Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Dạ Yến Thảo mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết này MMC tổng hợp lại kinh nghiệm trồng hoa Dạ Yến Thảo của mình để dành tặng các bạn mới trồng Dã Yên Thảo.
DYT là loại hoa một mùa, chúng ra hoa liên tục, tưng bừng cho đến khi cây tàn là phải thay cây mới. Đây là loài hoa lý tưởng để trồng trong giỏ treo và trên ban công. Dạ Yến thảo yêu là say. Bông hoa khỏe mạnh, cứng cáp, liên tục nở thêm nhiều hoa mới trong thời gian trung bình là 3 – 4 tháng.
1. Chất trồng Chất trồng lý tưởng cho Dã yên Thảo là đất tribat đã trộn sẵn hoặc xơ dừa trộn với trấu hun và phân bò tribat. Trộn theo tỉ lệ Xơ dừa- Trấu Hun-Phân bò là 3-1-3
2. Sang chậu Úp ngược chậu, lay lay cả cây và bầu đất cho Rễ tách khỏi bề mặt chậu, nhẹ nhàng nhấc cả bầu đất và cây ra khỏi chậu cũ, Lại nhẹ nhàng gỡ bớt chất trồng dưới đáy bầu đất, cho thêm chất trồng sang chậu mới rồi đặt bầu DYT vào chậu. Phủ chất trồng mới kín bầu đất Khi mới sang chậu có thể tưới một chút nước B1 pha loãng. 1 viên B1 nhỏ pha với 1 lít nước giúp cây sớm thích nghi với chất trồng mới
Không bón bất kỳ loại phân nào trong vòng 10 ngày kể từ khi mới sang chậu.
3. Tưới Dạ yên thảo là loài cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Nếu có thời gian, nên tưới vào đất trồng, tránh làm ướt lá vì lá DYT rất dày, có long, giữ nước và dễ bị vàng lá thối lá nếu dính nước. Chỉ nên phun phân bón qua lá vào buổi sáng lúc trời hanh khô mát mẻ giúp cho cây hấp thu phân tốt nhất mà ko bị hỏng lá.
4. Bón Phân Dạ Yến Thảo rất ham ăn nên phải thuờng xuyên bón phân, Từ 5-7 ngày bón 1 lần. Phân bón thích hợp cho DYT có thể là đầu trâu 501 và 701 hoặc các loại phân NPK tổng hợp. Với giai đoạn lá thì nên bón NPK 30-10-10, Giai đoạn ra hoa thì nên bón NPK 20-30-30. Trong trường hợp cây đã tốt mà chưa có hoa thì có thể bón NPK 10-30-30.
5. Các việc cần làm khác Nên nhặt lá dạ yến thảo khô, héo vì để lâu sẽ dễ khiến cây xấu và nhanh tàn. Nếu bạn ko có nhu cầu giữ hạt giống cho mùa sau, nên ngắt sạch cả cuống những bông hoa đã tàn, giúp cho cây bền hơn vì không phải phân phối dinh dưỡng cho cuống hoa tàn. Nếu trời nắng to hoặc mưa to nên “di dời” cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn. Khi cây già cỗi và trơ gốc, nếu thời tiết mát mẻ bạn có thể làm cho cây Dạ Yến Thảo già tái sinh bằng cách cắt cành chỉ để lại khoảng 15cm tính từ gốc, lại thay chất trồng và bón phân chờ những mầm mới nảy ra từ gốc.
Chăm Sóc Hoa Dạ Yến Thảo
A. Đặc điểm cây hoa dạ yến thảo
+ Cây hoa dạ yến thảo thuộc cây thân thảo có ba dạng cây: Cây bụi đứng và cây bụi rủ, dạ yến thảo biển sóng
+ Dạ yến thảo có ba giống: Hoa đơn và hoa kép, dạ yến thảo biển sóng.
+ Hoa dạ yến thảo nở bốn mùa, có ba cỡ: Hoa nhỏ sấp sỉ 5cm, nhỡ 8cm, lớn 12cm.
