Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Hoa Lay Ơn Nở Dịp Tết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hoa lay ơn nhiều màu, tươi lâu, lá xanh, là loài hoa phổ biến trên thế giới. Hoa lay ơn còn gọi là hoa lan Lay ơn, xuất xứ ở châu Phi và bờ Địa Trung Hải, ưa sáng, thông thoáng gió, nhiệt độ thích hợp 20 – 23°C, tránh oi bức và nước ẩm lạnh, nơi đất nhiều mùn, thoát nước, pH 5,6 – 6,5.
Nội dung trong bài viết
Chăm sóc hoa lay ơn như thế nào
Một số bệnh người trồng hoa lay ơn cần chú ý
Trước khi trồng hoa lay ơn, phải tiến hành chọn củ không bị bệnh, không có đốm, nẩy chồi, mọc rễ, không có vết thương, hình cầu dẹt, độ lớn trung bình, vì củ to quá già, nhiều chồi, ảnh hưởng đến sự ra hoa.
Trồng hoa lay ơn trong chậu thường vào tháng 3 – 4, đất chậu phải có P, K. Độ sâu vùi củ thay đổi theo độ lớn của củ, nói chung khoảng 5 – 10cm, Sau khi trồng phải để trong điều kiện thoáng gió, hướng về Đông Nam, tưới nước, giữ ẩm cho đất. Sau khi cây con mọc được 3 – 4 lá, chồi hoa bắt đầu phân hoá mới tưới ít nước để tránh cây mọc vống cao.
Khi cây mọc được 30cm, tốt nhất dưới đất phủ 1 lớp tro bếp rồi lấp sâu 3cm, như vậy củ lá to khoẻ, đồng thời dự phòng các bệnh thối rễ. Sau khi cây ra hoa, tránh để khô và cũng không tưới nhiều nước vì cây lay ơn rất sợ khô hạn nhưng cũng sợ úng.
Chăm sóc hoa lay ơn như thế nào
Thời kỳ ra hoa cây lay ơn dễ bị đổ làm cho cuống hoa bị cong, giảm chất lượng hoa, cho nên cần cắm que tre và buộc để giữ cây khỏi đổ. Khí hoa nở, chuyển cây vào bóng mát, phun một ít nước, có thể kéo dài thời kỳ hoa. Nếu muốn cắt hoa, nên cắt 3 – 4 bông và cắt từ lá thứ 4 trở lên. Sau khi ra hoa vẫn tiếp tục tưới nước, bón phân. Đối với lay ơn không cần bón nhiều, trong kỳ sinh trưởng chỉ bón 4 lần. Lần thứ nhất bón khi cây có 2 lá, lần thứ 2 khi có nụ hoa, lần thứ 3 khi hoa đã nở, lần thứ 4 sau khi cắt hoa.
Sau khi hoa nở 40 ngày, 1/3 số lá bị vàng nên đào cây từ chậu đem trồng ngoài đất vườn, chăm sóc củ đổ về sau có thể ra hoa hoặc sau khi đào, hong khô cắt lấy củ, tách các củ mới, cất trữ trong mùa đông nơi khô mát. Tốt nhất là để kho lạnh nhiệt độ 2 – 4°C.
Nếu trồng hoa lay ơn vào đất vườn phải căn cứ vào điều kiện khí hậu của các vùng khác nhau mà bố trí thời gian trồng hợp lý. Sau khi cây con mọc phải tránh sương muối, tránh nóng; có thể trồng sớm và trồng muộn: trồng sớm vào tháng 2 – 3, trồng muộn vào đầu tháng 7.
Lay ơn thường trồng trên luống. Vì trồng luống cây ít bị đổ, không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển. Trước khi trồng phải cày ải phơi đất để khử trùng, mỗi ha bón 37.500kg phân chuồng, sau đó làm luống. Luống rộng 1m cao 10cm, độ dài luống tuỳ theo tình hình thoát nước mà quy định. Giữa luống để rãnh làm lối đi rộng 50cm. Sau khi làm xong luống cần làm phăng, nhặt hết vật tạp.
