Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Nhãn Sau Thu Hoạch mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có khoảng 3.800ha nhãn đang cho thu hoạch. Những ngày này, khi công việc thu hoạch nhãn cơ bản kết thúc, người trồng nhãn trên địa bàn tỉnh lại tập trung chăm sóc nhãn. Công việc này đòi hỏi người trồng không chỉ biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà còn phải vận dụng cả những kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được từ thực tế.
Ông Nguyễn Văn Phi ở xã Tiền Phong (Ân Thi) cắt, tỉa cành nhãn sau thu hoạch
Với 30 năm kinh nghiệm và biết cách áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào việc thâm canh nhãn, ông Nguyễn Văn Phi ở thôn Bình Lăng, xã Tiền Phong (Ân Thi) đã “làm chủ” được việc ra hoa đậu quả của cây nhãn. Năm nào, vườn nhãn 1 mẫu nhà ông cũng sai quả.
Sau khi kết thúc vụ thu hoạch nhãn của gia đình, vợ chồng ông Phi thường xuyên có mặt tại vườn nhãn để tạo tán, tỉa bớt cành. Đây là công đoạn chăm sóc bắt buộc mà bất kỳ nhà vườn nào cũng phải thực hiện sau khi thu hoạch nhãn và phải hoàn thành càng sớm càng tốt.
Ông Phi cho biết: “Sau thu hoạch quả, cây nhãn bị tổn thương rất lớn. Giai đoạn này cây yếu nhất, vì vậy muốn tạo đà cho vụ sau thì việc đầu tiên gia đình tôi làm là tỉa cành, tạo tán, chăm sóc, trả lại sức khỏe cho cây. Đây là công việc hết sức quan trọng để bảo đảm sự phục hồi, sinh trưởng và phát triển cho cây sau 5 – 6 tháng nuôi quả và tiếp sức cho cây ra vụ quả sau. Việc tạo tán, tỉa bớt cành gầm làm cho cây thưa cành, tán rụt lại không để vươn quá cao để phân hóa mầm nhanh, đồng thời tạo độ thông thoáng, giảm khả năng lưu trú của sâu bệnh…”.
Ông Phi nhấn mạnh, công đoạn tỉa tán, bón phân phục hồi cho cây nhãn sau thu hoạch phải hoàn thành trước tháng 10 âm lịch để khống chế không cho cây nảy lộc đông. Bởi nếu nhãn nảy lộc vào mùa đông thì cây sẽ không thể có quả cho năm sau.
Xã Hàm Tử (Khoái Châu) có trên 300ha nhãn, năm nay, toàn xã ước thu trên 5.000 tấn quả. Thời điểm này, nông dân ở đây đã cơ bản thu hoạch xong và bắt đầu tích cực chăm sóc nhãn để cây sớm phục hồi.
Sau thu hoạch, cây nhãn thường có những cành khô, cành vượt, lúc này ông Nguyễn Văn Sức ở thôn An Cảnh sẽ tiến hành biện pháp cắt, tỉa tạo tán cho cây thông thoáng để cây hấp thu và quang hợp ánh sáng được tốt nhất. Ông Sức cho biết: “Gia đình tôi có trên 4 mẫu trồng nhãn, thời điểm này tôi đã thu hoạch xong. Cắt tỉa cành là một khâu quan trọng quyết định cho vụ quả năm sau. Sau khi thu hoạch quả, tôi cắt tỉa toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh, cành trong tán, cành vượt, cành sát mặt đất tạo cho cây thông thoáng. Ngoài ra trong quá trình sinh trưởng thường xuyên cắt tỉa những cành vô hiệu cho cây. Việc tạo tán, tỉa bớt cành yếu làm cho cây thưa cành, tán rụt lại không để vươn quá cao để phân hóa mầm nhanh và còn có tác dụng làm giảm sâu bệnh cho cây nhãn. Sau khi công việc này được hoàn thành, tôi tiến hành dọn dẹp, vệ sinh vườn nhãn, bón phân để giúp cho cây nhãn phục hồi, tái tạo bộ rễ và phát triển mầm mới”.
