Cập nhật nội dung chi tiết về Chế Phẩm Sinh Học Em Là Gì? • Tin Cậy 2022 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chế Phẩm Sinh Học EM Là Gì?
1. Khái niệm về EM – Vi sinh vật hữu hiệu
EM là gì?
Chế phẩm sinh học EM hay còn gọi là Vi sinh vật hữu hiệu. Effective microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích. Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc. Sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là một chất cấy. Nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên. Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật. Tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng.
Công nghệ EM do Giáo sư-Tiến sĩ Teruo Higa-Trường Đại học Tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo ra. Và được áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm 1980. Ông đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học. Giảm thiểu, tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, trừ bệnh bằng hoá học.
2. Thành phần và quá trình hoạt động
Trong chế phẩm EM có khoảng 80 loài vi sinh vật cả kỵ khí và hiếm khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng bao gồm các vi khuẩn quang hợp (tổng hợp ra chất hữu cơ từ CO2 và H20). Vi khuẩn cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất Nitơ). Xạ khuẩn (sản sinh chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ). Vi khuẩn lactic (chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu). Nấm men (sản sinh vitamin và các axit amin). Các vi sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau. Chúng hỗ trợ lẫn nhau, cùng sinh trưởng và phát triển.
Vi khuẩn quang hợp
Vi khuẩn quang hợp là nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng. Có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển thành năng lượng hoá học trong các liên kết cao năng của cơ thể. Năng lượng này được dùng để đồng hoá CO2 trong không khí tạo nên chất hữu cơ. Vi khuẩn quang hợp có sắc tố quang hợp trong tế bào. Nhưng sắc tố quang hợp ở vi khuẩn không phải Clorofil như ở cây xanh. Mà bao gồm nhiều loại khác nhau như Bacteriochlorofil a, b, c, e, g…Mỗi loại có một phổ hấp thụ ánh sáng riêng.
Vi khuẩn quang hợp chiếm tỉ lệ lớn nhất trong chế phẩm EM. Và nó cũng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hoạt động. Vi khuẩn quang hợp tổng hợp nên các chất có lợi như axit amin, hormon sinh trưởng, đường và các chất hoạt động sinh học khác. Tất cả chúng thúc đẩy cho sự sinh trưởng, phát triển cuả thực vật. Do quá trình hấp thụ trực tiếp vào cơ thể.
Mặt khác các sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp đồng thời cũng là chất dinh dưỡng cho các vi sinh vật đất khác. Như vậy vi khuẩn quang hợp được bổ sung trong đất phát triển tốt. Sẽ góp phần vào quá trình thúc đẩy các vi sinh vật phát triển và làm tăng thêm hiệu quả hoạt động của vi sinh vật đó. Ví dụ: vi khuẩn quang hợp đã tổng hợp nên axit amin là hợp chất nitơ làm chất nền cho nấm VA (Vesiccular Abuscula) trong vùng rễ của thực vật phát triển. Nấm VA có tác dụng lớn trong việc hoà tan photpho cho cây hấp thụ. Đồng thời cũng tham gia tăng cường khả năng cố định nitơ cùng với vi khuẩn cố định đạm cho các cây họ đậu.
Vi khuẩn Lactic
Vi khuẩn Lactic thuộc vi khuẩn Gram (+) không tạo bào tử. Hầu hết không di động, có hình thái khác nhau. Vi khuẩn lactic lên men kị khí bắt buộc. Tuy nhiên, chúng cũng có thể sinh trưởng được là khi có mặt O2. Đó là vi khuẩn sống từ kỵ khí tới vi hiếu khí. Vi khuẩn lactic thu nhận năng lượng nhờ quá trình phân giải kị khí đường, hyđrat cacbon với sự tích luỹ axit lactic trong môi trường. Người ta đã ứng dụng quá trình lên men lactic rất rộng rãi để chế biến thức ăn chua, ủ chua thức ăn cho gia súc, sản xuất axit lactic.
Chính vì vậy vi khuẩn lactic được đưa vào chế phẩm EM với mục đích chủ yếu để chuyển hoá thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu.
