Đề Xuất 5/2023 # Chăm Sóc Cà Phê Đầu Mùa Mưa # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 5/2023 # Chăm Sóc Cà Phê Đầu Mùa Mưa # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Cà Phê Đầu Mùa Mưa mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

(Diễn giả: TS. Tôn Nữ Tuấn Nam, KS. Nguyễn Đăng Huy (Cty CP Phân bón Bình Điền)

Mặc dù trễ nhưng cuối cùng Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung cũng đã có mưa tương đối đều trên diện rộng và công việc của nông gia lại tất bật. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ cũng giống như mùa xuân ở các tỉnh phía Bắc, cây trái đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái để bắt đầu một chu kỳ sinh trưởng và phát triển mới.

Tuy nhiên điều khác biệt có thể dễ nhận thấy nhất là mùa xuân phía Bắc thì mát mẻ, ẩm ướt còn mùa mưa phía Nam là mưa nắng xen kẽ khiến cho cây đủ ẩm, đủ ấm để phát triển thì cũng tạo điều kiện cho nấm bệnh sinh sôi phát triển. Bởi nên những ngày đầu mùa mưa nhà nông thường phải kết hợp cả 2 công việc, vừa cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng cho cây vừa tiến hành các công việc phòng trừ sâu bệnh.

CẦN BÓN BAO NHIÊU PHÂN?

Mỗi năm tối thiểu phải bón phân hóa học cho cà phê 3 lần, chia ra đầu, giữa và cuối mùa mưa. Lượng mưa trong những ngày qua ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là khá đều trên diện rộng nên cần phải tiến hành ngay việc bón phân đợt 1 cho cà phê.

Ở lần bón này yêu cầu phân có hàm lượng cao nhất là đạm, sau đó là phân lân và cuối cùng là kali. Lượng bón tùy thuộc tình trạng cụ thể của từng vườn nhưng căn cứ lớn nhất là dựa vào năng suất cà phê mà chủ vườn mong muốn và khả năng đáp ứng của năng lực vườn cây.

Thông thường, trên đất bazan muốn có năng suất cà phê đạt 3 tấn nhân khô/ha thì phải cung cấp khoảng 220 kg N – 80 kg P2O5 – 260 kg K2O (trên đất xám 320 kg N, 90 kg P2O5, 270 kg K2O). Nếu bón phân hỗn hợp thì trên đất bazan với năng suất 3 tấn nhân khô/ha phải bón khoảng 1,8 tấn phân NPK (cả năm), sau đấy nếu muốn thêm 1 tấn năng suất nữa thì lượng phân bón cần tăng thêm là 500 kg/ha. Tuy nhiên cũng chỉ nên duy trì năng suất bình quân 4 tấn/ha mà không nên cố đạt năng suất cao 5 – 6 tấn/ha vì năng suất cao dễ làm cho cây bị suy, không bền vững.

SỬ DỤNG PHÂN ĐƠN HAY NPK?

Nếu xét về giá trị hàng hóa đơn thuần thì phân đơn (mua riêng urê, SA, lân supe, lân nung chảy, DAP, kali về trộn theo tỷ lệ rồi đem bón) có giá rẻ hơn NPK. Tuy nhiên không phải ngẫu nhiên mà từ năm 2000 đến nay, lượng tiêu thụ phân NPK tăng vọt, bởi ngoài việc cân đối các dinh dưỡng đa lượng chính, trong phân NPK còn có các dinh dưỡng trung vi lượng nên khiến cho cây hấp thụ tốt hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Phân bón Đầu trâu tăng trưởng chuyên dùng cho cà phê được coi là tối hảo cho lần bón đầu mùa mưa này. Với công thức 19% N, 12% P2O5 và 6% K2O đã thỏa mãn nhu cầu các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Ngoài ra cón có nhiều Ca, Mg, Bo nên hiệu quả mang lại rất cao. Lượng bón khoảng 600 gr/gốc.

Với những vườn cà phê đã có tuổi thọ trên 15 năm, cần lưu ý thêm rằng về lượng bón vẫn phải căn cứ vào mục tiêu năng suất (bón lần này khoảng 600 – 700 gr/gốc) nhưng lúc này vườn đã kém tơi xốp nên cần phải bón thêm vôi 500 kg/ha, 2 năm bón 1 lần, sử dụng nhiều phân hữu cơ và bổ sung thêm dinh dưỡng qua con đường phân bón lá.

