Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Giống Nho Pháp mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những quả nho Pháp to tròn tím thẫm khi ăn có vị chua ngọt dôm dốp đang được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt giống nho pháp này dễ trồng tại nhà và nhanh cho ra quả !
Thật bất ngờ khi ở nước Pháp xa xôi loại cây này lại bén duyên với Việt Nam và sinh trưởng phát triển mạnh mẽ đến thế. Trong khi những giống nho khác trong nước thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thì với giống nho Pháp này bạn có thể trồng được ở nhiều nơi.Khác với các giống nho khác, nho Pháp có quả tròn sai quả và có thịt quả dày ít hạt. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị rôn rốt chua và khá giòn thơm mát.
Giống nho pháp quả tròn sai quả
Chất lượng quả có phần nhỉnh hơn so với các giống nho bản địa dặc biệt cây nho này cho tuổi thọ cao trên 30 năm cây mới cỗi nên chơi được lâu mới phải thay thế. Nhờ nhiều đặc điểm ưu việt này mà nho Pháp đã được nhâ rộng trồng phổ biến tại nhiêu tỉnh thành trong cả nước.
Một số đặc điểm của giống nho Pháp
Cây nho Pháp ít sâu bệnh, có khả năng sinh trưởng tốt leo giàn nhanh.
Nho Pháp cho thu hoạch nhanh, với nho Việt Nam phải mất 3 năm mới cho quả thì nho Pháp chỉ cần 1 năm đã có thể cho thu hoạch.
Năng suất cao và giá bán cao hơn hẳn những giống nho khác.
Trong nho có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng hàng loạt những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể con người. Nho đang được coi là một thần dược giúp làm đẹp và phòng chống bệnh tật thế hệ mới hiện nay.
Nho pháp vị rôn rốt chua và khá giòn thơm mát
Khi ăn nho hệ miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường và chông lại bệnh cảm lạnh. Bên cạnh đó nho còn giàu chất chống oxy hóa và các axit béo thiết yếu giúp duy trì một làn da luôn tươi trẻ.
Kĩ thuật trồng nho Pháp
Tiêu Chuẩn Chọn Giống
Nho Pháp được trồng và nhân giống theo phương pháp giâm cành. Trồng theo phương pháp gieo hạt cũng được nhưng tỷ lệ sống không cao và lâu cho ra quả. Cây nho giống tiêu chuẩn phải cao từ 15-20cm. Cây con giống khỏe mạnh không sâu bệnh và có đủ bộ rễ.
Thời Vụ và Mật Độ Trồng cây nho pháp
Nho Pháp có thể trồng quanh năm nhưng thông thường nên trồng vào các tháng 11-12 hàng năm sau mùa mưa kết thúc. Trước khi trồng nên làm đất thật kĩ càng và cày bừa để tạo tâng mặt sâu và tạo điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Nên để khoảng cách từng cây là 2m.
Tiêu chuẩn giống nho pháp đạt chuẩn
Làm đất trồng cây cho nho pháp
Nho Pháp là cây thân leo rễ chùm nên cần có diện tích lớn để trồng. Hố trồng cần có kích thước tối thiểu là 50x50x50cm cho mỗi gốc nho. Với mỗi hố đào bạn nên trộn với một lượng phân chuồng hoai mục và vôi bột để khử trùng nguồn đất.
Hướng dẫn trồng nho pháp
Làm đất xong và cây con giống đã chuẩn bị sẵn từ trước. Lúc này bạn tiến hành cắt bầu đất và trồng cây con xuống từng hố đã làm sẵn. Vun đất kín quanh phần gốc rồi lèn chặt. Vì cây nho Pháp là dạng dây leo nên cần làm giàn trước cho cây bám. Có thể làm cọc để buộc ngọn khỏe nhất vào cho nho leo lên giàn. Khi ngọn chính của cây đã leo cao vượt giàn 30cm bạn tiến hành cắt bỏ thân chính bên dưới để nho ra nhiều cành mới ( cành cấp 1). Mỗi cây nho nên chỉ để lại 3-4 cành cấp 1 để tiện chăm sóc.
