Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Tùng Cối – Cây Bonsai Đẹp, Cách Trồng Và Chăm Sóc, Tạo Dáng Tùng Cối mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
THÔNG TIN CHI TIẾT
Cây tùng cối mang nét phong trần, bình dị, mộc mạc, rắn rỏi nhưng có sức hút một cách kỳ lạ, giống như một chàng trai vô cùng nam tính. Không quả, không hoa nhưng luôn tràn trề nhựa sống bằng những tán lá xanh mướt khỏe mạnh, sôi nổi cùng hương hăng hăng, nồng nồng của nhựa cây.
Với dáng thế và đặc tính của mình, tùng cối rất được ưa chuộng trong nghệ thuật cây bonsai.
Đặc điểm cây tùng cối
Cây tùng cối hay còn gọi là cây duyên tùng, tùng búp có tên khoa học là Juniperus chinensis Sargentii, có xuất xứ từ Trung Quốc. Tùng cối thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm và xanh quanh năm. Tùng cối có vẻ ngoài rất đặc biệt từ hình dáng đến chi tiết. Thân cây màu nâu vàng với lớp da dầy, nhiều vết nứt nẻ,sần sùi mang nét già cỗi, đậm chất phong trần, sương gió. Nhựa tùng có hương thơm mang vị hăng hăng khá đặc trưng. Cành cây khi còn nhỏ rất dẻo nên dễ uốn, dễ tạo dáng, tuy nhiên thân cây có lõi màu đen rất cứng nên khi muốn uốn cây nghệ thuật thì khá khó.
Lá tùng cối cũng đặc biệt, lá quây quần kết hợp thành từng búi, thêm nữa là nếu cây hưởng nắng đầy đủ thì lá không bung ra, ngược lại khi cây chịu ớm hoặc trồng dưới tán cây khác thì sẽ chia ra thành 5 lá nhỏ. Cây có xu hướng mọc hình tháp trông như những chiếc ô khổng lồ cụp lại. Lá tùng cối khi non có màu xanh tươi rất mát mắt, dù không hề có quả hay hoa nhưng ai đã ngắm duyên tùng một lần thì khó mà quên được. Ngắm nhìn ngọn hàng cây duyên tùng đung đưa theo ngọn gió giống như được ngắm những dãy đồi núi đang dịch chuyển rất sinh động và kỳ vĩ.
Lợi ích và ứng dụng cây tùng cối
Cây tùng cối có sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, thích ứng nhanh với mọi điều kiện thời tiết nên rất được yêu thích trong trang trí: Tùng cối trồng sân vườn ngoại thất, biệt thự, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khách sạn… dù đứng riêng lẻ hay trồng thành dãy vẫn rất nổi bật bằng một phong thái ung dung, đường bệ với sắc xanh tràn đầy nhựa sống và nét sang trọng khó tả. Những cây tùng cối dù chỉ đứng trên thảm cỏ hay phối tạo tiểu cảnh thì vẫn mang nét đẳng cấp của mình, một vẻ đẹp gọn gàng, nhưng khí thế.
Tùng cối được sử dụng làm bonsai để ban công, trước hiên nhà
Đồi túng cối thể hiện thiên nhiên hùng vĩ, hoài bão lớn của bậc anh hào
Người ta còn trồng tùng cối vào chậu trưng trước tiền sảnh trông như ngọn đuốc màu xanh khỏe khoắn. Với những đặc tính tuyệt vời, khí chất của cây bonsai, tùng cối đã được tạo hình thành nhiều dáng bonsai nổi tiếng thế giới. Vẻ đẹp cằn cỗi, già nua, dáng khẳng khiu nhưng đầy khỏe khoắn mạnh mẽ khiến tùng cối mang đậm chất nghệ thuật. Thêm vào đó sức kháng chịu khắc nghiệt của tùng cối còn ghi điểm tối đa nên càng được lựa chọn làm cây bonsai.
Cách trồng chăm sóc cây tùng cối
Cây tùng cối cực kỳ khỏe mạnh, thích nghi nhanh ở mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất , không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Phải nhấn mạnh rằng, tùng cối không cần phải chăm sóc nếu trồng dưới đất,khi trồng chậu để tạo dáng bosai thì quan trọng nhất là việc tạo hình. Ở đây việc chăm sóc Chợ hoa Việt chú trọng nói đến chăm sóc cây trong chậu, còn trồng đất thì cây không kén gì trừ việc thoát nước tốt và hầu như không phải tưới bón.