+ Tránh nắng hay thiếu sáng một chút hoặc rét cây dạ yến thảo vẫn cho hoa đẹp.
+ Dinh dưỡng, phân bón cho cây hoa dạ yến thảo: Khoảng15 đến 20 ngày cung cấp nhẹ một lần.
+ Đất trồng phù hợp với dạ yến thảo: Cây ưa đất Thoáng, xốp, ưa ẩm, dinh dưỡng phì nhiêu.
+ Một điểm đáng lưu ý cây hoa dã yên thảo thường bị bệnh nấm thối rễ hoặc sẽ yếu nếu chăm bón và nước tưới thất thường.
Hoa dạ yến thảo phát triển tự nhiên tại Trang trại Hoa cây cảnh Thăng Long
+ Màu hoa trên thế giới khoảng 150màu. chúng tôi Cung cấp được 22 màu hoa bao gồm cả hoa đơn và hoa kép (Mời các bạn có thể thường xuyên từ 5 đến 10 ngày tới Trang trại Hoa- Cây cảnh Thăng Long: Huỳnh Cung – Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội ( gần UBND xã Tam Hiệp ) sưu tầm một lần.
+ Dạ yến thảo rất dễ trang trí: Khắp nơi nếu có thể đặc biệt là ban công nhà phố
+ Hương thơm đặc biệt, phảng phất mùi Benzen đối với các loại hoa có màu sẫm dần.
Dạ yến thảo biển sóng loài hoa dạ yến thảo mới của cây cảnh Thăng Long
Dạ yến thảo biển sóng là loài hoa khỏe nhất trong dòng dạ yến thảo, cây phát triển rất nhanh, vươn dài và cao. Nếu trồng trong chậu treo dạ yến thảo biển sóng rủ dài mềm mại , độ buông rủ lớn trông 1 chậu hoa rất xum xuê, rực rỡ. Nếu trồng ở các thành ban công hay hàng rào sắt thì sự tươi tốt, thu hút của lá hoa sẽ che đi khuyết điểm của những ban công cũ hay hàng rào rỉ sét.
Hoa dạ yến thảo đơn rực rỡ tại Trang trại Hoa cây cảnh Thăng Long
1-Là cây thân thảo, nhạy cảm đặc biệt trước các thay đổi của thời tiết.
2-Không chịu được mưa nhiều, không chịu úng.(Chậu hoa nên đăt nơi không chịu mưa trực tiếp).
3-Bộ rễ rất nhạy cảm với nhiệt độ ngoại cảnh, dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên cao trên 35oc (Nên che mát chậu trồng khi ở nhiệt độ này).
4-Bị nhiễm nấm làm nhũn thối cổ rễ, hoặc khô teo tại gốc các cành kết với thân do tổn thương khi đóng gói vận chuyển.
5-Cây sẽ bị chết ngay do mất nước( Khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng)!
Dạ yến thảo đơn mong manh, yểu điệu trong nắng
+ Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.
+ Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn(Cây sẽ không khỏe,không bền).
+ Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.
+Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.
+Tưới nước thường xuyên, vừa đủ.
+ Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm (có thể dùng nước giải pha loãng)
+ Nếu khéo chăm sóc và thực hiện đúng công đoạn, tại Việt Nam chúng ta chỉ cần đầu tư một lần và có chậu hoa lâu dài.
Dạ yến thảo kép với nhiều lớp cánh như bông hoa hồng
– Tư vấn cách trồng, chăm sóc giữ gìn cây hoa lâu dài – Hãy gọi ngay 0913. 0955. 48 !!!!!!!!!!!!
