Đề Xuất 3/2023 # Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Mùa Nắng Nóng # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Mùa Nắng Nóng # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Mùa Nắng Nóng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323

Sau tết Âm lịch 1-2 tuần mà thời tiết ở Sa Đéc đã nóng oi bức, thậm chí có những hôm chỉ khoảng 10h sáng mà nắng nóng đã rát da thịt. Ở thời điểm này, tôi phải thường xuyên thăm các chậu hồng vào buổi trưa, để xem có chậu hồng nào bị thiếu nước đột ngột hay không và bổ sung lượng nước kịp thời cho nó, tránh trường hợp cây hoa hồng thiếu nước làm khô héo cây.

Chăm sóc hoa hồng trong mùa nắng nóng

Đối với các nhà vườn trồng hoa hồng ở Sa Đéc, thì thời điểm tháng 3 đến tháng 5 hàng năm được coi như “mùa nghịch” của cây hoa hồng. Ở thời gian này, thời tiết thường gặp nắng nóng dữ dội ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của cây hoa hồng, nhất là các vườn hồng chưa dùng lưới lan để che bớt nắng thì ảnh hưởng tiêu cực của nắng nóng đến cây hoa hồng càng rõ ràng.

Ở mùa nghịch, dù đổ bao nhiêu phân bón, phun bao nhiêu thuốc phòng bệnh, bỏ bao nhiêu công sức để chăm sóc các chậu hoa hồng thì cây hoa hồng vẫn thường đâm tược chậm hơn, tược ốm, lá nhỏ, đồng thời nấm bệnh lại cũng phát triển mạnh mẽ…

Không giống như thời điểm trước tết, nói cho vui là chỉ tưới nước thôi thì cây hoa hồng vẫn phát triển ầm ầm, tuy có đốm lá, sâu bọ tấn công… nhưng nhìn chung cây hoa hồng chống chịu được và đâm tược khỏe, lá mướt.

1.Phòng ngừa bệnh sương mai (Downy Mildew of Rose) đầu mùa nắng

Sau tết Âm lịch, ở Sa Đéc liên tục có những ngày nắng nóng, có lúc nhiệt độ ngoài trời lên đến 34-35 độ C, đêm đến thì sương lại xuất hiện sớm, khoảng 19h-20h, tôi ra quan sát các chậu hoa hồng thì phần lá đã áo 1 lớp sương đêm ẩm ướt, sáng đến thì có những hôm sương mù dày đặc dù đang ở tháng 03.

Thời tiết ban ngày nóng bức, ban đêm thì ẩm ướt, kết hợp với việc mỗi ngày tôi phải tưới nước cho các cây hoa hồng đến 2 lần vì trời nóng đã tạo điều kiện thuận loại cho bệnh đốm lá phát triển.

Lá ướt và độ ẩm cao sẽ kích hoạt bào tử nấm bệnh phát triển qua đêm. Khi mặt trời lên, lá bắt đầu khô và bào tử được giải phóng. Sáu giờ ẩm ướt đã đủ để bào tử nấm mốc nảy mầm và nhiễm vào lá. (Nguồn: gpnmag.com/article/rose-downy-mildew-review).

Do đó, trong giai đoạn này tôi sử dụng Ridomil Gold 68WG và STREPA 150WP để phòng bệnh cho cây hoa hồng.

2. Tưới nước đầy đủ cho cây hoa hồng trong mùa nắng

Cây hoa hồng rất dễ bị thiếu nước dẫn đến héo rũ vào những ngày nắng nóng. Vào những ngày này, tôi thường xuyên ra quan sát các cây hồng và để ý kỹ đến các trường hợp sau:

+

Đối với hoa hồng trồng chậu:

Chậu hoa hồng nào càng có nhiều tược non, thì chậu hồng đó càng hút nhiều nước.

Chậu nhỏ mà cây to (chiều cao cây hồng đã gấp 2-3 lần đường kính chậu, tán lá thì phủ kín mặt chậu) mau khô nước hơn chậu to mà trồng cây nhỏ.

Trên cùng 1 diện tích nhận nhiều nắng chói chang, nếu chỉ để 1 vài chậu hoa hồng thì các chậu này có xu hướng mau khô nước hơn là để lượng cây hoa hồng dày đặc kín cả mặt đất.