Tùng cối tương đối dễ trồng và chăm sóc, chỉ khó khăn trong khâu tạo thế, bổ thân tạo dáng
– Ánh sáng: Tùng cối ưa nắng đầy đủ, càng nắng nhiều cây càng có dáng vẻ xù xì, góc cạnh , mang nét phong trần mạnh mẽ hơn. – Nhiệt độ: Cây chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu nóng và lạnh rất tốt. – Độ ẩm: Tùng cối cũng ưa ẩm, tuy nhiên hanh khô cây vẫn không sao. – Đất trồng: Khi trồng tùng cối trong chậu,đặc biệt là bonsai cần lựa chọn đất cho phù hợp. Công thức đất trồng tốt nhất ở dạng này là 5 đât thịt sạch + 3 trấu hun, xơ dừa + 2 xỉ than trộn lẫn cùng phân hữu cơ hoai mục. – Tưới nước: nhu cầu nước tưới của cây vừa phải vì thuộc dạng lá kim, cây thân gỗ. Chỉ nên tưới khi thấy đất mặt chậu đã hơi khô. – Bón phân: Cây tùng cối ưa nước bể phốt, có thể lấy nước này tưới thay tưới nước và tưới phân, tùy giai đoạn tạo hình mà điều chỉnh cách tưới cho phù hợp. Bón NPK hạn chế đạm vào tháng 3 để tăng cường sự mạnh mẽ cho cây. – Sâu bệnh thường gặp: tùng cối thường gặp bệnh rệp trắng, bệnh mốc trắng rễ, thối rễ.
Tùng cối xong thụ độc đáo thu hút mọi ánh nhìn
Những bệnh trên thường do môi trường trồng không thông thoáng, cây bị ớm. Khi tạo dáng bonsai thời gian thích hợp nhất để uốn cành, cắt tỉa, bẻ cành là mùa xuân hoặc mùa đông khi tiết trời lành lạnh. Chú ý không được vặt hết lá trên cây và phần đầu ngọn cần hướng lên trên để hứng sương. Tuyệt đối không sang chậu đồng thời cắt tỉa làm kiệt cây, dễ chết.
Khi lên chậu hoặc thay chậu nên làm vào mùa xuân, cắt bỏ hết rễ thối,dập, chèn đất chặt xung quanh rồi đưa cây vào nơi mát mẻ, tránh mưa nhiều làm thối hỏng rễ.
Khi sang chậu cần giữ lại đất cũ xung quanh gốc do tùng cối có nhiều nấm cộng sinh rất tốt. Khi trồng tùng cối bonsai thì nên trồng chậu nông để cây phát triển cằn cỗi, dáng đẹp hơn.
Cây tùng cối – Cây bonsai đẹp, cách trồng và chăm sóc, tạo dáng tùng cối
5
(100%)
1
vote[s]
(100%)vote[s]
Duyên Tùng ( Tùng Cối )
Cây Duyên tùng hay Tùng Cối : thân màu vàng nâu, da sần sùi, có nhiều vết nứt (nhìn có vẻ cây này chậm lớn, già, cổ), lớp da cây khá dày. Nhựa cây có mùi thơm đặc trưng, trong thân cây có lõi màu đen rất cứng (nên khó uốn chi), cành cây lúc còn nhỏ rất dẻo.
Lá cây phát triển thành từng búi lá, nếu vị trí lá có đầy đủ nắng thì sẽ không bun ra, còn nếu lá ở trong mát (hoặc ở dưới tán lá khác) thì sẽ bun ra thành 5 lá nhỏ.
Nhân giống:
Lá cây duyên tùng là rất nhỏ so với những cây cảnh thông thường và có màu xanh tươi rất đẹp mặc dù cây này không có hoa, không quả nhưng một khi ai đã ngắm nhìn thì khó mà quên. Hình ảnh của cây duyên tùng đong đưa trong gió nhìn lên ngọn giống như những dãy đồi núi đang di chuyển…..
Đất trồng:
– Chiết cành: Áp dụng đối với những cành lớn. Nếu chiết thời gian tiên hành tốt nhất vào tiết đông chí (giữa mùa đông) và cắt vào mùa xuân– Giâm cành: Chọn những cành bằng chiếc đũa trở xuống.Thời điểm tiến hành vào mùa phát triển (miền bắc là mùa xuân)– Ngoài ra nếu muốn nhân giống với số lượng lớn ta có thể dùng phương pháp giâm ngọn: Chọn những ngọn hơi già, chấm thuốc kích thích ra rễ và giâm trong khay cát.
