Đề Xuất 3/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Sầu Riêng # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Sầu Riêng # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Sầu Riêng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỒNG SẦU RIÊNG.

PHẦN II. CHĂM SÓC SẦU RIÊNG KINH DOANH. Chào bà con, chào các bạn, Sầu Riêng đang là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong thời gian vừa qua. Với mô hình xen canh Cà Phê & Sầu Riêng của gia đình thì bước đầu cho hiệu quả rất tốt. Nhưng cũng xin nhắc trước SR là cây trồng cực kỳ khó tính, không kén đất nhưng rất kén người. Ngoài yếu tố kỹ thuật thì người trồng cần phải siêng năng chịu khó, thường xuyên thăm vườn. Như lời của một lão nông ở Xuân Bảo: Làm SR khó lắm, phải chăm như chăm con thơ, Canh từng cơi đọt, lo từng đợt sương muối….. Với kinh nghiệm ít ỏi, xin được chuyển đến bà con nhưng điều cơ bản, rồi trong quá trình chăm sóc bà con cần tự mày mò và đúc kết thêm kinh nghiệm cho mình.

Giai đoạn cây cho trái bón phân và chăm sóc như sau:

Lần 1: – Ngay sau thu hoạch xong cần tỉa cành. Tỉa cành ốm yếu sâu bệnh, tỉa bớt cành nội thân ốm yếu. phun Đồng Đỏ, Norshield hoặc coc 85, hoặc thuốc gốc đồng để rửa vườn, loại bỏ bớt tàn dư nấm hại. Phun ướt đều thân cành và tán lá. Bón thêm 1-2 kg vôi để nâng độ pH của đất lên, giúp tăng cường hoạt động của các vi sinh vật có ích, hạn chế sự phát triển của các VSV có hại. Để cây sầu riêng mau lại sức sau một mùa nuôi dưỡng trái, chúng ta cần cung cấp và bổ sung lại cho đất những dưỡng chất đã được hấp thu. Việc bón phân sẽ được chia làm 3 đợt bón tuỳ theo giai đoạn phát triển của cây. Lần bón thứ nhất, được xem là để giúp cây phục hồi và tạo cơi 1, liều lượng và loại phân bón cho mỗi cây sầu riêng bao gồm 20-40 kg phân bò hoai kết hợp với 5 gam nấm Tricoderma, hoặc 3-5 kg phân gà Dynamic, 5-10 kg phân hữu cơ vi sinh khác. Về phân vô cơ, nên áp dụng các công thức bón NPK (15.15.15) + Urê, tỉ lệ 2 :1, liều lượng 2-4 kg/cây. Ngoài ra cũng cần tưới các loại phân bón hữu cơ dạng nước, theo hướng dẫn trên bao bì . Bón vào khoảng 10-15 ngày sau thu hoạch. -. Mỗi lần ra đọt thì rầy phấn thường hay xuất hiện gây hại, do đó khi đọt vừa nhú dạng ngòi viết thì tiến hành phun thuốc sâu + thuốc nấm ngừa, kết hợp phun phân qua lá để thúc đọt mọc nhanh.

Lần 2: Lần bón thứ hai tạo cơi 2: Khi cơi 1 già chuẩn bị ra cơi 2 thì bón phân với hàm lượng lân cao nhằm giúp lá dày, cuốn ngắn, mập, hạn chế tối đa việc rụng lá sau này. Có thể dùng NPK 15.15.15 + DAP với tỉ lệ 1:1, liều lượng 2-3 kg/cây. Song song với việc bón phân, cần tưới nước thật đầy đủ trong suốt quá trình sinh trưởng này nếu gặp khô hạn, nhằm giúp cho rễ và đọt phát triển tốt. – Mỗi lần ra đọt thì rầy phấn thường hay xuất hiện gây hại, do đó khi đọt vừa nhú dạng ngòi viết thì tiến hành phun thuốc sâu + thuốc nấm ngừa, kết hợp phun phân qua lá để thúc đọt mọc nhanh.