Kĩ thuật chăm sóc cây nho pháp
Tưới nước
Cây nho Pháp cần được bổ sung nước đầy đủ trong thời gian đầu trồng và trong mùa khô. Khi trái lớn sắp chín lượng nước cũng cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển.
Để phòng trừ cỏ dại hiệu quả bạn cần nhổ sạch cỏ dại và phủ quanh gốc rơm rạ hoặc phân xanh. Có thể định kì xới xáo đất sau mỗi trận mưa giúp đất thông thoáng hơn.
Kĩ thuật trồng nho pháp phát triển tốt
Cắt tỉa và tạo tán cho cây nho pháp
Sau khi bạn trồng nho 11 tháng thân cây đã bắt đầu hóa gỗ. Lúc này những mắt đã nổi rõ lên. Bạn tiến hành cắt hết cành lá đã có để nuôi quả. Những cành nho to khỏe dài hơn 1m bạn tiến hành cắt ở mắt thứ 6, với những cành nhỏ hơn cắt ở mắt thứ 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ sau. Cây nho sau khi cắt khoảng 20 ngày thì cây sẽ bắt đầu cho ra hoa. 1 tháng sau khi ra hoa nho bắt đầu tạo quả. Với mỗi dây bạn chỉ cần để 2-3 chùm là vừa đẹp. Thực hiện tỉa nhỏ loại bỏ những quả dị tật, quả méo để tập trung nuôi những quả còn lại.
Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Nho Pháp
Trong thời gian sinh trưởng tạo tán leo giàn thì cây cần bổ sung phân bón. Bạn nên bón phân NPK ( 20-20-15) cho cây. Những tháng tiếp theo có thể bổ sung thêm 50gam phân NPK hòa vào nước và tưới đều lên quanh gốc nho. Trong khi bón phân bạn tiến hành xới đất phá váng và vùi lấp phân bón. Chú ý các thời điểm sau thu hoạch, thời kì ra hoa đậu trái thì cần bổ sung định kì loại phân này cho nho để cây phát triển tốt.
Phòng trừ sâu bệnh hai nho
Do là giống nhập ngoại du nhập vào Việt Nam nên không thể tránh khỏi một số loại sâu bệnh hại như bệnh nấm trắng, bệnh rỉ sắt, bệnh nấm cuống vv. Đây là những loại bệnh điển hình của những nơi trồng nho vùng nhiệt đới. Bệnh sẽ tấn công vào lá, thân và quả làm giảm chất lượng cũng như năng xuất của nho Pháp.
Hướng dẫn bón phân và phòng trừ sâu bệnh
Để phòng trị bệnh này cần làm sạch thông thoáng đất trồng, nguồn nước tưới phải sạch sẽ và thường xuyên nhổ cỏ dại vun xới đất cho thông thoáng tránh ngập úng. Sửu dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây theo liều lượng được khuyến cáo để cây phát triển tốt nhất.
Thu hoạch quả
Sau 12 tháng trồng cây sẽ cho ra những chùm nho to và đẹp. Nho được thu hoạch cần chín đều màu. Quả to và mọng nước mỗi chùm nặng khoảng 0,6kg. Cẩn thận cắt cuống quả và xếp nhẹ nhàng nho trong hộp tránh dập nát. Bảo quản nơi râm mát sẽ giữ nho tươi lâu hơn.
Xem: Các giống cây ăn quả
Cây Nho Pháp – Cách Trồng Cây Nho Pháp Thu Được Nhiều Quả Nhất
Cây nho pháp – Đặc điểm và cách chăm sóc tốt nhất
Đặc điểm của cây nho Pháp
Cây nho này có hai loại đó là cây nho Pháp quả xanh và cây nho Pháp quả tím tuy nhiên nó đều có một đặc điểm chúng là vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Thân cây nho Pháp thuộc dạng thân leo phần hom giâm của thân chính là gốc để thân cây nho mọc phát triển thêm. Thân cây còn có thể mọc ra từ những cành gốc ghép thậm chí là từ hạt, nhưng nếu mọc từ hạt thì sức sống của nó sẽ kém hơn và thường thì việc trồng này chỉ được sử dụng như vật liệu lai tạo giống mà thôi.