Chuyển hoá các thức ăn khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu
Vi khuẩn lactic sinh axit lactic, là chất khử trùng mạnh. Nó tiêu diệt các vi sinh vật có hại và làm tăng sự phân huỷ của các chất hữu cơ.
Vi khuẩn lactic làm tăng sự phân cắt các hợp chất hữu cơ như xenlluloza. Sau đó lên men chúng mà không gây ảnh hưởng có hại nào từ các chất hữu cơ không phân huỷ.
Vi khuẩn lactic có khả năng tiêu diệt sự hoạt động và truyền giống của Fusarium. Là loài gây bệnh cho mùa màng (như làm yếu cây trồng, gia tăng mầm bệnh).
Xạ khuẩn
Xạ khuẩn là loại trung gian giữa vi khuẩn và nấm thuộc nhóm Prokaryota. Đa số xạ khuẩn có cấu tạo dạng sợi. Sợi liên kết với nhau tạo thành khuẩn lạc phân nhánh phức tạp. Nhưng toàn bộ hệ sợi chỉ là một tế bào có nhiều nhánh, không có vách ngăn ngang.
Xạ khuẩn là nhóm vi sinh vật phân bố rộng rãi trong đất và trong chế phẩm EM (sau vi khuẩn và nấm). Chúng tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất như xenlluloza, tinh bột. Góp phần khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Do đặc tính này nên chế phẩm EM còn được ứng dụng trong quá trình chế biến phân huỷ rác.
Xạ khuẩn còn sản sinh ra các chất kháng sinh từ quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp và các chất hữu cơ trong môi trường. Chất kháng sinh này có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn gây hại.
Nấm men
Nấm men thuộc vi nấm, có cấu trúc đơn bào. Nấm men tham gia vào các quá trình chuyển hoá vật chất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất. Nấm men còn tổng hợp các chất kháng sinh có ích cho sự sinh trưởng của cây trồng. Từ axit amin và đường được tạo thành trong quá trình trao đổi chất của vi khuẩn quang hợp. Các chất có hoạt tính sinh học như hocmon và enzym do nấm men tạo ra. Thúc đẩy tế bào hoạt động và phân nhánh rễ cây. Những chất được tạo thành trong quá trình trao đổi chất thì lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật hữu hiệu khác. Như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn.
Ngoài các hoạt tính sinh lý, bản thân tế bào nấm men có rất nhiều loại vitamin và các axit amin. Đặc biệt là các axit amin không thay thế. Do đặc tính này nên chế phẩm EM còn dùng để bổ sung cùng với thức ăn cho gia súc tạo năng suất cao.
Nấm sợi
Cơ thể nấm sợi đa bào có cấu tạo hình sợi phân nhánh. Tạo thành một hệ sợi chằng chịt phát triển rất nhanh gọi là khuẩn ti thể hay hệ sợi nấm.
Nấm sợi còn gọi là nấm sản sinh men cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất ở trong đất cùng với các vi sinh vật khác.
Nấm sản sinh men như Aspergillus, Pennicillium nhanh chóng phân huỷ chất hữu cơ. Tạo alcol, este và chất kháng sinh. Do vậy chúng có thể khử được mùi hôi của rác, nước thải. Khử được chất độc và bảo vệ khỏi sự phá hoại của sâu bọ và ruồi nhặng.
3. Hoạt động tổng hợp của các vi sinh vật trong chế phẩm EM
Mỗi loại vi sinh vật trong chế phẩm EM có một chức năng hoạt động riêng của chúng. Các vi sinh vật này là các vi sinh vật có lợi. Cùng chung sống trong một môi trường. Chúng sống cộng sinh với nhau. Cùng hỗ trợ nhau do vậy hiệu quả hoạt động tổng hợp của chế phẩm EM được tăng lên rất nhiều.