Lần 3. Khi cơi đọt thứ 2 lụa thì bắt đầu bón phân đợt 3, sử dụng phân có hàm lượng lân và kali cao nhằm giúp cây chuyển giai đoạn từ sinh trưởng sang sinh sản tốt hơn. DAP + sulphate kali tỉ lệ 1 :1, liều lượng từ 2-4 kg/cây; hoặc chúng tôi liều lượng 2-4 kg/cây; kết hợp bón bổ sung TE (trung vi lượng) cho mỗi cây.

Kỹ thuật xử lý ra hoa Bón phân lần 3, bón ở gốc kết hợp MKP phun ướt toàn lá với liều lượng 2kg/phi 200l, nhằm giúp lá mau thuần thục. Lúc này thời tiết đã chuyển qua mùa khô, khi gặp khô hạn khoảng 20 ngày thì SR sẽ nhú mầm hoa. Khi hoa có độ dài 2-3 cm thì bắt đầu tiến hành tưới theo. Cũng cần lưu ý việc ra đọt của cây nhằm tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng trong giai đoạn nở hoa và nuôi trái. Khống chế không cho ra đọt là đi ngược lại quy trình sinh trưởng của cây, do đó sẽ làm cây suy kiệt. Như vậy, phải làm sao cho cây ra đọt cùng lúc với ra hoa, tốt nhất là khi hoa nở thì đọt đã già. Muốn vậy, khi cung cấp nước cho cây, Bón Urê + DAP tỉ lệ 1/1. 2-3kg/ cây, để thúc ra đọt, kết hợp phun phân qua lá có hàm lượng N cao như 30.10. 10 + Atonik + Combi. Cơi đọt này cần được bảo vệ đặc biệt vì có vai trò nuôi dưỡng trái sau này. Khi hoa có độ dài 3-4 cm thì bắt đầu tỉa bỏ tất cả các hoa ở đầu cành và sát gốc cành, chỉ chừa lại những chùm hoa ở giữa cành có khả năng mang trái. Sau đó phun thuốc ngừa bệnh thán thư cho hoa. Việc bón phân nuôi hoa cũng rất cần thiết nhằm giúp cho hoa khoẻ, đậu trái tốt, đồng thời hỗ trợ cho việc ra đọt tốt hơn. Dùng phân NPK 15.15.15, liều dùng 1-2 kg/cây, chia 2 lần bón, mỗi lần cách nhau 10-12 ngày. Cũng cần phun phân qua lá 10.60.10 để giúp lá mau già, phun Bo nhằm tạo nhị đực tốt hơn, tăng cường thụ phấn và giúp đậu quả tốt. Trong giai đoạn này cũng cần cung cấp nước đầy đủ để hoa phát triển to, đều. Thiếu nước thì hoa không tròn đầy, dễ rụng, giảm khả năng đậu trái. Giai đoạn hoa nở thì giảm lượng nước và ngưng tưới nước khi hoa đang nở, sau đó tưới nhấp và tưới ổn định lại. Xử lý đậu trái và chăm sóc nuôi dưỡng trái. Khi trái to bằng trái trứng ngỗng, tiến hành tỉa trái. Tỉa bỏ bớt trái méo mó, trái trong chùm trên 3 trái, làm sao để trái rải đều không dính vào nhau là tốt nhất. Quá trình sinh trưởng của quả có một khoảng thời gian quả lớn chậm hoặc ngừng lớn. Sau giai đoạn đậu trái là giai đoạn trái hình thành và ổn định. Đây là giai đoạn trái mới bắt đầu phân chia, hình thành hàng loạt tế bào mới, do đó trái lớn