Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Cây Lan Ý Sao Cho Luôn Xanh Tươi mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây Lan ý khi vừa được mua về trang trí trong nhà thì rất đẹp, cành lá xanh tốt sum xuê, nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, cây sẽ bớt xanh tươi. Chăm sóc cây Lan ý sao cho luôn xanh tươi là mong muốn của tất cả tín đồ yêu loài cây này. Không khó đâu các bạn, chỉ cần quan tâm đến những yếu tố sau đây:
1. Ánh sáng
Lan ý là cây có thể sống trong điều kiện bóng râm hay ít ánh nắng mặt trời, tuy nhiên trong ngôi nhà thì rất ít nơi đặt cây có ánh sáng, vì thế chúng ta nên chọn nơi gần cửa sổ hay giếng trời để có vài giờ ánh sáng chiếu xuyên vào.
Dấu hiệu nhận biết cây thiếu ánh sáng không đủ để quang hợp là các lá mọc sau nhỏ hơn lá ban đầu, màu xanh lá nhạt hơn. Nếu để cây trong phòng kín thì hàng tuần di chuyển ra bên ngoài trời, đặt nơi có bóng mát để cây thay đổi không khí.
2. Nước tưới
Cây Lan ý sẽ kém xanh tươi nếu tưới không đủ nước
Cây Lan ý là cây nội thất có nhu cầu nước khác hẳn với cây để bên ngoài, vì điều kiện trong nhà thiếu nắng và không lưu thông gió nên rất dễ dư thừa nước trong chậu, dẫn đến bộ rễ của cây bị úng làm hư các rễ non.
Hàng tuần chỉ tưới cây trong nhà 2-3 lần, mỗi lần tưới nước vừa đủ ướt đều hết bộ rễ cây, sau đó lau sạch nước thừa bên dưới đáy chậu.
3. Nhiệt Độ
Trong ngôi nhà có gắn các thiết bị như máy lạnh, lò thoát hơi bếp…thì cần tránh không để Lan ý gần các nơi quá lạnh hay quá nóng đều dễ làm cây bị chết.
4. Chất dinh dưỡng
Cây để trong nhà sau thời gian dài gần một năm, thì bộ rễ cây phát triển và đã sử dụng hết dinh dưỡng trong chậu, các rễ non có xu hướng mọc lan lên trên hay ra ngoài, như vậy cần phải thay cây ra chậu to hơn. Khi thay chậu nhớ rút hẳn cả cây ra ngoài sau đó lựa chọn chậu có kích thước to hơn chậu cũ khoảng 10 cm ( bề cao và bề rộng) nhằm tăng thêm thể tích dinh dưỡng cho cây.
5. Vệ sinh lá và kiểm tra sâu bệnh
Cây Lan ý để trong nhà dễ bị bụi bám vào lá sẽ làm giảm quá trình thoát hơi nước của cây, hàng tuần cần lau bụi bằng khăn mềm, lau nhẹ nhàng tránh làm rách lá, kiểm tra xem cây có bị rệp muội bám vào các nách lá hay dưới gốc sát mặt đất. Nếu thấy các mảng trắng mềm bám trên ngọn và kẽ lá thì dùng tay lau đi hoặc đưa cây ra ngoài dùng vòi sen tưới rửa sạch sẽ.
Ngoài ra còn có các chấm vàng nốt đen li ti bám mặt dưới của lá, thân cây thì cũng dùng tay hay vòi nước rửa sau đó dùng bột tỏi hay ớt phun cả thân để giúp xua đuổi sâu bọ tấn công cây. Không được dùng thuốc BVTV phun trong nhà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người nhất là người già và trẻ em.
6. Bón phân
Cây Lan ý cần ít ánh sáng nên nhu cầu phân bón không cao, nếu bón nhiều sẽ làm cây bị sốc phân có thể làm cây nhanh chết. Hàng tháng bón một ít phân hữu cơ như phân trùn quế hay dynamic lilter và phun thêm B1, phân bón lá là vừa đủ.
