Đề Xuất 6/2023 # Cây Sứ Trắng – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sứ Trắng # Top 10 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cây Sứ Trắng – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sứ Trắng # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Sứ Trắng – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sứ Trắng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Từ lâu sứ trắng là loại cây hoa được ưa chuộng và trồng phổ biến ở trên nhiều nơi khắp Việt Nam. Loại cây này đã trở thành biểu tượng ở một số công trình như đình, đền ngày xưa và nay đã được trồng ngày càng nhiều ở các khu công trình công cộng hiện nay.

Hoa sứ trắng có nguồn gốc từ Châu Mỹ từ xưa và lan rộng ra toàn thế giới trong đó có cả Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á. Cây sứ trắng thuộc họ Trúc Đào và có chiều cao trung bình ngoài thiên nhiên có thể lên tới 20m. Tán của cây sứ trắng này thuộc dạng khá lớn nên có độ phủ và chiếm một diện tích khá lớn. Do hoa có thể nở quanh năm cộng với mùi hương thơm đẹp nên cây được ưu ái chọn trồng để trang trí cảnh quan và tạo bóng mát cho nhiều công trình công cộng cũng như sân vườn cá nhân.

Cây có bộ thân gỗ khá mập mạp và xù xì  với những phiến lá thuôn dài và to bản. Mỗi cuống lá có chiều cài khoảng 30cm và chiều rộng có thể lên đến 10cm ở chính giữa. Một đặc điểm khá thú vị là lá của cây sứ trắng có dạng xếp hình tròn vòng quanh đầu ngọn cành và khi những chiếc lá rụng xuống thì để trên cành những vết sẹo khá lớn.

Điểm nổi bật nhất của cây sứ đó chính là những bông hoa của chúng. Hoa có 5 cánh xếp tròn màu trắng sữa bên trong phần nhụy có màu ánh vàng. Hoa sứ trắng mỗi khi nở sẽ tỏa ra hương thơm khá ngắt và hương bay khá xa.

Đặc điểm sinh thái

Cây sứ trắng được đánh giá là loại cây có tốc độ sinh trưởng cao và khỏe. Cây ưa thích điều kiện ánh sáng nhiều và phát triển tốt trên loại đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Ngoài việc trồng trên các loại đất thong thường thì cây sứ trắng còn có khả năng trồng trên những loại đất phá cát sỏi vì có khả năng chịu hạn khá tốt. Cây được nhân giống từ giâm cành là chính. Vào mùa mưa, những cành Sứ Đại giâm rất nhanh ra rễ và mọc khỏe

Công dụng của cây sứ trắng

Do có tán rộng và tỏa tròn nên đây là loại cây cho bóng mát khá lý tưởng. Chúng thường được trồng trong những công việc, khu vực công cộng hoặc sân vườn nhằm lấy bóng mát và trang trí vì hương và sắc hoa khá đẹp.

Ngoài ra cây sứ đại còn có tác dụng chữa bệnh như một cây thuốc thảo dược theo y học dân gian điều trị nhiều bệnh như. Bạn chi cần cạ lớp vỏ của cây này và thái mỏng chúng rồi sắc uống là có thể giúp trị nhuận tràng khá tốt. . Hoa sứa trắng có thể sắc dùng làm nước uống chữa ho và tiêu đờm khá hiệu quả.

Cách trồng và chăm sóc cây sứ trắng

Sứ trắng là loại cây khỏe mạnh và có sức sống mạnh mẽ nên khá dễ trồng. Bạn chỉ cần chăm sóc đầy đủ ánh sáng và nước là dù ở loại đất nào cây cũng phát triển khỏe mạnh. Cây có một số lưu ý khi trồng như sau:

Chế độ nước

Cây cần nhiều nước để phát triển thời kì đầu. Tuy nhiên thời kì cho hoa hàng năm khi cây đã có bộ khung gỗ chắc chắn thì có thể chịu được hạn khá tốt.

Ánh sáng

Cây thích hợp với những nơi nhiều nắng và có cường độ trung bình. Một ngày cây nên được chiếu sáng ít nhất 6 tiếng.

