Đề Xuất 3/2023 # Chăm Sóc Sầu Riêng Tây Nguyên Để Tỉ Lệ Đậu Trái Cao # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Chăm Sóc Sầu Riêng Tây Nguyên Để Tỉ Lệ Đậu Trái Cao # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Sầu Riêng Tây Nguyên Để Tỉ Lệ Đậu Trái Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuyện không của riêng ai: Vườn nhà bà con có từng gặp tình trạng hoar a rất nhiều nhưng đậu trái chẳng được bao nhiêu?

Có 2 nguyên nhân chính:

THIẾU DINH DƯỠNG

SỐC NƯỚC, THỜI TIẾT THAY ĐỔI

Sau khi đi xong cơi đọt thứ 2 thứ 3 tùy vườn ở Tây Nguyên bắt đầu chuẩn bị làm bông cho Sầu riêng.

Tháng 12 âm lịch hầu hết các vườn đã ra xong cơi đọt mới và chuẩn bị bắt đầu vào làm bông. Để lá già và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây ta bón Nitrophoska Green 15-15-15 + Fruit Ace theo tỉ lệ 2:1 (tùy theo tuổi của cây bón từ 2-5kg/gốc)

Khi lá đã già hẳn bắt đầu hãm nước để làm bông ( trước khi làm bông bà con nên phòng trừ bệnh THÁN THƯ, cũng như là NHỆN ĐỎ). Sau đó kết hợp phun Hakaphos 12-32-14 + Fetrilion Combi để kích thích phân hóa mầm hoa.

Sau khi búp hoa đã hình thành ( dài khoảng 3-4 cm ) phân biệt rõ đâu là hoa đâu là chồi ta bắt đầu tưới nước lại để giữ ẩm cho cây.

Từ lúc này đến khi xổ nhụy khoảng 50-60 ngày nên:

Bón hữu cơ Growel 5-10kg/cây.

Nếu cây khỏe đã đi được 3 cơi đọt sau khi thu hoạch ta bón Nitrophoska Green 15-15-15 để dưỡng cây.

Nếu cây yếu đi mới được 1-2 cơi đọt trước đó thì ta bón Entec 20-10-10+3S để đi cơi đọt mới ( hạn chế ra cơi đọt mới sau khi đậu trái non ). Khi cây đã bắt đầu nhú đọt non kết hợp phun qua lá Hakaphos 30-10-10 + Sâu rầy để đọt ra mạnh hơn.

Trước khi xổ nhụy để cho lá già ta bón Nitrophoka Green 15-15-15 + Fruit Ace theo tỉ lệ 1:1. Kết hợp phun qua lá Basfoliar Kelp SL + Basfoliar Boro.

LƯU Ý: Trong suốt quá trình dưỡng bông dưỡng đọt bà con nên chú ý phun thuốc phòng ngừa thán thư, nhện đỏ, rầy rệp.

Khi trái đã đậu hoàn toàn phun qua lá lại Basfoliar Kelp SL + Basfoliar Boro để cuống dai hạn chế rụng trái non.

Khoảng 10 ngày sau bón lại Nitrophoska Perfect 15-5-20 hoặc Novatec Premium 15-3-20.

Giai đoạn trái 45 ngày tuổi lúc này khoảng 0,5-0,7kg.Trong giai đoạn này thì diễn ra rụng trái sinh lý lần 2 vì vậy để hạn chế rụng trái và giúp trái lớn đều bón Nitrophoska Green 15-15-15 kết hợp phun qua lá Basfoliar Compi Stipp + Hakaphos 18-18-18 giúp tròn trái, hạn chế nứt gai

Giai đoạn trái 65 ngày tuổi lúc này trái khoảng 1-1,5kg. Trong giai đoạn này trái lớn rất nhanh, lúc này cây cần một lượng hữu cơ cũng như đạm lớn để thúc trái bón Growel + Entec 20-10-10.Trong giai đoạn này do trái lớn nhanh để hạn chế nứt gai, bể vỏ cần phun Basfoliar Compi Stipp.

Giai đoạn trái 95 ngày tuổi lúc này trái chuẩn bị, đang vào cơm bón Nitrophoska Perfect 15-5-20 hoặc Novatec Premium 15-3-20 ( với 100% kali trắng ).Chú ý phòng ngừa bệnh Xì Mũ Thối Thân, Nấm Trái

Giai đoạn trái 110-120 lúc này trái đã vào làm cơm, để giúp lên cơm đẹp, vỏ mỏng bón Nitrphoka Perfect 15-5-20 hoặc Novatec Premium 15-3-20 + Fruit Ace theo tỉ lệ 80:20

Để trái xanh, đẹp mỗi lần phun qua lá kết hợp Fetrlion Combi.

