Đề Xuất 3/2023 # Cây Sa Chi, Cây Trồng Nhập Nội Mới Nhiều Tiềm Năng # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cây Sa Chi, Cây Trồng Nhập Nội Mới Nhiều Tiềm Năng # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Sa Chi, Cây Trồng Nhập Nội Mới Nhiều Tiềm Năng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cây Sachi Inchi hay còn gọi là Sachi có tên khoa học là Plukenetia volubilis L, nguồn gốc xuất xứ ở rừng mưa nhiệt đới Amazôn, vùng nhiệt đới Nam Mỹ (trên lãnh thổ Venezuela, Bolivia, Ecuador, Peru, Tây Bắc Brazil)…

Dân Peru từ xa xưa đã sử dụng loại hạt này làm thức ăn và gọi tên là: Sacha inchi (lạc sacha), Inca inchi (lạc núi), hoặc Inca nut (lạc Inca). Sản phẩm chính của cây Sachi là hạt, hạt làm thực phẩm hoặc ép lấy dầu…, có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giàu Omega 3, 6 và 9; ngoài ra lá được sử dụng làm thực phẩm, trà.

Sachi là cây dây leo thân gỗ, khi trồng thường để cây cao khoảng 2m để thuận tiện cho việc thu hoạch quả. Lá hình tim có khía răng cưa mọc so le, lá dài 10 tới 12 cm và rộng 8 tới 10 cm, với cuống lá dài 2–5 cm. Các hoa đực nhỏ màu trắng mọc thành cụm ở nách lá; hoa cái nằm ở gốc cụm hoa đực. Cây ra hoa, quả gần như quanh năm. Quả là dạng quả nang đường kính khoảng 3 cm với 4-7 cánh, quả có năm cánh trông giống hình ngôi sao; khi non quả màu xanh và đổi sang màu nâu đen khi già. Trong quá trình chín thì quả chứa một lớp cùi thịt màu đen không ăn được, thường để cho quả khô đi trên cây trước khi thu hoạch. Bên trong các cách quả là các hạt hình ô van màu nâu sẫm, mỗi cánh có một hạt.

Cây Sachi là cây ưa sáng, có biên độ nhiệt độ rộng từ 10-360C, lượng mưa từ 1.000-1.500mm, cây đều sinh trưởng phát triển tốt. Sachi có thể trồng trên nhiều loại đất như đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha cát, đất phù sa cổ,… thích hợp nhất là đất có hàm hượng mùn cao, đất phù sa ven sông, pH từ 4,5-6,5; đất phải thoát nước tốt, không được ngập úng; chủ động được tưới tiêu. Thời gian trồng khoảng 10-12 tháng thì cây bắt đầu cho thu hoạch quả, trồng một lần cho thu hoạch từ 15-25 năm, cây càng lớn thì sản lượng hạt càng cao. Năng suất hạt sau 3 năm trồng khoảng 3-6 tấn/ha/năm. Năm 2014, cây Sachi nhập vào Việt Nam trồng thử nghiệm tại Hà Nội và cây đã ra hoa, quả; năm đầu thu 0,7-1 tấn hạt/ha.

Cây Sachi có thể trồng thuần, trồng xen, đặc biệt có thể tận dụng hàng rào để trồng cho cây leo bám vào. Mật độ trồng khoảng 3.300 cây/ha, trồng cây Sachi cần phải làm giàn để cây leo bám. Giàn có thể làm như sau: Cọc hình chữ T có thể làm bằng tre, bê tông, thép, gỗ dài 2m; trên đầu cọc là thanh ngang dài 1,2m. Chôn cọc sâu 40cm, cọc chôn giữa các luống trồng cây (các hàng cọc cách nhau 2-3m). Dùng dây thép mạ kẽm căng giữa các cột trên cùng một hàng với nhau; dây đầu tiên buộc trên đỉnh các cọc, dây thứ 2 cột xuống dưới cách dây đầu 60cm; dây thứ 3, thứ 4 buộc 2 đầu thanh ngang (chữ T).

