Đề Xuất 6/2023 # Cây Kim Sa Tùng – Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cây Kim Sa Tùng – Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Kim Sa Tùng – Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kim sa tùng là cây gì?

Cây Kim Sa Tùng là loài thực vật thân gỗ dạng bụi sống lâu năm. Có chiều cao tầm khoảng 0.5 đến 2m. Cây được nhiều người ưa thích bởi thân dáng gồ ghề, nhiều cành và dễ tạo dáng. Được trồng khá phổ biến ở các nước ở Châu Âu như Ấn Độ, Việt Nam, Mianma, Lào và campuchia. Ở Việt nam loại cây này mọc tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Trung.

Thông tin cây Kim Sa Tùng?

Tên gọi khác: Chổi xuể, Thanh Hao, Chi Tuyết Tùng

Tên gọi tiếng anh: Beackea Frutescens

Hương thơm của Kim Sa Tùng được đánh giá là rất thơm, có thể giúp thư giãn đầu óc và còn có thể đuổi muỗi.

Tuy sống ở điều kiện cận nhiệt nhưng cây lại có khả năng chịu hạn và chịu lạnh rất giỏi. Nhờ những chiếc lá tiến hóa dần thành dạng kim đã giúp cho cây có sức sống mãnh liệt đến vậy.

Ở nước ta, hầu như nơi đâu cũng đều có sự góp mặt của cây Sa Tùng. Nhờ vào vẻ ngoài của mình mà cây được chọn trồng cảnh quan, cắt tỉa và tạo dáng rất đẹp.

Đặc điểm của Kim Sa Tùng

Cây Kim Sa Tùng là cây thân gỗ, gốc cây khá lớn và rất gồ ghề. Cây có rất nhiều cành, mỗi cành lớn lại có vô số cành nhỏ và trên đó là hàng ngàn chiếc lá.

Lá của cây là dạng lá kép lông chim lẻ. Mỗi chiếc lá sẽ có từ 2 – 3 đôi lá chét mọc đối nhau, 1 chét lá sẽ mọc ở đỉnh. Chét lá của cây nhỏ, hình dáng như những chiếc kim với chiều dài tối đa chỉ tầm 2 – 3cm. Nhìn sơ thôi sẽ rất giống với lá cây thông.

Ý nghĩa cây Kim Sa Tùng

Với khả năng sinh tồn tuyệt vời của mình, cây Kim Sa Tùng đại diện cho khả năng chống lại mọi khó khăn để sinh trưởng và phát triển.

Chính vì điều này mà cây Sa Tùng mang đến ý nghĩa về sự thuận lợi, hanh thông trên con đường sự nghiệp.

Điều này lý giải cho việc tại sao mà rất nhiều người lại chọn cây Kim Sa Tùng để trồng trong nhà, công ty và văn phòng đến như vậy.

Cách trồng Kim Sa Tùng bằng phôi

Chọn phôi cây

Chọn phôi cây sao cho có đủ cành và lá. Chiều cao của phôi đạt chuẩn là từ 20 – 30cm.

Khi lấy phôi cây, nên dùng xẻng để bứng sao cho giữ nguyên được bộ rễ của cây.

Cắt tỉa bớt nhánh nhỏ và lá sát phần gốc cây.

Cách trồng phôi cây Kim Sa Tùng

Xử lý đất trước khi trồng:

Trộn đất và xơ dừa theo tỉ lệ 1:1.

Trộn thêm một ít cát, phân chuồng hoặc phân hữu cơ và mùn than.

Không nên để đất quá ướt hoặc quá khô.

Chọn chậu: Có thể dùng được mọi loại chậu với điều kiện chậu thoát nước tốt.

Tiến hành trồng:

Cho một lớp đất vào chậu, độ dày tầm 5 – 8cm.

Cho phôi cây vào chậu.

Giữ cố định phôi cây rồi cho đất vào xung quanh chậu để cố định gốc cây.

Nhấn nhẹ phần đất quanh gốc.

Tưới nước cho chậu cây:

Sử dụng nước có hòa với thuốc kích thích rễ để tưới cho cây. Tưới đẫm nước ở phần gốc, sau đó vỗ nhẹ vào thành chậu để nước thấm nhanh xuống đất hơn và giữ chặt được gốc cây.