Lựa chọn thời gian tưới nước cho cây hồng trong ngày nắng nóng

Do tôi tưới nước cho cây hồng bằng nước sông, nên thời gian tưới nước trong ngày phụ thuộc khá nhiều vào con nước lớn ròng.

+ Nếu nước ròng, cạn nước vào khoảng 7h sáng thì tôi phải tưới nước cho cây hoa hồng từ 5h30-6h00 sáng. Tưới như vậy là khá sớm, nên đến tầm 10h30-10h45 tôi phải ra quan sát lại các cây hoa hồng (chú ý nhiều đến các chậu ở trong trường hợp bên trên) xem cây có bị héo rũ do thiếu nước hay không. Nếu có phải tưới bổ sung nước cho cây hoa hồng (lúc này nước sông đã lớn trở lại).

Việc quan sát và tưới nước thêm cho các cây hoa hồng bị thiếu nước tôi thường hay thực hiện trước 11h sáng. Tại sao? Nếu sau thời gian này, lượng nắng và nhiệt mà lá cây hoa hồng nhận được rất cao, nếu đột ngột dội nước vào, có thể làm cho lá hồng bị bỏng, giống như cây bị bỏng nước sôi!

Những anh chị đi làm giờ hành chính, cũng thường hay tưới nước cho hoa hồng vào sáng sớm, trưa đi làm về nếu có thể nhín tí thời gian quan sát xem cây hồng có bị khô héo hay không để thêm nước cho cây.

Thế nhưng đôi lúc về đến nhà và thăm cây cũng đã gần 12h trưa mà thấy cây hồng héo rũ thì phải làm thế nào?

Nếu là chậu nhỏ, di chuyển được, tốt nhất đem cây vào chỗ mát mẻ khoảng 15phut thì tưới thêm nước cho chậu hồng (cách này không mấy khả thi)

Hạn chế tối đa việc tưới lên lá cây hoa hồng lúc trời nắng nóng. Tưới ẩm nền đất xung quanh khu vực trồng hồng. Sau đó, tưới thật đẫm vào chậu, không tưới thân lá, tưới đến khi nước chảy ra từ đáy chậu không còn nóng.

Nhược điểm của việc tưới nước cho cây hoa hồng ngày 2 lần là cây dễ mắc bệnh đốm lá, như đã nêu ra bên trên.

+ Còn khi chủ động được thời gian tưới như tưới bằng nước máy chẳng hạn, trong ngày nắng nóng có thể tưới cây trễ tí tầm 10-10h30 hẵn tưới cây hoa hồng. Chú ý: mỗi nơi trồng có điều kiện tiểu khí hậu khác nhau, có nơi 11h giờ trưa thì cây hoa hồng mới có dấu hiệu héo nhẹ, thì nên tưới lúc 10h30 chẵng hạn. Còn nơi, chỉ mới 10h mà cây hoa hồng đã héo ngọn thì phải tưới sớm hơn. Đồng thời, khoảng 13-13h30 (trước khi đi làm) có thể quan sát lại các chậu hoa hồng xem còn ẩm ướt hay không.

Chú ý: vào thời điểm nắng nóng, khi tưới nước tôi tưới rất lâu, tưới đi tưới lại để đảm bảo chậu hoa hồng thấm ướt hoàn toàn. Tránh trường hợp tưới mà chỉ ướt phần đất trồng ở bề mặt hoặc dưới đáy còn phần chính giữa thì khô queo. Tưới như vậy chậu hoa hồng rất mau khô trở lại.

+

Đối với hoa hồng trồng đất:

Đối với hoa hồng trồng đất, hạn chế việc trồng cây đang có tược non vào thời điểm này. Hoặc như tôi có thể sử dụng lục bình để tủ xung quanh gốc vừa giữ ẩm, vừa làm phân bón cho cây hoa hồng sau này.

Mẹo Chăm Hoa Hồng Đúng Cách Nhất Trong Mùa Hè Nắng Nóng

Cây hoa hồng là loại cây thích tắm nắng, nhưng vào mùa hè thì lại là đối nghịch với cây hoa hồng. Thời tiết vào mùa hè thường nắng nóng dữ dội ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa hồng, ảnh hưởng lớn nhất là các nhà vườn chưa che lưới lan để tránh nắng trực tiếp chiếu xuống cây, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây hoa hồng.  