Hiện nay, Công ty cổ phần Sacha Inchi Việt Nam đang tiến hành trồng khảo nghiệm cây Sachi ở nhiều nơi như Ninh Bình, Đăk Lăk, Sơn La, Hòa Bình; công ty thu mua với giá từ 30.000 – 40.000 đồng/kg hạt. Tại Lâm Đồng, hộ ông Lưu Thế Trung ở thôn 3 – xã Hòa Trung – huyện Di Linh, có trồng thử 4 cây Sachi, bước đầu nhận thấy cây xanh tốt; ít sâu bệnh hại, chỉ có sâu đục thân gây hại. Cây trồng vào tháng 8 năm 2015, hiện tại cây đang có hoa và quả, chuẩn bị cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Điểm đặc biệt là ở mỗi nách lá có một hoa; từ chiều cao thân khoảng 0,8m trở lên đến ngọn đều có hoa, quả và có khoảng 50 quả. Theo ông Trung: “Cây Sachi dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại; cây trồng nhanh có quả, chỉ đầu tư giống trồng một lần cho thu hoạch quả trong nhiều năm. Cây trồng chưa được 1 năm mà thấy cây đã có rất nhiều quả và vẫn đang tiếp tục ra hoa. Chứng tỏ cây thích hợp với điều kiện khí hậu ở Di Linh”.

Nhằm đánh giá khả năng thích nghi của cây Sachi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của Lâm Đồng, đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây Sachi cũng như hiệu quả kinh tế; trong năm 2016 Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai thực hiện mô hình: “Trồng thử nghiệm cây Sachi” tại 02 huyện Di Linh và Đạ Huoai. Khi mô hình thành công, sẽ có thêm sản phẩm hạt Sachi giàu dinh dưõng đáp ứng nhu cầu của người dân, bổ sung thêm cây trồng mới cho địa phương. Ngoài ra, cây Sachi có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới vùng Amazôn, thiết nghĩ cây có thể trồng dưới tán rừng thưa, nhằm tận dụng đất dưới tán rừng tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, góp phần bảo vệ rừng hiệu quả.

Văn Diện – TTKN Lâm Đồng

Trồng Cây Tầm Bóp – Hứa Hẹn Tiềm Năng Kinh Tế Cao – Mẹ Tự Nhiên

Cây tầm bóp là cây dại mọc hoang tại nước ta, không mất công chăm sóc, những lại là loại cây được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi tác dụng chữa ung thư, tiểu đường từ cây tầm bóp, ưa chuộng sử dụng và bán với giá thành cao như các quốc gia Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản … Thậm chí tại Nhật 1kg quả tầm bóp có giá lên tới 700.000 đồng. Trồng cây tầm bóp  – hứa hẹn tiềm năng kinh tế lớn.

Cây tầm bóp – tiềm năng giá trị kinh tế cao

Cây tầm bóp mọc hoang rất nhiều tại nước ta từ vùng đồi núi tới đồng bằng, cùng với ngoại hình bắt mắt, giá trị dinh dưỡng, dược liệu cao nên tầm bóp đặc biệt được yêu thích trên khá nhiều các quốc gia trên thế giới.

Giá trị của cây tầm bóp trong y học

Trong y học Thế giới có rất nhiều các nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng của cây tầm bóp của các quốc gia như  Đài Loan – Trung Quốc, Mỹ, Nhật… với những dược tính tuyệt vời đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:

Cây tầm bóp chữa ung thư

Nghiên cứu từ Viện đại học Quốc gia Taiwan cho thấy các hoạt chất từ chiết suất cây tầm bóp có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa 5 dòng tế bào ung thư ở người bao gồm: ung thư gan, ung thư cổ tử cung, ung thư mũi – khí quản, ung thư ruột, ung thư phổi. 3 dòng ung thư được thử nghiệm trên động vật là Melanoma (H1447), Hep-2 -và 8401 glioma (não). Trong đó hoạt tính diệt tế bào ung thư mạnh nhất được xác đinh là ung thư gan, và tử cung. Trong đó có hoạt chất physalin F có tác dụng chống lại bệnh P338 Lymphocytic leukemia (một dạng của bệnh bạch cầu – ung thư máu).

Đại học Dược, ĐH Houston thuộc Mỹ cũng nghiên cứu và cho thấy một Flavonol glycosid trong lá rau tầm bóp có tác dụng ngăn ngừa một số loại ung thư như murine leukemia P-338, epidermoid carcinoma KB-16, ung thư phổi adenocarcinoma A-549.