Dinh dưỡng và nước là 2 vấn đề thiết yếu nhất cây cần vì vậy cung cấp dinh dưỡng, nước đúng thời điểm, đúng liều lượng sẽ giúp cây phát triễn tốt ổn định. Hạn chế tối đa phải đưa vào các biện pháp CHẶN ĐỌT, ĐỐT ĐỌT sau này ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và năng suất của cây.

Chăm Sóc Sầu Riêng Giai Đoạn Mang Trái

Chuyên đề THVL

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình canh tác sầu riêng, ngoài việc áp dụng kỹ thuật xử lý để cho sầu riêng ra hoa, đậu trái sai, thì vấn đề chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn mang trái cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mọi sự sai phạm trong kỹ thuật này đều làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của trái sầu riêng.

Thông thường cây sầu riêng từ 5 năm tuổi trở đi, tùy theo giống và tình trạng sức khỏe của cây là đã có thể cho trái. Nếu như để cây ra hoa tự nhiên thì cây sẽ cho trái thành nhiều đợt, kích cỡ không đồng đều và chất lượng trái không đảm bảo. Do vậy nhà vườn thường áp dụng biện pháp xử lý ra hoa để cây cho trái đồng loạt, và tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chăm sóc và thu hoạch.

Sau khi sầu riêng ra hoa và đậu trái, cây bắt đầu chuyển sang giai đoạn nuôi trái. Giai đoạn này diễn ra tư lúc trái còn non đến chín, trong khoảng thời gian gần 4 tháng, Đây là thời kỳ rất quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng của các vườn riêng trong mỗi vụ. Nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, cung cấp dinh dưỡng và nguồn nước… không đầy đủ thì cây sầu riêng sẽ bị hiện tượng rụng trái non, giảm năng suất. Do vậy, việc cung cấp dinh dưỡng một cách đầy đủ và phù hợp cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái có ý nghĩa rất quan trọng.

Theo các nhà chuyên môn, việc bón phân cho cây sầu riêng trong thời kỳ mang trái không được tùy tiện, mà phải tuân thủ theo 3 giai đoạn sinh trưởng cơ bản của trái:

* Trước tiên là cung cấp phân NPK ( 15-15-15) khi trái sầu riêng bằng quả cam, tức sau khi xả nhị từ 30 đến 40 ngày, để giúp tăng độ phì của trái . * Bước sang giai đoạn trái khoảng 60 ngày tuổi, tiếp tục bón phân NPK ( 10-12-17) để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng cho trái. * Đến giai đoạn trái khoảng 90 ngày tuổi, lúc này trái có trọng lượng từ 1,5 đến 2 kg thì chỉ bón kali, để giúp trái sầu riêng chuyển hóa nhanh lượng tinh bột, làm tăng phẩm chất của trái, cũng như làm cho màu sắc vỏ trái bóng đẹp. Lưu ý, trong từng giai đoạn bón phân nên chia thành 2 lần bón, để giúp cây hấp thu tốt hơn, giảm sự hao phí phân bón do bốc hơi, hoặc bị rửa trôi khi tưới nước.

Cây sầu riêng lúc mang trái rất cần nước. Do vậy, sau khi cây xả nhị nhất thiết phải theo dõi độ ẩm của đất, để cung cấp nước tưới kịp thời . Nếu cây thiếu nước trong giai đoạn này sẽ dễ gây ra hiện tượng rụng trái. Ngược lại, lúc cây đang bị thiếu nước mà cung cấp quá nhiều nước trở lại thì sẽ dễ làm cho cây bị “sốc “, cũng sẽ làm rụng trái. Do đó, cách tốt nhất là phải luôn giữ cho mặt đất có độ ẩm thích hợp, nhất là từ khi trái bằng quả trứng đến khi trái già phải đảm bảo cung cấp nước cho cây đủ lượng cần thiết.

Sau giai đoạn trái tăng trưởng là giai đoạn trái ổn định và chín. Lúc này trái tích lũy tinh bột và ổn định chất lượng. Lúc này, ngoài việc bón phân NPK thì việc cung cấp thêm các nguyên tố trung vi lượng là rất cần thiết, nhằm giúp cho bộ lá của cây quang hợp tốt hơn. Nên cung cấp các dưỡng chất cân đối với hàm lượng kali cao để giúp cây vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết từ lá về nuôi trái, làm cho phẩm chất trái tốt hơn.