Trong chế phẩm EM, loài vi sinh vật hoạt động chủ chốt đó là vi khuẩn quang hợp. Sản phẩm của quá trình trao đổi ở vi khuẩn quang hợp lại là nguồn dinh dưỡng cho các vi sinh vật khác như vi khuẩn lactic và xạ khuẩn. Mặt khác vi khuẩn quang hợp cũng sử dụng các chất do vi sinh vật khác sản sinh ra. Hiện tượng này là “Cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau”
EM sử dụng các chất hoạt động do rễ cây tiết ra cho sự tăng trưởng như các hydrat cacbon, axit amin, axit nucleic, các vitamin và hormon là các chất dễ hấp thụ cho cây. Chính vì thế cây xanh phát triển tốt trong những vùng đất có EM.
4. Hiệu quả tác dụng của EM
Tất cả các biện pháp canh tác (cày xới, phân bón, chế độ nước, luân canh cây trồng) đều có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sinh học. Cụ thể là quá trình chuyển hoá các chất hữu cơ và vô cơ trong đấ. Quá trình hình thành mùn và kết cấu đất. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Bởi vậy việc nghiên cứu đất sao cho thích hợp với năng suất cây trồng không thể bỏ qua yếu tố sinh học đất.
Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ gây tác động có hại đối với vi sinh vật cũng như hệ sinh thái đất. Chế phẩm EM được tổng hợp từ các vi sinh vật có ích. Làm phương tiện để cải tạo đất trồng, trừ khử các loại bệnh và cải thiện hiệu quả sử dụng các chất hữu cơ trong đất.
Một số hiệu quả tác động của EM:
Bổ sung vi sinh vật cho đất.
Cải thiện môi trường lý, hóa, sinh của đất. Tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất.
Xử lý rác thải, khử mùi hôi của rác, nước thải.
Tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Tăng hiệu lực sử dụng các chất hữu cơ làm phân bón.
Ở bài sau chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách hàng và các bạn Các loại chế phẩm dẫn xuất của EM và cách chế tạo.
Mọi thắc mắc về “Chế phẩm sinh học EM là gì?”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 701 278 – 0902 671 281 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Chế Phẩm Sinh Học Là Gì • Tin Cậy 2022
Chế Phẩm Sinh Học Là Gì?
Những ngày gần đây, báo chí nói nhiều về vấn nạn vi khuẩn kháng kháng sinh – đây là đề tài nóng hổi mà cả thế giới đang tập trung tìm giải pháp mới thay cho Kháng sinh do nhiều loại vi khuẩn đã thích nghi với kháng sinh và trở thành siêu vi khuẩn- KHÁNG KHÁNG SINH.
Nói đến kháng sinh thì ai ai cũng biết- từ bà mẹ có con nhỏ, đi bác sỹ vài lần là biết, đến người chăn nuôi- heo, gà bệnh mấy lần là biết kháng sinh có tác dụng gì, ngay cả trong nuôi tôm- trước đây bà con cũng lạm dụng kháng sinh dẫn đến dư lượng kháng sinh trong tôm thành phẩm, làm cho việc xuất khẩu tôm đi nước ngoài rất khó khăn- vì sản phẩm tôm qua tới hải quan nước nhập là họ kiểm tra, nếu phát hiện thì có thể bị hủy tại chỗ hoặc trả về; thậm chí bị đưa và danh sách đen -cấm nhập vào nước họ. Kháng sinh trước đây được xem như thần dược, tuy nhiên giờ đây, nhiều mặt trái của nó đã hiển hiện, và thế giới đang đau đầu để tìm giải pháp thay thế “thần dược” này. Kháng sinh trong tiếng Anh là Antibiotics, gồm 2 từ Anti & biotics. Vậy giải pháp đó là gì? Tin Cậy xin giới thiệu đến đó là “chế phẩm sinh học”.
Vậy chế phẩm sinh học là gì?
Gần đây tại ở Việt Nam chúng ta dần quen với “Chế phẩm sinh học”. Có thể chúng ta còn đang phân vân chưa hiểu hết được các vấn đề như: Chế phẩm sinh học là gì? Chúng có tác dụng gì? Làm sao để phân biệt và địa điểm mua đáng tin cậy?