Sau khi cây con mọc, phải kịp thời trừ cỏ, khi thời tiết khô cần tiến hành tháo nước vào hoặc tưới, kỳ ra nụ và bắt đầu nở hoa cần bón phân P, K để phát triển thành thục. Tháng 9 lá biến màu vàng, lượng nước ít phải đào củ, loại bỏ củ xấu, xử lý khử trùng. Khử trùng củ bằng cách dùng Arazan (nhiệt độ 46°C) ngâm 15 phút, rồi rửa sạch bằng nước lã 10 phút, sau đó rải đều, để nơi khô mát hong khô, phân cấp to, vừa, nhỏ để cất trữ và chú ý phòng rét vào mùa đông.
Khi trồng lay ơn trong vườn, cần chọn các loại khác nhau mà áp dụng các biện pháp gieo khác nhau để có hoa quanh năm. Nếu trồng vào tháng 3 – 7 cứ nửa tháng trồng 1 đợt, thì từ giữa tháng 6 luôn luôn có hoa. Cũng có thể tháng 8 – 9 trồng một đợt, sau mùa thu làm chao đậy, tháng 11 – 12 hoa nở. Nếu trồng vào tháng 10 – 12 từ Tết dương lịch đến mồng 1 tháng 5 sẽ luôn có hoa.
Nếu trồng vào tháng 8 – 9, sau thời kỳ sinh trưởng phải bảo đảm 15 giờ chiếu sáng nếu không khó ra hoa. Để mùa đông và mùa xuân có hoa phải khống chế ánh sáng và nhiệt độ.
Một số bệnh người trồng hoa lay ơn cần chú ý
Lay ơn thường mắc một số bệnh như: bệnh khô lá, bệnh thối củ, và một số loài sâu hại như: bọ trĩ, sên.
Bệnh khô lá thường phát sinh trên ngọn lá, ban đầu xuất hiện các đốm vàng rồi lan rộng dần, trên đốm bệnh có bột màu đen. Gặp điều kiện nhiệt độ cao, ẩm bệnh phát sinh nhiều và lây lan mạnh. Nói chung bệnh hại nặng vào các tháng 7 – 9. Muốn tránh bệnh, cần chọn củ không bệnh để trồng, trước khi trồng cần xử lý khử trùng củ bằng cách ngâm củ vào dung dịch thuốc trong 15 phút;, khi mới chớm bệnh phun thuốc Boocđô 1% 8 – 10 ngày phun 1 lần (hoặc phun Tazet 0,1% hoặc Zineb 0,1%).
Bệnh thối củ. Củ nhiễm bệnh xuất hiện các đốm lõm xuống, xung quanh đốm màu đen, vết bệnh mềm, trên đó có một lớp mốc đen, mô bệnh màu xám đen, củ khô héo. Do đó, khi đào củ không để củ bị thương, cần xử lý khử trùng rồi cất trữ nơi thoáng gió, khô mát.
Bọ trĩ có thể hại hoa, lá, củ non. Khi hoa bị hại, sâu non chích hút nhựa để lại các chấm trắng, hoa xoăn lại. Ban ngày bọ lẩn vào dưới đa, ban đêm bò lén hoạt động gây hại.
Khi hoa bị hại có thể bọc túi polyethylen lại, bên trong bỏ đĩa thuốc DDVP xông hơi, diệt sâu.
Sên thường gây hại chồi non, lá non. Lá bị hại thường bị thủng, hoa và lá bị hại thường để lại vệt trắng. Nếu phát hiện cây bị hại phải phun nước vôi hoặc nước amôniac pha loãng 100 lần.