Dùng xơ dừa phủ lên hết phần mặt chậu và gốc cây, ép chặt để giữ ẩm cho cây.

Phun sương thuốc kích rễ pha loãng cho toàn bộ cây, từ gốc cho đến ngọn.

Thay nước tưới hàng ngày bằng thuốc kích rễ trong suốt 2 – 3 tuần đầu khi trồng cây.

Tưới sương 2 – 3 lần/ngày trong 2 – 3 tuần đầu.

Đặt chậu cây ra nơi có nắng để cây phát triển tốt.

Cách chăm sóc cây kim sa tùng

Thể loại Kim Sa Tùng này khá ưa ẩm vì thế cách chăm sóc cũng khá là tốn thời gian. Cụ thể như sau:

Đất trồng: Chọn đất phù hợp với đặc tính của loại cây này, tuỳ thuộc vào kích cỡ của cây.

Nước: Vì lý do thuộc loại cây ưa ẩm, vì thế không nên tưới nước quá nhiều, lượng nước vừa phải không quá nhiều. Dùng dụng cụ để phun sương không nên tưới trực tiếp nước vào cây, ngày từ 1 đến 2 lần.

Ánh sáng: Kim Sa tùng thích bóng râm, vì thế không nên phơi nắng hoặc để tiếp xúc trực tiếp với nắng quá lâu.

Nhiệt độ: Vừa phải, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Đặc biệt cây khá thích và có thể sinh trưởng tốt ở những nơi khô thoáng và mát

Để ý các mầm bệnh thường xuyên cắt tỉa lá tránh trường hợp bị rệp trắng. Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh mốc ở rễ.

Chăm sóc trong vòng 3 tháng và bắt đầu thay chậu to hơn để cây có thêm không gian để phát triển thêm.

Tác dụng của cây Kim Sà Tùng

Không chỉ mang lại tính chất về phong thỷ và về ý nghĩa, cây Kim Sà Tùng còn có khá nhiều tác dụng giúp ích y học chữa khá nhiều bệnh như:

Phong Thấp

Chữa đau nhức xương khớp

Đau dạ dày

Có nên trồng cây Kim Sa Tùng ở trong nhà không?

Cây Kim Sa Tùng là loài cây ưa nắng nên chắc chắn là trồng cây trong nhà sẽ không phù hợp.

Những vị trí trồng cây tốt nhất là ngay tại sân nhà hoặc sân vườn, cổng hoặc có thể trồng ở ban công.

Chú ý là không nên trồng cây ở vị trí im mát, dưới bóng râm nha.

Hình ảnh cây Kim Sa Tùng

Cách Làm Đất Trồng Kim Sa Tùng Đơn Giản

Kim sa tùng là loài cây rất dễ trồng, không kén chọn loại đất nhưng cần chăm sóc kỹ lưỡng. Vậy cây kim sa tùng là gì? Đặc tính của cây này như thế nào? Cách làm đất trồng kim sa tùng ra sao? Tham khảo ngay.

1. Vậy cây kim sa tùng là gì? 

Kim sa tùng là loài cây được rất nhiều người trong giới chơi cảnh yêu thích bởi sự mảnh mai, thanh tao và mùi thơm nhẹ dễ chịu của nó.

Kim sa tùng có một sức mạnh rất đặc biệt, hương thơm của nó có thể khiến các loài côn trùng tránh ra khỏi không gian sống của nó. Vì vậy rất nhiều người thích chơi kim sa tùng trong không gian ngôi nhà của mình.

Kim sa tùng vốn nổi tiếng với thế cây đẹp, lá kim không cuống có màu xanh mọc thành tán bé, rất dễ chăm sóc. Ngoài ra nó còn được xem là loại cây phong thủy giúp cho người sở hữu thuận buồm xuôi gió trong công danh sự nghiệp, là một vị thuốc cực nhạy chữa một số bệnh như: phong thấp, đau nhức xương khớp, dạ dày,…

Kim sa tùng cũng là một loài cây kén chọn đất trồng. Đất trồng kim sa tùng cần có gì đặc biệt? Mời bạn tiếp tục theo dõi bài viết.