rất chậm. Trong quá trình phân chia tế bào, trái cần rất nhiều năng lượng và các auxin, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng lân cao là rất cần thiết. Có thể sử dụng phân NPK 20.30.20; 15.30.15. Kế thúc quá trình phân chia tế bào là đến giai đoạn trái lớn nhanh. Do sự lớn lên của tế bào. Ở giai đoạn này sẽ có hiện tượng rụng trái non, trái không đồng đều do dinh dưỡng không đầy đủ. Do đó, rất cần cung cấp dinh dưỡng cân đối, sử dụng NPK 15.15.15. Sau gia đoạn tăng trưởng là đến giai đoạn trái ổn định và chín, trái gần như không còn lớn nữa. Đây cũng là giai đoạn tích luỹ tinh bột và tạo chất lượng quả. Do đó, việc cung cấp các nguyên tố trung và vi lượng là rất quan trọng nhằm giúp cho bộ lá quang hợp tốt hơn, cung cấp dinh dưỡng cân đối với hàm lượng kali cao, bởi vì kali đóng vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm tăng phẩm chất trái nhờ chuyển hoá tinh bột nhanh. Có thể bón 12.12.18.TE Lưu ý: Kali dùng trong giai đoạn mang trái bắt buộc phải dùng sulphate kali ( k2so4). Vào cuối giai đoạn này, nếu cây bị sốc nước, dư nước thì trái sẽ bị sượng. Do đó, trước thu hoạch khoảng 15-20 ngày, cần giảm dần lượng nước. Mời bà con đón đọc phần III, SÂU HẠI & BỆNH HẠI TRÊN CÂY SẦU RIÊNG. Hỏi: Tại sao trái SR rụng nhiều quá.. Trả lời: Trái Sr rụng có nhiều nguyên nhân: 1) Rụng sinh lý. Do khi làm bông trái đậu quá nhiều, sinh lý cây buộc phải cho rụng bớt để giữ sức của cây. 2) Sốc nước, khô hạn. Nếu ta tưới đột ngột với lượng nước lớn, hay gặp cơn mưa trái mùa khiến cây đột ngột dự nước, hoặc tưới không đủ nước thì cũng sảy ra hiện tượng rụng trái non. 3) Nếu trái chưa đủ 1,5 kg mà cây ra đọt non, thì cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi đọt mà quên nuôi trái nên trái sẽ bị rụng. Thường SR bà con bị rụng nhiều là do nguyên nhân này, có khi rụng chẳng còn trái nào luôn. Khắc phục: nguyên nhân 1 và 2 bà con làm thep cách sau. Tưới ổn định, không để quá thừa hoặc quá thiếu nước. Nếu phát hiện thấy có trái rụng thì phun canxi-bo. Nguyên nhân 3. Như tôi đã nói từ đầu, khi hoa nở thì buộc lá phải vừa già, nếu không trong thời gian nuôi trái cây sẽ đi đọt, mà đi đọt thì trái sẽ rụng. khắc phục bằng cách. khi thấy cây có dấu hiệu ra đọt, ta cần phun gấp MKP với hàm lượng 3 kg/ phi 200l. Để kềm đọt lại, cần thiết có thể phun 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày, chờ khi trái lớn hơn 1,5 kg cây có đi đọt thì trái sẽ không rụng nữa.