Theo saigonhoa.com
Bí Quyết Chăm Sóc Cây Xanh Trong Nhà Luôn Xanh Tươi
Để có một khu vườn tràn ngập cây xanh, tươi tắn, sống động với nhiều sắc màu của hoa cỏ, bạn phải bỏ thời gian và công sức chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ. Bỏ túi các bí quyết chăm sóc cây cảnh trong nhà do Phương Trung xin chia sẻ ngay sau đây.
Tưới nước sạch cho cây xanh đủ lượng và đúng thời điểm
Nước tưới là thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của cây xanh. Tưới nước và buổi sáng sớm hoặc buổi đêm để giảm bớt sự bay hơi của cây. Chế độ tưới nước thường xuyên theo từng loại cây sẽ giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng đều đặn.
– Nguồn nước tưới phải sạch như nước giếng, nước mưa, nước máy… Nguồn nước bị ô nhiễm, bị nhiễm mặn, bị nhiễm phèn… phải được xử lí trước khi dùng tưới cho cây xanh.
– Tưới nước đúng là đảm bảo cây không bị úng cũng như không bị thiếu nước. Bạn phải tưới nước đúng giờ, đúng và đủ lượng nước để cây được cung cáp chất dinh dưỡng và tươi xanh lâu hơn.
– Tưới nước phải phù hợp với vị trí đặt cây, như cách trồng cây cảnh trong nhà thì không nên tưới nước quá nhiều, cây xanh trong chậu thì cần tưới với một lượng nước được xác định là phù hợp.
– Dưới gốc cây xanh có sỏi đá hay các sản phẩm giúp thoát nước sẽ giúp cân bằng giữa ẩm ướt và khô hạn, cho cây sinh trưởng tốt hơn.
– Sử dụng các dụng cụ như vòi sen, béc phun áp lực… để tạo các hạt nước nhỏ, giúp tưới đều trên cây.
– Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ như vòi sen, béc phun áp lực… và tưới lên cả bộ tán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại không tưới vào 1 chỗ nhất định sau cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.
Cung cấp nguồn ánh sáng vừa đủ cho cây xanh
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây, có loại cây ưa ánh sáng mạnh cũng có loại cây ưa bóng râm. Do đó, tùy theo loại cây mà bạn lựa chọn vị trí đặt cây thích hợp. Hoặc xem xét vị trí không gian của bạn như thế nào để tìm hiểu loại cây trồng phù hợp với không gian đó.
Bón phân đúng, đủ liều lượng để cung cấp dưỡng chất cho cây xanh
Trong cách chăm sóc cây cảnh trong nhà , cung cấp phân bón được bón định kỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng nhằm cung cấp dưỡng chất cần thiết.
– Chọn loại phân bón phù hợp, bón đúng thời điểm để cây phát triển đồng đều, sức sống tốt, chống lại được sâu bệnh, giữ được dáng cây. Nếu bạn không có nhiều kiến thức trong lựa chọn phân bón cho cây xanh của mình thì nên đến cửa hàng có chuyên môn về lĩnh vực cây xanh để được tư vấn.
– Lượng phân bón phụ thuộc vào nhu cầu của cây xanh, theo giai đoạn sinh trường, mùa vụ, khả năng hấp thụ, khối lượng đất, kích thược chậu, diện tích đất trồng… Không bón phân quá ít hoặc quá nhiều so với mức quy định vì đều ảnh hưởng không tốt đến cây xanh của bạn.
– Tìm hiểu kỹ các loại phân bón để chăm sóc cây trồng phù hợp với từng loại. Nên mua đúng loại, bón ít vào quanh gốc, cách gốc khoảng 10cm. Tùy theo loại phân bón mà có phương pháp bón hợp lí:
+ Phân NPK, DAP, Dynamic, Ure, phân dơi, phân bò hoai, bánh dầu khô… thì nên xới nhẹ xung quanh cây rồi bón rãi đều, lấp đất lại, sau đó tưới nước, không để phân vào gốc thân lá cây, luân phien bón phân hạt vô cơ và hữu cơ.