2. Đặc điểm của cây kim sa tùng có gì đặc biệt?

Kim sa tùng được trồng chủ yếu ở một số nước Châu Á như: Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Thái Lan,…

Cây kim sa tùng là cây bụi cao khoảng 0,5 đến 2m, thân gỗ nhỏ, xù xì, lá nhỏ, cây này thường được các nghệ nhân tạo thế thành cây để bàn, để kệ, trang trí nhà cửa. Đất trồng kim sa rất dễ lựa chọn bởi khả năng sinh tồn bất diệt của nó. Trong quá trình chăm sóc cây, cúng ta cũng cần lựa chọn loại đất trồng kim sa tùng phù hợp nhất cho sự phát triển của nó.

3. Những lưu ý khi chăm sóc cây kim sa tùng

Đất trồng: Đất trồng kim sa tùng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây, bạn nên lựa chọn đất phù hợp với đặc tính của cây sẽ giúp cây phát triển tốt nhất.Cần phải sơ chế đất trước khi trồng cây.

Nước: Kim sa tùng vốn là loài cây ưa ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều lần, nhiều nước. Chỉ nên tưới phun sương 2 ngày/ lần.

Ánh sáng: Không nên để cây dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời trong thời gian dài. Trồng cây dưới ánh sáng nhẹ bởi đây là loại cây ưa bóng râm.

Nhiệt độ: Đặt cây nơi thông thoáng, mát mẻ.

Mầm bệnh: Do mật độ lá nhỏ, khó cắt tỉa nên là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh rệp trắng. Ngoài ra bệnh mốc rễ cũng rất phổ biến ở loài cây này.

Sau khoảng 3 tháng thì tiến hành cắt tỉa thay chậu mới cho cây nhưng bắt buộc chậu mới phải có kích thước to hơn chậu cũ để có không gian cho rễ cây phát triển thêm. Lưu ý khi thay chậu không được nắm cổ cây nhấc vì nó sẽ làm vỡ bầu cây. 

4. Làm đất trồng kim sa tùng

Trước khi tìm hiểu về đất trồng kim sa tùng ta phải hiểu vai trò của đất trồng đối với cây. Đất trồng gồm 3 thành phần, gồm: phần khí( cung cấp oxi cho cây, làm đất tơi xốp), phần rắn(cung cấp cho cây chất vô cơ và hữu cơ), phần lỏng( cung cấp nước cho cây). Đất trồng tốt là đất có tỉ lệ 40% chất rắn, 30% nước và 30% là không khí.

Vì thế chúng ta nên chọn đất tơi xốp, không nên sử dụng đất sét để trồng cây. Đất trồng sa tùng phải được “chế biến”  trước khi cho đất vào chậu. Dùng xỉ than đập vụn, hoặc xơ dừa trộn đều với đất và phân NPK sau đó cho vào chậu. Trộn đất theo tỉ lệ 1:1:1 ( trộn cát vàng, đất xốp, xơ dừa hoặc rỉ than hoặc phân bón). Không nên để nguyên đất để trồng cây vì rễ cây không phát triển được. 

4.1. Đất thịt

Đất trồng kim sa tùng là đất thịt là một lựa chọn tuyệt vời và thông minh. 

Đặc điểm: Có 25 đến 50% là cát, 30 đến 50% là mùn và chỉ có 10% là sét. Đất này có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hòa cực kỳ thuận lợi cho các quá trình lý hóa xảy ra trong đất. Đặc biệt rất rất tơi xốp nên khi trộn cùng với xơ dừa và cát thì chắc chắn sẽ giúp cây kim sa tùng phát triển tốt nhất.

Cách trộn đất thịt trồng kim sa tùng.

Theo như thông thường thì cây kim sa tùng cần rất ít đất để sống và phát triển, dù ít đất nhưng nó lại có vai trò quan trọng. Cây có tốt hay không, phát triển tốt hay không là phụ thuộc vào đất trồng kim sa tùng. Vì thế lựa chọn đất phải tỉ mỉ, cẩn thận.

Rễ cây kim sa tùng cần một khoảng không để phát triển, vì thế không nên nén đất quá chặt. Để giúp đất thoát nước tốt và giữ lại lượng nước nhất định, người ta thường trộn vào đất thịt với xỉ than, cát, vỏ trứng, sỏi và than…. Tỉ lệ thông thường sẽ là 1:1:1.