LÀM SAO CHỐNG DƯ THỪA LƯU HUỲNH?

Điều bất ngờ nhất trong kết quả khảo sát thổ nhưỡng năm 2012 trên đất cà phê ở Tây Nguyên là đất bắt đầu có hiện tượng dư thừa lưu huỳnh (S). Lưu huỳnh rất cần thiết cho cà phê nhưng nếu trong đất dư thừa quá cũng sẽ gây độc cho cây. Bình quân hàm lượng S trong đất chỉ cần trong phạm vi từ 30 – 100 ppm, nhưng nhiều mẫu đã vượt trên 100 ppm, thậm chí 300 ppm.

Việc lưu huỳnh dư thừa trong đất là do nhiều năm liên tục nông dân đã dùng đạm SA, hoặc sử dụng NPK có hàm lượng lưu huỳnh cao như NPK Philippine 16-16-8-13S. Phân tích cho thấy cây cà phê cần khoảng 99 kg S để tạo nên năng suất 4 tấn, mà trong 1 tấn đạm sun phát a môn (SA – (NH4)2SO4) có tới 240 kg S, trong 1 tấn phân NPK 16-16-8-13S có 130 kg S.

Để hạn chế lưu huỳnh bón vào đất, Bình Điền là đơn vị đầu tiên của VN đã thành công trong việc SX NPK bằng công nghệ urê hóa lỏng. Về lý thuyết đây là công nghệ không mới nhưng về mặt kỹ thuật lại khó nên rất ít nơi làm được. Nhờ công nghệ này mà hàm lượng S trong phân Đầu trâu tăng trưởng và Đầu trâu chắc hạt chỉ còn 5%, vừa đủ đáp ứng cho nhu cầu của cây mà không sợ dư thừa.

Kỹ thuật bón cho cây cũng rất quan trọng, bón không nông qúa cũng không sâu quá. Lớp rễ hút dinh dưỡng chủ yếu nằm ở độ sâu 0 – 20 cm, bởi vậy nếu bón nông quá thì phân dễ thất thoát, bón sâu quá thì khi gặp mưa lớn, phân sẽ theo đường trực di xuống tầng dưới sâu hơn, rễ cây không hấp thu được.

Các nhà khoa học khuyến cáo là bón phân 3 lần trong mùa mưa, tuy nhiên nếu có điều kiện nên chia thành 4 lần bón thì khoảng cách giữa các lần bón rút xuống chỉ hơn 1 tháng thay vì 1,5 tháng, điều này sẽ giúp cây chống rụng trái non tốt hơn.

Việc cây gặp mưa và phân bón tốt tất nhiên sẽ đâm nhiều cành nhánh mới. Sau khi bón phân khoảng 3 tuần lễ cần nhẹ nhàng tỉa bớt cành nhánh mới ra để tạo cho vườn thông thoáng, ít che lấp nhau, hạn chế được bệnh rỉ sắt và nấm hồng là 2 bệnh chính rất dễ bộc phát vào đầu mùa mưa.

Chăm Sóc Cây Cà Phê Đầu Mùa Mưa

Hiện nay, khu vực Nam bộ và Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ đầu mùa mưa. Đây cũng là thời điểm bà con chuẩn bị bước vào đợt chăm sóc cho cà phê. Việc chăm sóc cây đầu mùa mưa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí, gia tăng năng suất và chất lượng cà phê của cả vụ. Vì vậy bà con cần chú ý một số kỹ thuật sau:

Vệ sinh vườn cây

Vườn cà phê cần được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là những tàn dư cành lá của vụ thu hái trước. Đây có thể là nơi ẩn chứa những mầm mống gây bệnh hại cho cây. Các lọai bào tử nấm gây bệnh còn nằm trong tàn dư thực vật khi gặp độ ẩm, nhiệt độ cao sẽ phát triển về số lượng và phát tán nhờ mưa, gây hại cho cây.

Cắt tỉa những cành vô hiệu nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của những cành nuôi trái.