Kĩ thuật trồng

Cây có thể trồng bằng cách gieo hạt tuy nhiên sẽ khá lâu. Hiện nay thong dụng nhất vẫn là việc trồng bằng cách giâm cành hoặc chiết. Cây mẹ khỏe mạnh chọn lấy nhánh khỏe mạnh và chiết ở đó. Sau khi ra rễ có thể tách thành cây con trồng cố định dưới đất.

Cắt tỉa cành cây

Cây được ngoài 1 năm tuổi trở ra thì tán đã cao và cành lá đã phát triển khá rộng. Lúc này bạn cần tiến hành cắt tỉa cành để giúp cho tán lá được thong thoáng giúp đón nhận được nhiều ánh sáng hơn giúp cây sau này ra hoa được nhiều hơn. Công việc này thường được thực hiện vào tháng 10-11 âm lịch để Cây Sứ sẽ ra hoa đẹp vào mùa nắng (tháng 1, 2…). Ta ước đoán cắt như thế nào để sau khi cắt, cây sứ đại sẽ đâm ra những nhánh mới dài khoảng 20cm thì ra hoa , thì lúc đó tán Sứ cân đối nhất.

Để thay đất định kì bạn nên tránh thay vào mùa mưa vì thường lúc này lượng nước quá lớn dễ làm thúi ủng gốc Sứ qua những vết thương mà ta cắt gọt, tạo dáng cho Cây Sứ.

Thay đất cho cây: Để thay đất định kì bạn nên tránh thay vào mùa mưa vì thường lúc này lượng nước quá lớn dễ làm thúi ủng gốc Sứ qua những vết thương mà ta cắt gọt, tạo dáng cho Cây Sứ.

Rate this post

Bán Cây Sứ Đại, Sứ Trắng, Sứ Son, Sứ Đỏ Số Lượng Lớn Giá Rẻ

Bán Cây Sứ Đại, Sứ Trắng, Sứ Son, Sứ Đỏ

Cây Hoa Sứ có tên khoa học là Plumeria thuộc họ trúc đào có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe. Cây Hoa Sứ được biết đền nhiều ở Việt Nam vì vẻ đẹp của nó, được nhiều người ưa thích và chọn cho mình loài hoa sứ này để trồng và chắm sóc. Là loại hoa đẹp, dễ trồng có nhiều màu sắc khi ra hoa màu trắng, vàng tới hồng, đỏ. Cây Hoa Sứ có thân cao, tán rộng, rễ to, hoa đẹp. Có nhiều giống hoa sứ, phần lớn hoa sứ đều nở xòe 5 cánh rất đẹp. Bằng những phương pháp cơ bản sau đây, bạn sẽ trồng và chăm sóc cho mình được những cây hoa sứ đẹp nhất.

Cách trồng Cây Sứ

Cây Sứ có thể trồng trong chậu hoặc dưới đất, nếu không gian rộng như: Sân vườn, Công trình, Công viên, Trường học, Cơ Quan…thì nên trồng dưới đất, cây sẽ cao, cho tán rộng che mát, nhiều hoa. Còn những nơi có không gian hẹp thì nên trồng trong chậu để hạn chế cây phát triển lớn.

1. Chậu trồng

Đất càng tơi xốp rễ càng phát triển và cây càng mạnh mẽ. Thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây. Đất cát pha, phân rác, bột dừa, cát sạch, phân chuồng, tro trấu là những chất liệu thường được sử dụng cho hoa sứ. Một số công thức đề nghị :

– 6 tro trấu + 1 đất cát + 1 cát + 1 phân chuồng

– Toàn bộ phân rơm mục 4 cát + 1 phân chuồng.

Chú ý loại hỗn hợp đất ta sử dụng để có cách chăm sóc tưới nước và bón phân hợp lý

3. Gieo trồng

Bạn đã chuẩn bị cho mình được đất trồng, chậu trồng giờ bạn có thể gieo trồng cho mình được những cây hoa sứ. Có 2 cách phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Giâm cành được nhiều người sử dụng vì tích kiệm thời gian hơn. Gieo hạt tuy tốn công chăm sóc để hạt nảy mầm thì về sau sẽ cho bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng cho cây hoa sứ.