Nguồn: Đỗ Trường Sơn

Kinh Nghiệm Trồng Sầu Riêng Monthoong

Kinh nghiệm trồng sầu riêng Monthoong

Năm 1996, chú Huỳnh Văn Phải ở ấp Tân Sơn, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, Tiền Giang mạnh dạn đốn bỏ 5 công vườn nhãn long già cỗi, năng suất kém để cải tạo thành vườn chuyên canh. Chú đã lặn lội đến tận làng cây giống Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) mua về 92 cây sầu riêng Monthoong Thái Lan, với giá 40.000đ/cây (đắt gấp 2 lần các giống sầu riêng địa phương) đem trồng trên mảnh vườn vừa mới cải tạo. Chú cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc đưa giống sầu riêng này trồng trên đất cù lao Ngũ Hiệp.

Theo kinh nghiệm của chú, để trồng sầu riêng Monthoong trước hết cần đắp đê bao ngăn lũ, bởi rễ nó chịu lụt rất kém. Về liếp thì thiết kế theo kiểu liếp đơn rộng 5m, mương rộng 1,5m, chính giữa liếp đắp mô có đường kính 1,2m, cao 0,6m, trồng theo kích cỡ cây cách cây 8m x 8m. Ở giữa mô khoét một lỗ rồi cho vào hố 10 kg hỗn hợp phân hữu cơ hoai gồm phân dơi, trộn tro trấu, xơ dừa + 1kg supe lân + 50g Furadan, đặt cây con vào, lấp đất ngang mặt bầu, cắm cọc buộc dây để cây không bị gió lay, cắm tàu dừa hai bên che mát cây; đồng thời tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Trong năm đầu chú chỉ ngâm phân để tưới cây. Khi cây đã bén rễ ra đất, chú pha 1 muỗng canh phân NPK 20-20-15 trong thùng 10 lít nước tưới đều cho mỗi gốc, định kỳ hai tháng tưới một lần, kết hợp dùng thêm phân bón qua lá, thuốc trừ sâu, rầy bệnh nhằm giúp cây phát triển khỏe mạnh. Đến lúc cây đã được hai năm tuổi thì bắt đầu dùng phân bón gốc, chia làm bốn lần bón trong năm, mỗi lần bón 250g NPK 20-20-15/cây vào các đợt đọt đã già lá.

Đến khi cây ra hoa, nở nhụy, chú thường thụ phấn bổ sung thêm cho cây (nếu để thụ phấn tự nhiên trái đậu rất ít) đợi đến 21 giờ đêm khi hoa nở rộ, chú dùng một cây bút lông quệt phấn của hoa đực quét đều lên đầu nhụy của hoa cái trong ba đêm liên tục. Với cách làm này sầu riêng của chú đậu trái rất sai, trái to đồng đều, giảm đáng kể số lượng trái méo mó. Khoảng năm tuần sau khi đậu trái, chú tiến hành tỉa trái đối với những trái trên chùm dày đặc, trái sâu bệnh ở ngoài cùng… chỉ chừa lại mỗi chùm hai trái, để thuận tiện cho việc chăm sóc. Khi trái to bằng trái chôm chôm, chú bón cho mỗi gốc một bao phân gà, vì theo chú kinh nghiệm phân gà không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng nuôi trái mà còn góp phần đáng kể trong việc hạn chế nấm bệnh Phytophthora tấn công (bệnh nguy hiểm nhất trên cây sầu riêng). Về phân hóa học, chú chỉ sử dụng phân NPK có sunfat kali (K2SO4), vì nếu dùng phân NPK có gốc clorua kali (KCl) bón sẽ làm cho trái giảm phẩm chất, sượng trái. Cụ thể ở giai đoạn này chú bón cho mỗi gốc khoảng 1kg NPK Con cò 15-15-15, riêng ở những cây mang nhiều trái thì tăng lượng phân lân. Bên cạnh đó, chú còn tận dụng nguồn phân cá tươi ngâm ủ tưới bổ sung thêm dinh dưỡng nuôi trái, độ khoảng 20 ngày chú tưới một lần.

NNVN 2/6/2004

www.vietlinh.vn

Khắc phục sầu riêng Monthong bị sượng

Sầu riêng Monthong là giống nhập nội có nguồn gốc từ Thái Lan. Sau khi đưa vào trồng tại một số vùng ở nước ta, sầu riêng Monthong sinh trưởng tốt, cho trái sớm và năng suất cao, trung bình mỗi trái nặng 3 – 3,5kg, hạt lép, ráo cơm. Tuy nhiên, giống sầu riêng này cũng thể hiện một số nhược điểm như trái không tròn đều, màu cơm vàng nhạt, còn xơ, nhạt và không thơm bằng sầu riêng nội địa, đặc biệt ở nhiều nhà vườn còn xuất hiện tình trạng sầu riêng bị sượng hoặc chín không đều.