Nước tưới:
Đảm bảo tơi xốp, nhiều lỗ thoáng, theo kinh nghiệm nhiều người thường dùng hỗn hợp xỉ than tổ ong, đất thịt, chất xơ (trấu hoặc mụn dừa), phân vi sinh.
Ánh sáng:
Tùng cối rất hợp với nước bể phốt, là loại cây cần nhiều nước vì vậy không nên để đất trồng khô quá và nên tưới đẫm hàng ngày.
Cần nhiều ánh nắng và nên để cây ở vị trí nắng đều.
Lưu ý:
– Hàng năm có thể bổ xung NPK vào khoảng tháng 3.– Cắt tỉa, bẻ, uốn cành vào mùa đông hoặc đầu xuân khi thời tiết se lạnh là tốt nhất, lưu ý không được lặt hết lá và đầu ngọn luôn phải để hướng lên trên một chút để hứng sương.– Lên chậu vào mùa đông hoặc đầu xuân, đánh bầu, khi trồng cắt hết rễ dập, thối, lèn đất trồng thật chặt quanh gốc, đưa chậu vào chỗ mát và tránh nước mưa vào nhiều gây thối rễ.
– Tuyệt đối không tiến hành cắt tỉa cành cùng lúc với khi sang chậu.– Rễ tùng cối có nhiều nấm cộng sinh do đó khi đánh chuyển nên lấy 1 ít đất cũ để trồng.– Theo kinh nghiệm của một số nghệ nhân chia sẻ thì cây tùng trồng trong chậu nông thì tốt hơn ở chậu sâu với cùng một môi trường và điều kiện chăm sóc như nhau.
Bán Cây Tùng Cối _ Tùng Búp Đẹp Giá Rẻ _ Ứng Dụng Và Lợi Ích
Mô tả sản phẩm
Trong giới các loại cây cảnh thì cây tùng cối thuộc cây bonsai tạo nhiều thế, dáng cây khác nhau với nhiều hình thù làm tăng vẻ đẹp độc đáo cho không gian. Đối với những ai yêu thích nghệ thuật cây cảnh thì không thể bỏ qua cây tùng cối đẹp đang được bán tại Thế giới cây và hoa.
Cây tùng cối còn có tên gọi khác: Cây duyên tùng, cây tùng búp. Tên khoa học “juniperus chinensis Sargentii” xuất xứ từ Trung Quốc. Nhiều người biết đến tùng cối với thân màu vàng nâu, da sần sùi, nhiều vết nứt lớp da này khá dày dặn, bên trong cây có nhựa mùi thơm sâu hơn nữa trong thân cây có nhiều lõi và rất cứng, cành của chúng thì nhỏ và rất dẻo.
Lá cây tùng cối cũng rất đặc biệt khi quây quần và kết hợp với nhau để tạo nên từng búi tạo sắc màu hơn khi đón ánh nắng mặt trời. Nếu như cây đủ nắng thì những chiếc lá sẽ không bung ra còn khi cây chịu cớm hoặc bị chèn ép bởi các cây khác thì nó chia làm 5 lá nhỏ. Chúng ta có thể để ý chi tiết này trong việc trong và chăm sóc cây thật tốt. Cây tùng thì có xu hướng mọc thành hình tháp như những chiếc ô khổng lồ cụp lại và những chiếc lá của nó khi còn non thì có màu xanh tươi rất mát mắt, nó không hề có quả hay ra hoa. Tuy nhiên, nó có vẻ đẹp thực sự bị lôi cuốn người khác ngay từ ánh nhìn đầu tiên, ngắm nhìn ngọn cây tùng đung đưa theo ngọn gió cứ giống như những dãy núi được dịch chuyển rất sinh động và kỳ vĩ.
Các tiêu chí trên đủ để cho bạn nhận dạng được cây tùng cối.