4. Điều kiện ánh sáng, nhiệt độ

Đây là loài cây ưa sáng từ 70% tới 100 % ánh sáng chiếu trực tiếp vào cây, trong 8 -12 giờ mỗi ngày là tốt. Ánh sáng ít cây tuy phát triển nhanh nhưng ẻo lả, dễ đổ, lá to, mỏng và xanh đậm, ít hoa và rất dễ bị thối ủng nếu trồng ở môi trường dư nước. Cây đủ nắng thì tuy phát triển chậm nhưng cứng cáp, ra nhiều hoa.

Vì thế Cây Hoa Sứ nên được trồng ở nơi nắng nhiều, hơi khô hạn, diện tích đất hẹp (chậu, bồn) Sứ được trồng xuống đất cát do không bị úng nước tránh được hiện tượng thối rễ. Ở những nơi tù túng về không gian, nắng nhiều thì nhiệt độ tăng cao, cây sứ phát triển không mạnh, lá thường bị cuốn bờ mép. Ngược lại ở những nơi tù túng về không gian thì dù nắng 100% nhưng trống trải, nhiều gió thì cây vẫn phát triển xanh tốt.

Cách chăm sóc Cây Sứ

Hoa sứ cũng có đặc điểm chung với cây xương rồng đều là loài cây mọng nước có khả năng chịu khô hạn rất tốt. Cách chăm sóc xương rồng và hoa sứ đều có điểm chung gần giống nhau là không nên tưới quá nhiều nước sẽ khiến cây bị ngập úng mặc dù hoa sứ có khả năng chịu khô hạn rất tốt, có khi 1, 2 tháng không tưới vẫn không chết, chỉ khô quắt lại, nhưng khi được chăm sóc nước nôi đầy đủ thì lại tiếp tục phát triển.

Tuỳ chất liệu trồng mà ta có cách tưới hợp lý. Chú ý theo dõi sau mỗi lần tưới thì đến bao lâu đất trong chậu, bồn hoa trồng sứ khô đến 1/3 chậu tính từ lớp trên mặt, bấy giờ ta có thể tưới trở lại được. Nếu chất liệu trồng tơi xốp (phân rơm, rác mục) thì ta có thể phải tưới nước mỗi ngày .

Độ PH từ 5,5-6,5 là vừa tốt. Dưới 5,5 thì nên bón thêm vôi. Nước bị nhiễm sắt cũng không tốt cho cây, làm cây chậm phát triển, rễ cùn, lá không xanh, nhỏ và quăn queo.

Trong thành phần phân vô cơ căn bản NPK thì P và N giữ vai trò quan trọng với sứ. Khi bón cho sứ ta phải bón sao cho tỉ lệ P (lân) và K (kali) phải bằng hoặc lớn hơn N (đạm). Nếu nhiều đạm thì cây phát triển nhanh, hơi mỏng cây, dễ ngả đổ và thúi cây do bị tổn thương trong môi trường khắc nghiệt. Có thể bón theo tỉ lệ sau :

– Giai đoạn cây con, cây cần hồi phục sau một đoạn hoa, cây mới nhổ trồng lại và cây bị cắt ngang.

– Dùng phân NPK: 15-30-15 với liều lượng 2g/1 lít nước, 15 ngày bón một lần.

– Giai đoạn cây trưởng thành, chuẩn bị ra hoa, cây đã có nhiều nhánh, nhánh lá phát triển tốt, dùng phân NPK: 6 – 30-30 liều lượng 2g/1lít, 15 ngày bón 1 lần.

– Ngoài các phân vô cơ căn bản, sứ cũng các loại phân trung lượng, vi lượng để bổ sung cho cây trong qua trình phát triển (như CA , Mg , Zn , Cu, Bo). Những loại phân này có thể bón ở các dạng phân tổng hợp bán trên thị trường hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ (rác, chuồng, vi sinh)

– Như đã nói ở trên, phân hữu cơ dùng bón cho sứ như phân rác cũ, phân chuồng, phân cá, phân bánh dầu đậu phộng, phân vi sinh. Nhưng cần kiểm tra liều lượng bón để không làm hư cây.

