có màu trắng, đục thành những đường bên trong củ, chất bài tiết có màu vàng nâu, mịn, làm thối củ, cây tăng trưởng kém, buồng nhỏ, trái lép không phát triển được.

– Đặc điểm gây hại: Ngoài thiệt hại trực tiếp, vết đục của ấu trùng trên thân cây còn là nơi xâm nhập của các loài nấm bệnh tiếp theo, làm cho cây bị yếu, sức đề kháng của cây đối với những điều kiện bất lợi rất kém.

– Biện pháp phòng trừ:

Không lấy cây giống ở những vườn đang bị sâu gây hại. Trước khi trồng nên cắt bỏ hết những bẹ, những cuống lá bị thối ở cây giống, thu gom tất cả những bộ phận cắt bỏ này đem chôn hoặc tiêu hủy.

Vệ sinh vườn trồng, thu gom những bẹ lá, cuống lá bị thối, bị khô, dọn sạch lá già, cỏ rác. Tỉa bỏ những cây con dư thừa, tạo thông thoáng.

Với những vườn đã bị sâu hại nhiều, sau khi thu hoạch buồng cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.

Dùng những cây chuối vừa thu hoạch buồng, chặt thành những khúc dài khoảng 70-80cm, bổ đôi thành hai mảnh rồi úp mặt vừa chẻ xuống mặt đất xung quanh gốc chuối hoặc chẻ dọc ở một đầu làm hai hoặc làm bốn khe, sau đó đặt đầu chẻ xuống đất gần các gốc chuối. Ban đêm con trưởng thành sẽ mò ra ăn và ẩn nấp phía dưới của các mảnh thân cây chuối và ở những khe chẻ này, sáng sớm hôm sau lật khúc chuối lên để bắt con trưởng thành. Trong sản xuất biện pháp này thường mang lại hiệu quả cao.

2. Sâu cuốn lá: (Erionata thorax):

Sâu non màu trắng đầy phấn, cắn lá chuối cuộn lại làm nhộng bên trong, gây hại tập trung vào đầu và cuối mùa mưa.

Phòng trừ: Biện pháp thông thường là ngắt bỏ các lá bị cuốn và giết sâu.

– Đặc điểm gây hại: Sâu hại nặng cả phiến lá có thể bị cuốn hoàn toàn, tạo ra rất nhiều tổ sâu treo trên gân chính. Cây chối trở nên xơ xác, không còn lá để quang hợp, làm cho cây bị mất sức, buồng nhỏ, trái có thể bị lép. Nếu cây bị sâu tấn công sớm, gây hại nặng có thể không cho trái.

– Biện pháp phòng trừ: Trong quá trình chăm sóc nếu thấy tổ sâu nào thì thu gom tiêu diệt ngay sâu trong tổ đó, ban ngày nên dùng vợt bắt những con bướm đang đậu “ngủ” ở tán lá. Không trồng chuối quá dày, tỉa bỏ lá già và những cây đã thu buồng để vườn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành.

3. Bù lạch: (Chysannoptera thripidae)

Thành trùng rất nhỏ, có màu nâu hay đen thường tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen (ghẻ) làm mất vẻ đẹp, rất khó xuất khẩu.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, làm sạch cỏ dại là ký chủ của bọ trĩ.

4. Tuyến trùng:

Xâm nhiễm vào rễ làm vỡ vách tế bào, ngăn cản rễ hút dinh dưỡng, cây sinh trưởng kém, quày nhỏ, trái lép rễ có các vết u, thối đen.

Phòng trừ: Loại cây bệnh ra khỏi vườn, rải thuốc Basudin, Furadan 20-30 kg/ha. Phải xử lý đất và xử lý cây giống trước khi trồng.

5. Bệnh đốm lá: Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigatoka đen (Mycosphaerella fijiensis).

– Triệu chứng: Bệnh gây hại trên lá tạo ra những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ (Sigatoka vàng) và những đốm bệnh có màu sậm hơn và xuất hiện ở mặt dưới của lá (Sigatoka đen).