Ở Thái Lan, mặc dù sầu riêng Monthong thường được trồng với diện tích lớn, nhưng chất lượng trái sầu riêng này rất đồng đều, ít trái bị sượng, điều này khẳng định rằng hiện tượng trái bị sượng không phải do đặc tính của giống mà chủ yếu là do chế độ chăm sóc của bà con ta chưa hợp lý. Tại các trang trại trồng nhiều sầu riêng ở Thái Lan, các cây sầu riêng đều được cắt bỏ đọt, người nông dân khống chế chiều cao của cây chỉ khoảng 4m trở lại, các cành mang trái đều to, khoẻ mạnh và phân bố đều theo các tán, trái trên cành được chọn lọc, còn lại những trái kích thước khá đồng đều. Người trồng rất chú ý tận dụng các nguồn phân hữu cơ từ phân gia súc, gia cầm, trái cây kém chất lượng, rỉ đường, cỏ rác v.v… để bón hàng năm cho cây.

Ở nước ta, chỉ sau 2,5- 4 năm trồìng cây sầu riêng Monthong đã cho hoa, kết trái, lúc này cành mang trái còn rất nhỏ, trong khi lại mang 1- 2 trái rất to, hậu quả dẫn đến là cành mang trái này bị chếët hoặc suy kiệt kéo theo trái bị sượng. Mặt khác, do giốëng sầu riêng Monthong có tỉ lệ cơm rất cao, trên 40% nên đòi hỏi cây phải đủ sức nuôi dưỡng và các đặc tính sinh lý của cây phải ổn định mới đảm đương với việc tích luỹ trong trái (cây phải đạt 6 năm tuổi trở lên), điều này thì người trồng ở ta lại ít quan tâm.

Qua thực tế sản xuất tại một số địa phương, trên những vườn trồng sầu riêng Monthong có sử dụng nhiều phân hữu cơ, đặc biệt là phân dơi, phân ruốc, phân cá, hạn chế dùng phân hóa học thì màu sắc cơm vàng đậm hơn, thịt mịn hơn (xơ ít), ngọt hơn so với vườn chỉ bón thuần là phân hóa học, đặc biệt là không có trái bị sượng. Trái được mang trên cành to thì chất lượng cao hơn những trái trên cành nhỏ, ít lá. Mặt khác, ở ĐBSCL khi trồng cần phải làm mô cao ráo, các vườn trồng sầu riêng thành công thường trồng mô ban đầu cao 1,5m, rộng đường kính 2m, hàng năm bồi mô ra theo chiều rộng mô, đến năm thứ 4, đường kính mô thường rộng 4- 5m.

Do mùa trái ở đây chín rơi vào mùa mưa nên dễ gây đọng nước ảnh hưởng đến bộ rễ cây làm trái dễ bị sượng, nếu gốc sầu riêng Monthong được đậy nilon trong thời gian này thì hiệu quả khắc phục trái bị sượng rất rõ rệt. Trong quá trình chăm sóc phải cắt tỉa bỏ những cành nhỏ, cành sâu bệnh và không nên để quá nhiều trái trên một cành, nhất là trên những cành nhỏ.

NTNN, 11/9/2003

Nhấn vào đây dể xem các thông tin kỹ thuật trồng sầu riêng

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Ươm Tiêu Lươn

Thân chào bà con và các bạn !

Thời gian qua chúng tôi đã chuyển đến bà con một số cách nhân giống cây hồ tiêu rất hiệu quả, sáng tạo. Nhưng khi trồng đại trà bà con thường chọn cách trồng tiêu ác trực tiếp hoặc ươm tiêu lươn trong bầu đất. Riêng tôi muốn chia sẻ cùng bà con phương pháp ươm tiêu lươn trong bầu đất mà  tôi đã thực hiện nhiều năm qua. 

Bản thân tôi không dám nhận mình là người ươm tiêu chuyên nghiệp, nhưng tôi  đã tự tay ươm tiêu để trồng trong vườn nhà từ rất lâu. Tôi cũng biết đây là việc làm không mới, nhưng tôi muốn chia sẻ cùng bà con chưa biết ươm hoặc đã ươm nhưng tỉ lệ bầu sống chưa cao. Tôi vừa làm, vừa chụp ảnh và ghi chép tỷ mỷ để bà con cùng làm . Chúc bà con thành công !