Mr. Đào Mạnh Hùng chúng tôi / hoala.vn
Mọi thông tin xin liên hệ :
Chăm Sóc Những Cây Hoa Dạ Yến Thảo
Hoa dạ yến thảo là giống hoa cây ban công đẹp nhất hiện nay mà được rất nhiều người quan tâm tới khi chăm sóc và cây có luôn có thể ra hoa quanh năm, sẽ luôn tô điểm cho góc vườn nhà bạn thêm rực rỡ và ấn tượng hơn
Để có được những cây hoa dạ yến thảo thi đòi hoie bạn cần có sự kiên nhẫn khi chăm sóc và sự tỉ mỉ khi chăm sóc cây, để cây có được những bông hoa bền lâu và liên tục khoe sắc cho khu vườn nhà bạn.
Cây hoa dạ yến thảo là giống cây chịu nhiệt lạnh, rất rễ chăm sóc khi bạn chăm sóc đúng cách, nếu bạn chăm sóc đúng cách thì cây có thể cho ra hoa quanh năm. Hết đợt này tới đợt khác.
Về hoa dạ yến thảo thường sẽ được chia thành 2 loại sau đây:
Dã Yên Thảo kép: cây thân leo, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm
Dã Yên Thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ.
Bạn có thể lựa chọn những cây hoa dạ yến thảo để trồng thành viền lối đi hoặc trồng thành từng luống nhỏ, ngoài ra bạn có thể trồng thành từng chậu để trên khu vực ban công, chậu hoa treo trong nhà thì rất là tuyệt vời
ĐẶC ĐIỂM CÂY HOA DẠ YẾN THẢO
Dã Yên Thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Dã Yên Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.
Cây hoa dạ yến thảo thường được gieo vào tháng 5-6 hàng năm, sau khi bạn có được những hạt hoa dạ yến thảo thì bạn rải đều hạt lên trên chậu hoặc luống mà bạn đã chuẩn bị sẳn trước đó, sau đó bạn phủ lên một lớp đất mỏng và tưới đủ ẩm, giúp hạt nhanh chóng nảy mầm.
Sau khi gieo hạt từ 4-7 ngày tức là khoảng 1 tuần thì hạt sẽ bắt đầu nảy mầm, trong quá trình hạt nảy mầm thì bạn thường xuyên kiểm tra xem có kiến hoặc ốc sên ăn hạt hoặc mà mầm nhỏ của cây mới chồi lên mặt đất.
– Khi cây quá già cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.
CHĂM SÓC CÂY HOA DẠ YẾN THẢO
Sau khi bạn trồng được một thời gian, tầm khoảng 10 ngày thì lúc này bạn tiến hành bón phân vi sinh định kỳ 2 tuần/ lần để giúp cây phát triển tốt hơn, trong quá trình cây phát triển thì bạn thường xuyên ngắt ngon cây để giúp cây phát triển thành nhiều cành nhánh hơn để giúp cây khi ra hoa có được nhiều hoa hơn.
Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã Yên Thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. Loài hoa này cực kỳ dễ trồng nhưng nếu lơ là không chăm sóc cũng rất dễ lụi tàn
Chú ý: Buổi sáng tưới hoa và vệ sinh cho cây vì những lá khô héo rất dễ cho cây nhiễm sâu bệnh. Không nên để hoa tại thời tiết quá nắng hoặc mưa to. Bên cạnh đó, dạ yến thảo nhạy cảm với nhiệt độ, cây dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên 35 độ. Cây sẽ bị chết ngay do mất nước, khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng
Cách Trồng Hoa Dạ Yến Thảo Bằng Hạt Và Chăm Sóc Dạ Yến Thảo Từ Kinh Nghiệm Cá Nhân
Dạ yến thảo rất dễ gieo trồng từ hạt giống , nơi trồng hạt giống dạ yến thảo phải đầy đủ ánh sáng mặt trời.
Chuẩn bị
– Khay trồng
– Bầu đất
– Bình xịt
– Bộ phim nhựa trắng
– BÌnh tưới nước
– Hỗn hợp đất cho giỏ treo
– Phân tan chậm
– Hạt giống hoa dạ yến thảo
Thời vụ gieo hạt giống hoa dạ yến thảo:
– Dạ yến thảo có thể gieo trồng quanh năm, nhưng phát triển mạnh nhất là thu đông và đông xuân.