– Bệnh thường xuất hiện trên các lá thứ 2, 3 hoặc 4 (tính từ trên ngọn xuống). Vết bệnh lúc đầu là các đốm nhỏ 1 – 10 mm, rộng 0,5 – 1 mm màu vàng lợt hay nâu. Các đốm thường xếp dọc theo các gân phụ của phiến lá, các vết đốm phát triển thành hình thoi nhỏ, màu nâu đen với vầng vàng xung quanh. Nhiều vết đen liên kết tạo thành những mảng khô lớn. Cây bị bệnh nặng thường không phát triển được các lá đọt. Trong mùa mưa nấm bệnh lan theo nước chảy trên lá, làm các vết bệnh xếp thành hàng, vào mùa khô các đốm bệnh phát triển ở chóp lá, làm cháy mép hay ngọn lá, nải nhỏ, trái lâu chín, ruột trái màu vàng hay hồng lợt, ăn có vị chát.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Tránh trồng chuối trên đất chua, đất trồng phải thoát nuớc tốt, trồng với mật độ thích hợp, bảo đảm độ thông thoáng cho vườn chuối. Bón phân đầy đủ, tăng cường bón lân, kali tăng sức đề kháng cho cây, cắt bỏ lá già, lá bệnh có thể hạn chế được bệnh. Chọn giống chống bệnh và sạch bệnh.

Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng thuốc hoá học gốc Thiophanate-Methyl (Kuang Hwa opsin 70WP )để phòng trừ bệnh.

6. Bệnh héo rủ Panama: (Fusarium oxysporum)

– Triệu chứng: Ban đầu bệnh xuất hiện ở những lá phía dưới, lá bị vàng dần từ bìa lá trở vào, sau đó lan dần lên các lá phía trên. Đồng thời với quá trình này thì cuống lá bị gẫy gập xuống, rồi cả phiến lá bị chết khô.Khi lá phía dưới bị bệnh, thì lá phía trên ngọn tuy sống nhưng đã chuyển sang mầu xanh lạt hơi vàng, méo mó, sau đó héo úa, gẫy gập rồi chết khô. Sau khi lá bị chết, tuy cây chưa bị đổ gẫy nhưng các bẹ lá phía ngoài đã bị nứt, sau này cả cây bị thối, khô và gẫy gập xuống. Những cây con mới ra chưa có biểu hiện bị bệnh ngay, nhưng về sau lá cũng bị vàng héo rụi và chết dần.Nếu bị bệnh sớm, cây có thể bị chết hoặc không cho buồng. Nếu cây trưởng thành mới bị bệnh, thì cây vẫn cho buồng, nhưng trái nhỏ. Chẻ dọc thân cây bệnh, sẽ thấy có mùi hôi, các bẹ phía ngoài có sọc mầu nâu, các bẹ non bên trong có sọc mầu vàng. Cắt củ chuối ra, sẽ thấy các bó mạch bị hư tạo thành các đốm vàng, đỏ nâu.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Lên luống cao hình mai rùa giúp thoát nước tốt trong mùa mưa. Những vườn nằm ở vùng trũng nên có mương rãnh sâu, để rút bớt nước trong vùng rễ của cây xuống mương rãnh vào mùa mưa. Không bón quá nhiều phân đạm, phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường phân chuồng hoai, Nên bón vôi vào các hố trồng để khử chua cho những vườn đất bị chua phèn. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thường xuyên cắt bỏ những lá bệnh đem đốt. Chọn đất có pH trung hòa hoặc hơi kiềm để trồng chuối. Tuyệt đối không lấy cây con ở những vườn đã bị bệnh làm giống cho vườn khác. Khi phát hiện cây bệnh nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất.

Nếu vườn chuyên canh chuối mà bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cho ngập nước từ 2-3 tháng để diệt mầm bệnh. Với những cây đã bị bệnh, phải chặt bỏ rồi bứng hết gốc rễ đem ra khỏi vườn tiêu hủy, sau đó rải vôi bột vào chỗ vừa nhổ bỏ cây để khử trùng đất trước khi trồng chuối trở lại.

– Triệu chứng: Khi bị bệnh lá chuối hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sậm. Nếu cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trỗ sẽ không thoát, hoặc nếu có trỗ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trỗ ra ngang thân.