– Thời gian mỗi lần bón phân cách nhau khoảng 15-30 ngày

– Chú ý không bón phân, xịt thuốc lên cây lúc cây đang ra hoa vì dễ làm rụng nụ, cháy hoa.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Sâu thường gặp là sâu xanh, ấu trùng bướm đêm, thường chỉ ăn các cây họ Apocynaceae. Nếu trồng sản xuất thì ta xịt thuốc khi phát hiện đọt non có vài dấu thâm đen, chảy nhựa.

Còn trồng chơi thì chú ý bắt sâu, trứng (như trứng cá, màu xanh non)

Các loại rầy trắng cũng là dịch hại đối với cây sứ. Ngoài ra còn có nhện đỏ làm rụng lá và suy kiệt cây. Mỗi tháng xịt thuốc nấm chống úng một lần.

Hoa sứ cũng có thể bị bệnh tuyến trùng, do chất liệu đất trồng không được sạch làm ảnh hưởng đến bộ rễ sứ, chậm phát triển làm thối củ.

Mua bán Cây Xanh, Cây Cảnh

Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Sứ Đẹp

Sứ là loài cây rất dễ trồng, có khả năng nhân giống nhanh, cho hoa đẹp và rất đa dạng từ màu sắc cho đến kích thước. Hiện nay, cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng với nhiều thế rất đẹp. Vì vậy, cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đất trồng và lượng nước tưới cho cây

– Đất trồng: 

Hỗn hợp đất trồng sẽ bao gồm: tro trấu hạt to (40%), bột dừa (20% – 30%), phân bò hoai bóp nhuyễn (10%), vỏ đậu phộng (10%), vỏ trấu tươi (10%), đảm bảo sao cho đất trồng thoát nước nhanh.

Ủ trong 15 ngày, cách 2 tháng bổ sung thêm Dynamic Lifter trên mặt chậu, xen kẽ với bánh dầu bột.

– Lượng nước tưới: 

++ Nếu dùng nước giếng, phải đảm bảo nước không bị nhiễm mặn hay nhiễm phèn thì cây sứ mới phát triển tốt. 

++ Nếu dùng nước máy thì phải để nước bên ngoài trước để chất clo trong nước bay hơi rồi mới đem tưới nước cho cây. 

Lưu ý khi sử dụng bình phun để tưới, nước chỉ phủ trên bề mặt đất, không đủ cho cây nên cây sẽ bị rụng và vàng lá. Cần phải tưới trực tiếp vào gốc với lượng nước vừa đủ.

Cách trồng cây Hoa sứ ra hoa đẹp

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành, trong đó phổ biến nhất là phương pháp giâm cành, trồng trong chậu phổ biến hơn so với trồng sân vườn vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc.

+ Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. 

+ Dùng đất trồng đổ khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.

+ Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.

+ Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên, đồng thời uốn sửa cây theo ý người chơi, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu và tưới đủ ẩm.

Cách sửa bộ rễ và tạo hình

– Bước 1: 

Nhổ cây sứ khỏi chậu, khều bớt đất quanh bộ củ ra bằng que tre, tránh làm trầy củ và đứt, dập rễ, dùng vòi xịt để rửa sạch đất bám ở rễ củ.

– Bước 2: 

Dùng dao đủ bén cắt bộ nhánh sứ để to dáng theo ý muốn, đồng thời tỉa bỏ những rễ nhỏ quanh bộ củ, phần mà ta sẽ trồng nổi lên sau này.

Cắt bỏ rễ cám xung quanh các chùm đầu rễ phía dưới, việc này giúp ta tránh được hiện tượng thối rễ lúc trồng lại vô chậu.

Tất cả các vết cắt nhánh, rễ củ đều được trét thuốc trừ bệnh hay vôi tôi, sơn, nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiễm bệnh và úng sau khi trồng lại vô chậu.