Hướng dẫn gieo hạt giống hoa dạ yến thảo
– Chuẩn bị đất mùn tơi xốp và khay ươm hạt. Hạt giống dạ yến thảo rất nhỏ và cần ánh sáng để nảy mầm.
– Đổ đầy một khay đất trồng với bầu đất ẩm, bắt đầu rải hạt giống hoa dạ yến thỏ lên trên bề mặt đất, nhấn hạt nhẹ nhàng vào đất mà không che hạt, hạt cần ánh sáng để nảy mầm, sau khi gieo xong sử dụng bình phun sương tưới ẩm. Bạn nên bỏ khay trong nơi bóng mát, tránh gió và ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
– Sử dụng màng nhựa trắng để che khay và di chuyển khay ươm tới vị trí 21 – 24 độ C để hạt dễ dàng nảy mầm. Giữ ẩm thường xuyên cho khay ươm, khoảng 10 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm.
– Khi hạt bắt đầu nảy mầm hãy tháo vỏ nhựa ngay và duy chuyển khay đến nơi có đầy đủ ánh sáng mặt trời.
Trồng hoa dạ yến thảo vào giỏ treo.
– Khi cây con có 3 lá thật tiến hành cấy chúng vào các bầu cây lớn hơn. Đặt 2 hoặc 3 cây vào mỗi chậu và tưới nước để giữ ẩm.
– Kết hợp một phần đất hỗ hợp và một phần đất trên bầu đất của hoa dạ yến thảo. Làm ẩm hỗn hợp đất, đổ đầy các giỏ treo lót bằng đất khoảng 5 -8cm dưới vành chậu treo, dùng tay nén đất chặt.
– Ngâm chậu cây dạ yến thảo trong nước, cắt một khe khoảng 4 – 5cm vào lớp lót giỏ treo theo hình chữ “X” . Sau đó tiên hành trồng cây giống dạ yến thảo vào giỏ treo.
Chăm sóc hoa dạ yến thảo để nở nhiều hoa Bón phân.
– Thêm 5cm hỗn hợp đất vào giỏ, và trồng cấy các cây dạ yến thảo còn lại vào chậu treo.Rắc 1 muỗng canh hạt phân tan chậm vào đất và tưới lại.
– Nên tưới nước cho giỏ treo thường xuyên, giữa các lần tưới lên để đất khổ.
– Sau 1 tuần cho cây con ra chậu, cần bón thúc ngay, hoà NpK pha loãng và tưới cây.
– Cây ưa phân chậm tan NPK. Bón định kì 2 tuần 1 lần. Mỗi lần 1 nhúm. Rắc phân ở phần đất thấp sát cạnh chậu.
– Dạ yến thảo ưa nước nhưng ko chịu được úng. Tưới vừa đủ cho nước thấm hết giá thể. Tưới gốc, cấm chỉ định tưới lên lá, tránh phần thân ra. Đất ẩm quá là nguyên nhân gây thối thân. Chỉ tưới nước khi bề mặt đất khô.
Lưu ý:
– Vén cành vặt lá vàng ở gốc dạ yến thảo thường xuyên
– Khi cây dạ yến thảo bắt đầu có nhánh, tất cả ngọn nào có từ 4 – 5 lá thì bắt đầu bấm ngọn cho cây sum xuê cành và tán.
– Nên cắt bỏ hoa dạ yến thảo khi hoa bắt đầu mờ dần, điều này giúp giỏ hoa trông đẹp và kích thích dạ yến thảo cho ra hoa nhiều hơn.
– Nên thường xuyên kiểm tra giỏ treo, bởi giỏ treo bay hơi nhanh, nên cung cấp nước ngay khi đất khô.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Dạ Yến Thảo
Dạ yến thảo có nguồn gốc từ Châu Mỹ và đã trở nên quen thuộc trong các sân vườn hiện đại ở nước ta trong vài năm trở lại đây. Do có vẻ đẹp lạ, nhiều màu sắc nên cây thường được trồng trong chậu để làm hoa trang trí. Dạ yến thảo còn được gọi với cái tên “nữ hoàng ban công”.