Kỹ Thuật Chăm Sóc Hoa Lay Ơn Cho Vụ Tết
Tưới nước
Độ ẩm đầy đủ là cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa lay ơn, tuy nhiên nếu duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên sẽ làm cây bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm có trong đất như bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani), bệnh héo vàng (Fusarium solani), bệnh thối đen rễ, thối củ (Pythium spp.)…
Nếu cây khô hạn sinh trưởng yếu dẫn đến chất lượng hoa giảm do vậy phải thường xuyên giữ ẩm ở độ ẩm đất (duy trì ẩm độ khoảng 70%). Tùy theo điều kiện thời tiết, độ ẩm đồng ruộng, cứ 2 – 3 ngày tưới một lần
Kỹ thuật vun xới, tỉa mầm
Sau trồng 7 – 10 ngày, mầm mọc khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm, nhưng có những củ mọc ra 2 – 3 mầm, khi đó ta cần tỉa loại bỏ những mầm phụ chỉ để lại 1 mầm chính. Khi tỉa một tay ấn chặt gốc 1 tay tỉa mầm, tránh làm lay gốc cây.
Vun đợt 1 khi cây được 3 lá tiến hành vun nhẹ, sau đó khi cây cao 40 – 50cm tiến hành vun đợt 2, đợt này cần vun cao để chống đổ. Sau vun đợt 2 cần cắm cọc cố định cây, để cây không bị đổ. Nếu loại cây thấp chỉ cần cắm 1 số cọc ở mép luống, mỗi cọc cắm cách nhau từ 1,5 – 2m, sau đó dùng dây căng và buộc cây. Loại cây cao, trồng những nơi gió nhiều thì khoảng cách cắm cọc dày hơn, khoảng 1m cắm 1 cọc.
Bón phân
Lượng bón (cho 1 sào Bắc bộ)
Phân chuồng hoai mục : 500 – 1.000kg;
Phân lân: 20 – 30kg Supelân;
Phân Kali: 10kg Kali clorua;
Phân đạm: 10kg urê;
Phân vi sinh: 50 – 70kg, một số hộ trồng hoa phun dịch trùn quế định kỳ để cho cây mập, chất lượng hoa được đẹp hơn.
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + 3/4 phân lân + 1/2 phân vi sinh. Bón lót bằng cách trộn đều các loại phân với nhau, tiến hành sẻ rạch và bón xuống rạch, sau đó lấp một lớp đất mỏng rồi đặt củ giống lên trên.
+ Bón thúc: Lượng phân còn lại chia đều cho các lần bón, cứ 7 – 10 ngày bón một lần kết hợp với tưới phân chuồng loãng (hoặc ủ đậu tương hòa loãng tưới). Riêng phân vi sinh, bón khi cây được 3 lá.
Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá: Komix, Sporay-N-Grow, Đầu Trâu… phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần vào giai đoạn cây có từ 2 – 5 lá mang lại hiệu quả cao.
Trong quá trình bón không nên bón phân sát gốc, bà con nên bón kết hợp với việc xới xáo, làm cỏ. Sau khi bón xong cần tưới đẫm cho tan phân để cây hấp thu. Bón bổ sung canxi cũng cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, có thể phun hoặc bón thêm 2 – 3 lần khi cây được 4 – 6 lá.
Thu hoạch và bảo quản hoa
– Thời gian thu hoạch: Khi có 1 – 2 hoa nhú màu, nên cắt vào trước 10 giờ sáng để hoa được tươi lâu, giữ được chất lượng hoa.
– Vị trí cắt: Chừa lại 1 lá hoàn chỉnh để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ (trong trường hợp tiếp tục thu củ) hay nhổ cả củ hoặc cắt sát đất.
– Sau khi cắt hoa xong phải bó kín phần đầu hoa và dựng thẳng để cho cành hoa không bị cong và gãy.
* Phân loại, đóng gói
Sau khi cắt, phải phân loại theo độ tuổi, cấp hoa để thuận tiện cho vận chuyển, tiêu thụ và bảo quản.
Dùng dây buộc chặt phần gốc, dùng giấy hay bao buộc chặt phần ngọn để bảo vệ hoa.
* Bảo quản hoa:
Có 2 hình thức bảo quản: bảo quản bằng ướp đá và bảo quản trong kho lạnh với điệu kiện ẩm:
+ Bảo quản bằng ướp đá: Dùng tấm xốp ghép thành thùng sau đó đập đá cây cho vào, cứ 1 lớp đá rồi để 1 lớp hoa nằm lại phủ 1 lớp đá… sau cùng đậy nắp hoặc phủ kín bằng chăn bong giữ lạnh (hoa được bọc kín đầu và buộc chặt gốc) mô hình này chỉ áp dụng qui mô nhỏ. Thời gian có thể bảo quản được tối đa 10 ngày, cứ 5 ngày đảo hoa 1 lần.