Khi tùng cối được trồng ở sân vườn sẽ hứng được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời giúp cây phát triển, lá xanh mướt và làm đẹp cho không gian rất nổi bật được phong thái ung dung, sắc xanh tràn đầy nhựa sống, nét sang trọng khó tả. Người ta còn yêu thích trồng tùng cối chỉ đứng trên thảm cỏ hoặc phối tạo tiểu cảnh để mang đến nét đẹp đẳng cấp, một không gian đẹp thường trang trí chọn trồng ở ngoại thất biệt thự, khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê,….Khi bước vào một nơi không gian sang chảnh, chào đón là những chậu tùng màu xanh xinh xắn, khỏe khoắn đã tạo cho người ta được cảm giác thoải mái. Với những tính năng tuyệt vời, khí chất của dáng bonsai thì các nghệ nhận đã tạo hình thù đẹp, độc đáo giúp tùng cối trở nên nổi tiếng trên thế giới.
Vẻ đẹp của cây tùng già cỗi, vóc dáng khẳng khịu có đầy khí chất khỏe mạnh mang đậm nét nghệ thuật mà nhiều gia chủ đang yêu thích, mong muốn. Ưu điểm nổi bật của tùng cối là có sức đề kháng chịu được khắc nghiệt cao đó là ưu điểm mà được nhiều người để ý và lựa chọn.
Lưu ý về cách chăm sóc cây:
Ánh sáng: Yêu cầu đầy đủ ánh nắng càng nhiều càng tốt giúp cho cây có dáng xù xì, nhiều góc cạnh để mang đến vẻ đẹp phong trần trở nên mạnh mẽ hơn.
Nhiệt độ: Khả năng chịu nhiệt độ cao và chịu nóng, lạnh đều rất tốt.
Độ ẩm: Tùng cối ưa ẩm tuy nhiên cây hanh khô thì vẫn không vấn đề.
Đất trồng: Người ta thường sử dụng đất thịt sạch, trấu hun, xơ dừa, xỉ than trộn lẫn vào nhau để tạo thành công thức đất trồng tốt nhất cho một loại cây cảnh dáng bonsai phù hợp nhất khi kết hợp cùng với phân hữu cơ hoai mục.
Nhu cầu nước: nên tưới nước vừa phải cho cây bởi vì cây là kim, thân gỗ nên chỉ cần tưới khi mặt đất chậu đã hơi khô.
Nhu cầu dinh dưỡng: Tùng cối ưa nước bể phốt, lấy nước này tười thay cho tưới phân bón thì sẽ duy trì được việc tạo hình hay điều chỉnh cách tưới cho phù hợp. Nếu bón NPK thì hạn chế bón đạm ở tháng 3 để tăng cường sức mạnh cho cây.
Các loại sâu bệnh thường gặp: Bệnh rệp trắng, mốc trắng rễ hay thối rễ.
Việc tìm kiếm nơi bán cây tùng cối hiện này không còn khó khăn như trước đây. Thế giới và cây luôn sẵn sàng hỗ trợ giao hàng cho các đơn vị dự án, công trình cây xanh đô thị trên cả nước. Nếu như bạn thực sự đang muốn muốn sở hữu cây tùng cối đẹp, bắt bắt sức sống khỏe mạnh thì hãy liên hệ: 0988 580 657 để được hỗ trợ nhanh chóng. Với trình độ kỹ thuật chuyên môn hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế không gian xanh cho các tòa nhà, văn phòng đại diện, cao ốc hay biệt thự, nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, công trình đô thị,…chúng tôi đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường hiện nay. Đảm bảo bán cây giống phù hợp theo không gian trang trí tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thể hiện được giá trị đẳng cấp theo phong cách thời hiện đại.
Cách Chăm Sóc Và Tạo Dáng Cây Sanh Bonsai
Cách chăm sóc và tạo dáng cây sanh bonsai
Sanh là một loại cây thân gỗ, khi sống trong môi trường tự nhiên, chúng có thể cao tới 15 – 20m, có khả năng phân nhiều cành nhánh, trên thân thường có hình các u bướu và các sống gờ, cây sinh trưởng rất mạnh.
Cây Sanh có tên khoa học là Ficus benjamina, hay nó còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Si, Xanh, Gừa, cây thuộc họ Dâu Tằm, là một loài cây kiểng bonsai được các nhà chơi kiểng ưa chuộng ở khặp mọi nơi trên thế giới, nhất là các vùng châu Á, Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào…
Đặc điểm của cây Sanh:
– Thuộc dạng cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, cây có các hình các u bướu và sống gờ do chúng được sinh trưởng rất mạnh.
