Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Dưa Leo Bằng Npk Văn Điển mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân bón Văn Điển công thức NPK (12:5:10) và NPK (12:8:12) cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây dưa leo (dưa chuột), giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, hạn và chịu rét, góp phần tăng năng suất, cho màu quả đẹp, tươi, hương vị quả thơm hơn.
Trong điều kiện đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Khu 4 cũ, dưa chuột có thể trồng 3 vụ/năm.
– Vụ xuân là vụ chính, gieo hạt cuối tháng Giêng, đầu tháng 2.
– Vụ hè gieo tháng 4 đến tháng 7, thu hoạch tháng 6 đến tháng 9, tháng 10. Đặc biệt vụ dưa hè xen 2 vụ lúa xuân sớm và mùa muộn, dễ làm mà cho hiệu quả kinh tế lớn nhất.
– Vụ đông: Gieo hạt cuối tháng 9, đầu tháng 10, thu hoạch trung tuần tháng 11 đến giữa tháng 12.
Phân bón Văn Điển giúp dưa leo cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, hạn, rét; góp phần tăng năng suất và phẩm chất quả.
2. Yêu cầu về đất trồng:
– Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và màu mỡ. Nên chọn những chân đất có nguồn nước tưới chủ động và hàng năm luân canh với lúa nước…
– Do bộ rễ phát triển kém, sức hấp thu của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu cầu dinh dưỡng cân đối và được cung cấp từ từ, không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng biểu hiện thiếu dinh dưỡng. Phân bón Văn Điển công thức NPK (12:5:10) và NPK (12:8:12) cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây dưa, giúp cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, hạn, rét; góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất quả cũng như tăng khả năng bảo quản của quả.
3. Làm đất, bón phân:
– Sau khi cày bừa, rạch hàng chia luống rộng 1,5m (mặt luống 1,2m rãnh 0,3m), cao 0,3m.
– Lượng phân bón cho 1ha như sau: Phân chuồng mục: 10 tấn (3-3,5 tạ/sào); phân bón NPK: 700-850kg (25-30 kg/sào) NPK 12:5:10 hoặc 12:8:12.
Phân chuồng + 1/3 NPK bỏ vào hốc, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ. Trồng khi cây được 1-2 lá thật, trồng hai hàng trên luống với khoảng cách 60cm, mỗi hốc cách nhau 40cm. Mật độ trồng 33.000 cây/ha (1.200 – 1.300 cây/sào).
4. Chăm sóc:
– Tưới nước và luôn đảm bảo đủ ẩm, giúp cây nhanh bén rễ và ra lá.
-Cây 5 – 6 lá thật, lúc ra tua cuốn thì xới vun kết hợp bón 1/2 số NPK còn lại. Sau khi bón phân, xới vun luống, nhặt cỏ kết hợp tưới rãnh cho cây.
-Để tăng rễ đốt, có thể cho dưa bò 2-3 mắt mới cắm cọc. Giàn dưa chuột cắm hình chữ nhật. Mỗi sào cần 1.400-1.500 cây dóc. Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây mềm buộc ngọn dưa lên giàn. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).
-Sau khi thu lứa quả đầu, dùng nốt số NPK còn lại bón thúc cho cây. Dùng cuốc nhỏ bổ hốc giữa 2 gốc cây, bón phân và lấp đất, kết hợp làm cỏ, tỉa lá già, lá bị bệnh.
– Sau mỗi lần thu, có thể tưới thêm phân hoặc phun phân bón lá cho cây sẽ kéo dài thời gian thu hoạch quả.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
Dưa chuột thường gặp các bệnh sau:
– Bệnh sương mai là bệnh nguy hiểm, gây hại nặng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp (dưới 20 độ C) và độ ẩm không khí cao, ruộng dưa trồng dày, xanh đậm.
Dùng Boócđô 1%, Ridomil MZ 72 WP hoặc Alliette 80WP phun 1- 2 lần.
– Bệnh phấn trắng, làm bộ lá tàn sớm. Dùng Topsin hoặc Bayleton sữa 25% với 200-250g để pha phun cho 1ha dưa chuột.
– Bệnh nứt thân, xì mủ: Thực hiện tiêu thoát nước tốt, không để mặt luống đọng nước, bón phân cân đối và phun luân phiên các loại thuốc sau: Ridomil, Topsin M, Polyram, Mancozeb, Copper, Aliette…
6. Thu hoạch:
– Tùy diễn biến thời tiết mà quả 5 – 7 ngày tuổi có thể thu hoạch. Nếu để quả già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu quả của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm.
– Quả nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ rộ quả, có thể thu 2-3 ngày 1đợt.