+ Phân bổ sung vi lượng và các loại khoáng chất cho cây như Atonik, Vitamin B1, Phân Cá, 30.10.10 TE, 20.20.20 TE, 10.20.30,10.15.30, KNO3, chúng tôi bón nên kết hợp thêm thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Diệt sâu bệnh hại, cỏ dại thường xuyên
Song song với việc tưới nước, bón phân cho cây thì bạn nên quan sát để sớm phát hiện những dấu hiệu sâu bệnh, có phương pháp xử lí tận gốc, nhanh chóng nhất. Đối với chăm sóc cây cảnh tại nhà , phương pháp thủ công được sử dụng phổ biến. Bạn có thể sử dụng hạt cải nghiền nhỏ bỏ vào gốc cây để chống sâu bọ cho cây cảnh…
Cỏ dại là nguyên nhân khiến cây xanh không phát triển hay phát triển còi cọc, do đó nên làm cỏ dại thường xuyên vào những thời gian rảnh rỗi, để chất dinh dưỡng không bị cỏ dại lấy hết.
Cắt tỉa tạo dáng cây
Cắt tỉa tạo dáng cây thường xuyên giúp lấy đi những lá úa vàng, xấu xí giúp cây cảnh luôn xanh tươi và đẹp mắt. Đồng thời công việc chăm sóc cây trồng này giúp ngăn chặn sự lây lan sâu bệnh, cây xanh lâu hơn, ra mầm non đẹp hơn và nhanh có lá mới. Tạo dáng cây để giữ được thế cây xanh đẹp, độc, ấn tượng mà bạn yêu thích.
Vệ sinh giúp loại bỏ bụi bẩn và mầm bệnh cho cây xanh
Nên vệ sinh chậu cây trồng thường xuyên vì để tránh tạo điều kiện ủ mầm bệnh cho cây như các loại nấm, mốc…
Lau lá cây để loại bỏ bụi bẩn bằng khăn mềm nhẹ, lau theo chiều từ cuống lá đến đỉnh lá hoặc theo chiều của gân lá từ giữa ra ngoài đối với lá to để tránh làm lá bị rách…
Đây là một trong những cách chăm sóc cây trong nhà quan trọng để giúp cây xanh luôn sạch đẹp, phát triển tốt, không chỉ mang lại tính thẩm mỹ mà còn giúp cây cảnh hấp thụ ánh sáng tốt hơn ở nơi có cường độ ánh sáng yếu kém.
Lựa chọn dịch vụ chăm sóc cây xanh uy tín
Nếu bạn bận rộn, không có thời gian chăm sóc cây xanh và không có kinh nghiệm chăm sóc cây thì nên lựa chọn các dịch vụ chăm sóc cây xanh hiện nay. Dịch vụ này phát triển khá rầm rộ và được rất nhiều khách hàng tin dùng. Bạn sẽ được cung cấp nhiều gói dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh uy tín, được hỗ trợ tư vấn.
Sử dụng dịch vụ bảo trì, chăm sóc cây xanh bạn sẽ không phải lo lắng gì về các bước chăm sóc cây mà đã được đội ngũ nhân viên của nhà cung cấp thực hiện. Chi phí hợp lý, thợ chăm sóc nhiệt tình, tỉ mỉ là những điều mà bạn có thể cảm nhận được.
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cảnh Thủy Canh Luôn Xanh Tươi
Cây cảnh thủy canh ngày càng được yêu thích và được trang trí nhiều trên bàn làm việc, trong văn phòng hay tại các cửa hàng, khách sạn. Tuy nhiên việc trồng và chăm sóc cây cảnh thủy canh cũng cần được quan tâm nếu không cây sẽ nhanh bị sâu bệnh và chết.
.
Tại sao nên trồng cây cảnh thủy canh?
Không thể phủ nhận giá trị thẩm mỹ của cây cảnh thủy canh. Một cây xanh mọc lên giữa làn nước trong sẽ tạo cảm giác thư thái và bình yên, giúp căn phòng bừng sức sống.
Đặc biệt, loại cây cảnh này không cần đất trồng nên không gian đặt cây luôn sạch sẽ, không tập trung côn trùng. Đây cũng là loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy, điều tiết âm dương, mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân.