Thực hiện phòng trừ cỏ dại trong vườn cây một cách triệt để. Cỏ dại cũng là nơi trú ngụ của một số đối tượng sâu hại cho cây cà phê và cũng là đối tượng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng rất lớn của cây trong mùa mưa.

Tất cả những tàn dư và cỏ dại có thể xử lý bằng việc đốt họăc chôn vùi cùng với vôi bột.

Đánh bồn

Cà phê thường được bón phân theo gốc. Bộ rễ cây thường tập trung trong khỏang đường kính của tán lá. Mặt khác, đất trồng cà phê thường có độ dốc nên việc rửa trôi phân bón trong mùa mưa là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, hạn chế mất phân bón do rửa trôi thì trong mùa mưa bà con cần phải làm bồn để bón phân cho cây. Việc làm bồn cần thực hiện ở tất cả các lần bón phân và không được làm tổn hại tới bộ rễ cây. Thông thường, đường kính bồn khỏang 1,0 – 1,2 mét, mặt bồn thấp hơn 15-20 cm so với mặt bằng của vườn.

Bón phân hữu cơ

Phần lớn cà phê vùng Tây Nguyên được trồng trên đất đỏ Bazan có hàm lượng chất hữu cơ thấp. Vì vậy khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất cũng kém hơn. Mặt khác, độ dốc địa hình vùng Tây Nguyên càng làm cho việc mất nước và rửa trôi phân bón trong mùa mưa tăng lên.

Việc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng hàm lượng chất hữu cơ cho đất, làm tăng khả năng giữ nước, giữ phân bón của đất, hiệu suất sử dụng phân bón của những lần bón phân trong mùa mưa tăng lên, qua đó tiết kiệm được chi phí phân bón cho bà con. Các lọai phân bón hữu cơ thường được bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.

Việc lựa chọn đúng lọai phân bón hữu cơ cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhà nông. Phân bón hữu cơ Raibow sẽ mang lại nhiều tác dụng hơn so với các lọai phân bón hữu cơ truyền thống và hữu cơ sinh học như: cung cấp chất hữu cơ cao (65%) cho đất, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây, ngăn ngừa một số tác nhân gây bệnh, giảm được 10% lượng phân bón NPK. Lượng bón khỏang 1 – 3 kg/cây.

Bón phân NPK

Đầu mùa mưa, cây cần phục hồi lại bộ rễ để tăng khả năng hút nước, hút dinh dưỡng. Khi có mưa xuống, cây cũng cần được cung cấp dinh dưỡng để ra lá mới phục vụ cho quang hợp, ra cành dự trữ cho năm sau. Ngoài ra, cây cũng cần có sức đề kháng tốt với sự thay đổi của thời tiết khí hậu và sau bệnh hại. Vì vậy, chọn loại phấn bón có nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của cây vừa làm tăng năng suất lại tiết kiệm được chi phí cho bà con nông dân.

Phân bón Ngựa Vàng đầu mùa mưa NPK 18-10-5 SM, 20-10-5 SM, 16-16-8 SM, 16-16-8+TE, 20-20-15 SM, 20-20-15 +TE,… là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà nông hiện đại.

Kỹ sư Nguyễn Quang Đại

Chăm Sóc Cà Phê Kinh Doanh Đầu Mùa Mưa

TS. Trương Hồng

Sau thời gian khô hạn dài, cây cà phê dường như ở trạng thái nghỉ, đến giai đoạn đầu mùa mưa, do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây. Để đảm bảo yêu cầu sinh lý của cây, hạn chế được quá trình rụng quả non, bà con nông dân cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật sau:

– Bón phân cho cà phê kịp thời: Nếu dùng phân đơn thì cần bón lân riêng, bón 100 % lượng lân (nên sử dụng lân nung chảy). Bón rải đều xung quanh tán, cách gốc khoảng 25 – 30 cm; không nên ném vào gốc. Lượng phân đạm (u rê) khoảng 25 %; lượng phân kali (kali clo rua) khoảng 30 %, trộn đều và đem bón ngay khi đất đủ ẩm. Bón theo hình chiếu của tán và lấp lại ở độ sâu 5 – 10 cm. Tuyệt đối không bón đón mưa.

– Đánh chồi vượt thường xuyên (ít nhất 1 tháng 1 lần).

