Đề Xuất 6/2023 # Cây Xương Cá Cảnh: Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cây Xương Cá Cảnh: Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Xương Cá Cảnh: Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có nhiều công dụng như dùng để trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang, tô điểm cho cảnh quan sân vườn, trang trí công viên nên khá nhiều người đang thắc mắc về cây xương cá cảnh. Vậy đây là loại cây gì, mọc ở đâu, trồng và chăm sóc như thế nào…

I. Tìm hiểu về cây xương cá cảnh

1. Cây xương cá cảnh là cây gì?

Cây xương cá là cây thuộc họ thầu dầu, có nhiều tên gọi khác nhau như cây kim dao, cây xương khô, san hô xanh, nọc rắn, càng tôm,… Cây có tên khoa học là Euphorbia tirucallil.

Cây xương cá là cây thuộc họ thầu dầu

2. Đặc điểm cây xương cá

Cây xương cá rất dễ nhận biết bởi hình dáng đặc biệt. Cụ thể:

Thân cây xương cá

Thân cây gồm nhiều đốt tròn, đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tủa ra các phía.

Thân cây xương cá sống chủ yếu nhờ lớp biểu bì của vỏ khi cây bị gãy cành do tác động từ thiên nhiên hoặc khi con người cắt tỉa để làm cây xương cá bonsai.

Phần gỗ của cây theo thời gian sẽ rộng ruột tạo thành các hốc sâu.

Lá cây xương cá

Lá cây xương cá nhỏ và mảnh, nhưng rụng sớm nên chỉ còn cành và nhánh trơ trọi.

Những cành cây nhỏ màu xanh mọc phát tán không đều và không theo phương hướng nhất định.

Trong thân cây chứa một lượng lớn mủ màu trắng, nếu vô tình bị gẫy chất mủ trong cây sẽ theo đó mà tiết ra ngoài.

Cây xương cá rất dễ nhận biết bởi hình dáng đặc biệt

Cành cây xương cá cảnh

Cành cây là nét đặc trưng của loại cây này bởi hình dáng trông giống sợi chổi.

Đặc điểm này xuất hiện ở tất cả các loài cây xương cá như cây xương cá rừng, cây xương cá thân gỗ,…

Cây cũng là dạng thực vật dễ biến đổi từ cây bụi thành cây lớn tùy thuộc vào môi trường sống.

Hoa và quả cây xương cá

Xương cá có hoa nhưng hoa cây xương cá không dễ thấy vì được mang cụm ở đỉnh của các nhánh ngắn hoặc trong các góc các cành. Cuống hoa uốn cong một góc, nở vào khoảng tháng 9 – 12.

Quả của cây xương cá chia làm 3 phần có đường kính 12mm, cuống ngắn, màu xanh lá cây, lông tơ hồng và dễ thấy. Các quả nang nứt ngay khi vẫn còn trên cây, thời gian ra quả là từ tháng 11 – 12.

Cây xương cá có hạt hình bầu dục, nhẵn, mịn và có màu nâu đậm, với một dòng trắng quanh núm trắng nhỏ.

3. Tác dụng của cây xương cá

Trang trí vườn hoa công cộng, sân vườn nhà ở

Trong thực tiễn, cây xương cá có rất nhiều tác dụng. Đối với cuộc sống cây được dùng để trang trí sân vườn, nhà cửa vì có khả năng chống lại các loại côn trùng, cột chống mái nhà.

Làm thuốc chữa trị viêm mũi, viêm xoang

Đối với y học cây có thể chữa nhiều bệnh nhưng nổi bật là cây xương cá trị viêm mũi dị ứng và cây xương cá trị viêm xoang. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể chữa được dù tỷ lệ lên khoảng 90% người đã chữa khỏi.

Cách chữa viêm xoang từ cây xương cá

Bạn chuẩn bị một ấm nước nhỏ một miếng giấy lớn, tờ lịch treo tường lớn hoặc nối 2,3 tờ giấy A4 rồi quấn xéo thành ống dài khoảng 50cm.

Ống quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn một đầu nhỏ hơn đặt vừa vào mũi để hít.

Trong trường hợp có ống tre thì sử dụng ống tre, tuyệt đối không sử dụng ống nhựa.

Cây xương cá cảnh chữa viêm xoang rất tốt

Bỏ từ 10 đến 20 đốt cây xương cá đã được cắt nhỏ thành 1-2cm vào trong ấm và đun trên bếp sao cho nước trong bếp sôi lên.

Cần cẩn thận để tránh mủ cây bắn vào mắt gây nguy hiểm. Khi thấy hơi nước từ ấm bay ra nhiều, cho nhỏ lửa.