Ở mùa hè này, dù đổ bao nhiêu phân bón, phun bao nhiêu thuốc phòng bệnh, bỏ bao nhiêu công sức để chăm sóc các chậu hoa hồng thì cây hoa hồng vẫn thường đâm tược chậm hơn, tược ốm, lá nhỏ, đồng thời nấm bệnh lại cũng phát triển mạnh mẽ… Vậy chăm sóc cho hoa hồng vào những ngày hè như thế nào ? Qua bài viết này xin được, gửi tới bạn những cách vô cùng hiệu quả, bằng chính những vật liệu sẵn có, dễ kiếm ở địa phương:  

1. Phòng ngừa bệnh sương mai vào đầu mùa nắng cho cây hoa hồng

– Thời điểm nắng nóng là bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 9 đối với ở miền Bắc, còn đối với miền Nam từ tháng 3 đến tháng 8, nhiệt độ ngoài có hôm tới 35-38oC, đêm xuống thì sương lại xuất hiện sớm.

Bệnh sương mai trên cây hồng do nhiệt độ gây ra

– Thời tiết ban ngày thì nóng nực ban đêm lại ẩm ướt do sương xuống, dẫn đến lá ướt độ ẩm cao sẽ kích thích cho bào tử nấm bệnh phát triển mạnh qua đêm. Khi mặt trời lên, lá khô các bào tử nấm bệnh được giải phóng và phát triển thành bệnh. Thời gian phát triển bào tử nấm bệnh rất nhanh, chỉ trong thời gian 6 giờ đã đủ để bào tử bệnh nấm mốc phát triển nảy mầm và nhiễm vào lá.

 

2. Tưới nước thường xuyên cho cây hoa hồng vào mùa nắng nóng

Vào mùa hè nhu cầu nước cho cây hồng là rất cần thiết, cây rất dễ bị thiếu nước dẫn đến héo rũ vào những ngày nắng nóng. Vào những ngày này, nên thường xuyên ra quan sát các cây hồng và để ý kỹ đến các trường hợp sau:

– Đối với cây hồng được trồng trong chậu

+ Nhu cầu lượng nước tưới cho mỗi chậu hồng khác nhau, chậu nào có càng nhiều nhánh non thì nhu cầu tưới nước cho cây càng lớn.

+ Chậu nhỏ mà cây to (chiều cao cây hồng đã gấp 2-3 lần đường kính chậu, tán lá thì phủ kín mặt chậu) mau khô nước hơn chậu to mà trồng cây nhỏ.

+ Trên cùng 1 diện tích nhận nhiều nắng chói chang, nếu chỉ để 1 vài chậu hoa hồng thì các chậu này có xu hướng mau khô nước hơn là để lượng cây hoa hồng dày đặc kín cả mặt đất.

+ Lựa chọn thời gian tưới nước cho cây hoa hồng vào mùa hè cũng là yếu tố quan trọng cho nhu cầu sử dụng nước của cây, bạn cần tưới nước cho cây ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.  Vào sáng sớm bắt đầu tưới vào khoảng 5h30 và kết thúc tưới nước trước 10h để tránh tình trạng nước nóng tưới vào cây sẽ bị bỏng. Vào thời gian chiều mát, nước lúc này hạ nhiệt và dần mát lại thì bạn nên tưới nước cho cây có thể từ 16h30 và kết thúc lúc 19h.

+ Nếu là chậu nhỏ có thể di chuyển được bạn cần di mang chậu vào nơi bong mát khoảng 15 phút rồi hãy tưới cho cây, tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt khi tưới nước.

+ Hạn chế tối đa tưới nước lên lá cho cây hồng lúc trời nắng nóng. Bnaj cũng cần tưới ẩm các khu đất xung quanh chậu hồng, sau đó tưới thật đẫm nước vào gốc hồng đến khi thấy dưới đáy chậu chảy nước ra là được, không nên tưới nước lên thân lá cây hồng để tránh gây bệnh cho cây hồng.  