Cành cây nho Pháp, cành mọc trên các đốt của thân các cành nho sau khi xuất hiện sẽ bò dần lên giàn, nếu bạn muốn cành mọc đúng theo ý mình thì cần cắt tỉa thường xuyên và nhất là sau quá trình thu hái. Cành thì bao gồm cành vượt và cành cho quả.
Lá nho mọc cách trên thân, nó có hình dáng xẻ thùy và có màu xanh non đẹp mắt.
Quả nho hơi dài, ngọt và không quá lớn.
Độ pH để cây phát triển ổn định là từ 6.5 – 7 khí hậu khô, độ ẩm thấp và lượng mưa ít chính là điều kiện lý tưởng để cây nho phát triển và cũng hạn chế tối đa lượng sâu bệnh gây hại.
Trồng cây nho Pháp như thế nào?
Giống nho Pháp này được nhân giống chủ yếu bằng phương pháo nhân bản vô tính, hay còn gọi là giâm cành. Những cành được lựa chọn phải là cành bụ bẫm, thuộc những cây ít bị sâu bệnh cho chất lượng quả đều, to, đẹp, vị ngọt đạt năng suất cây trồng. Cây cần đạt chiều cao tối thiểu là 30cm.
Cách làm giàn cho nho pháp
Loại giàn cho nho pháp này được sử dụng trong điều kiện là không gian nhỏ, dùng một trụ bê tong cắm cao 2-2,2m, gác lên đầu các trụ thường sử dụng các thanh gỗ hoặc các thanh sắt, hoặc dây kẽm lớn, phía trên các đà ngang căng hệ thống một tấm lưới bằng dây kẽm lớn.
cách làm giàn cho pho pháp
Khi cây nho pháp có chiều cao gần tới giàn, các giàn khoảng 20 -25 cm các bạn phải chú ý bấm ngọn để cây có 3-4 cành cấp 1, khi nhánh cấp 1 của nho pháp dài khoảng 50 cm bạn phải ngắt ngọn để mỗi nhánh 1 cho 2 -3 nhánh cấp 2, cành cấp 2 cũng làm như cành cấp 1 thì ngắt tiếp để có 3 hoặc 4 nhánh cấp 3, đây là cách làm để nho nhanh phủ toàn bộ giàn, bộ khung cơ bản. Với cách làm này thì ưu điểm là nhanh phủ kín giàn và mau cho quả nhưng nhược điểm là cành yếu, một số cành có thể bị chết hoặc không cho quả sau 2 – 3 năm thu hoạch (gọi là hiện tượng “bỏ cành”). Trường hợp khác bạn có thể để cây có ngọn qua giàn 20 cm rồi mới cắt tỉa tạo nhánh cấp 2 cho nho pháp như vậy thì cây phủ giàn chậm nhưng sẽ cho sai quả và tỷ lệ cành cấp 3, cấp 4 chết là ít.
Chăm sóc cây nho Pháp đạt tiêu chuẩn cho quả thơm ngon
Nếu so sánh với nho Ninh Thuận thì cây nho Pháp có quả tròn và sai quả hơn nhiều, ăn nó không phải là ngọt sắc mà là ngọt thanh, có vị hơn rôn rốt và rất giòn. Cây cho quả quanh năm nhưng thường rộ nhất là vào mùa xuân đến mùa hè là quả chín. Cây có sức chống chịu khá tốt, chất lượng của quả lại thơm ngon nên được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên khi trồng cây thì nên chú ý chăm sóc như sau:
Kỹ thuận bón phân: Phân bón cần xác định đúng thời điểm có thể bón định kỳ hoặc bón vào thời điểm cây ra quả, cây phát triển mạnh…
Sâu bệnh cũng chính là mối nguy hại không lường khi ta trồng cây nho Pháp, mặc dù sâu bệnh không quá nhiều nhưng nếu đã xuất hiện nó sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng vì thế cần phải có biện pháp phòng chống tốt nhất để cây không bị ảnh hưởng và cho chất lượng quả tốt nhất.