Tiến hành sử dụng ống giấy đã quấn đặt ở đầu lớn của ống vào vòi ấm, đầu nhỏ đặt ở mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 đến 20 phút.

Nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Sau 3 tới 4 lần xông bạn sẽ thấy bệnh viêm xoang thuyên giảm.

4. Cây xương cá cảnh có độc không?

Chưa có một tài liệu nào ghi chép về việc cây xương cá có độc. Tuy nhiên điều mà mọi người cần phải lưu ý là thân cây chứa lượng lớn mủ màu trắng. Mủ này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi chạm phải.

Quả cây xương cá

Điển hình như làm mất thị lực tạm thời nếu tiếp xúc với mắt, dễ bị kích ứng nổi mụn khi tiếp xúc với da, người đang sử dụng thuốc ho sử dụng cây điều trị có nguy cơ gặp phải chứng khó thở dồn dập,…

5. Cây xương cá thường mọc ở đâu?

Cây giao hay xương cá dễ mọc, dễ sinh trưởng dù điều kiện thổ nhuỡng, khí hậu khắc nghiệt. Cây thường mọc hoang thành cụm lớn, bụi lớn nên hay được trồng làm hàng rào, tạo cảnh quan ở công viên, vườn hoa công cộng hay cây công trình.

Những cây nhỏ, mini hay cây xương cá rừng có thế cây đẹp được dùng làm cây cảnh với mức giá khá cao.

Số lượng lớn cây xương cá được người ta phát hiện ở phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi. Cây cũng được thấy ở hầu khắp các vùng Nam Phi – nơi có khí hậu nóng ẩm. Ấn Độ cũng được xem là quê hương thứ hai của loài cây này ngoài châu Phi.

Số lượng lớn cây xương cá được người ta phát hiện ở phía Đông, phía Bắc nước Ethiopia nằm ở phía Đông châu Phi

Tại châu Á, cây sinh trưởng tốt với những nước khí hậu nhiệt đới như Philippines, Việt Nam, Indonesia…

6. Giá cây xương cá cảnh là bao nhiêu?

Với cây xương cá cảnh giống, nhỏ giá dao động từ 150.000 – 250.000 1 cây.

Với cây san hô xanh có thế cây đẹp, lâu năm mức giá từ 2.000.000 – 5.000.000 VND/ cây. Thậm chí có cây xương cá cảnh có giá tới hàng chục triệu đồng.

II. Cách trồng và chăm sóc cây xương cá

1. Cách trồng cây xương cá

Trồng cây xương cá không khó nhưng phải lưu ý tới đất trồng, giống. Đất trồng cây xương cá không nhất thiết phải có độ dinh dưỡng cao song độ ẩm và khả năng thoát nước phải tốt. Không trồng cây ở nơi đất nhiễm phèn, độ pH ở khoảng giữa 6 – 7 độ.

Trồng cây xương cá cảnh không khó nhưng phải lưu ý tới đất trồng và giống

Cây được nhân giống bằng phương pháp giâm cành nên chọn những cành đang phát triển tốt, chắc khỏe. Khi trồng tránh để cành giống bị dập, nát như vậy cành sẽ không phát triển được.

Nên chờ cho cành cây khô hẳn mới tiến hành giâm, trong lúc đợi mủ khô có thể để cành giống trong bóng râm. Tiến hành giâm xuống đất ẩm khoảng 20cm, và tưới nước ngay cho cây sau khi trồng để cây thích nghi với môi trường mới và hồi phục vết cắt.

2. Cách chăm sóc cây xương cá

Cây có khả năng thích nghi với điều kiện không tốt nên không yêu cầu quá cao về phân bón. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nhất, có thể bón thêm phân chuồng hữu cơ cho cây 1 tháng/lần.

Nên tưới nước 1 lần/ngày cho cây, nên chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tưới, không tưới vào lúc trưa nắng sẽ bị nóng. Sau khi cây đã phát triển rễ, thân, cành thì nên giảm lượng nước tưới xuống, 3 ngày/lần.

Cắt bớt tỉa những cành bị khô, già định kỳ 4 tháng/lần. Ngoài ra cũng phải chú ý tới những cành sâu bệnh để hạn chế sự xâm nhập tới cây, đồng thời tạo tính thẩm mỹ và kiểm soát được chiều cao của cây.

III. Một số cây xương cá bonsai đẹp

Tham khảo một số mẫu cây xương cá bonsai đẹp và độc đáo:

Cây xương cá bonsai mang tên Song NgưPhần gốc của cây xương cá được làm phình to và nhỏ dần khi lên đến ngọn cây khiến bất cứ ai đi ngang qua cũng phải ngắm nhìnMột cây xương cá bonsai được tham dự triển lãmGốc của cây xương cá bonsai mang dáng vẻ độc đáo và lạ mắt

Như vậy, Chơi Cây Cảnh vừa cùng bạn tìm hiểu về cây xương cá cảnh và biết được cây xương cá trị bệnh gì. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm bổ ích về loài cây này. 