Một số loại cây cảnh đang rất được ưa chuộng hiện nay là cây lan ý, cây hồng môn, cây bạch mã công tử, cây kim tiền, cây vạn lộc, cây thanh xuân, hoa thủy tiên, cây hoàng ngọc, cây đại phú…
Vẻ đẹp mong manh của những loại cây này sẽ trở nên nổi bật hơn khi được trồng trong bình thủy tinh trong suốt, sang trọng. Chủ nhân cũng có thể dễ dàng quan sát sự phát triển của cây qua làn nước trong.
Việc chăm sóc loại cây này cũng khá dễ dàng. Chủ nhân chỉ cần thay nước và cho thêm dung dịch thủy canh phù hợp, mỗi tuần làm 1 – 2 lần là cây có thể luôn xanh tươi.
Để chậu cây thêm đẹp mắt, người trồng cũng có thể tạo sự khác biệt bằng cách thêm những viên sỏi màu, đá màu.
Trước hết, bạn cần chuẩn bị một chậu thủy tinh và một giỏ nhựa có kích cỡ phù hợp với loại cây mình cần trồng.
Sau đó, bạn tách loại cây cần trồng ra khỏi chậu cũ, rửa sạch rễ cây. Bạn cũng chú ý cắt tỉa phần rễ hỏng, chỉ để lại những rễ khỏe.
Đặt cây vào giỏ nhựa phía trong bình rồi hòa dung dịch thủy canh vào bình nước để nước cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Đến khi bộ rễ phát triển đều, đẹp, tầm khoảng 15 – 20 ngày sau trồng thì bạn tiếp tục bổ sung thêm dung dịch thủy canh để cây phát triển xanh tươi.
Vào mùa mưa, khoảng 7 – 10 ngày, cây sẽ cần thay nước. Còn vào mùa hè, bạn thay nước cho cây 3 – 5 ngày 1 lần.
Khi rễ có dấu hiệu bị hỏng thì bạn cần cắt bỏ rễ hỏng và thay nước hàng ngày cho cây đến khi rễ mới mọc khỏe mạnh.
Cắt tỉa cây cũng rất quan trọng với cây cảnh
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến đó là rửa sạch rễ cây để rễ cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất bằng cách xối nước lên rễ cây. Sau đó bạn phải cắt hết rễ hỏng, tỉa đi những chiếc lá bị vàng úa hoặc bị dập.
Việc vệ sinh chậu, bình thủy tinh sạch sẽ cũng rất quan trọng để sâu bệnh không thể phát triển làm hại đến cây.
Cách Chăm Sóc Cây Cảnh Trong Chậu Luôn Tươi Tốt
Trồng cây xanh trong chậu là hình thức phổ biến được sử dụng hiện nay, đáp ứng nhu cầu trang trí cho không gian nội thất của con người hiện nay. Phương Trung mách bạn cách chăm sóc cây cảnh trong chậu luôn tươi tốt, đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất cho cây xanh.
Chọn chậu cây và vị trí đặt chậu cây cảnh hợp lí
Chậu, bồn trồng có kích thước như thế nào là do loại cây trồng mà bạn chọn lựa, có loại lớn, loại trùng bình và loại nhỏ. Chậu càng nhỏ thì càng phải tưới nước nhiều, châu lớn thì cần tưới chậm để nước thẩm thấy và không bị tràn ra ngoài…
Vị trí chậu cây cảnh trong nhà sẽ quyết định đến sự phát triển của cây xanh. Một vị trí đảm bảo tốt các yếu tố như nguồn nước, ánh sáng, độ ẩm thì cây mới sinh trưởng tự nhiên được.
Tìm hiểu xem loại cây nào phù hợp với nhà mình, với sự thay đổi theo mùa của từng loại cây. Cây xanh sẽ khó thích nghi với môi trường sống nếu như bạn thay đổi vị trí thường xuyên hay vị trí cua chậu không ổn định.
