Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Nước Thải Bio mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CHẾ PHẨM SINH HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI BIO-EM
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM gồm tổ hợp chủng vi sinh vật được phân lặp sản xuất lên men từ hệ thống lên men từng chủng vi sinh vật, hoạt tính của các chủng vi sinh vật chứa trong BIO-EM cao.
– Tổng số vi sinh vật : ≥ 109 cfu/g
– Công thức hóa học:
– Đóng gói: 25kg/ can
– Xuất xứ: Trung Quốc
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM Xử lý nhanh nguồn nước ô nhiễm
Phân giải nhanh chất thải hữu cơ
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM Xử lý làm sạch hệ thống xử lý nước thải
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM Khử mùi hôi chất thải hữu cơ
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM Phân hủy các thành phần khó tiêu như: Protein, Tinh Bột, Xenlluloza, Kitin, Pectin, lipit,…
Chuyển hóa thành phần khó tiêu thành dễ tiêu trong nước thải
Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM Giảm chỉ số COD, BOD, TSS… khi sử dụng chế phẩm
Khôi phục lại hệ vi sinh trong hệ thống xử lý và môi trường
Diệt mầm bệnh và các vi khuẩn gây mùi hôi thối
– Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM gồm một bộ vi sinh vật hữu hiệu thuộc các chi: Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Saccharomyces, Aspergillus …đã qua phân lập và tuyển chọn kỹ lưỡng có vai trò tác dụng phân hủy mạnh mẽ: xenluloz, tinh bột, protein, lipit, pectin, kitin… Có khả năng tiêu diệt vi trùng gây bệnh làm cho vi trùng gây bệnh không tồn tại lâu dài và phát triển trong môi trường nước.
– Giúp giảm các chỉ tiêu như: COD, BOD, TSS, NH4, NH3, NO2…
– Ngoài sự có mặt của Chế phẩm sinh học xử lý nước thải BIO-EM trong hệ thống xử lý nước thải hiếu khí còn làm tăng khả năng sự tạo bông và kết lắng của bùn hoạt tính, tăng mật độ vi sinh vật hữu ích trên các màng đệm sinh học giúp tăng cường hiệu quả trong các hệ thống xử lý nước thải, giúp quá trình làm sạch được ổn định và đạt chỉ tiêu xả thải
4.Cách sử dụng: Đối với nước thải bệnh viện, dệt nhuộm, thủy sản
Hệ thống xử lý mới vận hành cần sử dụng với hàm lượng theo thể tích bể
Bổ sung định kỳ 10 ngày 1 lần với liều lượng tính theo thể tích bể (Kèm TL Hướng dẫn)
Đối với nước thải chế biến thực phẩm, sinh hoạt
Hệ thống xử lý mới vận hành cần sử dụng với hàm lượng theo thể tích bể
Bổ sung định kỳ 10 ngày 1 lần với liều lượng tính theo thể tích bể (Kèm TL Hướng dẫn)
– Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Hóa chất Việt Mỹ – Tập đoàn VMCGROUP
Hướng Dẫn Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Em Xử Lý Nước Thải
Đặc điểm của nước thải làng nghề chế biến lương thực là thường chứa các tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất hydrat cacbon như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic)… có khả năng phân hủy sinh học. Tỷ số BOD/COD trong khoảng từ 0,5 đến 0,7 nên chúng thích hợp với phương pháp xử lý sinh học.
Trong quá trình hoạt động, nước thải của các cơ sở sản xuất bún thải ra dưới tác động của các nhóm vi sinh vật tự nhiên có trong môi trường phân hủy tạo nên mùi hôi.
b. Thực trạng xử lý nước thải
Nước thải hằng ngày trong quá trình sản xuất bún thải được thải trực tiếp xuống cống thoát nước chung và chảy ra sông. Vì vậy, mùi hôi, ruồi nhặng rất nhiều ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của người dân trong khu vực.
Hằng ngày, sử dụng EM pha loãng tỷ lệ 1/200 (1 lít EM + nước sạch đủ 200 lít), phun xịt đều trên bề mặt nền tại nơi sản xuất sau mỗi lần vệ sinh rửa nền.
