Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Táo Mèo – Các Kiến Thức Về Cây Táo Mèo Có Thể Bạn Quan Tâm mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các kiến thức về cây táo Mèo
Giới thiệu về cây Táo Mèo, tên khoa học
Nhắc đến đặc sản Tây Bắc thì chắc không ai có thể quên những món ăn đặc sản như: Thịt trâu gác bếp, lạp xưởng… Tuy nhiên sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua Táo Mèo. Một trong những đặc sản nổi tiếng khắp nơi được mua tặng làm quà biết mỗi khi có dịp tới thăm mảnh đất Tây Bắc này
Cây Táo Mèo còn được biết đến với tên gọi khác là cây chua chát
Cây Táo Mèo là đặc sản đặc trưng của núi rừng Tây Bắc
Cây có tên khoa học Docynia indica,
Là một loài trong chi Docynia thuộc họ Rosaceae
Trong Y học cổ truyền, táo Mèo có chứa pepsin và axit mật giúp ức chế trực khuẩn E.Coli, tụ cầu vàng, thương hàn và bạch hầu mạnh. Trong Y học hiện đại thì Táo Mèo có khả năng giúp kháng khuẩn, bảo vệ tế bào gan, cường tim, chứng rối loạn tim, làm giãn mạch vành và ức chế tiểu cầu, tăng hệ miễn dịch, xơ vữa động mạch, béo phì, huyết áp cao, hậu sản, viêm thận cấp, tiểu chảy…
Cây táo Mèo phân bố chủ yếu ở độ cao khoảng 800m -1000m hay gặp ở các tỉnh Yên Bái – Mù Cang Chải, Lạng Sơn, Lai Châu – Tủa Chùa, Cao Bằng, Bắc Yên – Sơn La, Lào Cai, Điện Biên.
Cây táo Mèo ưa không khí lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 15°C – 20°C, mùa đông không lạnh dưới 0°C & mùa hè trên 32°C, lượng mưa trên 1500 m. Ngoài ra, loại cây này ưa những nơi có địa hình chia cắt, thoát nước, đất ít chua và dốc.
Nếu cây táo Mèo được trồng ở những nơi ánh sáng mạnh thì cây sẽ phát triển xanh, tán lá rậm, đường kính đạt 20cm – 30cm, chia thành nhiều cành, nhiều nhánh nhỏ. Táo Mèo có thể tái sinh lại bằng hạt, sau đó nảy mầm và chồi gốc và có khả năng chồi rễ.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Táo Mèo
Hướng dẫn cách trồng cây Táo Mèo
Điều kiện gây trồng
Tốt nhất bạn nên trồng cây táo Mèo ở những khu vực có nhiệt độ, độ cao, lượng mưa và đất đai màu mỡ…giống như nơi điều kiện tự nhiên phân bố của nó.
Nguồn giống
Những cây táo Mèo mẹ thường từ 6 đến 10 tuổi sinh trưởng tốt, ra quả sai, không bị sâu bệnh, vỏ có màu vàng cam. Mỗi cây táo Mèo sẽ cho 30kg đến 50kg và mỗi 1kg có khoảng 20 đến 30 quả. Mỗi 1 quả có 20 hạt và chọn những quả to đều, không bị sâu bệnh để lấy hạt nhân giống. Sau đó, bổ quả táo Mèo lấy phần thịt để phơi hoặc ăn.
Tạo cây con
Ngâm hạt táo Mèo ở nước sôi khoảng 70 độ (2 lạnh + 3 sôi) khoảng 2h hoặc 3h thì vớt ra để ráo nước, sau đó gieo hạt vào luống rồi tưới nước rồi bón phân.