5

/

5

(

1

vote

)

Continue Reading

Cây Mã Đề: Đặc Điểm, Tác Dụng Và Cách Trồng

Cây mã đề rất phổ biến ở vùng quê Việt Nam, đây là loại cây mọc dại vừa làm thực phẩm vừa có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh.

I. Cây mã đề

Cây mã đề có tên tiếng Anh là Plantago major L. thuộc họ mã đề Plantaginaceae. Trong dân gian chúng còn có các tên gọi khác như mã đề, mã đề thảo, xa tiên… Đây là loại cây cỏ mọc hoang và sống lâu năm nhưng được biết đến với rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Hình ảnh cây mã đề

Được biết đến là loại cây mọc hoang ở khắp các nơi nên có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở vườn nhà, ngoài đồng hay thậm chí ở những nơi đồi núi. Với đặc trưng dễ mọc nên chỉ cần trồng bằng hạt ở nơi ẩm ướt chúng đã có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Đặc điểm cây mã đề

Đặc điểm của cây mã đề khá dễ nhận biết với những đặc trưng bên ngoài của chúng. Thân ngắn, lá mọc ở gốc với cuống dài, rộng được xếp thành hình hoa thị. Ở phía trên phiến lá có gân dọc sống lưng hình trứng hoặc hình thìa. Với đặc điểm mọc thành cụm gồm nhiều cây với nhau.

Hoa mọc ở nách lá có cuống dài hướng lên phía trên. Hoa đều, lưỡng tính với cành đài xếp chéo nhau, cánh hoa màu nâu, 4 nhị có chỉ nhị mảnh và dài. Quả có chứa nhiều hạt nâu đen bóng, mỗi quã từ 8 đến 20 hạt.

Dược tính của cây

Trong đông y, cây mã đề có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng khử nhiệt, thông mồ hôi. Cùng với đó là khả năng lợi tiểu cũng như làm sạch phong nhiệt tại phổi. Loại cây này còn có khả năng điều trị sỏi thận, viêm cầu thận, điều trị huyết áp cao rất tốt.

Về thành phần hóa học thông qua các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của cây rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh .Vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng. Vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu. Ngoài ra còn có các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin, canxi

II. Tác dụng cây mã đề

Cây mã đề từ xa xưa đã được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để chữa các chứng bệnh thường gặp hàng ngày rất hiệu quả.

Chữa bệnh về thận và đường tiết niệu

Với đặc tính hàn có tác dụng lợi tiểu nên đây là một loại “thần dược” chữa được các bệnh như viêm cầu thận cấp tính, mãn tính, viêm bàng quang cấp tính, viêm đường tiết niệu…Các bệnh về lợi tiểu như chứng bí tiểu tiện, đi tiểu ra máu…

Các bệnh về đường tiêu hóa

Một số bệnh có thể kể đến như tiêu chảy, lỵ cấp tính và mãn tính cũng như giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, còn có các công dụng khác như trị chảy máu cam, chứng sốt xuất huyết, tróc lở ở trẻ nhỏ, cao huyết áp cũng như các bệnh về tóc và da.

Nhìn chung, tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa được các bệnh thường gặp trong cuộc sống hàng ngày khá hiệu quả và an toàn. Các bạn cần tìm hiểu cũng như lựa chọn các bài thuốc phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài khả năng làm thuốc chữa bệnh thì cây mã đề còn được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày rất tốt với nhiều món ăn có lợi cho sức khỏe. Các món canh giúp trị các bệnh đái ra máu hay đau buốt niệu đạo nhanh chóng. Cháo mã đề có tác dụng thanh nhiệt, trị đờm, sáng mắt, lợi tiểu được nhiều người yêu thích.

Lá cây mã đề dùng nấu canh rất ngon

Ngoài ra cây mã đề nấu nước uống rất mát, có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc. Tuy nhiên ko nên sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới mất nước

III. Cây mã đề chữa bệnh gì?

Việc kết hợp cây mã đề với các vị thuốc đông y khác sẽ giúp mang đến hiệu quả tốt nhất trong quá trình trị bệnh. Cách sử dụng cây mã đề đối với các bệnh như sau:

Các bài thuốc chữa bệnh thận và đường tiết niệu 1. Trị viêm cầu thận cấp tính

Mã đề 16g, ma hoàng 12g, thạch cao làm thuốc 20g, mộc thong 8g, bạch truật 12g, gừng 6g, đại táo 12g, quế chi 6g và cam thảo 6g. Sắc uống 1 thang/ ngày.