Liều lượng: 0,25 lít chế phẩm EM/m 2.
– Xử lý hố chứa nước thải tập trung:
Sử dụng EM pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/50 (1 lít EM + nước sạch đủ 50 lít), chia đều đổ vào các cống thoát, hố ga.
Liều lượng: 1 lít chế phẩm EM/1m 3 nước thải. Định kỳ: 1 tuần/lần.
Trong quá trình chăn nuôi, phân, nước tiểu cũng như thức ăn thừa nếu không được thu gom, xử lý sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật tự nhiên trong môi trường sinh trưởng phát triển phân hủy các chất tạo ra mùi hôi, ruồi nhặng phát triển gây nên ô nhiễm, làm cho vật nuôi dễ mắc bệnh. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên làm vệ sinh chuồng trại trong suốt quá trình nuôi.
Thực tế hiện nay, tại các hộ chăn nuôi, nước thải hằng ngày được thu gom về hầm chứa (hầm rút) không qua xử lý, nước từ hầm chảy thẳng ra mương dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sinh hoạt khu dân cư.
– Xử lý nền chuồng trại
+ Sử dụng chế phẩm EM pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 1:50 (1 lít EM thứ cấp pha loãng với nước sao cho cho đủ 50 lít) cho vào bình phun xịt hoặc tạt trực tiếp trên nền, vách, máng chuồng.
+ Liều lượng: 2 lít dung dịch EM pha loãng/m 2 nền chuồng.
+ Định kỳ: 5 lần/tháng (6 ngày/lần)
Pha loãng EM thứ cấp theo tỷ lệ 1:200 (1 lít EM pha với nước sạch cho đủ 200 lít) phun xịt nền, thành chuồng và phân thải.
+ Liều lượng: 2 lít dung dịch EM pha loãng/m 2 nền chuồng.
+ Định kỳ: 5 lần/tháng (6 ngày/lần).
: Tuỳ theo mức độ mùi hôi, ruồi nhặng có thể điều chỉnh định kỳ xử lý.
– Xử lý hố chứa nước thải tập trung
Pha loãng chế phẩm EM theo tỷ lệ 1/50 (1 lít EM + nước sạch đủ 50 lít) đổ trực tiếp vào trong hầm hoặc theo mương dẫn về hầm tập trung.
Liều lượng: 1 lít chế phẩm EM/1m 3 nước thải.
► Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc Là Gì? Mua Chế Phẩm EM Gốc Tốt Nhất Ở Đâu? ► Ứng Dụng Các Chế Phẩm Vi Sinh Vào Chăn Nuôi
Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Chế Phẩm Sinh Học
Một số những chất men bổ sung:
Dùng chế phẩm sinh học Trichoderma ủ phân hữu cơ
Sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây, chất lượng phân cao hơn đồng thời giúp phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng.
Tiến hành ủ phân trong các nhà trại để kiểm soát được độ ẩm, không bị mưa, nắng tác động. Nhà trại phải có nền cao hơn so với mặt đất khoảng 10cm. Vật liệu ủ gồm phân gia súc, gia cầm các loại; chất độn như: rơm, rạ, tro, trấu, lá thân cây làm phân xanh (lạc dại, cỏ stylo, các loại cây họ đậu…); phân lân; chế phẩm Trichoderma.