+ Bảo quản trong kho lạnh ẩm: Hoa được bọc kín đầu và dựng trong kho lạnh độ ẩm, nhiệt độ 6 – 10 độ C, ẩm độ 80 – 90%./.
Như Ý /Dantoc
https://baodantoc.vn/ky-thuat-cham-soc-hoa-lay-on-cho-vu-tet-1609129378014.htm
Những Điều Cần Biết Về Hoa Lay Ơn, Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lay Ơn
Hoa lay ơn là một loại hoa đẹp hoa trang trí không gian nhà cũng như đặc biệt hoa trang trí ban thờ ngày lễ tết, hoa lay ơn được sử dụng nhiều vào dịp tết đến xuân về, hoa đẹp, nở rộ
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lay ơn
Hoa lay đơn hay còn còn gọi là kiếm lan, hoa day đơn, có tên khoa học là Gladiolus, có nguồn gốc từ Châu Phi. Hoa lay ơn được sử dụng nhiều nhất tại các nước phương Tây, trong những năm gần đây mới được du nhập vào Việt Nam. Loài hoa này hiện nay có khoảng 260 loài, chủ yếu phân bố ở các nước phương Tây.
Loài hoa này còn được xem là thanh kiếm tình yêu, bởi lá của loài hoa này dài giống như lưỡi kiếm. Do đó, người ta cho rằng hoa lay ơn tượng trưng cho tình yêu thầm kín và mong ước được gặp mặt và che chở cho đối phương trong tương lai.
Với ý nghĩa sâu sắc cùng với vẻ đẹp cuốn rũ của mình, hoa lay ơn được sử dụng nhiều trong cuộc sống với những công dụng hết sức đặc biệt.
Hoa lay đơn có thể mọc thẳng, nên thường được trồng theo hàng để dựng thành hàng rào hoặc trồng ở các ban công, sân thượng tạo nên vẻ đẹp cuốn hút cho ngôi nhà.
Đồng thời hoa còn có khả năng đào thải các khí độc xung quanh, thải ra khí oxi trong lành, nên hoa lay ơn còn được dùng để cắt tỉa, cằm vào bình trang trí trong trong như phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, góc làm việc,… ngoài ra hoa lay ơn còn được dùng để cắm trang trí bàn thờ tổ tiên trong các dịp lễ, tết để tỏ lòng thành kính của con cháu với ông bà.
Hoa mẫu đơn còn được dùng để điều chế các loại tinh chất giúp chị em phụ nữ làm đẹp, trẻ hóa làn da.
Cách trồng hoa lay ơn đơn giản
Khí hậu của nước ta rất phù hợp để hoa lay đơn phát triển khỏe mạnh, vì thế cách trồng và chăm sóc hoa lay đơn khá đơn giản, không quá phức tạp.
Đầu tiên nên chọn loại đất có độ dinh dưỡng cao, tốt nhất nên chọn đất thịt, có địa hình bằng phẳng, không bị nhiễm các chất độc hại bị nhiễm bẩn, có độ pH thích hợp khoảng 6,5 – 7.
Sau đó tiến hành làm sạch cỏ và làm tơi đất, trộn lẫn phân chuồng hoa mục vào chung với đất, ủ khoảng đất khoảng 20 ngày trước khi trồng cây cho chất dinh dưỡng được hấp thụ đều trong đất.
Sau khi làm đất xong, tiến hành gieo củ theo hàng, mỗi cây nên trồng cách nhau khoảng 20cm, độ sâu từ 10 – 12cm, hàng cách hàng 25cm là vừa đủ, ngoài ra bạn cũng có thể trồng trong chậu tùy theo nhu cầu sử dụng.
Khi trồng xong khoảng 1 tuần, hoa lay ơn bắt đầu mọc lên mặt đất, lúc này cần tỉa bớt những củ mọc nhiều cây đi, mỗi củ chỉ nên để lại một cây nhằm tạo điều kiện cho củ có đủ chất dinh dưỡng để nuôi thân.