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây tầm bóp

Theo các nghiên cứu và tài liệu y học cổ truyền dùng rễ cây tầm bóp đem nấu vơi tim lợn và bột chu sa ngày một lần. Uống liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Cây tầm bóp tăng cường sức đề kháng

Một nghiên khác từ đại học Y khoa quốc gia Cheng Kung ( Taiwan) cho thấy các dược tính trong cây tầm bóp có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch như cải thiện đáp ứng blastogenesis; kích hoạt tế bào T; gia tăng kháng thể…

Tầm bóp diệt khuẩn, virus, nấm nguyên sinh

Theo nghiên cứu từ Khoa Dược, Đại học Fukuoka – Nhật Bản cho thấy các hoạt chất trong cây tầm bóp có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng đặc biệt nhất là Trypanosoma cruzi, Một số nghiên cứu cho thấy dịch chiết từ cây tầm bóp có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mycobacterium, mycoplasmas, một số vi khuẩn gram dương và gram âm như Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus. Các nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy cây tầm bóp cho hiệu quả chống lại các siêu vi khuẩn Bại liệt, Herpes simplex I, sởi, ban hồng, HIV-I.

Tại Africa, người ta dùng lá rau tầm bóp đắp vào các vết thương nhiễm khuẩn.

Thuốc lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, chữa bệnh dạ dày

Tại Ấn Độ người ta dùng tầm bóp làm thuốc lợi tiểu, lá rau tầm bóp dùng trị các chứng rối loạn dạ dày, tiêu hóa.

Ngoài ra trong Đông y tầm bóp được biết tới là loại cây rất giàu vitamin, các khoáng chất dinh dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, ho đờm… những người làm việc trên vùng sông nước thường ăn tầm bóp để phòng tránh bệnh Scorbut.

Giá trị của cây tầm bóp trong ngành thực phẩm:

Từ gian trước đây khi đời sống của người dân, kinh tế đất nước còn vô cùng khó khăn, nạn đói hoành hành, thì khi đó rau tầm bóp thường được sử dụng như một loại “rau cứu đói” . Bởi tầm bóp là cây rau dại mọc hoang khắp nơi, không mất công chăm sóc mà rau vẫn xanh tốt. Lá tầm bóp có vị đắng thanh, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, đặc biệt đây là loại rau mọc hoang nên được mọi người coi là rau sạch. Hiện nay rất được ưa chuộng sử dụng trong các bữa cơm hàng ngày như rau tầm bóp luộc, xào tỏi, xào thịt, ăn lẩu…Tuy nhiên hiện nay các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, rau ngậm hóa chất thường khiến nhiều người hoang mang nên có sở thích tự trồng rau tầm bóp sạch tại nhà để sử dụng cho gia đình.

Quả tầm bóp khi chín có màu đỏ, vị hơi ngọt, hơi chua có nhiều dược tính quý báu có thể dùng làm mứt, hoa quả, dùng thay thế cà chua, nước giải nhiệt…

Ngoài ra cây tầm bóp khá đẹp, được một số người trồng cây tầm bóp làm cảnh, trang trí nhà vườn, ban công rất đẹp mắt.

Tại nước ta cây tầm bóp gần đây mới chỉ được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày, một số ít sử dụng quả tầm bóp. Gần đây có một số nghiên cứu của các doanh nghiệp nhằm đưa tầm bóp tới gần hơn với người tiêu dùng Việt như làm sữa chua, mứt, sấy khô… và nghiên cứu chiết suất dược liệu từ cây tầm bóp.

Kỹ thuật trồng cây tầm bóp cho giá trị kinh tế cao

Những giá trị dinh dưỡng cũng như dược liệu vô cùng to lớn của cây tầm bóp khiến cho rất nhiều người săn lùng loại rau dại này. Tuy nhiên hiện nay ở nước ta chưa có cơ sở nào trồng loại rau này để cung cấp thường xuyên, liên tục phục vụ cho thị trường. Trồng cây tầm bóp đang hứa hẹn một tiềm năng kinh tế rất lớn cung cấp cho thị trường Việt Nam và Thế Giới.

Cách trồng cây tầm bóp:

Chuẩn bị đất trồng cây: Cây tầm bóp là loại cây mọc hoang nên dễ thích nghi với mọi điều kiện môi trường sống. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất khi được trồng cây trên mặt đất hữu cơ, tơi xốp. Bạn có thể lấy đất thịt xong đó trộn lẫn với các loại phân hữu cơ đã ủ hoai mục, rồi bón vôi phơi ải để diệt hết sâu bệnh trong đất trồng cây.

Chọn hạt giống: Bạn có thể chọn mua hạt giống cây tầm bóp từ các cửa hàng bán hạt giống rau, giống cây trồng uy tín trên thị trường.