Để hướng dẫn nông dân cách chăm sóc cây nhãn sau thu hoạch, Chi cục Khuyến nông tỉnh Hưng Yên khuyến cáo: Ngay sau khi thu hoạch nhãn, nông dân cần cắt tỉa cành nhãn sao cho ánh nắng có thể chiếu được vào trong thân cây để giúp cho cây quang hợp tốt nhất và hạn chế được sâu bệnh. Đối với những cây cao thì cắt bỏ những cành ở ngọn để hạn chế chiều cao của cây, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc và thu hoạch quả. Ngay sau khi cắt, tỉa cành nhãn, nông dân nên vệ sinh vườn sạch sẽ, khơi thông những rãnh nước ở trong vườn để giúp cho rễ cây phát triển tốt. Để thúc đẩy cây nhãn ra lộc thu thì nông dân nên kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ cho cây ngay. Đối với hữu cơ có thể sử dụng ngô, đỗ tương ngâm ủ, phân vô cơ nên dùng loại phân NPK chuyên sử dụng cho cây ăn quả. Bón phân bằng cách đào rãnh xung quanh hình chiếu của tán cây với chiều rộng của rãnh từ 20 – 30cm, độ sâu từ 20 – 25cm sau đó lần lượt rải phân hữu cơ, phân vô cơ rồi lấp đất, tưới nước cho cây. Đồng thời, nông dân nên phun phân bón lá kết hợp với các chất kích thích sinh trưởng để thúc đẩy mầm thu phát triển.
Quy Trình Chăm Sóc Cây Nhãn Sau Thu Hoạch
Cây nhãn là một loại cây ăn quả lâu năm có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á nhiệt độ thích hợp trồng nhãn là khoảng từ 21 – 22 độ C. Tuy nhiên cây nhãn cần một thời gian nhiệt độ thấp từ 8 – 12 độ để thuận lợi cho việc phân hoá mầm hoa.
Nhãn có khả năng chịu hạn tốt, khả năng chịu hạn từ 3 – 4 ngày nhãn là loại cây không kén đất có thể trồng trên nhiều loại đất như đất phù sa, đất sét, đất cát ven biển, đất gò đồi ở trung du và miền núi… Tuy nhiên nhãn thích hợp nhất trên đất phù sa nhiều màu, ẩm mát và không bị ngập nước.
Cây nhãn cần đủ ánh sáng và độ thoáng trong quá trình phát triển nhãn thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực tiếp nhất là thời kỳ cây con. Vì vậy khi cây còn bé bà con nên làm bóng che cho cây để nhãn sinh trưởng tốt hơn.
Hiện nay nhãn là một trong những loại cây trồng chủ lực để phát triển các vùng cây ăn quả trên cả nước. Bà con có thể lựa chọn các giống nhãn chính vụ, nhãn chín sớm, nhãn chín muộn… các giống này năng suất cao chất lượng quả tốt và ít có hiện tượng ra quả cách năm.
Chăm sóc nhãn sau thu hoạch
Sau khi thu hái nhãn bà con tiến hành cắt tỉa vụ thu từ cuối tháng 8 – đầu tháng 9 bà con tiến hành tỉa bổ cành khô, sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài.
Khi lộc thu hình thành, mọc dài khoảng 10cm thì tỉa bỏ mầm yếu, không hợp lý.
Chọn để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ để cành to và khoẻ mạnh hơn
Sau thu hoạch tầm tháng 8 – tháng 9 tiến hành bón phân chuồng, đạm, lân, kali với cách bón như sau:
Phân chuồng: đào rãnh xung quanh theo hình chiếu của tán cây: rãnh rộng từ 20 – 30cm, sâu từ 20 – 25 cm.
Rải đều phân lấp đất rồi tưới nước giữ ẩm.
Phân NPK: nếu đất ẩm rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán sau đó tưới nước.
Nếu trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước rồi mới tưới xung quanh gốc cây.
Lượng phân bón trong 1 năm:
Cây từ 4 – 6 năm tuổi:
Phân chuồng: 30 – 35kg/cây/năm
Phân đạm: 0,3 – 0,6kg/cây
Phân lân: 0,3 – 0,5kg/cây
Phân kali: 0,3 – 0,7kg/cây
Cây từ 7 – 10 năm tuổi
Phân chuồng: 40 – 50kg/cây
Phân đam: 0,7 – 0,9kg/cây
Phân lân: 0,6 – 0,8kg/cây
Phân kali: 0,8 – 1kg/cây
Cây trên 10 năm tuổi:
Phân chuồng: 55 – 70kg/cây
Phân đạm: 1,2 – 1,5kg/cây
Phân lân: 1 – 1,5kg/cây
Phân kali: 1,2 – 2 kg/cây
Chú ý chia ra từ 3 – 5 đợt bón trong năm
Đợt 1: tháng 2 – tháng 3
Đợt 2: tháng 5 – tháng 6
Đợt 3: tháng 8 – tháng 9
Phòng và trị một số dịch bệnh
Bọ xít: bọ xít là một đối tượng sâu rất phổ biến đối với nhãn. Bọ xít qua đông trên cây nhãn đẻ trứng và sâu non nở vào tháng 3 gây hại lá non, lộc hoa và quả non. Với mật độ cao bọ xít sẽ gây rụng quả non hàng loạt gây giảm năng suất nghiêm trọng.