Bón Phân Npk Văn Điển Chuyên Dùng Cho Cây Cà Phê
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sau chất đạm, lân, kali cây cà phê còn cần nhiều chất trung, vi lượng khác; trong đó, canxi là chất cây cà phê hút nhiều nhất. Thực tế đất đai ở Tây Nguyên thường là chua, pH thấp 3,8 – 4,2 lại rất nghèo chất canxi, lưu huỳnh, bo và những chất vi lượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây cà phê phát triển được trên đất có pH từ 4,5 – 7, tối ưu là 5,0 – 6,5. Cây cà phê rất cần canxi. Cà phê lấy đi của đất nhiều gấp 3 lần lượng lân nên cần chú trọng bón đủ canxi để nâng cao độ pH, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển. Thông thường, bà con thường bón vôi để cải tạo độ chua và bổ sung canxi; tuy nhiên bón vôi sẽ làm chai đất; hơn nữa bón nhiều vôi cây dễ bị thiếu kali, thiếu Bo, kẽm…
Bón phân đa yếu tố (ĐYT) NPK của Cty Cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, cây trồng không những được cung cấp cân đối, đồng thời các chất dinh dưỡng đa lượng Đạm, Lân, Kali mà còn được cung cấp bổ sung thêm các chất trung lượng như Canxi, Magiê, Silíc và các chất vi lượng Bo, đồng, côban, molipđen… rất cần thiết cho cây trồng mà các loại phân bón khác không có.Đặc biệt phân Văn Điển có pH từ 8 – 8,5 nên có tác dụng khử chua (nồng độ pH cao) mà không cần phải bón vôi.
Quy trình bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho cây Cà phê ở thời kỳ kinh doanh như sau: Chủng loại phân bón:
– NPK 10.12.5 (N = 10%; P = 12%; K = 5%, S = 4%; MgO = 10%; CaO = 20%; SiO2 = 15%, Zn, B, Co, Cu…). Tổng dinh dưỡng = 76%.
– NPK 12.8.12 (N = 12%; P = 8%; K = 12%, S = 3%; MgO = 8%; CaO = 15%; SiO2 = 13%, Zn, B, Co, Cu…). Tổng dinh dưỡng = 72%.
– NPK 16.6.16 (N = 16%; P = 6%; K = 16%, S = 2%; MgO = 5%; CaO = 8%; SiO2 = 7%, Zn, B, Co, Cu…). Tổng dinh dưỡng = 60%.
Cách sử dụng cho cây cà phê (thời kỳ kinh doanh)
Đợt 1
(Cuối tháng 3 – đầu tháng 4)
+ 0,5 – 0,7kg/gốc NPK 10.12.5
Đào lật đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 20 – 30cm rộng ra 15 – 20cm, sâu 5cm rải đều phân NPK Văn Điển sau đó lấp đất kín phân.
– ở những nơi điều kiện tưới khó khăn nên lợi dụng đất còn ẩm sau mưa để bón phân.
– Nếu đất dốc thì bón phân vào hố giữ màu rồi phủ đất, cỏ lá mục kín phân.
Bón phân ĐYT NPK chuyên bón cho cây cà phê Văn Điển giúp cho cây cà phê có bộ lá sáng bóng, lá dầy, khép tán nhanh, ra quả nhanh và tập trung do được cung cấp chất Magiê, Lưu huỳnh, Bo, Kẽm… Lân Văn Điển trong phân NPK Văn Điển không tan trong nước nên khi bón vào đất không bị sắt, nhôm cố định và cung cấp cho cây từ đầu vụ đến cuối vụ, giúp cây cà phê phân hoá mầm hoa, chồi và đậu quả nên cà phê được bón phân NPK Văn Điển đạt năng suất cao, chất lượng tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết, giảm công bón, giảm thuốc trừ sâu, giúp cải tạo đất. Phân bón Văn Điển không gây độc cho đất, không gây ô nhiễm môi trường
(Nôngnghiep.vn)
Bón Phân Npk Văn Điển Cho Cây Bưởi Diễn Sau Thu Hoạch
Nếu bón phân không cân đối, bón quá dư đạm, để đất chua sẽ làm cho cây sinh nhiều cành lá rậm rạp, hoa ra không sai, tỷ lệ đậu quả thấp, tạo điều kiện cho bệnh và các loài sâu hại tấn công, quả chín không chắc, vỏ và cơm (thịt quả) nhão, nhiều nước, ăn nhạt, không thơm ngon. Cây bưởi Diễn ưa đất trung tính hơi kiềm, có độ pH cao thường là 6 – 7. Để cây cho quả sai, quả chất lượng cao, dễ bảo quản và bán được giá, bà con cần áp dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, trong đó bón phần cân đối đáp ứng nhu cầu các chất đa (NPK), trung lượng (Ca, Mg, Si) và các vi lượng, sử dụng Lân nung chảy và phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây.
Kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch
1)Vệ sinh tán cây:
Thực hiện mỗi năm 5 lần vào thời điểm ngay sau khi thu hoạch quả và sau các đợt bưởi ra lộc ổn định. Sau khi thu hoạch quả, dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành cuống quả mới thu hoạch. Sau các đợt lộc ổn định cũng phải cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, cành nhỏ, cành không có lá, cành trong tán cây, cành vượt. Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành (tốt nhất nên bôi vôi vào vết cắt) để hạn chế một số sâu bệnh.
2)Cách bón phân:
– Sử dụng các loại phân ĐYT NPK 5.10.3 dạng viên (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%; phân ĐYT NPK 16.6.16 (N=16%; P2O5=6%; K2O=16%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co…
– Lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít phụ thuộc vào đất, tuổi cây, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất giống, tập quán thâm canh của địa phương… cụ thể :
– Cách bón: Bón tháng 11- 12 (cơ bản): 100% phân hữu cơ ủ hoai + 100% phân NPK 5.10.3 + 100% vôi (1-2 kg/gốc). Đào rãnh xung quanh tán, trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.
+ Bón thúc lần 1 (đón hoa): Tháng 1 – 2 bón 40% lượng NPK 5.10.3 hoặc 16.6.16.
+ Bón thúc lần 2 (thúc quả): Tháng 4 – 5 bón 30% lượng NPK
+ Bón thúc lần 3 (thúc quả): Tháng 7 – 8 bón 30% lượng NPK
+ Bón thúc lần 4: Tháng 9 – 10 mỗi gốc bón 1kg NPK 16.6.16 hoặc 2kg NPK 5.10.3 (chống nứt quả).
Rắc phân, xới đất nhẹ quanh tán lấp phân. Tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc tranh thủ sau mưa bón phân.
– Tủ gốc, thoát nước, giữ ẩm: Sử dụng các loại tàn dư thực vật, cây phân xanh, rơm rạ mục tủ gốc, thường xuyên tưới và thoát nước kịp thời giữ đủ ẩm cho cây.
– Tưới phân nước bổ sung: Nếu đất xấu, có thể ngâm thêm nước phân chuồng, ốc hến, xác súc vật với lân super (5kg trong 100 lít nước) trong 6 – 8 tháng đến khi hoai không còn mùi thối, pha loãng nước để tưới bổ sung vào các giai đoàn chính ở trên.
Bón phân Văn Điển làm cho cây bưởi Diễn phát triển khoẻ, cân đối, lá dày ít sâu bệnh, tăng số hoa và đậu quả, quả bóng, to, nhẵn, màu sắc hấp dẫn, bưởi ngọt, nhiều nước, bảo quản được lâu dài.
Theo: Dân Việt
Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Bón Đa Yếu Tố Npk Văn Điển Tại Phường Hưng Đạo
Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tại phường Hưng Đạo
phân bón Văn Điển” thau chua, rửa mặn, bồi bổ đất Việt Nam
Trong sản xuất nông nghiệp, việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới bà con nông dân và áp dụng vào thực tiễn sản xuất là yếu tố vô cùng quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu học hỏi kiến thức về phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho bà con nông dân. Ngày 28 tháng 02 năm 2016, TTHTCĐ phường Hưng Đạo đã liên kết phối hợp với Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển tổ chức Hội thảo” Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển” . Tới tham dự Hội thảo có các đồng chí đại diện Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Đông Triều(Đ/c Đạt, đ/c Hạt), các đồng chí Cán bộ đại diện Khuyến nông thị xã, đồng chí Lãnh đạo địa phương và các đồng chí đại diện cho các ban ngành, HTX DVNN, trưởng các khu cùng 120 bà con nông dân Điển, có ông : Nguyễn Tiến Chinh – Giảng viên cộng tác của Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển trực tiếp trình bày hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tại buổi Hội thảo.
Quang cảnh buổi Hội thảo
Ông: Nguyễn Tiến Chinh – Giảng viên cộng tác Công ty Văn Điển trong buổi Hội thảo
Với tiêu chí ” phân bón Văn Điển” thau chua, rửa mặn, bồi bổ đất Việt Nam“, Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển đã triển khai chuyển giao tới bà con nông dân phường Hưng Đạo hiểu được quy trình sản xuất, thành phần dinh dưỡng và cách sử dụng phân bón đa yếu tố NPK cho từng loại cây trồng. Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển dùng bón đúng cách cho cây lúa sẽ giúp cho cây lúa khỏe, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng. Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng cho lúa đúng chỉ dẫn không phải bón thên bất kỳ loại phân nào khác, là chìa khóa để đạt được thâm canh cao.
Nguyễn Thị Nhung – TTHTCĐ phường Hưng Đạo
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Dưa Leo Bằng Npk Văn Điển trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!