Ươm hạt giống: hạt giống cây tầm bóp sau khi mua về đem ngâm nước ấm khoảng 2 – 3 h. Sau đó đem hạt gieo trong các túi ươm, tưới ẩm, và che nắng. Sau khoảng từ 7 – 14 ngày hạt sẽ nảy mầm cho cây con để tiến hành trồng cây.

Trồng cây tầm bóp: Khi tầm bóp ươm được khoảng 20 – 30 ngày có từ 5 – 7 lá bạn nên đánh cây ra trồng riêng. Để cây có đủ ánh sáng và chất dinh dưỡng để cây trồng phát triển.

Chăm sóc cây tầm bóp sau khi trồng: sau khi trồng cây tưới đẫm nước, chú ý giữ ẩm để cây nhanh bén rễ. Tầm bóp là loại cây kháng sâu bệnh rất tốt, để đảm bảo cung cấp rau sạch nên hầu như chúng ta không cần sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

Thu hoạch: Cây sau khi trồng cây được khoảng 50 – 60 ngày là có thể cho thu hoạch rau tầm bóp. Sau khoảng 80 – 90 ngày là có thể cho thu hoạch quả. Sau mỗi đợt thu hoạch nên bón bổ sung phân hữu cơ cho cây, tưới ẩm để cây phát triển và cho quả quanh năm.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng qua bài viết cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về cách trồng cây tầm bóp đem lại giá trị kinh tế to lớn

Mẹ tự nhiên

Cây Tiểu Hồng Môn Cây Nội Thất Nhiều Ý Nghĩa

Cây Tiểu hồng môn còn được gọi là cây hồng môn, vĩ hoa đỏ, buồm đỏ, có Tên khoa học: Anthurium andreanum, thuộc họ Araceae – ráy, chiều cao khoảng 20-60cm. Tiểu hồng môn xuất xứ từ Nam Mỹ.

Tiểu hồng môn thuộc loại cây thân thảo mọc thành bụi nhỏ dạng cây ráy nhưng thân cứng và các bẹ lá ôm gọn hơn, sống lâu năm. Lá tiểu hồng môn máu xanh thẫm, hình trái tim xinh xắn, mọc trên cành dài xanh mướt trông như chiếc ô xinh xắn. Hoa hồng môn cũng có hình tim với nhiều màu rực rỡ: đỏ, hồng, trắng, dịu dàng ôm lấy hoa tự màu vàng. Trên mỗi hoa tự có nhiều hoa nhỏ kết thành hình trụ. Mỗi khóm hoa tiểu hồng môn thường có 17-20 lá và 4-5 bông hoa.

Cây tiểu hồng môn có hình dáng nhỏ xinh nên trồng làm cây để bàn rất đẹp mắt. Tiểu hồng môn trồng trong các chậu sứ xinh xinh, hoặc trồng vào các bình thủy tinh lộ ra bộ rễ, thân lá tuyệt đẹp. Vẻ đẹp hài hòa, sang trọng của cây giúp cho không gian thêm nổi bật, và sinh động , tươi vui hơn.

Là một trong số ít loài cây nội thất có hoa rực rỡ,Tiểu hồng môn để bàn thường được trưng trong phòng làm việc, bàn ăn, bàn trà, quầy lễ tân, bàn thu ngân, kệ tivi, giá sách, hoặc bàn học… ở nhà phố, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, quán cà phê, cơ quan, công sở…tạo không khí làm việc hứng khởi, giảm stress, tăng hiệu quả công việc, kích thích khả năng sáng tạo của nhân viên.

Tiểu hồng môn ưa bóng nên có thể trồng ngoại thất dưới tán cây to, hoặc trồng thành bụi trang trí tiểu cảnh sân vườn đem đến vẻ đẹp duyên dáng, hài hòa cùng màu sắc nổi bật.Những chiếc cuống lá dài mảnh mai vươn thẳng nâng những phiến lá xanh mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ.

Cây tiểu hồng môn có ý nghĩa trong phong thủy

Cây tiểu hồng môn theo phong thủy Phương Đông rất được coi trọng, nó mang lại vượng khí cho ngôi nhà, xua đuổi khí xấu. Khi trồng cây tiểu hồng môn gia chủ sẽ có khả năng thăng tiến trong công việc, công việc dễ thuận buồm xuôi gió , thuận lợi trong đường công danh.