Tiếng Anh của chế phẩm sinh học là probiotics. Từ probiotics – bao gồm hai từ pro có nghĩa là thân thiện hay thiên về và biotics có nghĩa là sự sống, sinh vật. Ngược lại với Antibiotic (kháng sinh) như đã đề cập ở đầu bài viết, chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường. Chế phẩm sinh học là sản phẩm được tạo ra bởi con người, bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều dòng vi khuẩn có lợi trong cùng một môi trường để tác động tới đối tượng cần cải tạo (đất, nước, đường ruột, v.v).
Probiotics đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho con người và cả gia súc, gia cầm và cho cây trồng, nông nghiệp. Nhiều vi sinh đã được sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả nhằm kiểm soát côn trùng gây hại cho cây trồng như vi khuẩn Lactobacillus, bifidobacterium, phototrophic batteria, lactic acid batteria, yeast, enterococcus,…
Ngoài ra, các chế phẩm vi sinh còn được sử dụng để làm phân bón vi sinh nhằm phân giải các chất hữu cơ làm giàu cho đất, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu để cây trồng hấp thu được, vi khuẩn ổn định cân bằng đạm. Và gần đây, việc sử dụng các chế phẩm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản – nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra, ốc hương, ếch, v.v là một xu hướng mới (thay thế cho biện pháp dùng kháng sinh như ở đầu bài viết hoặc loại bỏ việc dùng các chất diệt khuẩn như clorine).
Xử lý đất trồng rau với chế phẩm vi sinh EM
Ở một định nghĩa khác, Chế phẩm sinh học EM hay còn gọi là Vi sinh vật hữu hiệu- Effective microorganisms (EM) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ khuẩn, nấm mốc), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Có thể áp dụng chúng như là một chất cấy nhằm tăng cường tính đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung các vi sinh vật có ích vào môi trường tự nhiên, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và làm tốt đất, chống bệnh do vi sinh vật và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng, vật nuôi.
Công nghệ EM do Giáo sư-Tiến sĩ Teruo Higa-Trường Đại học Tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo ra và được áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm 1980. Ông đã kiên trì đấu tranh cho quan điểm mở rộng các chế phẩm sinh học, giảm thiểu tiến tới đẩy lùi việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, trừ bệnh bằng hoá học. Ở định nghĩa này, thì EM được đăng ký và tên lưu hành trên toàn thế giới là EM1- tức chế phẩm sinh học gốc (thế hệ F1, để phân biệt với thế hệ thứ cấp EM2, EM5, v.v).
Như vậy để dễ hình dung, ta có thể so sánh hai khái niệm Antibiotics v.s Probiotics, sẽ giúp hiểu được khái niệm Chế phẩm sinh học rồi đấy!
Pro-biotics/EM
Pro-biotics/EM
Anti-biotics
Anti-biotics
Hóa chất diệt khuẩn/sát trùng
Hóa chất diệt khuẩn/sát trùng
Bổ sung vi sinh vật có lợi cho môi trường (đất, nước, chuồng trại, cây trồng, vật nuôi và cả con người).
-Giúp cải tạo môi trường;
-Cạnh tranh và làm suy yếu vi khuẩn, vi sinh vật có hại;
-Bổ sung enzyme và các vi chất có lợi cho động thực vật chủ.
Giúp nền chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện hơn.
Kháng sinh (ai cũng biết để làm gì).
Một vấn nạn của toàn thế giới hiện nay.
Cloramin, clorine, focmon, peracetic acid,… tiêu diệt vi khuẩn, bào tử,…chỉ phù hợp cho môi trường sản xuất, nhà xưởng; trường học, bệnh viện. Không nên sử dụng cho môi trường chăn nuôi (ao, chuồng trại)- làm mất cân bằng hệ vi sinh vật.
Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học:
Theo nhiều công trình nghiên cứu gần đây và thực tiễn ứng dụng đã chứng minh thì chế phẩm sinh học được hoạt động theo một số khía cạnh như sau:
Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Chế phẩm sinh học có khả năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột, do vậy tạo ra cơ chế bảo vệ chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn. Trong môi trường ao nuôi, môi trường nước thải, hoặc chất thải- vi khuẩn có lợi trong chế phẩm sinh học làm nhiệm vụ như người công nhân dọn dẹp vệ sinh- tiêu thụ những thức ăn, chất dư thừa, phân hủy chúng, làm giảm khí độc trong ao nuôi, giảm bùn lơ lửng trong bể nước thải, hoặc giảm mùi chuồng trại; ngay cả với hầm bể phốt, chế phẩm sinh học làm tốt việc giảm mùi hôi cũng nhờ cơ chế này.
Tạo ra các hoạt chất ức chế: Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh các dòng chế phẩm sinh học sản sinh ra các chất diệt khuẩn hoặc các enzyme chống lại các mầm bệnh thông thường trên vật nuôi, cây trồng.
Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi: Các chế phẩm sinh học có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tuỳ theo môi trường và cách sử dụng. Các chất dẫn xuất nhất định như polysaccharides, lipoproteins, …có khả năng làm tăng bạch huyết cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng bệnh trên vật nuôi bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và có hệ miễn dịch tế bào trong tôm sú.
Các chủng loại chế phẩm sinh học:
Nhóm 1: gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, lactobacillus,… và thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng,…
Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được đùng trong xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi.
Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…. Được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy.
Vai trò của chế phẩm sinh học:
Tăng cường sức khoẻ và ngăn chặn mầm bệnh
Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất khánh sinh trong các sản phấm thuỷ sản, tạo ra các cơ chế kháng khuẩn cũng như làm mất cân bằng các men tiêu hoá trong đường ruột, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của vật nuôi. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thuỷ sản sạnh và an toàn trên thế giới ngày càng cao.
Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều bà con nuôi tôm từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nha Trang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, v.v đã và đang sử dụng chế phẩm sinh học, phản hồi với công ty Tin Cậy là chế phẩm sinh học rất tuyệt vời- khống chế rất tốt tảo độc (có hại) và cho màu nước rất đẹp.
Chế phẩm sinh học có khả năng sản sinh ra các chất hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh.
Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng ạnh tranh vị trí bám và thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật này bám vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.
Cải thiệt hệ tiêu hoá:
Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các vật nuôi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì chúng sản xuất ra các en-zim ngoại bào như: as protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin,…
Trong nuôi các, các vi khuẩn vi sinh như bacteroides và clostridium sp đã cung cấp dinh dưỡng cho cá, đặc biệt là cung cấp các axit béo và vitamin. Ngoài ra, một số vi khuẩn có thể tham gia vào quá trình tiêu hoá của động vật hai mảnh vỏ bằng cách sản xuất ra các enzyme ngoại bào như protease, amilaza, lipaza và cung cấp dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin
Cải thiện môi trường xung quanh:
Chế phẩm sinh học khắc chế tảo độc, cải thiện môi trường nước ao nuôi, và đáy ao, làm giảm khí độc H2S, Amoni,…giúp tôm ăn ngon, ngủ yên, đồng thời không phải dùng kháng sinh (như đã nói trên), cho ra sản phẩm tôm sạch đúng nghĩa, thân thiện với sức khỏe người tiêu dùng, môi trường nước ao nuôi ngày càng được cải thiện và giúp việc nuôi trồng thủy sản ngày càng bền vững.
Chế phẩm sinh học dùng để ủ phân (phân cá, phân chuồng, phân bánh dầu, compost, v.v). Với ứng dụng này- bà con vùng Tây Nguyên rất quen thuộc- vừa giúp phân hủy nhanh xác, bả động thực vật, vừa cho ra sản phẩm phân hữu cơ thân thiện với cây và đất trồng, đồng thời làm giảm mùi hôi của phân khi đem ra sử dụng.