I .Làm vườn ươm :

Bà con chọn mảnh  đất bằng phẳng, gần nguồn nước, tiện đường vận chuyển, dùng vật liệu tre, nứa, gỗ… làm vườn ươm. Chiều cao khoảng 2,2 m, dài, rộng tùy theo nhu cầu cần ươm. Mua lưới chuyên dùng (loại 1 kg đo được khoảng 20 m2), che hướng đông nam. Trên mái 2 lớp, các hướng còn lại che 1 lớp,( che nắng và gió ). Nên làm cửa ra vào. Nếu làm với diện tích lớn nên thiết kế giàn phun nước tự động để tiết kiệm công tưới sau này.

2. Bầu ươm :

Túi nilon dùng để làm bầu ươm tiêu là loại cở 12cm x 22cm, lấy đinh 10 đục 4 lỗ dưới đáy, 4 lỗ giữa bịch (đục xuyên qua), bầu ươm sẽ có 16 lỗ, đảm bảo đủ để thoát nước tốt. Nếu không làm kỹ khâu này tiêu sẽ bị thối hom vì úng, cho dù có thể đã ra rễ và ra đọt có được vài lá non.

3. Làm đất :

Loading…

Đất dùng để vào bầu ươm là loại đất mặt giàu chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không lấy đất ở gần các trụ tiêu hay các cây trồng khác đã chết, không lẫn lộn xác bả hữu cơ chưa phân hũy, nhất là lá, rễ tiêu.

Có điều kiện thì trộn thêm xơ dừa, tro trấu … với tỷ lệ 30-50%. Bình thường như tôi đã làm thì chỉ cần  4 xe rùa đất + 15 kg lân vi sinh + nấm Trichoderma  + 10% xác bã thực vật + phân sinh học Amino. Trộn đều và ủ trước ít nhất 15 -20 ngày trước khi vào bầu ươm.

4. Chọn giống :

5. Ươm hom tiêu :

Tiêu lươn khi mang về dùng tay vặt ngược bỏ lá, bỏ cuống lá (vì khi ươm cuống sẽ bị thối và dễ lây qua bầu tiêu) dùng kéo bén cắt lấy 3-4 mắt (nên quay lưỡi kéo bén về phần ngọn, làm thế để phần hom được cắm xuống đất không bị dập ),. Nếu mắt nào dài thì ta cắt xích lên gần mắt ngọn,  đảm bảo có hai mắt hom nằm chìm trong bầu đất. Không lấy hom quá non. Bà con phân hom tiêu già và hom non riêng  ra, nhúng cả hai vào thuốc siêu ra rễ trong 10 phút rồi lấy ra chuẩn bị vô bầu hoặc đem giâm.

–Cách I :

Cho đất đã trộn vô 1/3 bầu, cắm 2 hom già và 1 hom non vào. Không để cho các hom chạm vào nhau, hom non tỉ lệ sống không cao nhưng bỏ thì tiếc, làm như vậy để bầu ươm lên tối thiểu được 2 dây). Rồi cho đất vô đầy bầu, nén nhẹ (không được chặt quá), xếp vào luống , hàng ngang 6-8 bầu, chiều dài tùy theo vườn ươm (để thoát nước tốt bà con nên xếp thưa). Nên chừa lối đi rộng rãi để sau này còn ngồi nhổ cỏ không bị vướng vào luống tiêu. Tưới cho bầu tiêu vừa đủ ướt. Dùng lưới che mái gấp làm hai rồi phủ lên mặt luống, đến khi tiêu non nhú đọt được 1-2 cm thì mới gỡ ra. Vì mùa này là mùa nắng, ngày nóng đêm lạnh, trời khô và nhiều gió nên cách làm này nhằm để giữ ấm, giữ ẩm và chống nóng cho tiêu non. Theo tôi, bước này là bước quan trọng nhất, cần chu ý.