Để phòng tránh:
Bà con bắt bọ xít trưởng thành bằng cách rung cây vào ban đêm, gom lại rồi đem đốt
Ngắt các lá có ổ trứng đem đốt
Sử dụng: Dipterex 0,3% hoặc Sherpa 0,2 – 0,3%
Rệp: thường phát sinh vào lúc các giò hoa bắt đầu dài ra, khi tồn tại ở mật độ cao rệp chích hút và gây thối quả và rụng hoa.
Phòng trừ rệp:
Dùng thuốc Sherpa 0,1 – 0,2% hoặc Trebon 0,1 – 0,2%
Phun lần 1: khi rệp xuất hiện
Phun lần 2: sau khi phun lần 1 từ 5 – 7 ngày
Bệnh sương mai: gây hại chủ yếu trong thời gian nhãn ra hoa khi mà bệnh xuất hiện sẽ làm hoa bị rụng, quả non bị thâm và rụng đi.
Phòng trừ:
Sử dụng Ridomil MZ 0,2% hoặc Boocđo 1%
Phun lần 1: khi cây ra hoa
Phun lần 2: khi hoa nở từ 5 – 7 ngày
Trước khi ra hoa: dùng Atonic phun cho giò hoa 2 lần
Lần 1: khi giò hoa mới nhú
Lần 2: khi hoa nở 1 tuần
Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 3 – 4mm, phun Atonic với nồng độ = 1/2 so với chỉ dẫn.
Khoanh vỏ: cuối tháng 11, đầu tháng 12 khi cành thu đã thành thục chọn những cành sinh trưởng khoẻ, dùng dao sắc khoanh hết lớp vỏ với chiều rộng vết khoanh từ 0,4 – 0,5cm.
Cuốc sâu làm đứt rễ: cuối tháng 11, đầu tháng 12 tiến hành cuốc đất làm đứt rễ
Đào rãnh sâu: 30 – 40cm phía ngoài mép tán, cắt đứt một số rễ để phơi nắng tự nhiên 30 – 40 ngày.
Khi lá chuyển màu thì lấp đất và phân hữu cơ hoai mục rồi tưới nước cho cây sinh trưởng trở lại.
Cách Chăm Sóc Cây Nhãn, Vải Sau Thu Hoạch Cho Vụ Mùa Năm Sau Bội Thu
1. Tỉa cành, tạo tán cho cây nhãn, vải
– Cây nhãn, vải sau mỗi vụ thu hoạch xong là thời điểm cây bị tổn thương nhiều nhất, do việc thu hái quả tác động đến càng lá. Nhiều cây bị gẫy cành, rụng lá nhiều do việc thu hái không được đảm bảo đúng kỹ thuật. Chính vì vậy, lúc này bạn nên cắt tỉa cành, tạo tán cho cây tạo độ thông thoáng cho cây.
Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây nhãn, vải
– Bà con sử dụng các dụng cụ cắt tỉa cành chuyên dụng để loại bỏ các cành hư hại trên cây như: cưa cắt cành, kéo, dao phát sắc bén cắt bỏ toàn bộ những cành tăm, cành bị sâu bệnh hại, cành vượt tán, cành không cho ra quả và những cành bị gãy cho thu hái quả.
– Tùy vào việc chăm sóc cây có độ cao bao nhiêu mà tiến hành hạ bớt ngọn cây xuống để tiện cho việc chăm sóc sau này cho cây. Khi tạo tán cho cây, bà con cần chú ý đến việc tạo tán theo hình mâm xôi hoặc theo hình chiếc bánh dày tùy thuộc vào từng cây, nhưng cần đảm bảo độ thông thoáng và đảm bảo mật độ các cành đều nhau, cây được cân đối giữa các cành để hạn chế được sâu bệnh hại phát triển.
2. Vệ sinh xung quanh vườn cây
– Cùng với việc tỉa cành, tạo tán cho cây song song với đó bà con nên tiến hành dọn vệ sinh cỏ dại và các cành lá khô dưới đất do việc thu hái ảnh hưởng. Dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc cây, dùng chổi hoặc cào để thu gom các tàn dư cây xung quanh gốc để tạo độ thông thoáng cho cây, giúp cây không bị cạnh tranh dinh dưỡng.