Chế phẩm sinh học dùng để xử lý mùi hôi bải rác, bể phốt, v.v. Gần đây, các bãi rác lớn của Tp. HCM, gặp vấn đề về mùi hôi- xộc vào khu dân cư, đô thị cao cấp Phú Mỹ Hưng và các vùng lân cận, chế phẩm sinh học là giải pháp hoàn hảo để giải quyết tận gốc mùi hôi này.
Chế phẩm sinh học hiện nay được cung cấp trên thị trường ở dạng bột hoặc dạng lỏng, đóng can, dưới những tên thương mại khác nhau như:
A.Trong ngành nuôi tôm ta có: Vi sinh xử lý đáy Ecobio, vi sinh xử lý nước Aquapro, chế phẩm sinh học EM1,..
Can EM gốc 20L
Can EM gốc 20L
Men vi sinh xử lý ao tôm
B.Trong xử lý nước thải thị trường hiện nay có: Jumbo HK (vi sinh vật hiếu khí), Jumbo KK (vi sinh vật kỵ khí)- dạng bột; Microbelift IND, OC, SA, N- dạng nước
C.Trong nông nghiệp: Chế phẩm sinh học EM1- để ủ phân cá, ủ compost, tưới cây,..
D.Trong xử lý mùi: Chế phẩm sinh học EM1 khử mùi bãi rác, mùi hôi chuồng trại, mùi nhà máy cao su, hầm tự hoại (bể phốt) v.v hoặc OC, IND của Microbelift cũng sử dụng được cho mục đích này.
E.Xử lý bẫy mỡ: Có vi sinh FOG- tiêu hủy cặn dầu mỡ tích lũy lâu ngày trong hệ thống thu gom của nhà hàng, khách sạn.
Vi sinh dạng bột
Vi sinh dạng lỏng
chế phẩm EM1
Quý công ty, bà con có nhu cầu mua chế phẩm sinh học, vui lòng liên hệ công ty Tin Cậy theo thông tin sau đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: (028) 2253 3535 Mobile: 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com.
Khống Chế Tảo Có Hại Bằng Chế Phẩm Sinh Học Em • Tin Cậy 2022
Khống Chế Tảo Có Hại Bằng Chế Phẩm Sinh Học EM
Trong ao nuôi tôm, tảo có tác dụng tạo màu nước, cung cấp oxy và cân bằng hệ sinh thái nước ao. Tuy nhiên, sự xuất hiện quá mức của tảo có hại là nguyên nhân gây biến động môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Các loại tảo phổ biến gồm: tảo lục, tảo khuê (hay còn gọi là tảo silic) là những loại tảo có lợi do không chứa độc tố, khi phát triển nhiều trong ao ít gây hiện tượng nở hoa; tảo lam, tảo giáp và tảo mắt là nhóm có hại vì khi chúng phát triển chiếm ưu thế trong nước sẽ gây hiện tượng nở hoa, nước nhiều nhớt, nổi bọt khó tan, sản sinh nhiều chất độc.
Biểu hiện ao nuôi bị nhiễm tảo quá mức
Khi tảo lam phát triển, nước ao sẽ có màu xanh đậm, xanh nước sơn, nổi váng xanh trên mặt nước và có mùi hôi. Trời nắng gắt tảo lam thường nổi thành đám trên mặt nước, dạt về cuối gió. Khi tảo lam già có dạng hạt hay dạng sợi thường thải chất nhờn vào nước có thể gây tắc nghẽn mang tôm. Một số trường hợp tôm bị phân trắng thường tìm thấy nhóm tảo này trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa. Trong ao nuôi, nitơ (N) và phốtpho (P) là những yếu tố quan trọng giúp tảo này phát triển, tỷ lệ N/P = 7/1 thì tảo lam sẽ phát triển chiếm ưu thế. Cả N và P đều có trong thức ăn tôm, nên cho tôm ăn dư thừa thường làm tảo phát triển dày đặc, gây thiếu oxy.
Đối với tảo mắt, khi chiếm ưu thế trong ao, nước sẽ có màu xanh rau má, hoặc nâu đen. Các váng màu xanh, vàng, đỏ, nâu nổi tập trung trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Trong điều kiện thuận lợi nhiều hữu cơ, tảo mắt tăng sinh khối rất nhanh, ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong ao và làm nhiễm bẩn thêm môi trường nước ao.