– Bước 3: 

Treo sứ lên, phơi khô nơi râm mát từ 5-10 ngày, nhằm làm vết cắt khô và lành đi. Lưu ý cần treo ở nơi khô mát chứ không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị phỏng và hư thối bởi những vết bỏng này.

– Bước 4: 

Đem sứ trồng vào chậu đã định trước, chất liệu tùy theo bạn chọn đất đã được tưới vừa đủ ướt trước khi trồng, và sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50%, trong thời gian 15-20 ngày khi những mầm sứ bắt đầu nhú ở vết cắt. 

Thời gian đầu nhú mầm, ta chỉ tưới sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô để giữ ẩm, chứ không tưới ngập tràn dễ làm thối sứ.

– Bước 5: 

Khi sứ nhú mầm cần để cây sứ ở nơi nắng 80-100%. Giai đoạn này ta có thể tưới nước bình thường. Chú ý lúc này cây sứ rất dễ có sâu, cách tốt nhất là lượm trứng và bắt sâu con vừa xuất hiện hơn là dùng thuốc, vì dễ làm lá non sứ bị cháy.

Bón thêm phân hữu cơ khi cây đã ra chồi non, có lá hoàn chỉnh. Bởi nếu bón sớm, bộ rễ cây còn non dễ bị cháy rễ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

– Bước 6: 

Sau khi cắt, trong quá trình cây sứ ra chồi, bắt đầu ra hoa thì việc chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ bón phân, có thể kéo dài hơn 6 tháng. 

Đến lúc tàn sứ sẽ bắt đầu mất dáng, cành dài và ngã đổ, ta sẽ xử lý như ban đầu hoặc chỉ cần cắt to dáng lại nhưng không thay chậu, đất mới.

Cách bón phân cho hoa sứ

Các loại phân thích hợp cho sứ nhất là: 

++ Phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. 

++ Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. 

Tùy theo tuổi cây, ta có thể bón phân theo loại và liều lượng như sau:

Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khoảng 15-20 ngày/lần. 

Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.

Bón thúc định kỳ 20-30gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. 

Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.

Bón thúc định kỳ 20-30gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. 

Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

Điều khiển cây hoa sứ có hoa

Muốn cây sứ ra nhiều hoa, không nên để cành sứ quá dài, mà phải được cắt đi sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa.

Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: 

– Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. 

– Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. 

Kết hợp với phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao, khi thấy lá chuyển sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển, lá non có những mụn lốm đốm thì đây là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

Với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công và cung cấp cây cảnh, chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được phong cách sân vườn phù hợp nhất với bạn.

Hãy tin tưởng và lựa chọn chúng tôi bởi chúng tôi luôn không ngừng cập nhất những giống cây mới – đẹp – lạ, những mẫu chậu đẹp, đa dạng về chủng loại cho quý khách hàng.

Mọi thông tin chi tiết về hướng dẫn trồng và chăm sóc cây Sứ đẹp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

PHƯƠNG TRUNG GREEN

Hotline: 0961.110.546 – 0974.222.759

Email: canhquanphuongtrung@gmail.com

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, Hồ Chí Minh.

Cách Trồng Cây Sứ Đại Hoa Trắng Cho Sân Vườn Thơm Ngát

Cây sứ đại thuộc họ Trúc Đào (Apocynacecea), lá dài, to và dày, mọc so le; thường tụ ở đầu cành, hình mác; mặt trên có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, gân hình lông chim.

Cây sứ đại là loại cây nhiệt đới phát triển nhanh. Cây cao khoảng 3 mét đến 7 mét khi trưởng thành. Cành cây mập mạp, dễ gãy; có màu nâu xám, mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại, sần sùi như da người hủi. Có lẽ vì thế nó còn có tên gọi khác là sứ cùi.

Hoa sứ đại có mùi thơm ngọt ngào. Hoa thơm thường nở vào tháng 3 và tháng 10. Những bông hoa hình ngôi sao tuyệt đẹp, nổi bật giữa những tán lá rộng thường xanh hoặc rụng theo mùa với nhiều màu sắc như: trắng, hồng, đỏ và vàng.