2. Trị viêm cầu thận mãn tính

Mã đề 16g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh 12g, hoàng liên 12g, mộc thông 8g, trư linh 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Sắc uống 1 thang/ ngày.

3. Trị viêm bàng quang cấp tính

Mã đề 16g, hoàng liên 12g, phục linh 12g, hoàng bá 12g, trư linh 8g, rễ cỏ tranh 12g, mộc thông 8g, bán hạ chế 8g và hoạt thạch 8g. Sắc uống 1 thang/ ngày.

4. Trị viêm đường tiết niệu cấp

20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g chi tử (dành dành), 20g kim tiền thảo, 20g cỏ nhọ nồi, 15g ích mẫu, 30g rễ cỏ tranh và 6g cam thảo. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, liên tục trong 10 ngày.

5. Trị viêm bể thận cấp tính

50g mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 50g cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần trong vòng 5 – 7 ngày.

6. Trị sỏi bàng quang

30 mã đề, 30g ngư tinh thảo (diếp cá), 30g kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang uống 2 lần trong 5 ngày.

7. Trị sỏi đường tiết niệu

Mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, và kim tiền thảo 30g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang hoặc hãm uống giống trà nhiều lần trong ngày.

8. Trị chứng bí tiểu tiện

Hạt mã đề 12g sắc uống thành nhiều lần trong ngày, có thể kết hợp thêm lá mã đề.

9. Trị đi tiểu ra máu

Lá mã đề 12g và ích mẫu 12g. Mang giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

10. Trị chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già

Hạt mã đề giã nát, dùng khăn vải sạch bọc vào, cho vào 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ bã, cho vào nước ấy 3 vốc hột kê nấu thành cháo ăn lúc đói. Ăn nhiều có tác dụng làm mát người, giúp mắt sáng.

Hạt mã đề 10g, cam thảo 2g, 600ml nước, sắc lấy 200ml chia thành 3 lần uống trong ngày.

Chữa các bệnh về gan, mật, phổi 1. Trị ho, tiêu đờm

Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một thang.

2. Trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn

Một nắm lá mã đề tươi và một miếng gan lợn tầm bàn tay mang thái nhỏ xào hoặc nấu canh, nêm mắm muối vừa ăn để dùng trong buổi cơm trưa từ 6 – 7 ngày sẽ khỏi. Bên cạnh đó có thể dùng một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn đắp vào chỗ bị mụn, dán băng dính lại.

3. Trị chứng phổi nóng và ho dai dẳng

Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kỹ uống 3 lần trong ngày, uống nóng mỗi lần cách 3 giờ.

4. Trị viêm phế quản

Dùng 6 – 12g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày (có thể kết hợp với thân mã đề).

5. Trị viêm gan siêu vi trùng

20g mã đề, 40g nhân trần, 20g lá mơ, 20g chi tử 20g. Toàn bộ thái nhỏ sấy khô, pha như trà để uống, mỗi ngày uống 100-150ml.

1.Trị chảy máu cam

Rau mã đề tươi mang rửa sạch và giã nát, tẩm vào ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Phần bã có thể dùng để đắp lên trán giúp để giảm nhanh tình trạng chảy máu cam.

2. Trị chốc lở ở trẻ nhỏ

Sử dụng một nắm rau mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ nấu cùng 100g -150g giò sống nấu canh cho trẻ ăn trong vài ngày.

3. Trị chứng sốt xuất huyết

50g mã đề tươi, 30g củ sắn dây, 1000ml nước sắc đến khi còn 500ml uống thành 2 lần trong ngày lúc đói (uống 3 ngày đầu), từ ngày thứ 4 mỗi ngày uống 1 lần.

4. Chữa trẻ bị sởi dẫn đến tiêu chảy

Hạt mã đề sao qua, sắc uống

5. Chữa phù thũng

30g mã đề tươi, 20g phục linh bì, 15g đại phúc bì, 20g đông qua bì (vỏ bí xanh). Sắc nước uống trong ngày thay nước.

6.Trị cao huyết áp

30g mã đề tươi, 20g hạ khô thảo, 12g ích mẫu thảo, 12g hạt mồng (sao đen) sắc nước uống trong ngày.

7. Trị rụng tóc

Mã đề rửa sạch phơi khô, mang đốt thành than. Trộn với giấm ngâm khoảng 1 tuần rồi bôi lên chỗ bị rụng tóc sẽ nhanh chóng nhận thấy hiệu quả.

8. Trị đau mắt đỏ

15g mã đề tươi, 15g kinh giới, 20g lá dâu, và 10g cúc hoa. Sắc nước uống 3 lần trong ngày, uống liên tục 3-5 ngày.

9.Trị chứng ngứa đau bộ phận sinh dục

Một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước để ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi.