-Cách II :

Chuẩn bị vườn giâm hom là một mảnh đất trống cuốc thành liếp rộng 2m, dài tùy theo số lượng cần giâm. Tưới nước sơ qua, xới đất sâu khoản 20cm thật tơi. San đất thật bằng phẳng. Bắt đầu từ đầu liếp xẻ một rãnh ngang sâu 15cm,  rồi rải hom đã chuẩn bị vào rãnh. Để hom nghiêng 45o, không cho hom chồng lên nhau, lấp đất lại, cách 20cm xẻ một rãnh. Sau khi rải hết hom, dùng lưới làm vườn ươm gấp đôi rồi phủ lên liếp. Dùng cọc tre cắm 4 góc (nhiều hơn càng tốt) để giữ chặt lưới sát với hom, khỏi bị gió thổi bay. Tưới nước ngày 1 lần giữ ẩm, không tưới nhiều để tránh bị úng. Khoảng 1 tháng sau, những hom tiêu đã có chồi non lên được 1-2cm, nhổ lên để cấy vào bầu. Lấy 2 hom có rễ và 1 hom chưa rễ cấy vô một bầu như trên, cách này tỉ lệ sống và phát triển rất cao, trên 95%.

6. Chăm sóc :

-Tưới nước ngày hai lần sáng và chiều, tưới vừa đủ, không tưới tràn.

-Nhổ khi cỏ còn nhỏ, chú ý cẩn thận vì dễ làm gãy đọt tiêu non.

-Không di dời làm động bầu tiêu vì cây và rễ tiêu còn non nên dễ bị ảnh hưởng. Khi vận chuyển đưa đi trồng thì cũng cần phải nhẹ nhàng.

-Khi tiêu được 2 – 3 lá, dùng phân bón lá phun 10 ngày một lần (loại có hàm lượng lân cao nhằm kích thích rễ).

-Trong thời gian nuôi tiêu trong bầu đất, nếu cảm thấy tiêu con thiếu dinh dưỡng thì có thể bổ sung thêm phân bón gốc NPK (ngâm, hòa nước tưới gốc) hoặc tưới phân sinh học và phân bón lá xen kẻ nhau càng tốt.

-Khoảng 20 ngày trước khi trồng, ngưng phun phân bón lá, gỡ bớt một lớp lưới ở trên mái và hướng đông nam ra nhằm tập cho tiêu quen dần với nắng gắt.

Tôi là một nông dân chân lấm tay bùn, ngày ngày lên nương rẫy bới đất nhặt cỏ mưu cầu cuộc sống cho bản thân và gia đình nên không có thời gian nghiên cứu sâu, chỉ có thể chia sẻ cùng bà con những gì tôi đã làm theo kinh nghiệm của một nông dân cần cù quen làm.

Kính chúc cộng đồng chúng tôi sức khỏe, thành công và hạnh phúc !

* Đỗ Trường Sơn, Thọ Sơn – Bù Đăng – BP

    chúng tôi

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Rau Sạch Tại Nhà

Thời buổi phố phường đông đúc, đất càng trở nên quý hiếm, do đó việc nghĩ đến có một vườn rau xanh tươi tại nhà là cả một vấn đề với các hộ gia đình, có một số gia đình tận dụng sân thượng, ban công hay tường để trồng rau, cây leo, xong không phải ai cũng thành công với mô hình trồng rau sạch tại nhà.

Bước đầu của trồng rau sạch tại nhà ngoài việc bỏ chi phí mua dụng cụ, vật tư bạn sẽ gặp thêm một số vấn đề về việc gieo giống, hạt không nảy mầm hay rau bị vàng, úa,… Tuy vậy bạn không nên nản trí, hãy kiên trì để khắc phục chúng.

Sau khi đã chuẩn bị đủ vật tư, dụng cụ, bạn cần lưu ý về khí hậu, không gian và môi trường sống để lựa chọn cây trồng phù hợp, ví dụ khí hậu Đà Nẵng ôn hòa dễ chịu sẽ phù hợp với hầu hết các loại rau, khí hậu miền Bắc vào mùa đông hanh khô nên cần chọn cây dễ sống. Ngoài ra cần luân phiên trồng các loại cây để có thêm kinh nghiệm chăm bón.