Chú ý: vào thời điểm nắng nóng, khi tưới nước tôi tưới rất lâu, tưới đi tưới lại để đảm bảo chậu hoa hồng thấm ướt hoàn toàn. Tránh trường hợp tưới mà chỉ ướt phần đất trồng ở bề mặt hoặc dưới đáy còn phần chính giữa thì khô queo. Tưới như vậy chậu hoa hồng rất mau khô trở lại.

– Đối với hồng được trồng trong đất

Đối với hoa hồng trồng đất, hạn chế việc tưới nước cho cây khi cây đang ra mầm non. Tưới nước cho cây khi trời còn mát, tưới dưới gốc cây khi thấy nước đẫm tràn lên trên mặt đất là được.  

3. Chống nắng cho hoa hồng bằng vật liệu tránh nắng

– Vào mùa hè các nhà vườn thường lựa chọn các vật liệu tránh nắng để sử dụng cho vườn hồng, Vật liệu được lựa chọn thường được làm bằng nhựa sợi xanh, đen hoặc đan dệt xen kẽ vào nhau, chúng có tác dụng làm giảm lượng nắng chiếu trực tiếp xuống cây.

– Độ cắt nắng khi sử dụng lưới có thể giảm 50% đến 80% ánh nắng. Đặc biệt chúng rất nhẹ, không hề thấm nước, dễ thi công lắp đặt, độ bền có thể lên đến 3 – 5 năm  

4. Luôn giữ mát và làm ẩm đất khi trồng hồng

– Khi trồng hồng vào mùa hè nắng nóng bạn cần lưu ý là giảm nhiệt độ mặt đất trồng.

– Bạn có thể sử dụng bèo ao phủ lên mặt đất bầu đất để giữ ẩm cho cây hồng hoặc sử dụng các vật liệu cách nhiệt để làm mát đất, và giữ được hơi ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ cây hoa hồng phát triển, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng trong ngày hè .

– Bạn cũng có thể sử dụng như mùn cưa, vỏ lạc, xơ dừa, hoặc bằng rơm dạ sử dụng các vật liệu để phủ lên mặt đất, giúp trong đất luôn có độ ẩm cung cấp nước cho cây.  

5. Chăm sóc cây hoa hồng cần chọn vật liệu phù hợp để trồng cây.

– Nếu vào mùa hè thì cây trồng trong chậu là một lưu ý rất quan trọng khi bạn nên chọn loại chậu cho cây trồng.

Chọn chậu nhựa xốp cho cây hoa hồng vào mùa hè

– Cách chọn chậu xốp vào mùa hè để trồng hồng là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi chọn lựa chậu, vì chậu nhựa xốp có tính cách nhiệt rất cao

– Nên chọn lựa chậu có diện tích rộng 20-20 cm để cây có độ thông thoáng. Nguồn: camnangcaytrong.vn

Cách Tưới Nước Cho Hoa Lan Trong Mùa Nắng Nóng

Đối với mùa nắng nóng, đặc biệt là ở miền Bắc hiện tại bây giờ, chúng ta sẽ tưới nước như thế nào? Hôm nay sẽ chia sẻ đến tất tần tật đến các bạn cách tưới nước cho lan trong mùa nắng nóng nhé.

Trời nắng nếu có mưa thì tốt, chúng ta được tưới thay, nhưng nếu không có mưa, thì các bạn tưới buổi sáng lúc mát, tầm 6h30 -7h là được và tưới thật thật đẫm nhé các bạn. Các bạn tưới bao nhiêu thì cả ngày hôm đó lan ăn được bấy nhiêu. Các bạn tưới đi tưới lại, tưới đến khi no rễ, rễ căng tròn lên. Các bạn yên tâm cả ngày hôm đó vườn lan thật mát mẽ và hấp thu được nhiều nước. Lý do trưa trời nắng nóng sẽ làm lan khô, nhưng vì lượng nước tưới nhiều buổi sáng, nên cây sẽ được hấp thu được nước. Kèm theo là khi tưới nhiều nước, đất phía dưới sạp lan cũng được ướt, tạo ẩm độ làm giảm nhiệt độ ở vườn, giúp cây mát mẽ.

 Sau buổi sáng, nếu chiều cây lan khô quá sẽ như thế nào?