Cách chăm sóc cây Táo Mèo
Trồng cây táo Mèo tốt nhất vào mùa Xuân khi trời mưa nhiều đất ẩm. Cách chăm sóc cây Táo Mèo cụ thể như sau
Tưới nước: táo Mèo cũng không giống với những loại cây táo khác, cũng phải cung cấp đủ nước cho cây trồng. Nếu vào mùa mưa thì bạn nên xử lý tình trạng thoát nước và mùa khô cần tưới nước để cây không bị chết. Không nên tưới cây vào buổi trưa, bởi sẽ khiến cho cây dễ chết hơn
Bón phân: Muốn cây táo Mèo tươi tốt ra sai quả, thì bạn cần bón phân định kỳ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây. Tùy thuộc vào từng vùng đất khác nhau sẽ giảm hoặc tăng lượng phân bón thích hợp.
Thường từ khoảng 2 tháng trở đi, bạn nên bón phân định kỳ với khoảng 20kg – 30kg phân hoai mục & 1 kg phân NPK. Sau 2 năm thì tăng lượng phân bón lên khoảng 20%.
Các lưu ý về phòng trừ sâu bệnh cây Táo Mèo
Cây táo Mèo khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh nhưng mắc phải 2 loại bệnh thường gặp là dễ bị thiếu dưỡng chất và bị thối. Cách hạn chế và khắc phục được 2 loại bệnh này là nên kiểm tra cây thường xuyên và phụ đúng thuốc trừ sâu bọ đúng thời điểm. Hơn nữa, bạn cần chú ý đến các loại sâu bệnh như bọ xít, sâu cuốn lá…
Nguồn: https://hoadepviet.com
Cây Táo Mèo, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Táo Mèo Cho Năng Suất Cao
Tên gọi khác: Cây sơn tra
Tên khoa học: Docynia indica
Nguồn gốc: Đây là cây trồng bản địa lâu đời ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc Việt Nam.
Đặc điểm nổi bật của cây táo mèo
là loại cây thân gỗ nó có chiều cao trung bình khoảng 10 đến 15m, cây sống lâu năm nếu được chăm sóc tốt nó có thể cho quả đến 40 năm. Thân cây thằng và bắt đầu phân cành ở độ cao từ 1,5 – 2m. Vỏ thân có màu xám, khá nhẵn nhưng trên các cành thì lại có nhiều gai.
Lá cây táo mèo nhỏ có hình như mũi mác, phần đỉnh nhọn và cuống thì hơn thon lại. Cuống lá có chứa 1 lớp lông tơ. Những chiếc lá được mọc theo kiểu xoắn vòng trên cành, lá mọc thành từng cụm nhiều nhất là trên các cành non.
Hoa cây táo mèo có màu trắng, mọc thành từng chùm mỗi chùm hoa có từ 3 -5 bông hoa, đường kính của bông khoảng 2,5cm. Hoa thường nở tập trung vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm. Cào sau khi hoa rụng quả sẽ bắt đầu xuất hiện, vào khoảng tháng 8 – 9 hàng năm thì cây sẽ cho quả.
Quả cây táo mèo có màu vàng nhạt có quả hơi đỏ tía và có hình cầu. Đường kính mỗi quả rơi vào khoảng từ 2-3 cm. Quả táo mèo không quá lớn nhiều khi nhìn thoáng qua ta có thể thấy quả này giống như những quả táo ta. Đặc điểm dễ nhận biết nhất về quả táo mèo chính là vị chua, chát đặc trưng của nó, đặc biệt nó có một mùi hương đặc trưng khiến người ta cảm thấy dễ chịu và nhận ra ngay khi được xem qua.
Công dụng của cây táo mèo
Quả táo mèo đem lại khá nhiều công dụng khác nhau, có thể kể ra như:
Quả táo mèo được ngâm đường và trở thành thứ nước uống giải khát rất tốt vào mùa hè.
Ta có thể sử dụng táo mèo để ngâm rượu như một thứ rượu quý, đem lại lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra, trong đông y, táo mèo còn được coi như là một vị thuốc quý. Hạt và ruột táo mèo có tác dụng an thần, hạ đường huyết. Táo mèo còn có thể kết hợp với một số nguyên liệu như mật ong, đường phèn… để kháng khuẩn chống rối loại nhịp tim và bảo vệ rất tốt cho gan.