4.2. Đất đỏ bazan

Đặc điểm: tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng, độ pH dưới 4,5. Đất có màu đỏ gạch hoặc đỏ, có nhiều chất vô cơ như mùn, sét, N,…

Cách trộn đất trồng kim sa tùng từ đất đỏ bazan cũng tương tự như đất thịt.

Cảm ơn đã theo dõi bài viết!

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:

CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

CS3: Số 354, Kim Giang, P. Đại Kim, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Cây Tùng Tháp – Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Tùng Tháp

Trong những loại cây trồng làm cảnh hiện nay ở các biệt thự, nhà vườn thì không loại cây nào vượt mặt được cây tùng tháp. Với hình dáng sang trọng và đẹp mắt những cây tùng tháp có thể biến bất kì không gian sân vườn nào cũng trở nên sang trọng và đẹp mắt hơn.

Cây tùng tháp còn có một số tên gọi khác như cây duyên tùng, Cây tùng kim, cây bút tùng vv. Cây có nguồn gốc từ một số nước Châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Cây được trồng ở nước ta từ rất lâu và hiện đang được xếp trong nhóm cây trồng làm cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay.

Đặc điểm của cây tùng tháp

Cây tùng tháp được nổi bật bởi có dáng vẻ đẹp oai hung và vững trãi. Thân cây tùng tháp có một màu nâu vàng nổi bật và da sần sùi với nhiều vết nứt. Lớp vỏ này khá dày và nhựa của chúng có mùi thơm đặc trưng. Cây khi còn nhỏ có cành khá dẻo nên có thể uốn thành nhiều hình dáng khác nhau. Chiều cao trung bình của loại cây này có thể lên tới 10m và đường kính thân trung bình vào khoảng 60cm.

Lá của cây thùng tháp có dạng lá kim phát triển thành từng búi lá. Lá ngoài ra còn có dạng hình vảy hoặc hình kim ngắn màu xanh khá đẹp. Đặc điểm của loại cây này là không ra hoa nên chỉ trồng để lấy lá làm cảnh. Nhìn từ xa trông những bụo cây lớn toát lên vẻ đẹp hung vĩ như những ngọn núi non hung vĩ .

Tác dụng của cây tùng tháp

Do có hình dáng lá đẹp và sống lâu năm nên được chọn trồng làm đẹp cảnh quan sân vườn, biệt thự và các công trình công cộng. Ngoài ra cây còn được biết đến với khả năng dược tính trong y học. Cụ thể là dịch chiết từ lõi thân có tác dụng chữa bệnh hoặc làm các chế phẩm sinh học rất có giá trị.

Cách trồng và nhân giống cây tùng tháp

Cây tùng tháp được đánh giá là loại cây cổ thụ có sức sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Trong tự nhiên người ta bắt gặp những cây tùng có tuổi đời cả tram năm và đường kính thân vài người ôm không xuể.

Cây thích nghi với điều kiện ánh sáng toàn phần và có thể sống được ở nhiều điều kiện khắc nghiệt khác nhau.Cây chịu được nhiệt độ cao và chịu hạn dài ngày nhưng lại không chịu được úng. Phù hợp để trồng cây công trình, cây ngoại thất và tạo cảnh quan cho không gian xung quanh.

Cách trồng và chăm sóc cây tùng tháp

Điều kiện đất trồng: Hiện nay đất trồng cây tùng tháp có thể là nhiều loại đất khác nhau từ đất thịt, đất cát pha và có phối trộn thêm một chút xơ dừa, trấu hun và phân vi sinh để cây phát triển tốt hơn.

Hiện nay tùng tháp được trồng và nhân giống bằng phương pháp chiết cành và giâm cành:

+ Phương pháp chiết cành: Phương pháp này được áp dụng với những cành lớn. Bạn tiến hành chiết vào mùa đông và tỉa cành vào mùa xuân sau đó. Cành được chiết sẽ cho cây khỏe mạnh và nhanh bén rễ.

+ Phương pháp giâm cành: Chọn những cành có độ lớn bằng chiếc đũa trở xuống. Thời gian tiến hành tốt nhất vào mùa xuân.