Bệnh lây lan trực tiếp qua cây con giống và trung gian truyền bệnh rầy mềm Pentalonia nigronervosa sống ở các bẹ lá chuối.

– Biện pháp phòng trừ:

Biện pháp canh tác: Không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, khóm chuối đã bị bệnh gây hại làm giống cho vụ sau. Thường xuyên kiểm tra vườn chuối để phát hiện sớm cây bị nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây đã bị bệnh phải chặt bỏ ngay, bứng hết cả gốc rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác. Không nên lập vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới lập.

Vệ sinh vườn, dọn sạch cỏ dại, cắt tỉa, bỏ bớt những lá già, lá khô, tỉa bớt những cây con nếu thấy vườn qúa dày… để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa. Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất, nên luân canh với cây trồng khác.

Biện pháp hóa học: Để trừ rệp là môi giới truyền bệnh có thể dùng thuốc Phosalone (Pyxolone 35 EC) hoặc có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc gốc Abamectin. Trước khi sử dụng đại trà, cần phun thử trên diện tích hẹp để đánh giá hiệu lực và ảnh hưởng của thuốc đối với cây trồng.

VI. Thu hoạch và bảo quản trái chuối laba

– Từ trồng đến lúc chuối trổ buồng khoảng 6-10 tháng và từ trổ buồng đến thu hoạch khoảng 60-90 ngày tùy theo giống, thường độ chín của quả được xác định qua màu sắc vỏ, độ no đầy và góc cạnh của trái.

– Lúc thu quày tránh làm cho trái bị trầy xước, sau đó tách ra từng nải nhúng vào dung dịch Tecto 0,2% để ráo, đặt vào thùng giấy và vận chuyển đến nơi tiêu thụ

TIN TỨC KHÁC :

Cây Chuối, Cây Chuối Cảnh

Cây chuối – Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là một trong những nước khu vực Đông Nam Á trồng nhiều loại cây ăn quả nhất. Đặc biệt là chuối – một loại hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khoẻ. Hơn nữa, ở Việt Nam còn đa dạng về đất trồng, vùng miền, nên chuối ở mỗi vùng sẽ có hương vị và chủng loại khác nhau.

Chuối thuộc họ Musaceae, có tên khoa học là Musa spp. Với người dân Việt Nam, cây chuối rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Mỗi bộ phận trên cây đều được sử dụng, chế biến, sáng tạo từ món ăn cho đến những đồ chơi vật dụng trong nhà.

“Cây gì chỉ có một hoa

Quanh năm kết trái nõn nà vàng thơm

Lá to che rợp bóng sân

Sum suê con cháu quây quần bên nhau

Đố là cây gì?”

Đây là một câu đố quen thuộc trong dân gian Việt Nam, nói về cây chuối.

Với bọn trẻ ở những vùng quê, cây chuối luôn gắn bó với tuổi thơ của chúng. Vị ngọt thơm của trái chuối chín, vị hơi chát của chuối xanh làm rau sống, tàu lá xanh mướt được lựa chọn làm lá gói bánh. Hay những chiếc bè chuối được bọn trẻ đóng thành thả trên sông vào những buổi chiều,…

Không giống như những loài cây ăn quả khác đều có phần rễ cọc. Chuối là loại cây có rễ chùm, một chùm có từ 2-6 chiếc rễ tạo thành. Những chiếc rễ con mọc xung quanh phủ đều và kín hết phần rễ, tính từ phần giáp thân cho đến phần rễ. Phần lông hút trên rễ chủ yếu tập trung ở phần chóp của rễ, cách xa phần củ chuối.

Rễ con mọc, sinh trưởng và phát triển nhờ vào phần thân ngầm (hay còn gọi là củ) của cây chuối. Tuy cây không có phần rễ cọc nhưng vẫn phân thành rễ chính và phụ. Nghĩa là, mỗi chùm rễ sẽ có những chiếc rễ to làm chính. Xung quanh nó là những chiếc rễ nhỏ và ngắn hơn có vai trò hấp thụ nước, lượng khoáng chất có trong đất để nuôi dưỡng cây.