Táo mèo cũng được chế biến thành những món omai, mứt… rất ngon sử dụng nhiều trong dịp Tết.
Cách trồng và chăm sóc cây táo mèo đem lại hiệu quả cao nhất
Cây táo mèo được nhân giống chủ yếu bằng hạt và giâm cành, tuy nhiên phổ biến nhất người ta vẫn sử dụng cách giâm cành, bởi hình thức này sẽ giúp rút ngắn thời gian cho quả đồng thời giữ trọn được đặc điểm tốt nhất của cây mẹ như khả năng chống sâu bệnh, chất lượng quả tốt nhất.
Cây táo mèo có sức sống khá tốt, ít bị sâu bệnh, tuy nhiên 2 loại bệnh mà cây dễ gặp phải nhất là bệnh thối rễ và thiếu dưỡng khoáng. Để điều trị và phòng chống bệnh này, hãy cố gắng dành thời gian kiểm tra cây thường xuyên, phun thuốc bảo vệ thực vật chọn thời điểm đúng nhất. Cây cũng có thể mắc một số bệnh khác như bọ xít ăn quả, sâu cuốn lá, sâu ăn lá … nên cần chú ý để cây khỏe mạnh nhất.
Cây Táo Tàu (Cây Hồng Táo)
Cây táo tàu là loại cây ăn quả mới du nhập vào Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng rất được mọi người ưa chuộng bởi chúng có mẫu mã khá đẹp, cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh, hơn nữa cây có thể trồng để làm cảnh. Ở một số nước châu Âu và phía nam Bắc Mỹ cây táo tàu được trồng rất phổ biến. Tại Việt Nam, hiện nay cũng được trồng rộng rãi ở rất nhiều vùng. Có lẽ có rất nhiều người không biết, thực chất táo tàu có nguồn gốc từ Syria, nhưng chúng lại được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc nên thường được gọi là táo tàu Trung Quốc. Tên khoa học của táo tàu là ziziphus jujuba.
Cây táo tàu là gì?
Đặc điểm nổi bật của cây táo tàu
Cây táo tàu thuộc cây thân gỗ, cây có chiều cao trung bình là 3,5 – 4,5m còn trồng cây trong điều kiện thích hợp nó có thể đạt chiều cao từ 5 – 12m. Thân cây màu nâu, có gai và khá dẻo. Tán lá khá rậm rạp và tỏa rộng ra xung quanh.
Lá có hình bầu dục và có răng cưa, phiến lá nhẵn mặt trên có màu xanh lục và sáng bóng, còn mặt dưới thì có màu xanh trắng.Hoa táo có màu trắng xanh, cũng có khi là trắng hồng. Mỗi bông hoa có 5 cánh xếp thành hình ngôi sao nhìn rất đẹp mắt. Hoa thường nở vào mùa xuân.
Công dụng chính của cây táo tàu
Với hàm lượng vitamin dồi dào có trong quả thì đây là một loại quả được đánh giá đem lại lợi ích nhiều cho sức khỏe con người.
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng để làm mứt, ngâm nước uống cũng rất ngon.
Cây có thân mềm dẻo nên bạn có thể uốn hay trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn tuyệt đẹp đấy.
Cách trồng cây táo tàu
Nhiệt độ: Cây có thể sống tốt trong môi trường khắc nghiệt kể cả thời tiết lạnh và nóng. Nhưng nhiệt độ dao động trong khoảng 15 – 30 độ là thích hợp nhất. Nếu thời tiết lạnh quá, cây vẫn sống nhưng sức sống không được tốt, năng suất không cao so với lúc cây sống trong khoảng nhiệt độ phù hợp.
Thời vụ trồng: Theo một số nhà vườn kinh nghiệm, táo tàu có thể trồng ở thời điểm nào cùng được. Nhưng để tiết kiệm thời gian chăm sóc mà cây vẫn sinh trưởng nhanh thì nên trồng vào đầu mùa xuân nếu ở miền Bắc. Còn ở miền Nam thì nên trồng vào đầu mùa mưa.