Trong suốt chu hời kỳ phát triển của trái có rất nhiều yếu tố tác động vào, có khả năng làm rối loạn sinh lý của trái, làm cho trái bị sượng. Theo các chuyên gia về sầu riêng thì sở dĩ trái sầu riêng bị sượng là do trong thời kỳ cây nuôi trái nhà vườn đã bón thừa phân đạm, kích thích cây ra lá non, gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng; hoặc do bón phân có nhiều chất Clor … làm cho trái phát triển kém. Ngoài ra, cũng có trường hợp do cung cấp dinh dưỡng cho cây không cân đối, thiếu Canxi và Magiê, hoặc do sâu bệnh hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, phẩm chất kém.

Đề khắc phục hiện tượng sầu riêng bị sượng trái, yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải chăm sóc cho cây thật khỏe mạnh. Kế tiếp là trong giai đoạn cây mang trái phải bón phân, tưới nước đầy đủ, đồng thời phòng trừ sâu bệnh hại tốt. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng trái sầu riêng bị sượng thường xảy ra vào khoảng 12 tuần sau khi đậu trái. Vì vậy khi cây đậu trái được 20 ngày cần bón phân và tưới nước đầy đủ để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Không nên sử dụng chất kích thích sinh trưởng, mà chỉ có thể sử dụng các sản phẩm có chứa canxi và magiê. Có thể phun những chất như Nitrat kali nồng độ 1,5%, phân MKP nồng độ 0,5-1 % để hạn chế cây ra đọt non. Nên tỉa bỏ bớt trái nhỏ, trái bị dị dạng hoặc những chùm trái quá nhiều. Lưu ý, trong giai đoạn trái phát triển không bón thừa phân đạm, nên bón đủ kali để làm cho cơm trái có màu vàng đậm và có vị ngọt hơn.

Bên cạnh việc chăm sóc bón phân, bà con cũng cần lưu ý đến các đối tượng dịch hại quan trọng như sâu đục trái, rệp sáp, bệnh xì mủ trái , bệnh thán thư, thối trái …. Đây là những sâu bệnh hại thường xuất hiện phổ biến và làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái sầu riêng, cần phải theo dõi, phát hiện để có biện pháp phòng trị kịp thời, tránh để lây lan và gây hại nặng.

Nói chung, để cây sầu riêng cho trái đạt năng suất và chất lượng cao, nhất là không bị sượng, bà con cần phải có biện pháp quản lý và chăm sóc cây tốt trong thời gian cây mang trái, như bón phân đúng lúc và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Trong sử dụng các loại phân bón hóa học cần nắm vững vai trò của từng thành phần dinh dưỡng, và tình trạng phát triển qua từng giai đoạn của cây sầu riêng, để bón sao cho cân đối đạm, lân và kali , cùng với các khoáng chất trung, vi lượng cần thiết khác, phù hợp với từng thời điểm cụ thể.

Vấn đề cung cấp phân bón và các dưỡng chất để tăng năng suất và chất lượng của trái sầu riêng là điều có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, bà con cũng không được xem thường các biện pháp về kỹ thuật canh tác, như việc chăm sóc và quản lý nước tưới đúng cách, tích cực ứng dụng những ttiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, và phòng trừ tốt các đối tượng dịch hại, nhằm giúp cho cây phát triển tốt và an toàn. Có vậy thì nhà vườn mới có thể đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất từ vườn sầu riêng của mình./.

Quy Trình Bón Phân Cho Sầu Riêng Vùng Tây Nguyên

Cây sầu riêng sau khi thu hoạch bị suy yếu, do đó cần phải có biện pháp chăm sóc kịp thời và đầy đủ để cây sớm hồi phục cho mùa vụ sau.

Sầu riêng sau thu hoạch nên áp dụng kỹ thuật và chọn đúng phân bón của Behn Meyer giúp cây mau phục hồi sẽ cho trái nhiều. Ảnh: Gia Bảo.

Để phục hồi tốt cho cây sầu riêng sau thu hoạch, biện pháp đầu tiên là tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ những cành sâu bệnh, che khuất, tạo sự thông thoáng cho vườn cây. Bên cạnh đó còn giúp cây hạn chế sâu bệnh hại, phục hồi sức khỏe cho cây, quét vôi trên thân cây ở độ cao trên trên dưới 1,3m.

Biện pháp thứ hai là cung cấp đủ nước cho cây vào giai đoạn này. Vườn trồng sầu riêng cần có hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa đặc biệt ở những vùng ngập úng. Tưới đầy đủ lượng nước cho cây trong mùa khô, mức nước ổn định trong mương từ 0,8 – 1m.