Tảo giáp xuất hiện và phát triển nhiều là biểu hiện của nước trong ao nuôi bị ô nhiễm. Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao trong ao, nước sẽ có màu nâu đỏ, đồng thời mặt nước xuất hiện nhiều váng màu nâu đỏ. Thời điểm nắng gắt chúng tập trung nổi trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh sáng mặt trời giảm. Tôm không tiêu hóa được loài tảo này do chúng có vách tế bào cứng. Một số trường hợp tôm bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân bị đứt đoạn do có quá nhiều tảo giáp trong ruột. Sự xuất hiện với mật độ cao của loài tảo này thường dẫn đến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm do thiếu oxy trong nước, nước ao bị phát sáng, ảnh hưởng nhiều đến tập tính sống của tôm nuôi.
Một số phương pháp khống chế tảo hiệu quả
Theo TS. Trần Thị Ngọc Lan (Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM), tảo là thành phần không thể thiếu trong các ao hồ và đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn trong các ao nuôi thủy hải sản. Tuy nhiên, cần kiểm soát mật độ tảo phù hợp, kích thích tảo có lợi, hạn chế tảo gây hại phát triển để đảm bảo dưỡng khí cho nước, đảm bảo môi trường ao nuôi.
Để diệt tảo độc có thể dùng đồng sunphat với liều dùng 1/100 độ kiềm. Ví dụ, độ kiềm là 100 mg/l thì cần dùng sunphat đồng với hàm lượng 1kg/1.000 m3 nước. Tuy nhiên, việc xử lý làm tảo độc chết nhanh khiến cho nước bị thối. Do vậy, có thể dùng giải pháp vớt bớt tảo nổi trên mặt nước nơi cuối gió, sau đó mới dùng thuốc. Các biện pháp sinh học và vật lý được xem là phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn cho vấn đề này.
Ví dụ, để xử lý tảo lam trong ao nuôi thì có thể dùng Chế phẩm sinh học EM AQUA hoặc Chế phẩm sinh học EM1 (Em Gốc) để khống chế tảo phát triển. Liều đánh tầm 20 lít EM thứ cấp/1000m3; đánh vào ban đêm, tầm 7-8h tối- bà con nuôi tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Giờ,…hiện nay đang kiểm soát tảo rất hữu hiệu bằng chế phẩm sinh học EM này.
→Tham khảo chi tiết sản phẩm:
Chế phẩm sinh học EM1 (Em Gốc)
Sử dụng chế phẩm sinh học EM thứ cấp kích thích tảo có lợi phát triển và hạn chế tảo hại, tạo màu nước trà loãng đẹp. Bằng cách này giúp bà con quản lý chất lượng nước ao nuôi với chi phí rất thấp so với sử dụng nhiều loại vi sinh trôi nổi trên thị trường. Ngoài ra, người nuôi cần tuân thủ một số biện pháp trong quá trình nuôi để kiểm soát tảo độc phát triển quá mức như: cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật, sau mỗi vụ nuôi phải phơi đáy, bón vôi, cải tạo ao cẩn thận; quản lý thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi không để dư thừa thức ăn và tránh các nguồn thức ăn như các loại phân gia súc, gia cầm và các nguồn nước thải khác gây ô nhiễm nước ao.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản
Bà con có nhu cầu mua chế phẩm sinh học EM1 để về ủ thành chế phẩm sinh học thứ cấp EM2 vui lòng liên hệ công ty Tin Cậy để mua hàng.