Đường kính của mỗi chiếc rễ có kích thước khoảng 5-10 mm, đặc tính rễ tương đối mềm. Vì thế chúng dễ bị úng thối do ngập nước, ảnh hưởng của sâu bệnh tấn công. Không giữ được cả thân cây khi gặp phải giông bão, cây dễ bị bật gốc, đỗ ngã.

Phần rễ nằm ở đáy củ (thân ngầm) thông thường ăn xuống lòng đất chưa đến một mét. Nếu được trồng ở những vùng đất tốt, tơi xốp, mùn, tính thoáng khí tốt. Rễ chuối có thể phát triển ăn sâu vào lòng đất, lan rộng đến khoảng 5 mét.

Cấu tạo từ hai thành phần chính là thân ngầm và thân giả.

Củ chuối là tên gọi quen thuộc của người dân khi nói về thân ngầm của cây chuối. Đây là bộ phận quan trọng của cây chuối. Củ chuối đóng vai trò trong việc hình thành sự phát triển của rễ, lá, hoa và sinh sản.

Phần củ chuối nằm dưới lòng đất, nhưng không quá sâu, thông thường được phủ kín bởi lớp đất bên trên. Trong quá trình phát triển, phần củ chuối sẽ dần lộ lên khỏi mặt đất. Vì thế người trồng cần lưu vun đắp phần đất trồng lắp kín củ chuối thường xuyên, thì cây mới phát triển tốt.

Bên ngoài củ chuối được bảo vệ bằng lớp vỏ sẫm màu, được tạo bởi những vết bẹ của lá chuối. Khi lột bỏ lớp bên ngoài, phần thịt bên trong củ chuối có màu sáng hơn, trắng đục.

Củ chuối quyết định yếu tố sinh sản của cây, những cái mầm chồi đều được hình thành từ củ chuối. Quan sát xung quanh bề mặt của củ chuối, sẽ thấy được những chiếc mầm đang dần nhú ra. Theo thời gian, chúng được nuôi dưỡng phát triển nhú khỏi mặt đất thành những cây con xung quanh cây mẹ, tạo thành những bụi chuối rậm rạp.

Những cây chuối trưởng thành, từ phần củ hình thành phần lõi phát triển bên trong cho đến đỉnh của thân giả, sau đó phát triển hoa và cho ra quả.

Phát triển từ phần củ chuối, thân giả được tạo thành bởi những bẹ lá bao bọc xung quanh. Thân chuối trơn, có kích thước tuỳ thuộc vào từng giống, loại cây và điều kiện đất trồng, thời tiết.

Có loài cao đến 8-10 mét, có loài thấp bé từ 1,5 m – 5 mét, đối với cây trưởng thành. Đường kính to nhất có thể bằng vòng tay của một người lớn.

Màu sắc, hình dạng của bẹ chuối cũng khác nhau đối với từng loài. Ví dụ như, thân chuối già có dáng vẻ xù xì, lớp ngoài có màu nâu sẫm, nhăn nheo. Còn chuối sáp thì lớp bẹ xanh mướt, không xù xì mà lại trơn mướt,….

Lá chuối được cấu thành từ 3 bộ phận chính gồm: bẹ, cuống và phiến.

Bẹ lá

Bẹ lá xếp thành từng lớp, bó đều nhau để tạo thành phần thân giả của cây chuối. Màu sắc của từng lớp bẹ, từ ngoài vào trong sẽ chuyển từ đậm sang nhạt.

Nhìn vào mặt cắt ngang của bẹ chuối, có thể thấy từng ô nhỏ xếp đều nhau từ lớn cho đến nhỏ. Từng lớp bẹ có độ dày nhỏ nhằm để xếp lớp cho thân cây có hình trụ tròn đều nhau. Khi cây phát triển, những bẹ lá ở gần gốc bắt đầu ngừng sinh trưởng, dần héo già di và phần lá cũng bắt đầu khô héo lại.

Cuống lá

Cuống lá phát triển từ phần bẹ, dạng hình lòng máng có màu xanh đậm. Tuỳ thuộc vào những giống chuối khác nhau mà chuối có phần cuốn lá dài hay ngắn.