Vào buổi trưa nếu có điều kiện các bạn tưới thật nhiều, nhiều hơn buổi sáng nữa, tưới ướt cả lá, thân, rễ.

Nhưng phải lưu ý trước khi tưới lên lan các bạn phải tưới cho vườn ẩm ướt khoảng 5 phút, khi cảm thấy vườn lan mát, thì lúc đó mới bắt đầu tưới vào chậu. Giúp mát vườn, vừa xả nước nóng ra luôn, để khi tưới vào chậu không bị luộc lan Các bạn tưới trong khoảng 11h -2h chiều đều được, rãnh giờ nào tưới giờ đó. Đảm bảo nguyên buổi chiều cây sẽ hút hết nước.

3. Nếu buổi trưa không rãnh, thì buổi chiều từ 4h -5h các bạn tưới, nhưng không được tưới nhiều. Vì nguyên đêm cây sẽ ngậm nước, sẽ làm thối cây, cây sẽ không ăn uống được gì nữa.

Chỉ tưới qua lại cho ướt cây và ướt chậu chứ không được tưới ngập nước. Nhưng đặc biệt lưu ý phải tưới ngoài môi trường, tưới dưới đất, giúp cây mát mẽ.

4. Nếu các bạn quá bận, đi làm 7h -8h tối mới về, thì các bạn chỉ nên tưới ở đất, vườn, không nên tưới vào cây, hoặc chỉ tưới qua 1 lượt, không nên tưới đi tưới lại. Lý do cây buổi tối sẽ nghỉ sinh trưởng, cây không hấp thu được. Cây lan hấp thu nước khi có nắng lên.

Tóm lại tưới nước cho lan cực kỳ quan trọng. Sáng các bạn tưới nhiều, tới 11h -12h trưa là cây bắt đầu khô, do khí hậu hiện nay nắng nóng nên nước khô cực nhanh, thì cây lan sẽ rất khô. Buổi trưa cây lan sẽ khép lỗ khí khổng lại, để cho cây không thoát hơi nước ra, nếu thoát nhiều cây khô chết. Khi nhiệt độ trên 32 độ cây sẽ khép khí khổng, cây nghỉ không sinh trưởng, không tăng trưởng cũng như không hấp thu được nước hay chất dinh dưỡng. Đến 4h -5h chiều các bạn mới tưới thì coi như 1 ngày cây chỉ phát triển ⅓ ngày còn ⅔ ngày là cây nghỉ.

Nếu các bạn tưới vào buổi trưa, thì vườn lan được hạ nhiệt độ, cây lan phát triển dựa vào nhiệt độ trong chậu nhiều nhất, môi trường chỉ đứng thứ hai. Khi cây mát thì lỗ khí khổng sẽ mở. Vậy khi các bạn cung ứng đủ nhiệt độ, độ ẩm, cây đủ nước thì cả ngày hôm đó cây lan phát triển vượt bật, chứ không phải 2-3h buổi sáng.

Những nơi mát thì các bạn vẫn tưới như quy tắc cũ. Sáng tưới đẫm, trưa tưới được, chiều tưới sương sương. Còn nếu mưa thì không tưới. Nếu có làm bạc che thì ngày nào cũng tưới từ 1 đến 2 lần, do cây không bị mưa ướt. Các bạn lưu ý tưới buổi trưa, vì đó là bí quyết giúp cây tăng trưởng và phát triển vượt bậc nhé.

Chúc các bạn có một vườn lan luôn xanh tốt và nhiều hoa.

Cách Chăm Sóc Hoa Và Cây Cảnh Trong Mùa Hè Nóng Bức

Mỗi cây hoa, cây cảnh bao giờ cũng có một đặc điểm sinh trưởng, phát triển riêng vào mỗi mùa. Trong đó, mùa hè thường là mùa cây cảnh và hoa rất thích hợp cho quá trình phát triển, nhất là cho quá trình giâm cành hoa. Tuy nhiên, mùa hè lại nóng, mưa nhiều cũng tạo điều kiện cho sâu bệnh hại cây phát sinh phát triển. Vì vậy, trong quá trình trồng, chăm sóc cây cảnh và hoa chúng ta cần chú ý quan tâm về các vấn đề như giảm nhiệt độ, nước tưới, bón phân…