IV. Cách trồng cây mã đề

Hiện nay, cây mã đề được trồng từ hạt. Hạt sau khi đã già và thu hoạch sẽ được sử dụng để trồng mới. Vì đặc điểm của chúng là cây ưa ẩm nên có thể gieo trực tiếp lên đất ẩm và thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm có thể giúp cây sinh trưởng nhanh chóng. Trong suốt quá trình trồng cần chú ý việc tưới nước đảm bảo độ ẩm giúp cho cây có thể phát triển tốt nhất. Với chu kỳ sinh trưởng của cây khá ngắn khi 7-8 tháng đã có thể thu hoạch được nên cần chú ý trong quá trình chăm sóc để có được năng suất tốt nhất.

Trồng ở nơi ẩm ướt để cây sinh trưởng và phát triển tốt

V. Lưu ý khi sử dụng

Không sử dụng cho phụ nữ có thai bởi tính hàn trong cây mã đề sẽ không tốt cho thai nhi.

Với tính lợi tiểu nên cần tránh sử dụng cho người già thận yếu, những người hay đi tiểu về đêm. Cùng với đó, trẻ nhỏ nếu sử dụng cũng sẽ có tình trạng đái dầm vào ban đêm.

Thận trọng khi sử dụng cho người già và trẻ nhỏ

Cần tìm hiểu và sử dụng đúng cây mã đề có tác dụng chữa bệnh để tránh nhầm với cây mã đề nước dùng làm cảnh.

Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Cây mù u là gì?

Mù u là một loài cây to, cao khoảng 20–25m. Cành non tròn, nhẵn, màu lục, cành già có màu nâu.

Lá mọc đối, phiến lá dày và cứng, dài khoảng 10–17cm, rộng 5–8cm, đầu tù, mép nguyên, cuống lá dày và dẹt. Hai mặt lá đều nhẵn, mặt trên màu lục bóng, gân phụ rất nhiều và rõ, mọc sít nhau gần như vuông góc với gân giữa.

Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá và đầu cành. Hoa khá to, có màu trắng với 4 cánh, có mùi thơm. Quả hạch, hình cầu, vỏ ngoài mỏng, vỏ trong dày, hóa gỗ. Bên trong chứa hạt có dầu.

Mùa hoa vào tháng 8–9 và mùa quả vào khoảng tháng 10–11.

Ở Việt Nam, mù u chủ yếu phân bố ở vùng núi thấp, thuộc các tỉnh miền Trung, Đông và Tây Nam Bộ. Cây có thể mọc dọc theo các bờ kênh, rạch cao. Cây ra hoa nhiều mỗi năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt.

Sự phân bố của Mù U

Cây thường mọc ở Đông Phi, bờ biển nam Ấn Độ đến Malaysia và Úc. Ngày nay, loài cây này được trồng rộng khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới; kể cả nhiều đảo trên Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cây mù u mọc hoang khắp nơi; và cũng được trồng phổ biến ở các tỉnh như: Quảng Ninh, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Bà Rịa…

Mù U thuộc nhóm nào?

Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Mù U được xếp vào NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt tấn công, cong vênh, thường dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Bạch đàn chanh, Cáng lò, Bạch đàn đỏ, Bứa lá thuôn, Bạch đàn liễu, Bạch đàn trắng, Chẹo tía, Chiêu liêu,….

Ưu điểm của Mù U

Mù U là loại gỗ được nhiều người tìm kiếm bởi vì: – Cây mù u có khả năng sống được trên khá nhiều loại đất khác nhau – Gỗ mịn, thẳng, tương đối chắc, và bạn có thể cảm nhận được ngay khi sờ vào – Hương gỗ thơm, tạo cảm giác dễ chịu

Ứng dụng

Từ những đặc điểm đã tìm hiểu ở trên; cây Mù U được sử dụng trong thiết kế đồ gỗ nội – ngoại thất ngày càng phổ biến. Gỗ cây mù u lớn thường rắn chắc, dùng để đóng bàn, giường, chõng, tủ… rất bền và ít bị mối mọt. Ngoài ra, mù u còn được dùng làm thớt, chày giã gạo, hay làm khuôn ép bún. Nhà ai có những cây mù u bề hoành cỡ ba, bốn tay (tầm 6 đến 8 tấc); chủ nhân sẽ đốn, và cưa thành những tấm thớt có độ dày khoảng 5 – 6 phân. Ngoài ra, cây mù u được dùng trong xây dựng và làm thuyền. Người dân tại các đảo Thái Bình Dương dùng gỗ từ loài cây này để đóng thuyền.