Phiến lá

Mỗi tàu lá chuối đều được hình thành từ phần chính giữa thân chuối, xuất phất từ củ chuối. Lá non luôn có dạng hình xoắn tròn, sau đó mới dần mở đều ra thành tán lá đều xung quanh. Phần lá chuối non này được gọi là đọt chuối. Phiến lá phát triển đều hai bên của cuống lá, nếu gặp gió to, phiến lá dễ bị rách, gãy cuống lá.

Hoa chuối hay còn có cách gọi dân dã là bắp chuối, khi cây đến giai đoạn trưởng thành. Củ chuối có chức năng quyết định cây ra hoa từ lõi chuối (trụ hoa).

Trụ hoa phát triển, nhú ra khỏi phần thân giả bao bọc, hình thành hoa chuối. Hoa chuối cũng được bao bọc thành từng lớp cánh có màu tím. Mỗi lớp cánh bảo vệ một lớp hoa chuối nhỏ bên trong.

Theo sự phát triển, các cánh mo lá màu tím mở đều ra để các hoa chuối nhỏ bên trong phát triển thành từng nải chuối nhỏ, xếp đều xen kẽ xung quanh trụ hoa. Các cánh mo lá màu tím cũng rụng đi, cứ như thế từ hoa chuối phát triển thành buồng chuối xum xuê quả.

Không phải những hoa chuối nào trong bắp chuối cũng hình thành được quả. Trong bắp chuối có sự hình thành của 3 loại hoa: hoa cái, hoa đực và hoa trung tính.

Hoa cái tập trung chủ yếu ở phần gốc của bắp chuối, đài hoa to và rất phát triển, quả được hình thành từ hoa cái.

Hoa trung tính và hoa đực không có khả năng hình thành quả, đài hoa của chúng kém phát triển, vì thế trong quá trình hình thành buồng chuối, những hoa này sẽ rụng đi. Hoa trung tính mọc xen kẽ giữa hoa đực và hoa cái, còn hoa đực chủ yếu mọc ở phần ngọn của hoa chuối. Hoa chuối có chứa mật rất thơm và ngọt, những loài ong rất ưa thích loài hoa này.

Tuỳ thuộc vào mỗi giống chuối và cả điều kiện phát triển, buồng sẽ cho trái nhiều hay ít. Hình dạng của từng quả chuối cũng có những đặc tính riêng biệt. Chuối chưa chín vỏ sẽ có màu xanh đậm, khi bắt đầu chín, vỏ chúng có màu vàng ươm, toả ra hương thơm đặc trưng của từng loại.

Chắc hẳn đây là loại chuối quen thuộc với tất cả mọi người, những trái chuối dài hơi cong cong, dài khoảng một gang tay. Loại chuối này khi chín vỏ vẫn còn màu xanh, nhưng chuối mềm và toả ra mùi rất thơm. Loại chuối này cũng đang được thị trường Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Chuối sứ còn có các tên gọi khác như chuối xiêm, chuối hương. Quả của chuối sứ không dài, khoảng cỡ 5- 10 cm. Có hai loại chuối sứ xanh và chuối sứ trắng. Vị của quả có vị chát đặc trưng, độ ngọt của chuối vừa phải.

Quả chuối có hình dạng nhỏ, tròn tròn giống như những quả cau, vị của chuối cau chín ngọt đặc trưng. Đặc biệt màu vàng từ vỏ đến thịt bên trong rất óng ánh, đẹp mắt.

Được lai tạo từ giống chuối cau, chuối cau cũng có hình dáng tương tự như chuối cau chỉ khác ở mỗi màu vỏ bên ngoài. Chuối cau lửa đặc trưng bởi màu đỏ sậm của vỏ chuối nhưng khi chín thịt bên trong vẫn mang màu vàng đặc trưng.

Chuối sáp có đặc tính với vỏ ngoài xấu xí, có các vết đen, thường bị rệp sáp bám vào.Chuối sáp không thể ăn sống, mà khi chuối già đem đi luộc (hấp) chín thì mới có thể ăn được. Chuối sáp sau khi được nấu chín có mùi rất thơm, khi ăn có cảm giác vừa giòn vừa ngọt thanh.