Hoa Dạ yến thảo có nhiều tên gọi khác nhau: Yến thảo hoa, hoa dạ yến thảo, hoa dã yến thảo. Màu sắc đa dạng gồm màu trắng, hồng, đỏDạ yến thảo là cây ưa sáng, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển 10 oC và phát triển tốt nhất ở 24 – 38 o, cây ưa ẩm và phát triển nhanh ở ẩm độ cao vì thế rất thích hợp với thời tiết ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nắm bắt được các lợi thế đó mà trong những năm gần đây người trồng hoa ở các vùng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên và tập trung trồng loại hoa này rất nhiều. Bởi, Dạ yến thảo là loại hoa dễ trồng, nhanh phát triển, đạt năng suất cao và thu được nhiều lợi nhuận hơn các loại hoa khác.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Dạ yến thảo gồm các bước sau 1. Thời vụ gieo trồng:
Dạ yến thảo có thể gieo trồng được quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 9 – tháng 10 dương lịch.
2.Chuẩn bị:
– Giá thể: Cây Dạ yến thảo là loại cây ưa ẩm và trồng trên đất giàu dinh dưỡng, thoáng khí. Đất trồng hoa phải là đất có khả năng thoát nước tốt. Do vậy cần chọn loại đất thịt nhẹ pha cát, phối trộn với xơ dừa và bón lót phân hữu cơ sinh học để tạo thành giá thể lý tưởng để trồng cây. Có thể trộn đất như sau: 1 phần đất tơi xốp, 1/2 phần phân chuồng hoai mục, 1 phần than củi đập nhỏ, 1 phần trấu, 1/3 phần đá mài garito hoặc chọn giá thể là hỗn hợp đất phù sa, trùn quế tỉ lệ 1:1.
– Hạt giống: Hoa Dạ yến thảo được trồng hoàn toàn bằng hạt, do đó cần chọn lựa hạt giống thật kĩ để chọn lựa được những hạt to, chắc mẩy, không bị ẩm mốc, giúp nâng cao tỷ lệ nảy mầm và giúp cây con sau này phát triển khỏe mạnh (đối với phương pháp gieo hạt).
– Chậu có lỗ thoát nước.
– Bình tưới dạng phun sương.
– Dụng cụ đào lỗ tra hạt, kéo sắc, chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước
(đối với phương pháp giâm cành). 3. Phương pháp nhân giống: Trồng Dạ yến thảo bằng phương pháp gieo hạt:
Sau khi đã chuẩn bị được giá thể và hạt giống, ngâm những hạt giống vào nước ấm trong khoảng vài giờ. Sau khi ngâm, hạt giống sẽ chương lên, điều này sẽ có lợi hơn trong quá trình gieo.
Gieo hạt đều lên bề mặt đất. Sau đó phủ lên trên một lớp đất mỏng. Dùng bình tưới nước dạng phun sương phun đều lên bề mặt đất để cung cấp độ ẩm. Hạt giống đã qua xử lý rất mau nảy mầm. Giữ ẩm cho đất gieo hạt, để chậu cây ở nơi thông thoáng và râm mát, chỉ cần khoảng 5 ngày là trên bề mặt đất gieo những mầm xanh đã bắt đầu xuất hiện.
Sau khoảng 2 tuần, những mầm xanh sẽ trưởng thành. Cây cao khoảng 10cm và có khoảng 3 – 4 lá thật. Lúc này cần đặt chúng ở những nơi rộng rãi hơn. Dạ yến thảo là loại cây dạng bụi nên chọn loại chậu lớn một chút. Trồng khoảng vài cây một chậu là đủ để sau này có hẳn một bụi hoa.
Trồng Dạ yến thảo bằng phương pháp giâm cành:
Cắt một ngọn Dạ yến thảo (cắt dưới đốt lá) và phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn. Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng vào trong chậu nước. Ngắt bỏ hoa và các lá gần vết cắt.