– Sau mỗi vụ bà con cần tạo lại hệ thống thoát nước cho cây, nhằm đảm bảo độ dốc cho vườn vào vụ mưa tới.
3. Bón phân cho vườn cây nhãn, vải
– Sau khi thực hiện việc cắt tỉa cành và dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc cây, bà con nên bổ sung ngay phân cho mỗi gốc cây để cây có thể phục hồi nhanh sau thu hoạch. Cây mất khá nhiều dinh dưỡng khi tập chung nuôi quả và chịu nhiều tổn thương do thu hoạch, vì vậy bà con nên bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây như phân bò, phân dê đã ủ hoai mục nhằm tạo độ tơi xốp cho cây, bà con cũng cần bổ sung thêm NPK có lượng đạm cao hoặc các phân đơn như Đạm-Lân-Kali.
Kỹ thuật bón phân cho cây nhãn, vải sau thu hoạch
– Để bón phân cho cây nhãn, vải hiệu quả nhất bà con nên tạo rãnh cho cây, tán cây rộng tới đâu bà con tạo rãnh tới đó. Đào rãnh rộng từ 20-30 cm, sâu từ 15-20 cm, sau đó bón phân vào rãnh và lấp đất lại.
4. Cung cấp nước tưới cho cây
– Sau khi bón phân cho cây nhãn, vải xong bà con nên bổ sung nước tưới cho cây thường xuyên để cây nhanh chóng được phục hồi. Cây nhãn, vải là loại cây trồng nhiệt đới cần ít nước, tuy nhiên cây cũng cần bổ sung nước thường xuyên. Với thời tiết khô hanh bà con nên tưới nước cho cây 3-4 ngày/lần, trời mát có thể tưới 5-7 ngày/lần cho cây.
5. Phòng và điều trị sâu bệnh hại tấn công cây nhãn, vải
– Cây nhãn vải sau khi được chăm sóc đúng kỹ thuật như trên, sau khoảng thời gian ngắn cây bắt đầu cho lộc non đầu tiên. Trong thời gian cây phát sinh lộc non, bà con cần đi thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại tấn công để có biện pháp phòng và điều trị.
– Quan sát vườn để nhận biết được sâu bệnh hại tấn công và có thể sử dụng thuốc BVTV tùy vào từng đối tượng gây hại.
Phun thuốc bảo vệ thực vật sau thu hoạch
Chăm Sóc Cây Ăn Trái Sau Thu Hoạch
Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau.
(Diễn giả: chúng tôi Trần Văn Hậu, ĐH Cần Thơ, TS. Nguyễn Văn Hòa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, KS. Ngô Ngọc Mỹ, Cty CP Phân bón Bình Điền).
TỈA CÀNH TẠO TÁN TÙY LOẠI CÂY, TUỔI CÂY
Tỉa cành tạo tán sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật không thể thiếu nếu muốn có năng suất và sản lượng vụ sau. Năng suất thực vật nói chung và cây ăn quả nói riêng được hình thành từ bộ lá để tiến hành quang hợp chuyển năng lượng mặt trời thành các vật chất hữu cơ.
Cây muốn có năng suất thì diện tích lá phải lớn và giảm thiểu được việc các lá che lẫn nhau, muốn vậy phải bằng mọi cách kích thích cây ra chồi, lá mới mà tạo cành tỉa tán là cách làm không thể thiếu, tuy nhiên với mỗi loại cây, tuổi cây nên có các cách tỉa cành tạo tán phù hợp.
Những cây mang trái tận cùng cành như nhãn, xoài, chôm chôm… cần phải cắt ngắn cuống sau chùm quả mới thu hoạch, đồng thời tiến hành sửa tán.
Với những cây ra quả ở nách lá như cây có múi (cam, bưởi, quýt…; trừ quýt hồng). Cần cắt hết cành nhỏ, cành bị che khuất, sâu bệnh, đồng thời cắt những cành vươn quá ra ngoài tán để kích thích ra chồi mới.
Với những cây có quả ở thân như dâu da, bòn bon, mít, sầu riêng… thì chỉ cần cắt sửa một ít cành trong tán, một ít cành ngoài tán.
Ngoài ra, việc tỉa cành tạo tán còn tùy thuộc vào tuổi cây, thông thường cứ 3 năm tỉa lại có 1 năm tỉa đau để định hình lại tán làm sao cho tán phù hợp với sự phát triển bộ rễ, nếu cây trồng cách nhau 8 m thì chiều cao cây tối đa cũng không quá 8 m.