Hoa tiểu hồng môn có màu đỏ sáng, trong phong thủy nó mang lại may mắn cho gia chủ trong con đường kinh doanh, nếu trồng cây tiểu hồng môn thì tình trạng tài chính của bạn chắc chắn tăng lên rất nhiều.

Cây hoa tiểu hồng môn tất cả các tuổi đều có thể trồng được nhưng nếu trả lời chính sác cây tiểu hồng môn hợp với tuổi nào? Thì xin trả lời rằng cây tiểu hồng môn hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp, nhưng đặc biệt phát triển được hết ý nghĩa phong thủy đối với những người mệnh hỏa và mệnh thổ

Cách trồng chăm sóc cây tiểu hồng môn

Cây hoa tiểu hồng môn ưa mát, chịu bóng tốt nên thường được lựa chọn làm cây cảnh trong nhà, khi trồng chăm sóc tiểu hồng môn chúng ta cần lưu ý:

Ánh sáng: cây tiểu hồng môn thích ánh sáng bán phần, không chịu được ánh sáng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị cháy lá. Ánh sáng phù hợp với tiểu hồng môn là khoảng 50% hoặc thấp hơn, nên cây thích hợp trồng trong nhà, nơi gần cửa sổ, cửa kính để sắc lá, sắc hoa đậm đà hơn.

Nhiệt độ: tiểu hồng môn ưa mát, cây chịu nóng và lạnh kém, có thể khiến cây bị thối nhũn do nhiệt độ cao hoặc thấp quá. Tiểu hồng môn có thể sống tốt trong môi trường điều hòa, nhiệt độ phù hợp với cây từ 16-25oC.

Độ ẩm: Tiểu hồng môn ưa ẩm, thích hợp nhất khoảng 70-80%.

Đất trồng: Cây tiểu hồng môn ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng . Công thức đất trồng phù hợp khi thêm vào đất thịt là ¼ trấu hun+ ¼ phân chuồng + ½ xơ dừa.

Cây tiểu hồng môn khi trồng nên để gốc nhô lên khỏi mặt đất khoảng 15-20cm để cây không bị úng ngập và đẻ nhánh nhanh hơn.

Nếu trồng trong bình thủy sinh thì sử dụng dung dịch thủy canh.

Tưới nước: cho tiểu hồng môn là nước không clo, không bị mặn, không vôi, không phèn. Nếu dùng nước máy thì nên để khoảng 2-3 ngày để clo bay hơi. Nếu trồng bình thủy sinh thì sử dụng nước máy là tốt nhất.

Bón phân: nên bón điều độ 15 ngày/ lần bằng Đầu trâu NPK 20-20-15 +TE pha loãng với nồng độ 1kg + 300l nước. Bổ sung thêm B1, phân bón lá 7 ngày/lần. Chú ý bón phân cần đúng liều lượng, tránh quá liều làm lá cháy hoặc cây bị sốc ủ rũ, khó mà chữa được.

Khi cây trồng trong nhà hàng tuần đưa cây ra ngoài trời quang hợp 1-2 lần, mỗi lần 1 buổi sáng.

Nhân giống tiểu hồng môn chủ yếu là tách bụi, nhưng cần chú ý khi bụi có 3-5 cây con thì tách ra 1 cây, nếu ít quá mà tách sớm thì khiến cây mẹ bị suy, rất chậm phát triển.

Củ Kiệu Điều Trị Đau Thắt Tim Và Tiềm Năng Làm Thuốc

Bạn có thích ăn rau kiệu không? Nó hơi cay nồng nhưng lại rất thơm. Hầu như, khi nhắc đến củ kiệu, mọi người đều nghĩ đến nó như một loại rau dưa để ngâm chua ngọt, làm gỏi hoặc xào … Tuy nhiên, ít ai biết rằng rau kiệu còn là vị thuốc có giá trị trong Đông y với tên gọi là “giới bạch”. Đặc biệt, cây rau gia vị rất mực bình thường này lại có thể điều trị được những bệnh như đau thắt tim, ngất do trúng độc…

Vài nét về rau kiệu

Rau kiệu, hay củ kiệu, giới bạch… là loại cây thân hành được bao bọc bởi nhiều vảy mỏng. So với hành thì cây kiệu thon hơn, lá nhỏ, hơn, cứng hơn và phần gốc cũng phình to hơn, nhìn như củ vậy.

Cây có tên khoa học là Allium chinense, thuộc họ Hành: Alliaceae ( 1).