Phương pháp tưới nước cho chậu cây luôn tươi tốt
Nguồn nước tưới cho các chậu cây xanh đảm bảo là nguồn nước sạch, hoặc nước đã qua xử lí. Sau đó, bạn cần xác định lượng nước tưới phù hợp cho từng chậu cây, từng loại cây cảnh.
Nên tưới nước vào buổi sáng từ 7h-8h hoặc chiều từ 16h-17h, không tưới nước vào lúc chiều tối, vì nước đọng trên hoa qua đêm sẽ gây nhiều mầm nấm bệnh như gây vàng lá, thối úng rễ.
Tưới nước bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ như vò sen, máy phun áp lực… tưới đều trên tán lá. Nên đảm bảo cho chậu cây thoát nước dễ dàng. Ngoài ra, bạn có thể dùng cách tưới thấm thông qua lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu.
Bón phân hợp lí, đúng và đủ liều lượng
Việc bón phân cho cây xanh trong chậu cần chú ý đến thời kỳ, thời gian và lưu lượng bón cho từng loại cây cảnh. Có 2 phương pháp bón phân cho cây trong chậu là bón rãi vào đất mặt chậu và bón thông qua tưới phun nước cho toàn bộ lá cây. Phương pháp bón phân cùng với nước tưới áp dụng nhiều đối với cây trồng trong chậu hay trong phạm vi hẹp.
Muốn xác định lượng phân bón cần bón cho cây, bạn phải dựa vào các tiêu chí như nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đất hay kích thước của chậu hay bồn trồng…
– Phân K-humat, vitamin B1, Atonik, Rong biển, 30.10.10, 20.20.20: Tháng phun hai lần lúc chiều mát với liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì…
Trước khi bón phân gốc cần tưới nước nhiều, bón phân lá thì cần đợi cho lá khô. Cách tốt nhất là khoảng nửa tháng bón phân cho cây một lần, tỉ lệ bón 5% phân tổng hợp cho cây.
Với cây còn non, ít tuổi thì sẽ bón phân nhiều lần trong năm, còn các cây lớn tuổi cao thì bón ít lần hơn. Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho chậu cây cảnh đúng cách
Việc bón phân lá kết hợp với thuộc BVTV như trình bày trên sẽ giúp các chậu cây ít bị sâu bệnh hơn. Để cây sinh trưởng tốt trong môi trường mới, bạn nên phun một đợt phân bón lá với thuốc kháng sinh giúp cây thích nghi dần và không bị sâu bệnh hại tấn công.
Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng cho lần phun đầu tiên như 20.20.20, vitamin B1, thuốc bệnh kháng sinh sinh học Valivithaco hay Kasumin…, bạn sẽ bón dưới dạng tưới nước cho hết tán lá và gốc chậu cây, sau khoảng 10 ngày thì phun lại 1 lần nữa. Không để rễ cây ở chậu treo bị dư nước dẫn đến úng nhũn, bắt và tiêu diệt những con ốc sên nhỏ li ti cắn rễ cây…
Chăm sóc chậu cây đạt thẩm mỹ, chất lượng
Công việc này là nhặt bỏ hết lá khô vàng, cánh hoa tàn, cắt tỉa các nhánh cây bị chết…một cách thường xuyên để duy trì màu xanh và sự tươi tốt của cây xanh, giữ dáng cây được ổn định để đảm bảo tính thẩm mỹ cho cây cảnh.
Ngoài ra, quan sát sự phát triển của cây, nhất là bộ rễ cây để lựa chọn thay thế chậu cây có kích thước phù hợp. Với chậu treo, bạn cần cung cấp độ ẩm thường xuyên bằng việc tưới nước cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, chú ý không làm văng đất trong chậu.
Vệ sinh chậu cây, lá cây những lúc rãnh rỗi là cách giúp hạn chế tối đa những mầm bệnh có thể xuất hiện cho cây.
Đội ngũ nhân viên gồm những chuyên gia trong bảo dưỡng và chăm sóc cây xanh chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Liên hệ Phương Trung để biết thêm thông tin chi tiết.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Cây Lan Ý Sao Cho Luôn Xanh Tươi trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!