Việc tỉa cành, tạo tán còn phụ thuộc vào thời điểm sau thu hoạch, nếu cây thu hoạch vào mùa khô thì việc tỉa cành, tạo tán sẽ dễ hơn vì sau khi cắt tỉa chỉ cần châm phân, tưới nước thì chồi và đọt non sẽ bật ra ngay; còn nếu thu hoạch trễ, vào mùa mưa thì lúc này nhiệt độ không khí và đất đã giảm nên việc đâm cành lá mới khó khăn hơn.
DINH DƯỠNG CHO CÂY SAU THU HOẠCH
Sau một vụ nuôi trái, cây gần như kiệt quệ nên sau khi thu hoạch; cần nhanh chóng giúp cây phục hồi bằng cách bón phân sau khi tỉa cành tạo tán. Mặt khác, cũng như cành lá, sau một thời gian bộ rễ của cây cũng bị già đi, thương tổn và cần có những tác động để kích thích bộ rễ phát triển mới.
Mùn, lân là 2 yếu tố cần thiết cho yêu cầu này, bởi vậy sau khi thu hoạch phải bón phân hữu cơ kết hợp với lân. Ngoài ra vôi (CaO) có tác dụng làm giảm độ chua, phóng thích các dinh dưỡng (nhất là lân) bị keo đất giữ chặt, cải thiện kết cấu của đất nên được sử dụng chung với phân hữu cơ và lân.
Để việc bón phân hữu cơ có hiệu quả, tùy theo điều kiện có thể bón theo rãnh hình vành khăn tán lá nhưng tốt nhất nên bón rộng ra cả vườn. Trước lúc bón cần cuốc lật đất lên, trộn chung cả 3 loại trên, rải đều rồi xới đất lại để vùi phân vào đất. Việc cuốc đất lên sẽ làm cho đất thoáng khí, thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy phân.
Về liều lượng bón. Nếu dùng phân chuồng (đã ủ hoai mục) nên bón từ 10-12 tấn/ha, nếu dùng phân hữu cơ công nghiệp (chất hữu cơ 20%) nên dùng khoảng 2 tấn/ha, lân supe dùng khoảng 1 tấn/ha, vôi 0,5-1 tấn/ha.
Sau khi bón phân hữu cơ khoảng 10 ngày đến 2 tuần, cần bón phân khoáng NPK để cây hấp thu phục vụ cho việc đâm tược mới. Công thức phân NPK lúc này cần hàm lượng đạm và lân cao. Cty Phân bón Bình Điền đã SX nên loại phân NPK chuyên dùng cho giai đoạn này có tên gọi là AT 1.
Cần đọc kỹ hướng dẫn cách bón và liều lượng bón được in ngoài bao phân. Hoặc cũng có thể sử dụng loại phân bón mới NPK 16.16.16 + TE. Đây là sản phẩm hợp tác giữa Bình Điền với một hãng phân bón của Nga, kết hợp với phân đơn, cụ thể: 40 kg NPK 16.16.16+TE+30 kg urê+30 kg DAP. Nên sử dụng urê hạt vàng Đầu trâu có bọc Agrotain để chống việc thất thoát, một bao urê hạt vàng Đầu trâu 35 kg có giá trị bằng 50 kg urê thông thường.
BẢO VỆ THỰC VẬT
Công việc đầu tiên sau thu hoạch là phải vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom các tàn dư thực vật và nông sản ra khỏi vườn và chôn vào hố để sau này có thể sử dụng bón lại cho vườn cây.
Khi vườn cây hồi phục, nhú chồi mới cũng là lúc lứa sâu bệnh mới tấn công vườn. Với sâu hại có 2 nhóm, nhóm hại ban ngày (rầy mềm, rệp sáp, sâu ăn lá, đục lá) và nhóm ban đêm và “tàn bạo” nhất là loại bọ côn trùng bay được vì chúng có tập tính bầy đàn hàng vạn, triệu con, có thể vặt trụi lá non chỉ trong vòng 1-2 giờ. Bởi vậy sau khi nhú đọt non cần kiểm tra vườn thường xuyên, khi phát hiện ra sâu hại ban đêm thì có thể sử dụng thuốc BVTV sinh học như dầu khoáng, hoặc thuốc có khả năng lưu dẫn, phun vào lúc khoảng 3-4 giờ chiều.
Sau khi bón phân hữu cơ, tưới nước thì một số bệnh rễ cũng có nguy cơ bộc phát. Đáng chú ý là bệnh vàng lá thối rễ do nấm phytopthora và fusarium solani, bệnh thán thư.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Nhãn Sau Thu Hoạch trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!