Hàng mù u rợp bóng mát là chỗ dừng chân; dành cho khách bộ hành trên bước đường xuôi ngược giữa xóm, thôn, phum, sóc. Loài cây này còn được trồng làm cảnh, làm cây lấy bóng mát nhờ có lá và hoa đẹp. Thân cây có thể dùng làm cột cất trại giúp che nắng cho ghe xuồng. Dầu mù u thô, rất sánh, và màu xanh lục sẫm, mùi đặc biệt, vị đắng; được dùng để trị ghẻ lở, vết bỏng, hay các bệnh ngoài da. Dầu ép từ hạt sẽ được sử dụng trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da và tóc.

6 bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu mù u

Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Chuẩn bị: 20g bột vỏ mù u, 14g bột cam thảo, 1g bột quế, tá dược vừa đủ. Thực hiện: Các vị thuốc trên đem làm thành 100 viên. Mỗi lần uống 4 viên với tần suất 2 lần/ngày.

Bài thuốc chữa viêm răng thối loét

Chuẩn bị: Nhựa mù u cùng với bột hoàng đơn. Thực hiện: Hai vị thuốc trên đem trộn đều rồi bôi liên tục vào chân răng để ức chế tình trạng viêm.

Chữa đau xương khớp do phong thấp, chấn thương, thận hư

Chuẩn bị: 40g rễ mù u. Thực hiện: Đem dược liệu cho vào ấm sắc chung với 1 thăng nước. Đun trên lửa nhỏ trong 30 phút. Chia lượng thuốc thu được làm 3 lần uống trong ngày, dùng với liều 1 thang/ngày.

Bài thuốc chữa chảy máu răng, lợi tụt xuống

Chuẩn bị: Rễ mù u cùng với rễ câu kỷ với lượng bằng nhau. Thực hiện: Cho hết dược liệu vào ấm sắc lấy nước. Dùng nước ngậm nhiều lần trong ngày. Lưu ý ngậm vài phút rồi nhổ ra, tuyệt đối không nuốt.

Bài thuốc giải độc

Chuẩn bị: Nhựa mù u hoặc 120 gỗ chẻ nhỏ. Thực hiện: Nếu là nhựa thì đem hòa trực tiếp với nước sôi ấm. Uống nhiều lần và cố móc họng để nôn hết ra. Còn đối với gỗ thì đem sắc lấy nước uống nhiều lần.

Bài thuốc chữa mụn nhọt, ghẻ lở

Chuẩn bị: Hạt mù u giã nhỏ và 1 ít vôi. Thực hiện: Các vị thuốc trên cho thêm ít nước đun sôi để nguội làm thuốc bôi trực tiếp lên vùng da tổn thương. Hoặc cũng có thể dùng dầu mù u trộn với vôi rồi chưng lên để bôi.

Giới thiệu về Xưởng Tre Trúc

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đơn vị thiết kế thi công nhà bằng Tre Trúc. Tuy nhiên, thiết kế, báo giá thi công tre trúc hay giá tre trúc nguyên liệu lại là một khía cạnh khác từ nguyên vật liệu, yếu tố thẩm mỹ, kinh nghiệm, khả năng kết hợp, v.v. không phải kiến trúc sư, đơn vị nào cũng có thể thực thi được.

Xưởng Tre Trúc với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp, phân phối nguyên liệu tre trúc đến thiết kế, xây dựng nhà tre, giá mành tre tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang, v.v. với các khu resort nghỉ dưỡng, khu du lịch nghỉ mát, homestay độc lạ, quán ăn, quán cafe sân vườn trang trí tre trúc, v.v.

Bên cạnh đó, Xưởng Tre Trúc cung cấp các sản phẩm từ tre trúc như: cây tre trúc nguyên liệu, mê bồ, cót ép, bình phong, quang gánh, lá cỏ tranh, v.v. hoặc việc thi công ốp vách trần tre trúc với đội ngũ thợ lành nghề, chuyên nghiệp

Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Chăm Sóc

Cây ngô đồng là gì?

Cây ngô đồng là một loài thực vật có hoa nằm trong họ Cẩm quỳ. Bao gồm 2 loại cây ngô đồng đó là cây ngô đồng cảnh và cây ngô đồng thân gỗ.

Cây ngô đồng cảnh hay còn được gọi bằng một số tên khác như sen lục bình, sen núi,… Tên khoa học của cây ngô đồng cảnh đó là Jatropha podagrica Hook.f. Loại cây này thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Cây ngô đồng thân gỗ hay còn có tên khác đó là cây bo rừng, trôm đơn… Tên khoa học của cây ngô đồng thân gỗ là Fimiana simplex (L.). Loại cây này thuộc họ Trôm (Sterculiaceae).