Đổ đất vào chậu, dùng dụng cụ tra hạt tạo lỗ trên đất trong chậu. Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ. Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín. Tưới nước thật đẫm vào đất và ngọn hoa. Đặt chậu ở vị trí thông thoáng và râm mát. Cần tưới nước thường xuyên cho hoa và đất. Vào ngày mát chỉ cần tưới đẫm vào buổi sáng, vào những ngày nóng cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Sau 2 – 3 tuần các ngọn hoa bắt đầu ra rễ, lúc này có thể sang chậu cho các ngọn hoa.
4. Chăm sóc
– Tưới nước: Tưới cây vào buổi sáng, tưới đẫm nước cho tới khi thấy nước chảy ra ở lỗ thoát nước. Những này nắng nóng nên tưới 2 lần/ngày.
– Tỉa cây: Khoảng một tháng sau khi trồng sang chậu mới. Lúc này bụi hoa đã phát triển khá mạnh. Khi thấy cây mọc quá um tùm và xuất hiện tình trạng có những lá bị héo vàng,
nên tỉa thưa cho cây, ngắt bỏ bớt lá già, héo. Việc này vừa làm cho cây thông thoáng, đón được nhiều ánh sáng vừa làm kích thích chồi mới đâm ra nhiều hơn.
Khi cây cao khoảng 20cm thì tiến hành ngắt ngọn để cây phân nhánh nhiều hơn. Dạ yến thảo là cây ưa sáng nên đặt chậu cây tại nơi có đủ ánh sáng.
– Bón phân: Trong quá trình cây sinh trưởng, nên bón thêm phân hữu cơ vi sinh, phân NPK có tỉ lệ 30:10:10 pha thật loãng và tưới 1 lần/tuần. Khi hoa nở, ngừng bón thúc và duy trì tưới nước cho cây. Dạ yến thảo khi nở hoa sẽ ra liên tiếp hết đợt này đến đợt khác.
Chú ý: Lúc này không nên tưới phun sương lên toàn bộ cây hoa mà chỉ tưới gốc cây, thường xuyên ngắt các hoa héo, lá vàng để tránh cho cây bị nấm bệnh.
5. Phòng chống bệnh thường gặp:
– Bệnh nấm mốc trắng: Sau khi bệnh xuất hiện cần kịp thời ngắt bỏ những lá bệnh, thời kỳ đầu mới bệnh phun dung dịch chlorothalonit 75% pha loãng với nồng độ 1 : 600 – 800.
– Bệnh đốm lá: Cần cố gắng tránh chạm vào những lá bệnh và chú ý phòng tránh gió hại, mặt trời chiếu nắng và lạnh giá, kịp thời ngắt bỏ lá bệnh, chú ý dọn những lá bị rụng và phun dung dịch Amobam 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
– Bọ chét :Phun cho cây dung dịch Omethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
– Bệnh úa thân, héo rũ: cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác và phun các loại kháng sinh thông thường bằng cách pha 2 viên với 1 lít nước hoặc Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tưới cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn.
6. Một số chú ý
– Nên che mát chậu: Khi nhiệt độ cao hơn 35 0 C, nên che mát cho chậu cây vì bộ rễ của cây khá nhạy cảm với nhiệt độ, làm như thế để tránh tình trạng thoát hơi nước quá nhiều.
– Nhặt bỏ những hoa đã tàn, tỉa thưa và loại bỏ những cành dập nát để tạo độ thông thoáng cho cây tiếp tục nở hoa.
– Khi cây quá già có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần cắt bớt thân ngọn (cắt thân khoảng 15cm tính từ cuống hoa), giữ gìn các phần thân còn lại (thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc thay chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ sung dinh dưỡng, tưới nước thường xuyên và vừa phải cây sẽ bật mầm và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho hoa mới trong thời gian trung bình từ 3 – 4 tháng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Dạ Yến Thảo trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!