Quả chuối lá không to, đẹp như những quả chuối khác, chuối chín có mùi thơm và vị chát nhẹ. Đặc biệt, khi lột phần vỏ chín, phần xơ thường dính lại trên phần thịt khá nhiều.

Chuối ngự và chuối cau có hình dáng tương tự nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên khi chuối ngự chín, phần râu trên đầu quả chuối vẫn còn nguyên, không bị rụng mất. Hơn nữa, chuối ngự cho số lượng trái ít hơn so với chuối cau.

Với đặc điểm bên trong quả có nhiều hạt to hơn so với những quả khác cùng họ chuối, ruột bên trong trắng nõn. Chuối hột thường được ngâm rượu và làm rau sống ăn kèm.

Chuối bơm hay chuối cau bơm là một loại quả cao sản, cho ra số lượng trái rất nhiều. Hình dạng quả cũng không khác gì so với chuối cau. Chuối này thường được dùng ăn sống, ăn chín, làm mứt sấy và thức ăn cho vật nuôi.

Chuối tiêu có hai loại gồm chuối tiêu lùn và chuối tiêu cao. Hình dáng quả cong như như lưỡi liềm, quả không to tròn đều đặn như chuối già hương. Quả còn sống hay chín đều ăn được. Khi chín, vỏ quả chuyển sang màu vàng cùng mùi thơm ngọt đặc trưng.

Quả chuối có kích thước nhỏ gọn, nhìn không kỹ cũng giống như chuối cau. Nhưng phần vỏ không căng bóng như chuối cau. Phần thịt của quả chín rất thơm, khi ăn có cảm giác như ăn bột.

Chuối này có kích thước khá dài, trái chuối thường rất to, khoảng cở cổ tay. Đặc biệt, phải luộc chín thì mới có thể ăn được.

Một đặc sản của Đà Lạt-Lâm Đồng, với giống chuối này có độ dẻo và mùi thơm rất đặc trưng. Ngoài những loại chuối kể trên, để đáp ứng nhu cầu người dùng. Người trồng không ngừng sáng tạo, lai ghép, tạo ra những giống chuối mới có năng suất, hương vị đặc trưng riêng biệt.

Cây chuối không chỉ được thu hái phần quả ngon mà các bộ phận khác như thân, lá hoa,… đều được sử dụng trong từng món ăn, bài thuốc,…lĩnh vực khác nhau.

Quả chuối được đánh giá cao trong việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như kali, vitamin, chất xơ,… Trong chuối chín chứa những chất hữu ích giúp cho cơ thể chống lại những tác động của oxy hoá, bệnh tim mạch, cải thiện tiêu hoá, giúp làm sáng mắt, ….

Không chỉ làm dùng chuối chín làm món trái cây ưa thích, có thể sáng tạo trong nhiều cách chế biến khác như: nấu chè, làm kem chuối, sinh tố, mặt nạ dưỡng da,…

Ngoài chuối chín, chuối xanh xước bỏ phần vỏ thái thành những lát mỏng, trộn cùng ít nước cốt chanh (giấm). Sẽ tạo món rau ăn kèm kích thích vị giác trong các bữa ăn.

Lá chuối là một vật dụng quen thuộc trong các món bánh dân gian của người dân Việt Nam. Lá chuối tươi được lựa chọn nguyên vẹn, đem đi phơi một nắng cho lá héo đi. Người ta sẽ rọc lấy phần phiến lá, sau đó lau sạch bụi bẩn. Dùng để gói bánh tét, bánh ú, các loại xôi, …

Phần cuống lá được xé thành những sợi mỏng dài, đem đi phơi nắng làm dây buộc trong món bánh Tét truyền thống của người miền Nam.

Thân non của chuối sáp, chuối sứ hoặc chuối lá sẽ được chọn lấy phần non bên trong. Khi loại bỏ những lớp bẹ lá giá bên ngoài, lớp bên trong có màu trắng đục.

Người ta sẽ cắt thành từng đoạn 5-7cm, xước bỏ phần xơ bên ngoài, thái mỏng thành từng sợi vừa ăn. Có thể dùng nấu canh chua, luộc, xào và làm gỏi rất ngon.