Một số lưu ý chính các hộ gia đình cần để ý khi bắt đầu trồng rau tại nhà như sau:

Ngâm, ủ hạt giống trước khi gieo trồng:

Do khí hậu thay đổi thất thường, việc gieo hạt và tưới nước không đảm bảo đủ độ ẩm cho sự nảy mầm, cần ngâm ủ hạt giống trước để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm là cao nhất.

Việc ngâm hạt giống diễn ra trong khoảng 6 – 10 giờ, sau đó ủ lại bằng khăn ướt trong 1 – 2 ngày và thấy hạt nức vỏ thì có thể bỏ ra đem gieo trồng

Chọn đất trồng phù hợp và an toàn cho sức khỏe

Đa phần chúng ta hay tận dụng đất sẵn có tại nhà để gieo trồng mà chưa nghĩ tới việc đất tại nhà có thể bị chai cứng, ít dưỡng chất do ít được vun xới, cây trồng bởi đất này có thể bị còi cọc, thiếu chất thậm chí không thể phát triển. Do đó cần chọn đất phù hợp với từng loại cây, bạn có thể mua đất được bán sẵn tại các Công ty cây trồng (Calla Việt Nam) để đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho rau

Ngoài ra cần thường xuyên cải tạo, hoặc trộn thêm một số loại phân hữu cơ để đảm bảo đủ điều kiện sống cho hạt giống

Trồng rau quá sớm, rau trồng quá dày

Trồng rau không đúng vụ mùa dễ dẫn đến cây bị khô héo hoặc không nảy mầm được do thời tiết không phù hợp, ngăn chặn sự phát triển của cây

Rau trồng quá dày sẽ làm cây thiếu ánh sáng quang hợp, nguồn dinh dưỡng bị san sẻ nhiều hơn, hạn hẹp hơn.

Do vậy bạn nên trồng rau đúng với vụ mùa và trồng thưa hơn sẽ đạt năng suất cao hơn và không bị lãng phí công chăm sóc.

Không sử dụng phân bón cho việc trồng rau tại nhà

Sở dĩ chúng ta sợ rau bán ngoài chợ bởi lượng phân bón được sử dụng để bón cho rau là quá nhiều, tuy nhiên không thể phủ nhận tác dụng của phân bón, khi trồng rau tại nhà chúng ta sẽ sử dụng lượng phân bón, thời gian cách ly bón phân đúng tiêu chuẩn để đảm bảo rau được cung cấp dưỡng chất thiết yếu nhất

Tuy nhiên dinh dưỡng và phân bón không được lạm dụng theo nghĩa càng nhiều càng tốt, bạn nên sử dụng lượng vừa phải để rau không bị chết do quá nhiều chất dinh dưỡng làm tăng nồng độ PH trong đất.

Sử dụng nước tưới rau phù hợp

Khi trời nắng quá thì nên tưới 2 lần nước/1 ngày, trường hợp rau còn bé thì khi nắng bạn nên che bớt tránh việc ánh sáng gay gắt chiếu trực tiếp lên cây làm cây bị héo úa

Còn khi trời mưa thời tiết lạnh đột xuất, rau dễ bị nhiễm các bệnh về nước dẫn đến thối rễ rau, bạn nên che để nước mưa không rơi trực tiếp vào chậu, phun thêm một số loại phân bón lá vitamin và vi tăng lượng để tăng sức đề kháng cho cây, tránh bị chết cây.

Lưu ý khi thu hoạch rau

Trường hợp bạn trồng những loại rau thu hoạch nhiều lần như rau muống, mùng tơi,.. bạn nên sử dụng dao cắt để không làm rập thân, không có hại cho việc cho ra nhánh rau mếu

Nếu trồng các loại cải thì nên nhổ cây để ăn dần, đảm bảo các cây còn lại sẽ lớn nhanh hơn.

Sau mỗi đợt thu hoạch nên bổ sung phân vô cơ và hữu cơ để rau được bổ sung dinh dưỡng, sớm mọc nhánh mới.

Calla Việt Nam không gian xanh cho ngôi nhà bạn!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng Sầu Riêng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!