Cây nho pháp – Cách trồng cây nho pháp thu được nhiều quả nhất
3
(60%)
1
vote[s]
(60%)vote[s]
Cách Trồng Nho Pháp Và Kỹ Thuật Trồng Nho Pháp Trong Thùng Xốp
BTV
Cách trồng nho Pháp và kỹ thuật trồng nho Pháp trong thùng xốp. Đây là giống mới du nhập vào Việt Nam song đã được nhiều người mua về trồng do cây dễ chăm sóc, nhanh ra quả.
Cách trồng nho Pháp và kỹ thuật trồng nho Pháp trong thùng xốp. Đây là giống mới du nhập vào Việt Nam song đã được nhiều người mua về trồng do cây dễ chăm sóc, nhanh ra quả.
Cách trồng nho Pháp và kỹ thuật trồng nho Pháp trong thùng xốp
Các giống nho truyền thống có tại Việt Nam, sau khi trồng phải 3-4 năm mới ra quả. Trong khi đó, nho Pháp, nếu chăm sóc tốt, chỉ mất một năm. Thường loại này ra quả quanh năm, nhưng rộ nhất vào mùa xuân, đến hè là quả chín. Cây ít sâu bệnh, leo giàn nhanh, có khả năng tạo bóng râm tốt nên được nhiều người lựa chọn trồng trong mùa hè.
Nho là giống cây rễ chùm, vì vậy, nên chọn nơi có diện tích lớn để trồng, đào hố 50x50x50 cm cho 1 gốc nho. Nếu không gian gia đình hạn hẹp, không có vườn đất rộng, có thể trồng trong những thùng xốp tối thiểu là 100 lít – bạn sẽ thu hoạch được khoảng 6 – 8 chùm nho/mùa (2 – 3kg/mùa). Nếu bạn muốn nhiều hơn thì dùng thùng càng lớn thì càng thu hoạch được nhiều, kiếm được cái thùng 500 lít thì tuyệt vời. Thông thường nên trồng vào vào thùng tầm 200 – 300 lít.
Lưu ý: Nho là một cây sống lâu năm (10 – 20 năm hay hơn nữa), rễ ăn ra rất mạnh. Do đó không nên sử dụng thùng xốp để trồng. Bởi sau 1 năm, rễ nho ăn bục thùng. Vì vậy nên dùng thùng phuy nhựa hay chậu đất lớn. Thùng trồng của phổ biến có kích thước 70 x 50 x 45 cm (dài x rộng x cao)
Chăm sóc cây ban đầu
Lúc cho cây vào trồng thì đất trồng chiếm hết hơn nửa thùng. Sau đó chỉ tưới phân humate (mua cùng khi mua cây nho) và phân NPK pha nước (ppm khoảng 1000) trong thời gian khoảng 5 tháng. Mỗi thứ chỉ tưới 1 lần/tuần: phân humate tưới sáng thứ 4, phân NPK tưới ngày chủ nhật.
Tưới nước chỉ cần vừa đủ giữ ẩm, thời điểm này chỉ cần khoảng 2 – 3 lít/ngày tùy theo trời nắng nhiều hay ít. Các bạn xem trên bề mặt khô thì hãy tưới (nếu bề mặt không có che phủ).
Thời vụ thích hợp trồng nho
Ta nên trồng nho vào tháng 11, 12, tháng 1 dương lịch. Tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.
Đất trồng nho
Loại đất thích hợp trồng nho là đất pha cát, pH = 5,5 – 7,5, vị trí đất cao không bị ngập úng, thoát nước tốt, có hệ thống tưới tiêu tốt.Đất phải tơi xốp và được bón phân hữu cơ
Mật độ trồng
Tùy theo diện tích sân thượng cũng như chu cầu mà bạn sẽ có mật độ trồng nho khác chúng tôi trồng cách cây 1,5 – 2m. Mật độ 200 – 266 cây/ha.
Trước khi đặt gốc nho, chúng ta nên bón 8-10kg phân hữu cơ (NPK) cho một gốc.
Làm giàn cho nho có thể leo phát triển
Ta có thể hàn khung sắt trên sân thượng để làm giàn treo cho cây nho.Độ cao của giàn khoảng 1,8 – 2m để tiện việc đi lại, chăm sóc. Chọn ngọn khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ. Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính (vị trí phía dưới tàn), cây nho sẽ mọc nhiều cành mới – cành cấp 1.
Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và bố trí sau cho phân bố đều về các hướng. Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để mọc ra các cành cấp hai – cành quả, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tuỳ giống và mật độ trồng.
Các cành cấp 1 và cấp 2 cần được buộc chặt vào giàn tránh gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây aln, bẹ chuối …
Kỹ thuật trồng nho Pháp trong thùng xốp 1.Cắt cành cho cây
-Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm.
Nhiều anh chị có thắc mắc không biết nên cắt cành và tạo tán cho cây nho thế nào. Các bạn nhớ 2 điểm quan trọng khi cắt cành nho
-Trước khi cắt cành ta phải đảm bảo cho cây ăn đầy đủ chất dinh dưỡng,đảm bảo đó là thời kỳ cây đang sung mãn nhất. Tiêu chuẩn để 1 cành nho được cắt là đường kính chỗ cắt phải tương đương cây bút chì HB có đượm tí màu nâu gỗ mới đủ già, mạnh để nho có thể nảy chồi tốt.
-Sau khi cát cành nho song,ta tuốt bỏ hết là cây để cây nho chỉ dồn nhựa nuôi mầm mới và chồi hoa.Nếu bạn không tuốt lá cho cây thì cây nho sẽ không sinh nhánh hoa -quả.
2. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Ta cần chuẩn bị:
+Lọ phân nước humate dùng để phun cho lá,thân hoặc tưới gốc nuôi dưỡng cây. Tỷ lệ: 1 nắp chai (5cc) pha với 1lit nước để dùng tưới gốc hoặc phun lá cây.
+ Lọ phân bột siêu dưỡng rễ, tạo nhựa nuôi mắt ghép: dùng phun lá hoặc tưới gốc dưỡng cây. Tỷ lệ: 1 nắp chai (5cc) pha với 3 – 5 lít nước để tưới gốc. Dùng thuốc để phòng nấm bệnh cây nho: phun đều đặn mỗi tuần/lần.
Cây đã có biểu hiện bệnh
Khi cây đã có dấu hiệu biểu hiện bệnh trên nho ta tiến hành phun thuốc trị bệnh:Mỗi tuần 2 lần, mỗi lần liền 2 ngày, cách 3 – 4 ngày sau lại phun tiếp, liên tục trong 2 ngày(để thuốc có thời gian nội hấp – lưu dẫn bên trong cây)…Khi mà thấy cây có biểu hiện bệnh ta tiếp tục quy trình phun thuốc cách thời gian đến khi khỏi bệnh
Các bệnh như mốc sương,rỉ sắt phấn trừng…rất có hại cho nho ta có thể dùng thuốc (3 loại pha chung như trên) phun phòng & trị dễ dàng, không khó.
Bệnh do nầm không chỉ có tác hại cho nho mà còn gây hại cho nhiều loại cây trồng khác trong vườn nếu như ta không phòng trừ diệt triệt để.Đây là loại bệnh nguy hiểm nhất trong các loại bệnh hại từ tác nhân nấm: bùng phát nhanh, lây lan nhanh, phá hoại lá, thân non, quả của cây rất nghiêm trọng. cần phun thuốc phòng ngừa trước, nhất là vào mùa mưa, hoặc môi trường trồng nào có ẩm độ cao…Nếu đợi khi bệnh đă ngấm sâu vào cây sẽ rất khó trị khỏi.
Cắt cành xử lý ra hoa
Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (sau quả vụ sau). Những cành to khỏe dài hơn 1mthì cắt cành ở vị trí mắt thứ 6 – 8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1 – 2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2 – 3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
Xới xáo
Dưới tán giàn nho mặt đất không phơi ra nắng, ít bị mất nước, đóng váng. Tuy nhiên điều tra ở thực tế cho thấy 70% các người trồng nho xới đất mỗi vụ một lần để phá bỏ một phần bộ rễ cũ, tái tạo bộ rễ mới kết hợp bón phân, trộn đều vào đất.