Với những thân chuối già, người nông dân thường cắt và bầm nhuyễn để làm thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm.

Hơn nữa, thân chuối già đã bị đốn lấy buồng chuối, còn được sử dụng để đóng thành chiếc bè chuối. Có thể bơi trên sông hay dùng cho tụi trẻ quê tập bơi.

Không những thế, thân chuối và cả những bộ phận khác còn được dùng làm cổng đám hỏi, đám cưới.. Với nhiều hình dáng trang trí cực đẹp ở miền quê.

Bắp chuối vừa mới trổ 2-3 nải thường dùng làm gỏi, làm rau, nấu canh chua rất ngon. Người ta lột bỏ đi những lớp mo già bên ngoài, chỉ chừa phần non bên trong. Sau đó bào thành lát mỏng thì có thể mang đi chế biến thành các món ngon trong bữa cơm.

Một số loại chuối mọc hoang dại, có nhiều màu sắc, hình dáng đặc biệt thường được người trồng dùng làm cây cảnh, trang trí cho sân vườn. Ngoài ra, một số loại chuối còn là dược liệu quý trong các bài thuốc đông y, ví dụ như chuối sứ, chuối hột,… chữa được nhiều loại bệnh như đau nhức xương khớp, bệnh tiểu đường, bệnh thận,…

Chuối thuộc loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, tuy nhiên để cây phát triển tốt cho quả ngon. Năng suất đạt chất lượng thì người trồng cần phải lưu ý những yếu tố như:

Chuối cho quả quanh năm, không phải thời gian mùa vụ trong năm. Tuy nhiên vào thời điểm sau Tết Nguyên Đán, chuối sẽ cho năng suất cao.

Chuối có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên loại đất mùn, màu mỡ. Có khả năng thoát nước, giữ ẩm tốt và có độ pH từ 5-7 là điều kiện tốt để chuối sinh trưởng và phát triển.

Các loại phân bón thường dùng cho cây là Kali, Lân và phân chuồng. Trước khi bón phân người trồng cần đào rảnh xa gốc một chút. Vì phần lông hút của rễ chuối nằm ở phần ngọn rễ và đâm ra xa. Sau đó xới cho đất tơi xốp để đất thông thoáng đồng thời làm sạch cỏ dại xung quanh. Cuối cùng bóng lượng phân vừa đủ vào phần rảnh đã đào.

Rễ chuối mềm dễ bị thúi, úng khi bị ngập nước, vì thế khi cần trồng cây nên tránh những phần đất trũng dễ bị ngập nước. Và không nên trồng chuối vào mùa mưa bão.

Tuy nhiên loại cày lại cần nhiều nước để phát triển, đặc biệt là vào mùa nóng, hạn hán. Chỉ nên tưới cho cây với lượng nước vừa phải từ 1 – 2 lần trong ngày.

Một số sâu bệnh hại trên chuối có thể kể đến như:

Loại bệnh này khá phổ biến trên hầu hết các loại chuối, khiến cho lá chuối không phát triển được nữa cũng như cây không còn khả năng ra hoa kết thành buồng chuối.

Nếu phát hiện cây có dấu hiệu bị bệnh cần dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị như Trebon, hoặc loại bỏ ngay cây, và tiến hành diệt trùng, ngăn ngừa bệnh phát tán sang những cây khác.

Sâu đục thân chủ yếu tấn công ở phần thân giả của cây, khiến cho cây chuối không còn khả năng phát triển, giữ vững, dễ dàng ngã đổ khi cây đang ra buồng trái. Để diệt trừ loại sâu hại này có thể dùng Basudin 5G hoặc 10G.

Chúng tấn công chủ yếu ở xung quanh gốc cây, nơi mà củ chuối giữ vai trò cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cây ra trái tươi tốt. Khi có loại sâu này tấn công, chúng sẽ làm cho quả chuối có hình dạng sần sùi, xù xì, quả xấu nhỏ.

Có thể dùng Trebon hay Antafos, các loại thuốc đặc trị khác để ngăn ngừa, tiêu diệt sâu hại này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chuối Laba ”Bén Duyên” Vùng Cầu Đất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!