Các phế phẩm trộn trực tiếp với men Trichoderma. Trộn men vi sinh với supe lân. Cho một lớp phân gia súc, gia cầm vào hố ủ dày khoảng 20cm. Rải một lớp hỗn hợp. Hết lớp này lại rải tiếp một lớp hỗn hợp, một lớp phân gia súc, gia cầm. Cứ làm tuần tự cho đến khi đống phân cao khoảng 1 – 1,5m. Sau đó tưới nước đủ độ ẩm cho đống phân. Độ ẩm ủ phân phải đạt khoảng 50 – 55% (dùng tay nắm hỗn hợp phân ủ, thấy nước vừa rịn kẽ tay là được). Có thể tưới bằng nước phân lợn, nước urê (1kg urê pha với 100 lít nước). Không nên để quá khô, cũng như quá ướt làm chậm quá trình phát triển của nấm men. Không nên nén quá chặt sẽ làm hạn chế sự phát triển của nấm men, kéo dài thời gian ủ, chất lượng phân không tốt. Nên dùng bạt màu tối phủ kín đống phân để che nắng, che mưa. Sau 3 – 5 ngày nhiệt độ của đống phân sẽ tăng lên khoảng 70 o C, làm ức chế sự nảy mầm của hạt cỏ cũng như tiêu diệt các loại mầm bệnh trong phân chuồng có thể gây bệnh cho người và gia súc. Sau đó, nhiệt độ hạ dần. Khoảng 20 ngày sau tiến hành đảo trộn từ trên xuống, từ ngoài vào trong cho đều, tấp thành đống ủ tiếp khoảng 25 – 40 ngày nữa là có thể sử dụng cho cây ăn trái, cây công nghiệp, các loại rau màu…
Chú ý, khi ủ phân, không nên dùng vôi, vì làm hủy diệt các vi sinh vật trong phân, nên bón ngoài ruộng trước khi làm đất là tốt nhất.
Với cách làm như trên, có thể sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, giá thành rẻ. Có thể tiết kiệm được 30 – 50% chi phí mua phân để bón lót. Hơn nữa việc sử dụng phân hữu cơ đã ủ với chế phẩm Trichoderma bón cho cây còn giúp làm phong phú hệ vi sinh vật có ích cho đất, phòng được một số bệnh trên cây do nấm gây ra, góp phần bền vững môi trường đất canh tác nông nghiệp.
Chế phẩm sinh học với tên thương mại BIMA do Trung tâm Công nghệ sinh học TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu, sản xuất có chứa nấm đối kháng Trichoderma hiện đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp vì những đặc tính đa dụng của chúng.
Nấm đối kháng Trichoderma có trong BIMA có khả năng tiêu diệt và khống chế được các loại nấm bệnh hại cây trồng như Rhizoctonia solani, Fusarium, Phytopthora sp., Sclerotium rolfsii… gây bệnh thối rễ, chết yểu, héo rũ.
Cơ chế hoạt động của nấm Trichoderma là tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của các loài nấm hại, sau đó tấn công vào bên trong và tiêu diệt chúng, bảo vệ cây trồng. BIMA còn có tác dụng tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật cố định đạm phát triển trong đất, kích thích sự tăng trưởng và phục hồi bộ rễ, đồng thời có khả năng phân giải các chất xơ, chitin, lignin, pectin… trong các phế thải hữu cơ thành các đơn chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây trồng hấp thu dễ dàng.
BIMA có thể bón trực tiếp cho cây trồng, gồm các loại rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp, giá thể ươm cây, làm tăng khả năng kháng một số nấm bệnh ở rễ. Chế phẩm bảo quản ở nhiệt độ 25-30 0 C, nơi thoáng mát có thể kéo dài được 6 tháng.
Chế phẩm sinh học BIMA còn được dùng để ủ phân chuồng, có tác dụng làm mất mùi hôi nhanh (sau 01 tuần), làm phân mau hoai mục (chỉ sau 01 tháng, nhanh hơn cách ủ truyền thống từ 2,5-3 tháng). Sử dụng chế phẩm kết hợp với phân hữu cơ có tác dụng cải tạo làm cho đất tơi xốp hơn, tăng hàm lượng chất mùn và mật độ côn trùng có ích, giữ được độ phì của đất.
Cách ủ phân chuồng với chế phẩm BIMA:
Muốn ủ 01 tấn phân chuồng cần có: 3-5kg chế phẩm BIMA, 20-30kg phân supe lân (có tác dụng chống thất thoát đạm), dung dịch urê theo tỷ lệ 01kg urê/100 lít nước sạch, đất mùn, bạt nilon dùng để trải lót và phủ.