Đặc điểm sinh thái cây ngô đồng

Cây ngô đồng thường có thân phình ở gần gốc giống hệt như cái lọ. Loại cây này có chiều cao trung bình khoảng 40 – 100 cm, phân thành nhiều nhánh khác nhau. Lá cây thường bóng, phiến là chia thành 3 – 5 thùy to. Cuống lá dài khoảng 10 – 20 cm. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy mặt lá dưới thường nhạt hơn so với mặt phía trên.

Hoa ngô đồng thường có màu đỏ tươi, mọc thành chùm dày, rộng khoảng 25 cm. Loài hoa này giống hệt với cành san hô đỏ. Cuống hoa dài khoảng 20 cm, có màu xanh xám, thẳng. Cả hoa cái và hoa đực đều có 5 cánh màu đỏ. Phần thùy nhụy có màu xanh lá cây, các vòi nhụy rất ngắn và bầu nhụy có màu trắng như củ hành. Hoa ngô đồng đực thường có lớp bao phấn phủ bên ngoài màu vàng tươi.

Quả ngô đồng có hình bầu dục, thường có 3 hạt. Lúc quả non thường có màu xanh, khi chín màu vàng. Khi khô, hạn rất dễ bung ra và phát tán khắp nơi. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, các hạt nhanh chóng này mầm thành cây mới và tiếp tục vòng đời của nó.

Phân bố và thu hái cây ngô đồng

Nguồn gốc của cây ngô đồng cảnh là ở Trung và Nam Mỹ. Tại Việt Nam cây ngô đồng cảnh được trồng bằng hạt. Trồng rộng rãi từ đồng bằng đến miền núi.

Còn đối với cây ngô đồng thân gỗ phổ biến ở Nhật Bản, Camphuchia, Trung Quốc. Cây mọc hoang dại nhiều ở trong rừng kín, trên đất của núi đá vôi và trên cả đất chua ở nước ta.

Cây ngô đồng có thể được thu hái quanh năm. Các bộ phận được sử dụng đó là phần vỏ, thân và lá cây.

Thành phần hóa học của cây ngô đồng

Hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu chính xác về thành phần hóa học của cây ngô đồng. Người ta tìm ra được trong thành phần của quả có chứa chất độc curin. Hạt của cây ngô đồng có có chứa dầu với hàm lượng hơn 40%.

Theo đông y rễ cây ngô đồng có vị đắng, tính mát. Lá có tính bình, vị ngọt.

Tác dụng của cây ngô đồng cảnh

Hỗ trợ chữa trị nhọt có mủ

Dùng 1-3 lá ngô đồng tươi rửa sạch. Sau đó cho thêm 1 tí muối rồi giã nhuyễn để đắp lên nốt mụn. Sử dụng băng gạc sạch để cố định lại khoảng 2-3 giờ.

Hỗ trợ chữa mụn nhọt mới sưng

Ngắt 1 búp lá cây ngô đồng để cho nhựa chảy ra. Lấy phần nhựa này bôi lên nốt mụn và vùng da xung quanh. Khi nhựa khô thì tiếp tục bôi thêm 1 lớp nữa. Cứ bôi liên tục nhiều lần nhựa sẽ giúp giảm sưng, giảm viêm và tạo mủ.

Chống nhiễm trùng cho vết thương

Các vết thương nhỏ do bị đứt tay, chân có thể dùng nhựa cây ngô đồng bôi trực tiếp lên vết thương. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho da. Sau một thời gian thực hiện vết thương sẽ nhanh chóng khỏi và không để lại sẹo.

Bồi bổ sức khỏe cho nam giới

Sử dụng phần thân cây ngô đồng thái mỏng rồi đem đi phơi khô. Sau đó tiếp tục sao vàng để để ngâm rượu khoảng 3 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống khoảng 20ml.

Tác dụng của cây ngô đồng thân gỗ

Hỗ trợ chữa bệnh trĩ, lòi dom

Dùng phần vỏ cây phơi khô, đốt rồi trộn với dầu. Sử dụng hỗn hợp này bôi vào hậu môn nơi bị trĩ.

Trừ phong thấp, thấp khớp

Dùng khoảng 15-30g rễ cây ngô đồng để đun lấy nước uống.

Chữa thủy thũng

Sử dụng khoảng 10-15g hoa ngô đồng để sắc lấy nước uống. Hoặc có thể dùng hoa tán bột uống cũng có tác dụng hỗ trợ trị bỏng lửa và bỏng nước.

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao, mỡ máu cao

Dùng 10-15g lá ngô đồng đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Nhuộm đen tóc

Dùng vỏ cây ngô đồng rửa sạch đem phơi khô, đốt cháy rồi trộn cùng với dầu dùng để nhuộm tóc bạc.

Cây ngô đồng có độc không?

