Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Lúa St Bén Rễ Trên Đồng Ruộng Vùng Bắc Quốc Lộ 1A Tỉnh Bạc Liêu. mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây lúa ST bén rễ trên đồng ruộng vùng bắc quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu.
Sau gần một năm được canh tác ở các vụ mùa, cây lúa ST24, ST25 đã thật sự bén rễ và thích ứng với đồng ruộng Bạc Liêu nói chung và huyện Hồng Dân nói riêng. Theo ngành chuyên môn nhận xét: Giống lúa ST24, ST25 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, đặc biệt là khả năng chịu mặn, chịu phèn rất tốt, dễ canh tác, không xuất hiện bệnh đạo ôn gây hại.
Trao đổi với phóng viên ngay trên đồng ruộng, ông Nguyễn Chí Linh – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ – kỹ thuật nông nghiệp huyện chia sẻ: Với bản lá đứng đặc trưng của giống cũng hạn chế được sâu cuốn lá gây hại nên đặc biệt thích hợp canh tác và nhân rộng sản xuất trên vùng đất tôm – lúa phía Bắc quốc lộ 1A. Nhằm mở rộng vùng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa cho nông dân, đòi hỏi phải có những giống lúa đặc sản, chất lượng cao thích ứng với điều kiện sản xuất tại Bạc Liêu, việc tỉnh chọn 2 giống lúa ST24 và ST25 là phù hợp, được nhiều nông dân đánh giá cao. Để mô hình đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với các địa phương tổ chức 70 lớp tập huấn kỹ thuật canh tác với sự tham dự của 2.600 lượt nông dân về kỹ thuật cải tạo đất, gieo sạ, chăm sóc lúa và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là kỹ thuật rửa mặn – khâu quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình. Các doanh nghiệp cũng đã đồng hành xuyên suốt cùng với các lớp tập huấn để triển khai nội dung và quy định để được bao tiêu sản phẩm. Nhằm khuyến khích nông dân sản xuất lúa ST24, ST25; theo đó, UBND tỉnh đã hỗ trợ cho những hộ nông dân tham gia mô hình bao gồm 50% lúa giống và 500 ngàn đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật/ha. Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Thành công từ mô hình thí điểm canh tác giống lúa ST24, ST25 với quy mô 60 ha trong vụ Hè Thu 2020 vừa qua, lãnh đạo tỉnh đã có chủ trương và chỉ đạo ngành Nông nghiệp mở rộng lên 3.500 ha cho vùng sản xuất lúa trên đất tôm phía Bắc Quốc lộ 1A. Trong đó, huyện Hồng Dân gần 1.600 ha. Theo đánh giá thì tổng chi phí sản xuất ruộng mô hình thấp hơn so với ruộng đại trà 1.700.000 đ/ha. Với năng suất ước đạt trung bình 6 tấn/ha sẽ đưa hiệu quả kinh tế ruộng mô hình cao hơn ruộng đại trà là: 4.700.000 đồng/ha. Từ đó đưa tổng lợi nhuận trên diện tích 3.500ha đạt hơn 90 tỷ đồng, cao hơn 16 tỷ đồng so với ruộng đối chứng canh tác giống lúa địa phương. Với diện tích 3.500 ha chung của tỉnh; trong đó huyện Hồng Dân có gần 1.600 ha được triển khai trong vụ lúa Mùa năm 2020 – 2021 này, đã thúc đẩy nông dân tổ chức, phát triển sản xuất theo hình thức cộng đồng thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã, hình thành chuỗi liên kết giá trị cung ứng và bao tiêu sản phẩm; tập trung ở vùng sản xuất Tôm – Lúa theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới tạo dựng thương hiệu “Lúa thơm – Tôm sạch”. Giúp nông dân tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường và doanh nghiệp thu mua. Giống lúa ST24 là giống có chất lượng gạo cao, hạt gạo thon dài, trắng trong, cơm mềm dẻo và có hương thơm mùi lá dứa, đáp ứng với nhu cầu thị trường hiện nay nên giá bán cao hơn các giống lúa khác, giúp nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Có thị trường lớn cả xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Với những thành công bước đầu, tỉnh sẽ mở rộng diện tích sản xuất giống lúa ST24, ST25 lên gần 12 ngàn ha, trong đó sản xuất ở vùng ngọt ổn định 3.500ha, còn lại là sản xuất theo mô hình lúa tôm. Trong thời gian dài, vùng sản xuất lúa – tôm của Bạc Liêu gần 60 ngàn ha; trong đó có huyện Hồng Dân với gần 24 ngàn ha còn nhiều khó khăn trong việc chọn cây con giống phù hợp và đem lại hiệu quả bền vững trong sản xuất, để giúp nông dân làm giàu. ST24 lọt tốp 3 “Gạo ngon nhất thế giới” tại hội nghị quốc tế lần thứ 9 về thương mại gạo tổ chức ở Macau (Trung Quốc) năm 2017, còn ST25 đứng đầu tốp “Gạo ngon nhất thế giới” tổ chức tại Manila (Philippines) lần thứ 11 năm 2019. Đây là các giống lúa của nhóm tác giả kỹ sư Hồ Quang Cua, tỉnh Sóc Trăng. Qua mô hình sản xuất thử nghiệm, giống lúa ST24 phù hợp với vùng đất Bạc Liêu nói chung và huyện Hồng Dân nói riêng đã mở ra cơ hội lớn trong sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu cho bà con nông dân. Người nông dân sản xuất mô hình lúa, tôm dù năng suất, sản lượng có tăng nhiều đi nữa nhưng với giá bấp bênh như hiện nay thì khó giàu. Chính vì vậy, lúa ST24, ST25 vừa có năng suất, chất lượng, đồng thời vụ mùa này giá lúa được bao tiêu ở mức cao sẽ giúp cho người dân khá lên thật sự từ trồng lúa. Qua đó, giúp cho nhiều hộ nông dân có thêm thu nhập cao từ trồng lúa ST24, ST25 chứ không phải chỉ phụ thuộc vào con tôm như trước đây../
TÙNG LÂM
Kỹ Thuật Canh Tác Lúa St24 Trên Vùng Đất Tây Nguyên
Gần đây, giống lúa ST24 (đạt danh hiệu top 3 gạo ngon nhất thế giới) trồng tại Tây Nguyên đã cho năng suất cao, trung bình từ 8-11 tấn/ha, vượt ngoài mong đợi.
Giữa những triền dốc của núi đồi Tây Nguyên là những cánh đồng lúa bạt ngàn xanh mướt. Tại huyện Krông Ana (Đắk Lắk), theo nhiều lão nông, cây lúa gắn với bà con từ cái thời xa xưa, thậm chí, còn trước cả lúc cây cà phê, cây tiêu xuất hiện. Tập quán canh tác cây lúa nước của vùng Tây Nguyên hẳn đã hình thành từ đó.
Gần đây, giống lúa ST24 (giống lúa cho sản phẩm gạo ngon đạt danh hiệu top 3 gạo ngon nhất thế giới) trồng nơi đây đã cho kết quả năng suất cao, trung bình từ 8-11 tấn/ha, vượt ngoài mong đợi của bà con. Thị trường rộng mở với nhu cầu dồi dào, khiến giá lúa ST24 cũng cao hơn các giống lúa khác. Bà con phấn khởi mở rộng diện tích gieo trồng để gia tăng nguồn lợi từ cây lúa.
Cứng cây, kháng sâu bệnh cao, đặc biệt là bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá… là những đặc tính khiến giống lúa ST24 được bà con vùng Tây Nguyên ưa thích và rất tâm đắc. Bởi dựa vào đặc tính này, lượng phân thuốc BVTV được bà con sử dụng giảm nhiều so với trước. Cây ít đổ ngã, năng suất cuối vụ đảm bảo, lợi nhuận tăng hơn.