Cây sứ đại hoa trắng mang sắc đẹp tinh khôi, hương thơm ngát và cho bóng mát hiệu quả. Loài hoa này còn được ví von và đưa vào ca từ của những bài hát nổi tiếng; tượng trưng cho tình yêu thơ dại; nồng nàn; tượng trưng cho người phụ nữ trinh nguyên và quyền quý. Sứ đại còn tượng trưng cho sự bất tử, tình yêu bất diệt, muôn thuở.

2. Những ứng dụng trồng cây sứ đại hoa trắng

Cây hoa sứ đại trồng khu đô thị – khu du lịch, resort, hồ bơi

Cây hoa sứ đại trồng khuôn viên sân vườn nhà.

Trồng trước hiên nhà, tạo điểm nhấn mặt tiền nhà.

Đào hố trồng có kích thước phù hợp với bầu cây. Sứ là loại cây không kén đất nên đất cát, đất thịt đều trồng; yêu cầu đất tơi xốp và thoát nước tốt. Nhưng để sinh trưởng và phát triển tốt thì hỗn hợp đất trồng trong giai đoạn đầu có thể trộn theo công thức: 40 – 50% đất phù sa cát pha hoặc thịt nhẹ; 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa, vỏ đậu phộng mục, . Đối với đất phèn thì nên bổ sung thêm ít vôi, phân lân.

Nhẹ nhàng gỡ toàn bộ cây ra khỏi chậu rồi đặt vào (tránh làm vỡ bầu cây). Tiếp theo là lấp đất lại, tưới đủ ẩm. Bên cạnh đó, khi mới trồng cần dùng cây chống giữ cố định cây sứ.

Ngoài ra, đối với cây sứ đại trong chậu thì cần thay chậu và đất khi thấy gốc và rễ phình to vượt quá kích thước chậu. Phải đặt cây ngay ngắn; bộ rễ cao khỏi miệng chậu thì mới đẹp; thêm đất; tưới đủ ẩm. Lúc này cũng có thể kết hợp việc uốn cây hoặc tạo hình theo ý muốn.

Vị trí trồng cây sứ đại phải có nhiều nắng, thoáng khí để cây có thể sinh trưởng và phát triển cách tốt nhất. Bởi vì, Sứ Đại là cây loại cây ưa sáng; ưa nắng; chịu được hạn nhưng sẽ chết khi bị úng lâu ngày. Đây là yếu tố quyết định khoảng 40-50% sức sống của cây.

Bên cạnh đó, Sứ Đại là giống cây chịu hạn, không ưa nhiều nước nên chỉ tưới khi đất đã thật sự khô. Lưu ý là lượng nước trên mỗi lần tưới không nên nhiều; chỉ cần vừa đủ để đất ẩm là được. Khi trời mưa nhiều ngày kéo dài, thì ngưng hẳn không tưới.

Cây Sứ Đại cũng không cần phải chăm sóc; bón phân quá nhiều. Đối với một số loại đất chua hoặc mặn thì bón bổ sung thêm phân và vôi để cân bằng độ pH và chất dinh dưỡng.

Các cành nhánh và tán của có thể phát triển nhanh và mạnh; nên thỉnh thoảng có thể cắt tỉa các cành thừa này để tán cây trông đẹp hơn; tạo nhiều chồi non để ra hoa nhiều hơn.

4. Sài Gòn Hoa – Nơi cung cấp cây sứ đại uy tín hàng đầu

là nơi chuyên cung cấp cây hoa cảnh, cây công trình, cây bóng mát cùng các dịch vụ thi công cảnh quan, thi công trồng cây, bảo dưỡng cảnh quan uy tín chất lượng tại chúng tôi Chúng tôi có vườn ươm cây công trình, trong đó có sứ đại; cây đang được ươm dưỡng với đội ngũ nhân viên chuyên sâu và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Đảm bảo những cây sứ đại thật sự khỏe mạnh, không sâu bệnh, xanh tốt; vận chuyển và giao trồng đúng quy trình.

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HOA

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859

Email: saigonhoa@gmail.com/saigonhoa@saigonhoa.com

Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn

Facebook: Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Hoa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Sứ Trắng – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sứ Trắng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!