Biện pháp thứ ba là bón phân, thường cây sau thu hoạch cây cần nhiều đạm và lân cũng như đất bị mất nhiều chất đa lượng và trung vi lượng, do đó, nhà vườn cần cung cấp đầy đủ và kịp thời cho cây. Bón Growell bón Entec 24-8-7+2S (Entec năng lượng xanh của Cty Behn Meyer) kích đọt (từ 1-3 kg) phun kéo đọt Hakaphos 30.10.10+TE và Fetrilon combi (quan sát trừ rầy rệp nếu có) lá cuối lụa. Kế tiếp giữa tháng 11 bón korn kali b để già lá, cứng lá, kích cơi đọt thứ 2 bón Entec 24-8-7+2S kích đọt từ 1 đến 3 kg/cây.

Bên cạnh đó sử dụng phun kéo đọt 30.10.10 + combi + rầy rệp, giai đoạn này thường phun vào đầu tháng 12. Bước sang đầu tháng 1, khuyến cáo nhà vườn cần tăng cường bón 12.12.17 hoặc 15.15.15 để làm già cơi đọt chuẩn bị hãm nước làm bông.

Về kỹ thuật làm bông, thông thường nhà vườn trồng sầu riêng làm bông vào giữa tháng 1, khi lá đã già hẳn bắt đầu hãm nước để làm bông.

Theo khuyến của ngành chuyên môn, lưu ý trước khi làm bông, bà con nên phòng trừ bệnh thán thư, cũng như là nhện đỏ. Sau đó kết hợp phun Hakaphos 12-32-14+TE và Fetrilion Combi để kích thích phân hóa mầm hoa. Từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 2.

Sau khi búp hoa đã hình thành, dài khoảng 3-4 cm phân biệt rõ đâu là hoa chồi ta bắt đầu tưới nước lại để giữ ẩm cho cây. Từ lúc này đến khi xổ nhụy khoảng 50-60 ngày nên bón hữu cơ Growel 5-10kg/cây. Cây khỏe đã đi được 3 cơi đọt sau khi thu hoạch ta bón Nitrophoska Green (đọc Ni trô- rin) để dưỡng cây. Nếu cây nào yếu chỉ mới ra được 1-2 cơi đọt trước đó thì ta bón Entec 24-8-7+2S để đi cơi đọt mới (hạn chế ra cơi đọt mới sau khi đậu trái non).

Ngoài ra giúp trái xanh, đẹp, tròn… mỗi lần phun qua nên kết hợp Fetrlion Combi. Nếu cây sầu riêng 5 đến 6 tuổi 1 lần bón từ 1 đến 1.5kg/cây. Cây 8 đến 10 tuổi bón từ 2 đến 3kg/cây. Ảnh: Gia Bảo.

Khi cây đã bắt đầu nhú đọt non kết hợp phun qua lá nên sử dụng sản phẩm Hakaphos 30-10-10+TE cộng thuốc trừ sâu rầy để đọt ra mạnh hơn.

Trước khi xổ nhụy để cho lá già, bà con bón thêm Nitrophoka Green + Fruit Ace theo tỷ lệ kết hợp phun qua lá Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron. Trong suốt quá trình dưỡng bông dưỡng đọt bà con nên chú ý phun thuốc phòng ngừa thán thư, nhện đỏ, rầy rệp…

Khi trái đã đậu hoàn toàn phun qua lá lại Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron để cuống dai hạn chế rụng trái non. Còn ở giai đoạn nuôi trái thường vào tháng 4, khoảng 10 ngày sau bón lại Nitrophoska Perfect hoặc Novatec Premium.

Giữa tháng 5, giai đoạn trái 45 ngày tuổi lúc này trái nặng khoảng 0,5 – 0,7kg. Trong giai đoạn này thì diễn ra rụng trái sinh lý lần 2 vì vậy để hạn chế rụng trái và giúp trái lớn đều bón Nitrophoska Green kết hợp phun qua lá Basfoliar Compi Stipp + Hakaphos 18-18-18+TE giúp tròn trái, hạn chế nứt gai.

Vào giai đoạn giữa tháng 6, thường giai đoạn này sầu riêng mang trái từ 60- 65 ngày tuổi lúc này trái khoảng 1-1,5kg. Trong giai đoạn này trái lớn rất nhanh, lúc này cây cần một lượng hữu cơ cũng như đạm lớn để thúc trái bón Growel + Entec 24-8-7+2S. Trong giai đoạn này, trái lớn nhanh để hạn chế nứt gai, bể vỏ cần phun Basfoliar Compi Stipp.