Mặc dù đem lại nhiều tác dụng trong chữa bệnh. Nhưng chỉ sử dụng tốt phần thân, lá, nhựa. Một số nghiên cứu cho thấy quả và hạt của cây ngô đồng khá độc. Do trong hạt và quả có chứa chất curin, đây là một chất rất độc. Chất này có thể gây tình trạng ngộ độc, gây bệnh ở gan và hệ tiêu hóa.

Trẻ nhỏ nếu chẳng may ăn phải hạt của cây ngô đồng sẽ bị tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, bỏng rát ở họng. Những trường hợp ngộ độc nặng có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương, rối loạn tim mạch, xuất huyết tiêu hóa.

Nếu như gặp phải các triệu chứng này cần phải tìm cách để bệnh nhân nô ra càng nhiều càng tốt. Sau đó nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Các bài thuốc từ cây ngô đồng chỉ có tính chất tham khảo. Trước khi áp dụng điều trị cần thông qua ý kiến của bác sĩ.

Khi muốn trồng cây ngô đồng để làm cảnh nên để ở những vị trí an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ em.

Cây ngô đồng trong phong thủy

Nhắc đến ý nghĩa phong thủy, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh phượng hoàng đậu trên cây ngô đồng. Trong các điển cố điển tích của cả Trung Quốc và Việt Nam ta, cây ngô đồng đều được gắn kết với chim phượng hoàng – vua của các loài chim.

Vì vậy ngô đồng được coi là loại cây gỗ quý và có giá trị thiêng liêng.hoa cây ngô đồng cảnh

Trồng cây ngô đồng gần nhà sẽ mang lại cát tường và tài lộc đến cho gia đình. Người xưa đồn rằng phượng hoàng già sẽ về đậu trên cây ngô đồng xanh.

Vì vậy có một cây ngô đồng trồng trong sân sẽ có nhiều ý nghĩa phong thủy tốt. Bên cạnh đó, phượng hoàng là một trong tứ thần thú nên cây ngô đồng cũng có tác dụng khắc chế tà ma và xua đuổi khí xấu..

Cách trồng cây ngô đồng

Cây ngô đồng có thể nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt. Tuy nhiên hạt cây ngô đồng nhiều và tỉ lệ thành công khá cao nên được ưa chuộng hơn.

Bước 1: Chọn hạt giống

Mỗi cây ngô đồng cho ra khá nhiều hạt nên bạn có thể thoải mái lựa chọn. Nên lấy những hạt đã trưởng thành và không bị sâu bệnh, dị dạng.trồng cây ngô đồng

Bước 2: Chuẩn bị

Ngâm hạt giống đã chọn trong nước ấm từ 30-40 độ trong khoảng 30 phút. Sau đó đem hạt ủ trong khăn ấm khoảng một ngày. Khi thấy hạt đã nứt ra thì có thể đem đi gieo.

Bước 3: Gieo hạt

Gieo hạt ngô đồng vào chậu đất đã chuẩn bị. Phủ một lớp đất mỏng khoảng 1-2cm để hạt dễ phát triển. Khoảng 2 ngày sau bắt đầu tưới cho hạt.

Cách chăm sóc cây ngô đồng

Cây ngô đồng thuộc loại cây dễ trồng. Chỉ cần bạn biết cách chăm sóc đúng đắn, cây có thể sống tươi tốt rất lâu.

Đất trồng

Các loại đất mùn giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho cây xương rồng phát triển. Sẽ tốt hơn nếu pha thêm cát vào trong đất để tăng khả năng thoát nước. Tro, than vụn, mùn cưa là những loại phân bón tự nhiên rất thích hợp để trộn với đất. Khi đất trồng đủ dinh dưỡng, hoa ngô đồng sẽ nở to và đẹp hơn.

Tưới nước

Cây ngô đồng không có nhu cầu nước quá nhiều. Hàng ngày hãy tưới cho cây một lần quanh gốc là đủ. Tránh tưới quá nhiều mỗi lần vì cây ngô đồng chịu úng kém.

Ánh sáng

Cây ngô đồng có các lá to nên rất dễ hiểu việc đây là loài cây ưa sáng. Nên trồng cây tại các vị trí thoáng đãng, nhiều ánh nắng như sân nhà hay trên ban công. Khi cây đủ nắng sẽ quang hợp tốt và khỏe mạnh. Lưu ý tránh đặt cây dưới bóng râm quá lâu sẽ làm cây bị úng lá và chết.

Sâu bệnh

Nhựa cây ngô đồng có thể giúp cây phòng tránh sâu hại tấn công rất tốt. Vì vậy bạn chỉ cần phòng tránh cây bị bệnh. Nếu phát hiện lá cây bị vàng úa, thâm đen thì cần cắt bỏ và phun thuốc cho cây.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Xương Cá Cảnh: Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!