Theo bà Phùng Thị Chanh, huyện Krông Ana, điều băn khoăn lớn nhất với bà con, khi canh tác giống lúa ST24 hiện nay là làm thế nào để tăng cao nhất tỉ lệ nảy mầm của giống, nhất là vụ đông xuân. Bởi vì, mùa vụ này, thời tiết lạnh, có khi xuống thấp chỉ 12-13ºC.
Ông Trương Văn Cao, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt – BVTV huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện tại, giống lúa ST24, ST25 rất được bà con vùng Tây Nguyên quan tâm và mở rộng canh tác tại nhiều địa phương.
Tuy nhiên, để canh tác thành công giống lúa này, bà con cần chú ý, do vỏ trấu của giống ST24 rất dày nên khi ngâm ủ, bà con cần ngâm từ 36 – 48 tiếng, tương đương 2 ngày 2 đêm. Nếu thời gian ngâm ngắn hơn thì khả năng là tỉ lệ nảy mầm sẽ không đạt.
Ngoài ra, để ứng phó với thời tiết lạnh, bà con nên cần ngâm ủ hạt giống trong điều kiện nước ấm, kết hợp xử lí hạt giống, bón lót trước khi gieo sạ để giúp cây lúa giai đoạn đầu rễ khỏe, mầm khỏe, phát triển tốt, hạn chế bọ trĩ, và nấm bệnh trong 20 ngày đầu giúp cây lúa phát triển sau này tốt hơn.
Về mật độ gieo sạ, bà con không nên gieo sạ quá dày, chỉ nên chọn mật độ vừa phải với khoảng 13 – 15 kg/công, thậm chí ít hơn, dưới 10kg/công. Điều này sẽ giúp cây lúa đẻ nhánh, hấp thu ánh sáng đầy đủ, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, cho năng suất cao.
Đặc biệt, giống ST24 khi về Tây Nguyên thời gian sinh trưởng kéo dài, khoảng từ 120-125 ngày so với các giống khác chỉ 105 ngày. Riêng vụ đông xuân có thể kéo dài thêm 7-10 ngày so với vụ hè thu. Do đó khi gieo sạ, bà con cần lưu ý tính toán để tránh lúc lúa trổ rơi vào ngay tiết lập xuân. Điều này sẽ giúp hạn chế lép cuối vụ do ảnh hưởng thời tiết lạnh.
Hiện tại, cây lúa đặc sản ST24, với đặc tính giống lúa của ĐBSCL chịu mặn phèn, khi được trồng ở vùng đất cao nguyên của Đắk Lắk cho năng suất cao vượt trội, nhiều nơi đạt đến 11-13 tấn/ha. Theo các nhà khoa học, đồng đất Tây Nguyên giàu dưỡng chất, kết hợp qui trình chăm sóc, bón phân cân đối chính là một trong những lí do giúp cây lúa đặc sản này phát huy tối đa ưu thế năng suất, và phẩm chất hạt gạo của giống.
Trong đó, quy trình canh tác bà con chú trọng bón lót phân hữu cơ, sạ thưa để cây phát triển, đẻ nhánh tốt. Quá trình phát triển của cây, bà con sử dụng phân bón chuyên dùng cho lúa đảm bảo tỉ lệ cân đối NPK và trung vi lượng. Cụ thể:
– Trước khi gieo sạ: bà con bón lót phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 75-90kg/ha.
– Giai đoạn 10-12 ngày sau sạ bà con bón phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 80-100kg/ha. Giai đoạn lúa đẻ nhánh bà con bón phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 80-100kg/ha.
– Giai đoạn đón đòng bà con bón phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 150-175kg/ha.