– Kiểm tra tình hình rụng quả non của cà phê. Trường hợp rụng quả nhiều mà không phải do sâu bệnh cần tiến hành phun phân bón lá chuyên dùng NUCAFE để giảm tỷ lệ rụng quả, tăng trọng lượng nhân và giúp cây sinh trưởng tốt, tăng tính chống chịu đối với điều kiện bất thuận của môi trường.

Mọi thông tin cần tư vấn, xin liên hệ:

Cơ quan:

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ cà phê Eakmat

Địa chỉ: 53, Nguyễn Lương Bằng, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.

ĐT: 0500.833369 – 0500.3862943          DĐ: 0914.142.360 – 0914.041.198

Lưu ý các thông tin sau để tránh nhầm lẫn trong quá trình giao dịch khi mua giống cà phê, bơ, mac ca, ca cao và các loại cây trồng khác:

– Trung tâm giống cây trồng Eakmat và các Trung tâm giống xung quanh khu vực Hòa Thắng không phải là đơn vị trực thuộc Viện.

– Viện Eakmat không đóng ở 53 Nguyễn Lương Bằng là đơn vị mạo danh Viện Eakmat trước đây (nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên)

Chăm Sóc Cây Cà Phê Mùa Mưa

 

(Nguồn: NTNN) Mùa mưa bắt đầu cũng là lúc quả cà phê  bắt đầu tăng nhanh về kích thước, thể tích, cùng lúc đó có sự tăng trưởng nhanh của cành, chồi trên cây cà phê. Do vậy cần cung cấp đầy đủ và hợp lý các nguyên tố dinh dưỡng theo đúng nhu cầu giai đoạn đầu nuôi trái.

Mặt khác, song song với việc cung cấp dinh dưỡng cũng cần phải quan tâm tới điều kiện ánh sáng, sâu bệnh và cỏ dại. Việc điều tiết ánh sáng cho phù hợp với tình trạng sinh lý của cây để cây vừa nuôi quả tốt vừa tạo ra bộ khung cành dự trữ khỏe mạnh cho năm tiếp theo. Các biện pháp chăm sóc chủ yếu cho vườn cà phê trong mùa mưa như sau:

Tỉa cành tạo tán:Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa, do vậy cần tỉa hết chồi vượt (đánh chồi) kịp thời. Trung bình 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần. Tỉa hết các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành, chỉ để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh. Chú ý vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán giúp cà phê quang hợp tốt hơn thì quả mới mau to.

Trong các vườn cà phê kinh doanh có trồng các cây che bóng như keo dậu, muồng đen, cây hoa hồi…cần rong tỉa cây che bóng kịp thời ngay vào đầu mùa mưa để tăng cường ánh sáng cho vườn cây, giúp cành lá cà phê phát sinh vào đầu mùa mưa được khỏe mạnh, không bị che bóng thiếu ánh sáng làm lá cà phê mỏng, yếu, xanh  nhạt. Đầu mùa mưa rong tỉa mạnh, chỉ để lại 1 – 2 cành hút nhựa nhỏ cho cây che bóng, chú ý không làm gãy, dập cành cà phê. Giữ yên cành lá cây che bóng được rong tỉa xuống trong vườn cà phê một thời gian cho lá rụng xuống làm phân xanh, trả lại hữu cơ cho đất. Sau đó mới chuyển các cành to ra khỏi vườn để tiện việc đi lại.

Làm cỏ, sửa bồn: Mùa mưa cũng là mùa cỏ dại phát triển mạnh nhất sẽ tranh chấp dinh dưỡng với cà phê, đồng thời còn là nơi cư trú và phát tán sâu bệnh hại lên cây cà phê. Do vậy, thường xuyên phải làm cỏ hoặc xịt thuốc trừ cỏ. Mặt khác, để giữ phân và giữ nước khi tưới hoặc bón phân trên các bồn cà phê cần được sửa sang, nạo vét kết hợp xới bồn nhằm phá váng tạo thông thoáng cung cấp đủ oxy cho hệ rễ cà phê phát triển. Công việc làm cỏ và nạo vét, sửa bồn cũng rất cần thiết trong khâu chăm sóc cà phê đầu mùa mưa.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Cà Phê Đầu Mùa Mưa trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!