Đầu tháng 8, giai đoạn trái 95 ngày tuổi lúc này trái chuẩn bị, đang vào cơm bón Nitrophoska Perfect hoặc Novatec Premium. Chú ý phòng ngừa bệnh xì mũ thối thân, nấm trái. Giữa tháng 9, ở giai đoạn trái đã vào làm cơm, để giúp lên cơm đẹp, vỏ mỏng bón Nitrphoka Perfect hoặc Novatec Premium + Fruit Ace theo tỉ lệ 80:20.

Ngoài ra giúp trái xanh, đẹp, tròn… mỗi lần phun qua nên kết hợp Fetrlion Combi. Nếu cây sầu riêng 5 – 6 tuổi 1 lần bón từ 1 – 1,5kg/cây. Cây 8 – 10 tuổi bón từ 2 – 3kg/cây. Trên 10 tuổi bón trên 3kg/cây. Đối với sầu riêng Ri6, chín hóa thời gian bón cũng giống như Dona nhưng thu trước 1 tháng.

Cách Chăm Sóc Sầu Riêng Dona Cho Năng Suất Cao

Sầu riêng Dona cơm vàng hạt lép là cây ăn trái mang lại thu nhập khủng cho hộ trồng cây ăn trái tại các tỉnh Tây Nguyên trong những năm gần đây. Để cây cho năng suất cao và có khả năng kháng sâu bệnh tốt hộ trồng cần áp dụng biện pháp chăm sóc tốt cho cây như sau:

Tưới nước đầy đủ cho sầu riêng Dona

Thời điểm cây sầu riêng Dona mới trồng cần cố định cây bằng cọc để cây không bị ngã đỗ và chóng chọi với những điều kiện thiên nhiên bất lợi diễn ra chẳng hạn như gió to, mưa lớn…Việc cắm cọc sẽ làm cho cây không bị lây gốc khi có gió hay mữa bão, hệ thống tưới nước nên thiết kế hệ thống tưới bằng béc phun để tiện cho việc tưới nước thường xuyên đảm bảo độ ẩm cho vườn đúng chuẩn.

Bón phân cho cây sầu riêng

+ Công đoạn bón phân là công đoạn quan trọng nhất trong các công đoạn chăm sóc sầu riêng Dona để cây sinh trưởng tốt phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao ổn định. Hộ trồng nên kết hợp việc bón phân vi lượng cùng với phân hóa học, phân hữu cơ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Nhưng cố gắng bón nhiều phân hữu cơ và hạn chế phần nào phân hóa học sẽ giúp cho cơm của sầu riêng ngon hơn và tỉ lệ sượng trái cũng giảm hẳn.

+ Hàm lượng phân hữu cơ nên bón cho cây vào năm đầu là 5kg/ 1 gốc và khi cây được 1 năm tuổi thì tăng lên 10 kg/ 1 gốc.

+ Phân đa lượng NPK 16-16-13s lượng bón là 10 kg/ 1 năm vào những năm kế tiếp tùy thuộc vào bộ tán của cây rộng hay hẹp mà lượng phân bón cũng cần tăng lên tương ứng. Những năm đầu tiên nên bón phân hóa học trộn chung với nước để phân nhanh tan và tăng cao hiệu quả khi bón phân, những năm trở về sau thì hình thức bón là rải quanh tán cây. Kali là loại phân không được bón cho sầu riêng vì nó sẽ làm sượng trái.

+ Thời điểm cây ra đọt non nên hòa KPMGC + KP-COMBI cùng với nước rồi tưới vào gốc cho cây, còn KP-BOOSTER + KP-COMBI dùng để phun lên lá kết hợp trộn chung với thuốc trừ sâu.

+ Thời điểm cây bắt đầu cho thu hoạch thì lượng phân bón cũng dần thây đổi theo sự phát triển của tán cây sau khi thu hoạch bón phân NPK 20-20-15 lượng bón 2-4 kg. Đến giải đoạn trước khi cây ra hoa 2 tháng và có trái non thì bón bổ sung 2-4 kg phân NPK 20-20-15, khi cây đậu trái được 2 tháng sau đó nên bón thêm 2-4 kg phân nữa.

Cắt cành tạo tán cho sầu riêng Dona

Nếu tán cây phân bố không đồng đều thì hãy bấm ngọn để cây ra đọt mới bổ sung tán mới.

Cách chăm sóc sầu riêng Dona cho năng suất cao là toàn bộ những kiến thức được chia sẻ bên trên. Áp dụng đúng đầy đủ các quy trình giống sầu riêng Dona sẽ sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất cao ổn định thu hoạch qua nhiều năm.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Sầu Riêng Tây Nguyên Để Tỉ Lệ Đậu Trái Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!