Hiện nay, cùng với nhiều giống lúa đặc sản, ST24 được bà con sản xuất rộng rãi tại Tây Nguyên. Hầu hết, bà con đều áp dụng sản xuất theo quy trình lúa sạch đảm bảo chất lượng, phẩm chất hạt gạo ngon, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Người Đưa Giống Lúa Nếp Cẩm Về Đồng Ruộng Ninh Bình
Vụ lúa đông xuân năm nay, ông Trương Hải Lưu (xã Yên Lộc, Kim Sơn, Ninh Bình) đã đầu tư giống vốn gieo cấy thử nghiệm 4 ha giống lúa nếp cẩm Tâm Phát 1 ở 10 xã, gồm: Yên Lộc, Quang Thiện, Kim Định, Đồng Hướng, Kim Tân, Cồn Thoi (Kim Sơn) và Yên Đồng, Yên Mỹ, Yên Từ, Yên Nhân (Yên Mô). Đây là loại giống lúa mới do Học viện Nông nghiệp Việt Nam phục tráng chọn tạo từ giống lúa nếp bản địa vùng cao tỉnh Lai Châu.
Kiểm tra cánh đồng gieo cấy giống lúa nếp cẩm vụ đông xuân 2015: Ảnh: P.V
Từ khi gieo cấy lúa đến khi thu hoạch, ông Trương Hải Lưu đã cùng với cán bộ Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nguồn gen cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thường xuyên theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa để tìm ra biện pháp chăm sóc ít tốn kém mà đạt hiệu quả cao.
Chúng tôi có dịp tham quan mô hình gieo cấy thử nghiệm lúa nếp cẩm tại xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn khi lúa đã chín vàng, bông dài, hạt mẩy (diện tích 1ha). Ông Trương Hải Lưu đã phối hợp với các cán bộ khoa học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phục tráng thành giống lúa thích ứng với vùng đất đồng bằng ven biển huyện Kim Sơn. Điểm nổi bật của giống lúa này là chất lượng gạo có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa trị được một số bệnh như thiếu máu, tiểu đường, chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nếp cẩm có hạt gạo màu đen nên còn được gọi là “Bổ huyết mễ” với hàm lượng Protein 66,8%, chất béo hơn 20%. Ngoài ra, trong hạt gạo nếp cẩm còn có carotin, các axit amin và nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Thực tế khảo nghiệm trong các năm qua cho thấy: Gống lúa nếp cẩm chống chịu được với điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh ít và gieo cấy được cả hai vụ (đông xuân và vụ mùa). Thời tiết năm nay lại thuận lợi, ít sâu bệnh nên lúa tốt đồng đều và đến nay đã cho thu hoạch với năng suất ước đạt 150 đến 170kg/sào. Về giá trị kinh tế: 1kg lúa nếp cẩm thương phẩm hiện được bán với giá 20.000 – 22.000 đồng, cao gấp 3 lần so với lúa Bắc thơm số 7, do vậy, giá trị và hiệu quả trên 1 ha lúa nếp cẩm cũng cao hơn nhiều.
Ở xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn ai cũng biết ông Trương Hải Lưu một thương binh hạng 2/4. Ông là người “miệng nói, tay làm”, có niềm say mê, gắn bó với đồng ruộng. Những năm trước đây, thực hiện chủ trương của tỉnh khuyến khích bà con nông dân đưa giống lúa cao sản, giống lúa chất lượng cao vào đồng ruộng thâm canh tăng năng suất, ông Trương Hải Lưu đã bỏ nhiều công sức đến với bà con nông dân ở cả các xã nông thôn miền núi như Thượng Hòa (Nho Quan), Yên Đồng (Yên Mô) để hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật gieo cấy các giống lúa mới: Mi Sơn 4, Phú ưu số 2. Hai năm gần đây ông tự bỏ kinh phí hỗ trợ bà con nông dân gieo cấy giống lúa nếp cẩm. Ông thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo đầu bờ tiếp nhận ý kiến đánh giá từ các mô hình thí điểm để xây dựng quy trình kỹ thuật sát với điều kiện từng vùng, từng chất đất khác nhau. Ông vui khi thấy nông dân được mùa, chia sẻ khó khăn khi nông dân gặp thiên tai hạn hán, sâu bệnh. Năm nào cũng vậy, mỗi khi vào đầu vụ gieo cấy, ông đến các hợp tác xã vận động bà con nông dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa các giống lúa mới nhân ra diện rộng mà cụ thể là giống nếp cẩm Tâm Phát 1. Được biết để tăng giá trị của hạt lúa nếp cẩm, ông còn đưa gạo của giống lúa này vào sản xuất rượu nếp cẩm theo phương pháp ủ men cổ truyền và sẵn sàng thu mua hết lúa thương phẩm của người nông dân làm nguyên liệu cho loại rượu đặc sản này.