1. Giảm nhiệt độ cho cây trồng

– Mức nhiệt độ ở mùa hè thường rất cao, đặc biệt những ngày cao điểm còn lên đến 37-42 0C ở các khu vực Bắc Trung Bộ có thể còn cao hơn thậm chí lên đến 45 o C. Với mức nhiệt này khả năng phát triển của hoa sẽ chậm đi, có thể suy kiệt thậm chí là chết. Vậy nên cần phải giảm nhiệt độ ở mức thấp nhất cho cây trồng bằng cách che bóng, đối với các ây trồng trong chậu hoặc có khả năng di chuyển thì di chuyển vào nơi có cường độ ánh sáng thấp nếu có thể…

2. Cung cấp kịp thời và đầy đủ lượng nước cho cây trồng

– Do mùa hè nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhanh, nên phải cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng nước cho cây để cây thực hiện các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Thế nhưng cần lưu ý: không nên tưới vào buổi trưa và buổi tối. Nên tưới 1 ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

– Hơn nữa là tùy thuộc và đặc điểm sinh lý, nhu cầu của từng loại cây trồng mà cung cấp với các liều lượng nước khác nhau. Đối với các loài lá to, lá mỏng có thể tưới nhiều, đối với các loài lá xẻ thùy, lá như lá kim, do lượng bốc hơi ít có thể tưới ít. Tưới cây vào mùa hè phải căn cứ vào thời tiết mà vận dụng linh hoạt, tưới nhiều khi trời nắng nhiều, tưới ít khi trời râm nhiều, trời mưa thì không tưới. Trong trường hợp mưa liên tục mấy ngày cần phải che mưa hoặc nghiêng chậu để tránh tích nước đề phòng rễ cây bị thối.

Đê cây sinh trưởng, phát triển tốt cần cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng nước cho cây

3. Bổ sung dinh dưỡng cho cây ở những ngày hè

– Mùa hè cây sinh trưởng nhanh, tiêu hao dinh dưỡng nhiều, cần phải bón đủ phân. Nhưng bón phân mùa hè cũng cần chú ý đến các loài cây hoa khác nhau. Những cây hoa trồng chậu cứ hai tuần cần tưới nước phân hoai loãng. Đối với hoa trà, đỗ quyên là những cây ưa đất chua, hai tuần nên tưới một lần nước phèn loãng. Tưới nước phân nên tiến hành khi đất khô, trước khi tưới cần xới xáo đất trong chẩu, cho bộ rễ có thể hấp thụ được.

– Lúc bón phân còn phải tránh nước phân dính vào cành lá cây. Sau khi tưới 2 ngày phải nhớ tưới một lân nước. Tốt nhất là bón tưới phân vào lúc chiều tối.

– Lúc này có thể bón các loại phân hữu cơ để giúp chống lại bất lợi của thời tiết và giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn như: Acid Fulvic, bột rong biển, amino axit…

4. Tỉa cành cho cây vào những ngày hè

– Cây phát triển thân lá ảnh hưởng đến mỹ quan ra hoa và kết trái, cành lá đài ảnh hưởng đến khả năng thóang gió và chiếu sáng. Nên cần phải cắt bỏ các cành dài mọc dày, các cành khô bị bệnh. Một số cây trồng vào mùa xuân, khi cây cao đến một đô cao nhất định phải tiến hành hái ngọn để cây ra nhiều cành nở nhiều hoa. Đối với một số loài cây hoa thân gỗ, nếu cành năm đó mọc trên 20cm cũng phải tiến hành hái đọt, làm cho cây mọc nhiều nhánh mới và cho nhiều hoa. Ngoài ra, hái đọt còn làm cho hoa nở đều hơn. Trên cành mọc nhiều chồi bất định sẽ phá hoại sự hình thành hoa nên cũng phải hái bỏ.

– Đối với loại cây cho hoa như hoa cúc, hoa thược dược, cần hái bỏ bớt các nụ hoa ra nhiều và nụ bên, để làm cho hoa to hơn, tươi hớn. Đối với loại cây hoa dùng quả như cây thạch lựu, cây phật thủ, nên kịp thời hái những quả non mọc nhiều có như vậy ta mới có những quả to mẩy.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Hoa Hồng Trong Mùa Nắng Nóng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!