Trải bạt lót rồi trộn đều phân supe lân với đất mùn và chế phẩm BIMA. Sau đó đem hỗn hợp này trộn đều với phân chuồng, vừa trộn vừa tưới hoặc phun đều dung dịch urê cho ướt đều đạt độ ẩm 50-55% (dùng tay bóp chặt hỗn hợp, thấy nước rịn qua kẽ tay là được).
Đảo trộn lại một lần nữa rồi đánh đống cao và dùng bạt nilon đậy kín lại. Sau 4-5 ngày, nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 60 0 C, dỡ bạt để đảo trộn lại và phun thêm nước nếu thấy hỗn hợp khô. Sau 25-30 ngày, đảo lại một lần nữa, tiếp tục phun nước để giữ độ ẩm cần thiết. Nếu phân chưa hoai, ủ tiếp 30 ngày nữa, phân sẽ hoai hoàn toàn, đem sử dụng. Sản phẩm phân bón hữu cơ thu được có thể sử dụng kết hợp với phân NPK, urê, supe lân, kali, tro trấu.
TS. Phùng Quốc Quảng -HLV VN (tổng hợp và giới thiệu )
Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Nước Bị Nhiễm Nh3
Các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng để xử lý nước bị nhiễm amoni (NH3), đặc biệt là nước NTTS như các đầm, ao nuôi tôm, cá công nghiệp.
Theo đó, TS Hoàng Phương Hà và các cộng sự ở Viện Công nghệ sinh học đã đề xuất quy trình sản xuất chế phẩm sinh học dùng đề xử lý nước bị nhiễm NH 3, dựa trên nguyên lý hoạt động của nhóm vi khuẩn nitrat hóa.
Sử dụng chế phẩm sinh học giúp an toàn cho thủy sản và môi trường nuôi. Ảnh: Huy Hùng
Về bản chất, quy trình sản xuất chế phẩm này cũng tương tự quy trình sản xuất các chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn xử lý ô nhiễm nước nói chung, điểm khác biệt lớn nhất là tỷ lệ phối trộn các thành phần. Các bước cụ thể bao gồm: (1) chuẩn bị môi trường khoáng cơ sở và nền mang (tro trấu); (2) hoạt hóa và nhân giống riêng rẽ các chủng vi khuẩn ôxy hóa NH 3 và chủng vi khuẩn ôxy hóa nitrit (NO 2-); (3) thu sinh khối; (4) chuẩn bị môi trường lên men xốp bằng cách phối trộn dịch sinh khối vi khuẩn – môi trường – nền mang theo tỷ lệ 1-10-20; (5) lên men trong 3 ngày ở nhiệt độ 28 0 C; (6) sấy, kiểm tra mật độ tế bào và đóng gói.
Khi bổ sung chế phẩm vào môi trường nước bị ô nhiễm NH 3, đặc biệt là nước NTTS, các vi khuẩn này sẽ bám dính trên chất mang của hệ thống hoặc trôi nổi theo dòng nước, sử dụng các hợp chất nitơ vô cơ gây ô nhiễm làm nguồn thức ăn, nhờ đó giúp nguồn nước luôn được làm sạch.
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm chế phẩm sinh học để xử lý 1.000 lít nước bị ô nhiễm NH 3, với hàm lượng 5 – 50 g chế phẩm nitrat hóa rắc đều trên 1.000 lít nước. Kết quả cho thấy, chỉ sau 48 giờ cả hai thành phần NH 3 và NO 2– trong mẫu nước bị ô nhiễm NH 3 đã được chuyển hóa gần như hoàn toàn, hàm lượng NH 3 chỉ còn 0,05 mg N/L, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cơ sở NTTS thương phẩm.
Chế phẩm có hiệu quả cao trong việc làm sạch môi trường nước bị ô nhiễm amoni, giúp tái sử dụng nước NTTS mà không cần thay nước, lại an toàn, đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Chế phẩm này và quy trình sản xuất nó đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0002027 được công bố vào ngày 27/5/2019.
Theo Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Nước Thải Bio trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!