Giống cây trồng: Phương pháp chủ yếu để nhân giống cây táo tàu là gieo hạt. Thế nhưng, hiện nay cây giống táo tàu được bán hầu như ở khắp các cửa hàng cây giống, bạn có thể dễ dàng mua. Cây giống có chiều cao trên 40cm với bộ lá xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh hại.
Đất trồng: Hầu như ở vùng nào cũng có thể trồng được cây táo tàu. Nhưng sẽ có những nơi cho năng suất cao, cây sống được lâu năm, không tốn công chăm sóc; có những nơi dù chăm sóc tốt nhưng cây vẫn cho năng suất thấp, quả không được to. Lý do có sự khác biệt đó là do chất đất, có loại đất giàu chất dinh dưỡng, đất ít dưỡng chất, đất cằn cỗi, đất đồi,…
Có một loại đất phù hợp với cây táo tàu là đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, đất tơi xốp và thoát nước tốt.
Đào hố trồng và mật độ trồng: Trước khi đào hố nên làm sạch cỏ, rác, củi khô ở vườn. Hố trồng có kích thước khoảng 40x40x40cm với mật độ trồng là 3m. Hàng trên hàng dưới cách nhau khoảng 4m. Với đất trồng là đất xấu nên đào sâu thêm 20cm. Đất trũng thì nên làm mô đất cao, đào rãnh quanh vườn để giúp thoát nước vào mùa mưa.
Phân bón lót cho cây gồm có đất, phân chuồng hoai mục, phân lân và vôi bột. Trộn đều lên rồi đổ vào hố. Phơi ải khoảng 1 tháng để vôi có thời gian khử mầm bệnh có trong đất.
Trồng cây táo tàu: Xới tơi đất trồng rồi đào một hố nhỏ vừa bằng với bầu đất. Đặt nhẹ nhàng cây trồng vào hố. Dùng tay vun đất xung quanh xuống. Cắm cọc tre để cố định cây con không bị đổ hay nghiêng ngả khi gặp gió lớn. Tưới đẫm nước luôn cho cây giúp bộ rễ nhanh phát triển.
Cách nhân giống táo tàu
Nhân giống cây táo tàu bằng cách chiết, ghép cành, chồi rễ, cắm hom hoặc bằng hạt. Khi nhân giống nếu chiết cành nên chọn loại cành bánh tẻ, không non cũng không quá già, còn hạt thì chọn loại hạt to đều, tròn mẩy để tăng tỉ lệ nảy mầm cao nhất.
Cũng nên chọn thời điểm nhân giống cây táo tàu, vào những ngày trời mưa, khí hậu mát mẻ… sẽ tạo điều kiện tốt cho cây con phát triển, hình thành bộ rễ.
Chăm sóc cây táo tầu tốt nhất
Nước: cũng giống như tất cả những loại cây khác, cây táo tàu cần có đủ nước thì sẽ phát triển rất tốt đặc biệt là giai đoạn mới trồng cây. Vì thế vào mùa khô thì cần chú ý tưới nước thường xuyên cho cây, còn vào mùa mưa thì hãy cố gắng nhanh chóng thoát nước tốt nhất.
Phân bón: Nên bón phân định kỳ cho cây táo tàu, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả thì cần bón nhiều hơn.
Ánh sáng: Cây ưa sáng, nên trồng cây ở những nơi quang đãng, có nhiều ánh sáng.
Một số loại bệnh có thể gặp khi trồng cây táo tàu
Khi trồng cây táo tầu bạn sẽ gặp một số bệnh như sau:
Bệnh sâu cuốn lá: loại sâu nhả tơ và cuốn lá táo tầu lại thành từng tổ.
Bệnh giòi đục quả: Những con giòi này sẽ làm quả táo bị hư thối nhanh chóng. Phòng chống bệnh này thì bạn không nên để quả táo chín quá lâu trên cây đồng thời với những quả rụng nên nhặt hết và hủy bỏ.