– Rễ cây sanh có thể nằm phía trên hoặc phía dưới mặt đất, phát triển nhanh và nhiều vào những mùa mưa, ẩm.
– Thân và cành của cây Sanh dẻo, dễ uốn, tạo thế đẹp.
– Lá cây mọc dày và phân bố trên cành với mật độ cao nhằm tạo nên sự rập rạp, xum xuê cho toàn bộ cây.
– Qủa của cây Sanh khi chín có màu vàng, bên trong có hạt, có khả năng mọc mầm tạo ra cây con theo phương pháp sinh sản hữu tính.
– Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, cây yêu cầu lượng nước cao để có thể sinh trưởng, mặc khác cũng có thể chịu được ngập úng trong thời gian dài. Nếu cây bị khô hạn hoặc thiếu nước, cây sẽ sinh trưởng chậm, xuất hiện các lá vẩy bao quanh điểm sinh trưởng ngọn cành hoặc thân, thường xuất hiện các điểm lồi trắng.
– Cây Sanh có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, có thể sống bám trên đá, miễn có nước là cây vẫn sẽ phát triển. Chúng cũng có thể được trồng trong điều kiện chiếu sáng rất khác nhau, nhưng thích hợp nhất vẫn là trong điều kiện chiếu sáng tán xạ.
Kỹ thuật trồng cây Sanh sao cho tạo ra được những thế mong muốn:
– Nhiệt độ trồng: loại cây này sinh trưởng và phát triển rất tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, tuy nhiên vẫn có thể đem trồng được ở những vùng có khí hậu đông lạnh. Tùy vào điều kiện chiếu sáng khác nhau mà chúng sẽ phát triển khác nhau.
– Kỹ thuật trồng: đất trồng tốt nhất cho cây là đất giàu mùn, có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nặng, không nên trồng trong đất sét, gan gà, chúng sẽ khiến cho cây chậm sinh trưởng.
Trường hợp đất quá xấu thì nên bón lót thêm phân chuồng cho đất trước khi trồng.
Để tạo ra được một cây Sanh có thể đẹp, đòi hỏi người trồng phải trang bị kỹ thuật trồng và tạo thế cơ bản thì mới mong có được một cây Sanh đẹp như ý.
Đầu tiên khi tạo tán cổ, bạn phải bắt đầu bằng 1 cành chính, tạo nhiều nhánh được co kéo với nhau ép thành 1 tầng ngang. Mặt bông tán thường hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dâm cho lá phát triển để có hình mâm xôi. Lưu ý tất cả các bông tán đều phải nằm ngang, đồng thời song song với nhau cũng như song song với mặt đất.
Chú ý không được làm nghiêng ngã cây, đường kính các tán phải phù hợp với kích cỡ của cây, tán cách đều, không loãng ra hoặc túm tụm lại.
Đối với kiểu tán cách tân thì sẽ thưa thoáng hơn, cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà được cắt tỉa cho thưa thoáng tạo cho cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp tự nhiên, mềm nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp kiêu kỳ, thu hút mọi ánh nhìn.
Nếu muốn Sanh có được thế mong muốn, ngoài tạo dáng cho cây còn phải thường xuyên cắt tỉa, cắt bỏ những cành nhánh vô ích, bấm ngọn cho chúng, đặc biệt là phải tưới giữ ẩm cho đất để duy trì sinh trưởng cho cây, làm cho cây nhanh chóng to ra, cành nhánh phát triển đều.
– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây:
Cây dễ bị nhiễm bệnh gỗ mềm nếu bón phân chưa qua xử lý, ngoài ra còn bị các bênh sâu đục thân, bọ trĩ, bênh đốm đen… Biện pháp hay dùng nhất là rung cây có lá rụng ra, quét và đốt đi để giảm nguồn gây bệnh.
Vào mùa đông dùng hợp chất lưu huỳnh + vôi phun lên cây để giảm bớt nguồn lây bệnh cho năm sau.
Hotline: 0974.222.759 (Ms. Phương)
Email: canhquanphuongtrung@gmail.com
LIÊN HỆ TƯ VẤN
0946 49 54 45 – 0974 222 759 – 096 111 0546
canhquanphuongtrung@gmail.com
Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại
Chia sẻ:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Tùng Cối – Cây Bonsai Đẹp, Cách Trồng Và Chăm Sóc, Tạo Dáng Tùng Cối trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!