Mọi thắc mắc về” Khống chế tảo có hại bằng chế phẩm sinh học EM”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Facebook: Thủy Sản Tin Cậy
Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Em Ani Trong Chăn Nuôi Heo • Tin Cậy 2022
Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Em ANI Trong Chăn Nuôi Heo
Hiện nay, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những biến động về giá cả. Trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào ngày một tăng cao, giá bán đầu ra lại giảm, dịch bệnh phát sinh nhiều khiến bà con có nhiều lo ngại. Nhằm giúp quý bà con mang lại năng suất và hiệu quả cao trong chăn nuôi heo, tiết kiệm chi phí, phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường. Hôm nay, Công ty Tin Cậy xin giới thiệu đến quý bà con những ứng dụng hữu ích từ chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu EM-ANI mang lại trong quá trình chăn nuôi hứa hẹn một bước phát triển mới nâng cao hiệu quả kinh tế.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM ANI
Chế phẩm sinh học Em ANI
Chế phẩm sinh học EM ANI chứa các vi sinh vật hữu ích rất tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa của heo. Anh Hùng dùng EM ANI ủ cám cho heo ăn để tăng lượng vi sinh vật có lợi giúp heo hấp thụ thức ăn tốt hơn, quá trình phân hủy và tiêu hóa thức ăn nhanh hơn. Giúp hệ tiêu hóa của heo tốt hơn, đàn heo sẽ khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon và nhanh lớn, đồng thời còn giúp ngăn ngừa các bệnh về đường ruột. Đường ruột heo khỏe giúp heo không xảy hiện tượng ỉa chảy, phân không có mùi hôi ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Cách ủ cám cho heo từ EM ANI
Tùy thuộc vào độ tuổi của heo mà tỷ lệ phối trộn thức ăn với cám đã được ủ lên men cho phù hợp:
Đối với heo con: 1kg cám đã được ủ lên men/100kg thức ăn.
Đối với heo lớn: 0,5kg cám đã được ủ lên men/100kg thức ăn.
Cho heo ăn liên tục với tỷ lệ như trên cho đến khi đàn heo được xuất bán.
Anh Hùng chia sẻ: “Dùng EM ANI ủ cám cho heo ăn bổ sung lợi khuẩn, đường ruột heo luôn khỏe, heo ăn ngon, lớn nhanh, tỷ lệ bệnh tật thấp. Còn giúp phân chắc, giảm thiểu mùi hôi, thịt heo chắc và thơm ngon”.
Ngoài ra, Anh Hùng còn bổ sung lợi khuẩn bằng cách sử dụng EM thứ cấp pha vào nước cho heo uống.
Pha EM thứ cấp vào nước cho heo uống hàng ngày.Giúp hệ tiêu hóa tăng lượng vi sinh vật có lợi áp các các vi sinh vật gây hại giúp heo của bạn ngăn ngừa các bệnh đường ruột. Phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh.
Anh Hùng pha theo tỷ lệ 1/3 tức là 1 lít nước với 3 lít EM thức cấp cho heo uống. Nên pha ngày nào dùng hết ngày đó.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM ANI
Dùng EM Ani để tẩy rửa, vệ sinh chuồng trại
Pha 20 lít EM thứ cấp với 400 lít nước cho 1500m2 để phun rửa khử mùi chuồng trại. Để giảm bớt mùi hôi của phân và nước tiểu trên nền chuồng và trong không khí, Anh Hùng dùng hệ thống phun tự động, cứ cách 1 giờ sẽ phun khử mùi 1 lần.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM ANI
Ngoài ra, anh còn dùng EM thứ cấp cho vào hầm Biogas bổ sung vi sinh vật giúp phân nhanh phân hủy. Xử lý hiệu quả chất thải từ việc chăn nuôi heo.
Từ ngày thả heo con giống tới nay, đã 5 tháng, đàn heo phát triển khỏe, tốt; và cũng sắp được xuất chuồng.
Mời bà con xem những ứng dụng của vi sinh (EM) trong nuôi heo:
Mô hình nuôi heo trại lạnh của gia đình anh Việt tại Ninh Thuận
Mọi thắc mắc về “Ứng dụng chế phẩm sinh học EM ANI trong chăn nuôi heo”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 882 247 – 0358 867 306 – 0902 701 278 – 0909 307 123 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chế Phẩm Sinh Học Em Là Gì? • Tin Cậy 2022 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!