Bệnh phấn trắng: Những vệt phấn xuất hiện nhiều dưới lá khiến cho chiếc lá khô dần, héo và rụng.
Video Trồng cây táo tàu ở miền tây
Kết.
Cây Lưỡi Mèo Phong Thủy
Lưỡi mèo cũng có khả năng cung cấp nhiều oxy vào ban đêm nên thích hợp trồng trong phòng ngủ để đem đến giấc ngủ sâu.
Cây Lưỡi mèo có Tên khoa học: Sansevieria trifasciata var. hahnii Hort. Thuộc họ Agavaceae có xuất xứ từ
Cũng giống như lưỡi hổ, lưỡi mèo có thân rất ngắn và mọc ngầm dưới đất với dáng lùn, nhỏ, sống lâu năm, chiều cao chỉ khoảng 15-30cm. Lá lưỡi mèo hình bầu dục, nhọn ở đầu, lá nhẵn, cứng và bóng, mọng nước. Các lá xếp thành hình hoa thị trông cây từ trên xuống như một bông hoa. Lưỡi mèo có hai giống lá màu xanh xám với những sọc màu xanh đậm chạy ngang và loại lá xanh đậm hòa trộn với màu kem. Thân và lá lưỡi mèo đều cứng cáp tuy nhiên khi rách sẽ rách theo chiều dọc cả lá, nên cần cẩn thận .Hoa lưỡi mèo màu xanh trắng mọc thành cụm thon dài, có mùi thơm, tuy nhiên rất ít gặp hoa. Quả tròn, nhỏ, màu cam.
Cây lưỡi mèo thủy sinh là loại cây trồng trong các cốc, bình thủy tinh, trồng trong nước phô ra hết được toàn bộ thân cây từ thân, lá, rễ…làm chúng ta có cái nhìn tổng thể về vẻ đẹp của cây.
Cây lưỡi mèo thuộc loại cây khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, đôi khi không cần gì cây cũng phát triển, nảy mầm.
Ánh sáng: lưỡi mèo không ưa nắng sáng chiếu trực tiếp mà chịu bóng hoàn toàn hoặc bán phần.
Nếu để cây bị nắng chiếu trực tiếp làm cháy lá.
Nhiệt độ: lưỡi mèo ưa mát, nhiệt độ ưa thích của cây từ 18-26oC, tuy nhiên cây vẫn chịu được nóng, chịu rét kém nhưng sống tốt trong môi trường điều hòa.
Để tạo chậu thủy sinh lưỡi mèo bạn chỉ cần rửa rễ, thân lá sạch sẽ rồi cho vào bình thủy tinh có nước. Hàng ngày thay nước cho bình trong vòng 1 tuần tránh làm úng, hỏng rễ, thối rễ. Sau đó hòa dung dịch thủy sinh vào cốc thủy tinh rồi chuyển cây sang. 10-15 ngày thay dung dịch, rửa lá, rễ cây một lần thế là chúng ta đã có cây lưỡi mèo thủy sinh.Nếu bạn thích trang trí thêm bằng các loại hạt thủy sinh màu sắc rực rỡ thì chỉ cho thêm vào nước thế là xong.
Nhân giống lưỡi mèo đơn giản bằng cách tách bụi.
Ứng dụng cây lưỡi mèo thủy sinh
Cây lưỡi mèo thủy sinh hình dáng nhỏ nhắn, có vẻ đẹp sang trọng và lạ mắt rất dễ trang trí ở bất kỳ không gian nào trong nhà: từ phòng khách, kệ ti vi, bàn ăn, bàn làm việc, quầy lễ tân, bàn học, kệ giá, cửa sổ đặc biệt là các văn phòng công sở mang đến màu xanh mát mắt, sinh động và thu hút.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Táo Mèo – Các Kiến Thức Về Cây Táo Mèo Có Thể Bạn Quan Tâm trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!