+ Phương pháp gieo hạt: Luôn phải cẩn trọng phương pháp này rất khó bởi hạt của cây nếu bảo quản không tốt rất dễ mất sức nảy mầm.

– Nếu bạn muốn nhân giống cây tùng tháp với số lượng lớn thì bạn có thể sử dụng phương pháp giâm ngọn. Cách này sẽ tạo ra được nhiều cây hơn trong cùng một lúc. Chỉ cần chọn những ngọn già và chấm thuốc kích thích ra rễ rồi giâm xuống khay đựng cát là một thời gian sau đã có thể bén rễ thành cây con mới.

Cách chăm sóc cây tùng tháp

Chế độ tưới nước: Cây tùng thuộc loại cây có nhu cầu nước vừa phải. Bạn chỉ cần giữ đất ẩm là được. Khi tưới nên chú ý tưới vào thời gian thoáng mát và trời mưa cần xới xáo đất để giúp thoát nước tốt hơn.

Cách tỉa cành tạo tán cho cây

Trong quá trình trồng bạn có thể tỉa cành tạo tán và uốn cho cây: Cây con thì thân mềm nên dễ uống bạn có thể tùy theo sở thích mà uốn tạo tán cho cây. Có thể tạo thành cây dạng bonsai cũng được. Nên cắt tỉa và uốn cành vào mùa xuân hoặc đông. Khi tỉa nên tỉa cành không vặt hết lá để hướng lên trên hứng sương. Chú ý không tiến hành cắt tỉa cành cùng lúc đưa cây vào chậu.

Bón phân cho cây: Khi trồng cần bón thêm phân cho cây định kì 4 tháng một lần. Thường là loại phân NPK với liều lượng thích hợp và bón vào tháng 3 hàng năm.

Rate this post

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Tùng Tuyết Mai

1. Giới thiệu chung về tùng tuyết mai

Tùng tuyết mai có tên tiếng Anh là Boronia Pinnata. Tại Việt Nam cây có một số tên gọi khác như bạch tuyết mai hay hoa thanh liễu. Tùng tuyết mai là một trong số ít cây cho ta cả dáng thế, sắc hoa và hương thơm tuyệt vời. Tùng tuyết mai thuộc loại cây bụi lâu năm. Các cây trồng đất đã trưởng thành thường có chiều cao từ 2 – 3 mét.

Tùng tuyết mai phát triển tốt trong điều kiện thời tiết se lạnh. Tại miền Bắc nước ta cây nở hoa rải rác từ tháng 2 đến tháng 5. Như đã nói ở trên, những người sành chơi hoa thường tìm mua loại hoa này về để chơi Tết nguyên đán. Cây cho hương thơm ngọt ngào quyên rũ tỏa ra từ là và hoa. Đây là đặc điểm hiếm thấy ở các giống cây hoa cảnh khác.

2. Cách trồng và chăm sóc tùng tuyết mai

– Kỹ thuật gieo trồng:

Để có được 1 cây tùng tuyết mai ưng ý bạn nên lựa chọn cây giống từ tháng 3 – tháng 4. Sau khi đã có cây giống trong tay cần phải cắt tỉa phần rễ sau đó mới bắt đầu gieo trồng. Lưu ý, tùng tuyết mai phát triển tốt nhất trong hỗn hợp đất Akadama hạt nhỏ (đất chuyên dụng trồng cây bonsai) với đất mùn.

Khi cây giống bắt đầu ra mầm, hãy tiến hành ngắt bỏ mầm non 2 lần để dánh cây phát triển tốt hơn. Khi cây bắt đầu nở hoa cũng là lúc thời tiết chuyển mưa phùn tại một số tỉnh phía Bắc do vậy phải hết sức lưu ý. Do cây không chịu được ẩm thấp nên bạn hãy chuyển cây vào nơi có mái che, nơi không bị mưa tạt. Một tháng nên bón phân 2 lần cho cây.

– Những lưu ý khi trồng và chăm sóc tùng tuyết mai

– Sau khi cây đã phát triển nên đổi cây sang chậu lớn hơn để cho bộ rễ có điều kiện phát triển.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Kim Sa Tùng – Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!