Thông thường, kiệu thường được dùng để ngâm chua ngọt vì ngon, dễ ăn và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, cách chế biến này thường chỉ dùng được phần cũ trắng nõn và bỏ phí các lá phía trên. Một cách chế biến thường thấy nữa là kiệu xào (với thịt bò, mực, ếch, chuột, tôm, thịt gà…hoặc xào thập cẩm).

Trong các món xào thì người dân miền Tây hay làm món kiệu xào thịt bò. Họ bảo: “Ừ, vậy đó, có kiệu vô là thịt bò hỏng tanh” (vì vậy mà đi các tiệc cưới sẽ thường gặp món này). Ngoài ra, lá kiệu cũng có thể dùng như rau nấu lẩu hoặc để quấn ướp thịt nướng…

Công dụng làm thuốc của củ kiệu

Theo y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, tính ấm, thông vào bao tử và thận. Vì vậy, ăn củ kiệu giúp ấm bụng, dễ tiêu, thông khí, làm mạnh dạ dày, bổ thận khí và lợi tiểu.

Mặt khác, kiệu còn làm tan uất kết, từ đó điều trị được chứng đau tức ngực, phòng ngừa huyết khối và thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, củ kiệu còn giúp điều trị nôn mửa, kiết lỵ.

Cách dùng: Nếu dùng tươi thì sắc uống từ 30 – 60 g, nếu dùng khô thì sắc uống từ 6 – 12 g (hoặc phơi khô, tán bột cũng được) (2) (3).

Một số bài thuốc thông dụng từ củ kiệu

Điều trị bỏng: lấy củ kiệu rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước hòa với mật ong rồi thoa lên da.

Điều trị lỵ: lấy 40 – 60 g kiệu tươi, nấu cháo ăn hàng ngày.

Điều trị chứng trúng khí độc gây hôn mê hoặc chết lịm trong khi ngủ: lấy rau kiệu giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi.

Điều trị đau thắt tim, đau tức ngực và suyễn thở do hàn đàm ứ đọng: Lấy 1 trái qua lâu, giã nát rồi sắc chung với 15 g củ kiệu, nước sắc là rượu (khoảng 100 ml) và nước (khoảng 500 ml), sắc đến khi nước rút còn 200 ml thì ngưng và để uống dần. Lưu ý, thuốc này nên uống ấm, vì vậy nếu nước bị nguội thì cần hâm lại.

Điều trị lỵ có lẫn máu trong phân: Gặp trường hợp này, có thể lấy 12 g củ kiệu và 6 g hoàng bá, sắc lấy nước uống. Nếu không tìm được hoàng bá thì lấy 1 nắm củ kiệu, xắt nhỏ rồi nấu cháo ăn cũng sẽ giúp giảm bệnh (3).

Làm giảm mỡ trong gan: Theo tạp chí Journal of food and drug analysis, chiết xuất ethanol từ củ kiệu cho thấy hoạt động chống oxy hóa và chiết xuất tinh dầu (liều cao) từ rau kiệu cũng làm giảm lượng cholesterol trong gan chuột. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã gợi ý xem kiệu như một loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh (4).

Ngăn ngừa tổn thương tim: Theo tạp chí Phytotherapy research, trong củ kiệu có steroid giúp ngăn ngừa tổn thương tim do stress oxy hóa gây ra. Được biết, hàng trăm năm qua, dân gian cũng đã dùng kiệu làm thuốc điều trị các bệnh tim mạch (5).

Chống ung thư phổi: Theo tạp chí Biological and pharmaceutical bulletin, hoạt chất laxogenin trong củ kiệu có hoạt tính chống ung thư trong một thí nghiệm gây ung thư phổi. Ở Trung Quốc, kiệu cũng là một loại thảo dược cổ truyền (6).

Lưu ý khi dùng kiệu

Rau kiệu có tính hoạt lợi và tán uất kết, vì vậy, những người không bị tích trệ thì không nên dùng.

Người bị khí hư, âm hư gây nóng, đổ mồ hôi nhiều và đau đầu không nên dùng độc vị củ kiệu (2) (3).

Không nên ăn quá nhiều kiệu vì có thể gây nóng trong người (nổi mụn, đổ rèn…).

Nhìn chung, kiệu là rau gia vị có mùi hương mạnh và thơm. Tuy nhiên, cũng có những người không chịu được mùi của nó.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Sa Chi, Cây Trồng Nhập Nội Mới Nhiều Tiềm Năng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!