Lưu ý, nên trồng hoa lay ơn ở khí hậu mát mẻ, có nhiệt độ trung bình khoảng 18 – 25oC, thời gian thích hợp nhất để hoa lay đơn nở vào đúng dịp tết nên trồng vào tháng 9 – 11.
Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp nước đầy đủ cho cây, vì lay ơn là loài ưa ẩm nên cần rất nhiều nước. Đặc biệt, khi cây bắt đầu ra được 5 -8 lá là giai đoạn cây cần nhiều nước nhất vì đây là thời gian ảnh hưởng đến sự phân hóa của cây.
Cứ cách 3 tháng bạn nên vun xới tơi đất cho cây lay ơn, để tạo độ thông thoáng cũng như phòng tránh được các bệnh sâu hại gây ra. Mỗi lần như vậy nên kết hợp bón thúc bằng phân đạm, Kali, bón đều mỗi hàng.
Hoa lay ơn trong quá trình phát triển cũng rất dễ mắc phải một số bệnh do sâu bệnh gây ra, nên cần chú ý quan sát phát hiện kịp thời.
Một số bệnh trên cây hoa lay ơn bạn cần biết
Hoa lay ơn thường gặp một số loại sâu bệnh hại khiến cây sinh trưởng kém, cây còi cọc dễ chết. Đó là một số bệnh như sau:
Bệnh trắng lá: Đây là loại bệnh khiến cho bị ảnh hưởng khá nặng nề. Bệnh gây ra bởi loại nấm bệnh có tên Septoria sp gây ra. Bệnh thường gây hại trên những lá già hoặc lá bánh tẻ. Ban đầu vết bệnh chỉ giống như một mũi kim châm sau đó chúng lan dần dần. Loại bệnh này tốt nhất nên xử lý bằng cách phun và xịt phòng loại Anvil 5SC sẽ giúp cho nấm bệnh chết và không ảnh hưởng đến cây.
Bệnh héo vàng: do nấm Fusarium sp. gây ra, bệnh thường xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ cây hoa, thường có màu nâu làm khô tóp gốc thân.
Bệnh héo vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây nên, làm thối gốc rễ. Vết bệnh có hình bất địng, ủng nước, lá cây héo rũ. Cần vệ sinh vườn sạch, chọn những chân đất cao, khô ráo dể trồng hoặc có thể sử dụng Streptomicin 100 – 150 ppm để phun phòng ngừa
Một số cách cắm hoa ly đơn giản mà bạn nên biết
Quy Trình Chăm Sóc Hoa Lay Ơn
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc, thu hái. Cây Lay Ơn sau khi trồng từ 7-8 ngày bắt đầu cây mọc khỏi mặt đất, mỗi một củ Lay Ơn thường mọc lên một cây, cũng có củ mọc lên hai đến 3 cây, nếu có củ mọc lên hai,ba cây chúng ta nên tỉa bỏ nhằm tạo điều kiện để cho một thân có đủ dinh dưỡng nuôi thân. Lưu ý: Tỉa bỏ mầm phụ, để lại mầm chính để tập trung nuôi một dảnh hoa. Khi cắt mầm phụ tránh làm bật củ.
Trong quá trình phát triển của cây Lay Ơn chúng ta nên xới ba lần:– Lần 1: khi cây được 2 lá chúng ta bắt đầu xới. Lưu ý nên xơi nhẹ tránh đụng mạnh vào cây, sau khi xơi kết hợp có những nhánh cỏ chúng ta vun vào gốc để giữ cho cây phát triển thẳng.– Lần 2: khi cây được 4 lá tiến hành vun xới lần hai. Kết hợp bón thúc lần 1: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây.– Lần 3: khi cây được 6 lá tiến hành vun xới lần 3. Kết hợp bón thúc lần 2: Đạm 5kg, Kali 7kg trộn đều rồi bón cho từng hàng cây. Đối với việc trồng cây xanh Lay Ơn cho sản phẩm cần đảm bảo cho gốc cây luôn được giữ ẩm là một điều bắt buộc vì thiếu nước cây sẽ có hiện tượng chậm lớn, lá vàng, hoa ra chậm, hoa bé, cành hoa cong que, dễ bị sâu bệnh, nhưng cũng không nên để ruộng bị ngập úng sẽ lãm thối củ. Vào mù hé chúng ta nên tưới cây vào buổi sáng. Mùa đông nên tưới vào buổi trưa hay chiều tối. Khi tưới cây chúng ta nên rửa luôn lá cho cây, không được để mùn đất bám vào lá thân cây.