Đinh Chúc
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Đậu Nành Trên Đất Ruộng Lúa
Trồng và chăm sóc cây đậu nành trên ruộng lúa nếu không cày đất thì cần tranh thủ gieo hạt vào thời điểm đất còn ẩm chưa bị nứt nẻ. Độ ẩm của đất phải đạt chọn thời điểm vừa thu hoạch lúa xong thì xuống giống khi đất còn ẩm trường hợp ruộng lúa nào quá khô độ ẩm không đạt cần tưới nước để tạo độ ẩm cho đất.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây đậu nành trên ruộng lúa cho năng suất cao hiệu quả
Trước khi gieo cần cắt bớt rơm rạ dọn có sạch sẽ và đốt luôn cả gốc rạ lẫn cỏ, những chỗ đất nặng không chọt lỗ để tỉa hạt quá to nhầm tránh hiện tượng dẻ đất quanh lỗ gây khó khăn cho cây con khi mọc xuyên đất. Bạn nên sử dụng chày tỉa có đầu nhọn xẹp để xẻ rãnh thoát nước.
Chọn hạt giống
Tiêu chuẩn để chọn hạt giống đậu nành là hạt phải đạt độ già no đủ và hạt không được nhăn nheo không có sâu bệnh hay nấm mốc tỷ lệ nẩy mần đạt từ 90% trở lên.
Tùy vào giống đậu nành và mùa vụ sẽ có hai cách thức gieo khác nhau một là gieo theo hàng 40x10cm mỗi lổ từ 2-3 hạt độ dâu chừng 1-1,5cm lấp lại bằng tro, trấu hoặc phân hữu cơ bên trên. Sau khi gieo 4-5 ngày tiến hành gieo dặm lại những vị trí cây không lên để đảm bảo mật độ trong toàn bộ ruộng đậu nành đều hết.
Chăm sóc cây đậu nành
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu nành cần trải qua các công đoạn sau:
+ Tủ rơm: Tủ rơm là công đoạn cần thiết để giữ ẩm cho vườn đậu nành trong giai đoạn đầu giúp vườn cây hạn chế được tình trạng xì phèn, hạn chế cỏ dại, đất nứt nẻ hoặc đất bị dẻ khi phải tưới nước. Khi rơm rạ hoai mục sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng đáng kể cho đất để cây hút sinh trưởng phát triển tốt.
+ Bón phân: Với diện tích trồng 1000 mét vuông thì lượng phân bón là Ure: 10-15 kg; DAP: 12,5 kg; Kali: 5 kg. Có thể sử dụng phân hỗn hợp NPK để bón nhưng điều quan trọng là cần cung ứng đầy đủ nhu của cây.
Bên trên là nội dung sơ lược về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu nành giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt mang lại năng suất cao ổn định. Tiết kiệm được nhân công chăm sóc phòng tránh các dịch bệnh xẩy ra trên ruộng đậu nành, những kiến thức chia sẻ trên vô cùng quan trọng mà bà con cần phải ghi nhớ để thực hiện theo.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Lúa St Bén Rễ Trên Đồng Ruộng Vùng Bắc Quốc Lộ 1A Tỉnh Bạc Liêu. trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!