Thu Hoạch: Đối với hoa Lay Ơn chúng ta nên thu hai vào buổi sáng, kỹ thuật cắt phải đảm bảo cho cành hoa phải đẹp, tươi tốt, lâu tán, đồng thời cây vẫn phát triển tốt không bị hư hỏng. Chú ý khi thu hái hoa Lay Ơn: – Chọn cành hoa có một nụ đầu tiên nở. – Dùng dao sắc cắt vát, tránh lung lay củ. – khi cắt nên chừa lại tối thiểu 4 lá. – Cắt xong cắm ngay vào nước.
Thu hoạch củ: Đối với cây chúng ta để làm giống, khi cắt hoa chúng ta nên để 4-5 lá sau đó tiếp tục chăm sóc và bón thúc vào khoảng thời gian là 60 ngày, tiếp tục cắt bỏ số lá còn lại chỉ để khoảng cách từ mặt củ lên đến ngọn là 20cm. Sau 1 tuần chúng ta đào củ lên di dời vào nhà.
2. Bảo quản củ giống Hoa Lay Ơn có tới 250 loài, có rất nhiều màu từ màu sáng cho tới màu sẫm, các cây giống lay ơn đều chiu rét nhưng chịu nóng kém, giống dài ngày nhất là giống Lay Ơn san hô thường từ 90 ngày trở lên từ lúc trồng cho đến lúc ra hoa, giống ngắn ngày nhất là giống cho hoa tím thường từ 60-70 ngày, các giống khác thường trung bình từ 70 ngày có hoa vào mùa hè và khoảng 80 ngày có hoa vào mùa rét. Để bảo quản cho củ Lay Ơn chúng ta nên làm như sau – Loại bỏ củ thối, củ bị sâu bệnh. – Để nơi thông thoáng, cao ráo không ẩm ướt. – Một số giống phải bảo quản trong điều kiện lạnh.
3. Phòng trừ sâu, bệnh hại Cây Lay Ơn thường bị các bệnh sau. – Bệnh héo vàng: Bệnh xuất hiện ở phần gốc hoặc cổ rễ, bệnh gây thối rễ cây, các lá bị héo vàng, cách phong trứ chúng ta dùng Score 1% hoặc Daconil 500 SC với liều lượng 25ml/ bình 8 lít. – Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại làm thối rễ, lá bị héo rủ tái xanh, thường héo từ lá gốc lên các lá trên. Cách phòng trừ ta dùng Viben C: 10-25g/bình 8Lít. Dùng New KaSuRal: 10-25g/bình 8 Lít. – Trừ nhóm sâu chích hút: Dùng Sherpa 0,1%, Trebon 0,1-0,2% hoặc Pegassus 0,1%. – Trừ nhóm sâu ăn lá: Dùng Decis 0,1-0,2%, Sumicidin 0,1-0,2%, hoặc Padan 0,1-0,2%.
4. Thúc hoa nở nhanh. Dùng đạm Sunfat hoặc Ure hòa nước tưới lên gốc với nồng độ 1/200, hoặc phun mù lên lá với nồng độ 0,1% vào buổi sáng, mùa rét nên bón Kali
5. Hàm cho hoa nở muộn Hạn chết tưới nước nhưng không để quá khô, bón thêm phân đạm khi nụ chưa thoát ra ngoài để kéo dài giai đoạn, bên cạnh đó chúng ta cũng nên làm giảm ảnh nắng chiếu vào cây
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Hoa Lay Ơn Nở Dịp Tết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!