Tưới nước
Tưới nước là một kỹ thuật quan trọng cùng với phân bón quyết định năng suất. Tưới chỉ cần thiết vào vụ nắng và về mùa mưa có khi cũng phải tưới. Đất thịt tưới nhiều nước hơn nhưng số lần tưới ít thường cách 10 – 15 ngày tưới một lần, nhưng thời kỳ ra hoa quả, sau 7 – 10 ngày đã lại cần tưới. Đất cát tưới một lượng nước ít hơn nhưng số lần tưới phải nhiều hơn, thường 5 – 7 ngày phải tưới một lần; khi lá nhiều, ra hoa quả – mỗi lần tưới chỉ cách nhau 3 đến 5 ngày.
Thu hoạch
Sau khi thu hoạch nho không chín thêm nữa. Đây là một nhược điểm vì nhiều trái cây khá như chuối, đu đủ, bơ, dứa v.v… có thể hái khi trái chưa chín, còn cứng, chịu được vận chuyển. Nho thì phải đợi chín mới thu hoạch được. Do đó phải chọn những giống thịt cứng, vỏ dày, dễ vận chuyển, nếu muốn bán các giống nho ăn tươi. Năng suất tùy giống, tùy vụ, tùy mức độ chăm sóc.
Cách trồng sen đá và ý nghĩa sen đá. Kỹ thuật trồng hoa sen đá vô cùng đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt về các thiết bị trồng, ngoài ra hoa sen đá cũng rất dễ sống và dễ chăm sóc.
Cách trồng hoa đồng tiền và ý nghĩa hoa đồng tiền. Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi. Ở Việt Nam giống hoa đồng tiền đơn được nhập về trồng từ những năm 1940.
Cách trồng hoa dạ yến thảo và ý nghĩa hoa dạ yến thảo. Kỹ thuật trồng cây dạ yến thảo khá đơn giản vì chúng khá dễ sống, nhưng nếu chú ý chăm sóc, chúng có thể ra hoa quanh năm, tô…
Cây Giống Nho Ninh Thuận
Có lẽ khi nhắc đến nho mọi người thường nhắc đến nho Ninh Thuận đầu tiên. Chẳng phải do nổi tiếng là nơi trồng nhiều nho nhất cả nước mà chính bởi chất lượng thơm ngon và giàu dinh dưỡng số một trong các loại nho tại Việt Nam mới là điều khiến mọi người nhớ lâu đến vậy.
Khi có dịp đến phan rang ninh thuận bạn sẽ được chứng kiến những vườn nho xanh ngút ngàn. Khi đi ngang qua những khu vườn nào vào vụ những quả nho chín mọng lúc lỉu bạn sẽ khoing đành lòng bỏ qua mà phải ghé lại ngắm nhìn và mua vài chùm về làm quà.
Nho ninh thuận với giống nho cho ra quả có hạt, khi chín có một màu tím hồng bắt mắt khi ăn có vị ngọt thanh nhẹ khá đặc trưng. Nho được dùng để ăn tươi, dùng làm nguyên liệu sản xuất thứ rượu nho nổi tiếng ninh thuận.
Nho ninh thuận màu hồng tím khá bắt mắt
Cây nho thích nghi tốt nhất với những vùng khí hậu ôn đới và bán ôn đới. Nơi có độ ẩm thấp và lượng mưa ít. Cây nho ninh thuận sinh trưởng và phát triển rộng trên đất phù sa giàu dưỡng chất và cho chế độ thoát nước tốt. Độ pH của đất thích hợp nhất là khoảng 6,5.
Giá trị dinh dưỡng của cây nho Ninh Thuận
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì quả nho chứa đựng rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. Ăn nho đều đặn giúp tăng sức đề kháng vì có hàm lượng gluco và fructose cao. Hơn thế nữa nhiều ngành mỹ phẩm đang áp dụng hoạt chất từ trái nho để làm đẹp chống nếp nhăn và chống lão hóa giúp bạn trẻ lâu hơn.
Do có quá nhiều công dụng như vậy mà nhiều người muốn trồng cho bằng được giống cây nho ninh thuận để vừ cho bóng mát lại vừa cho trái ngon và ngọt hơn. Chỉ cần hiểu đặc tính của cây sẽ giúp bạn có được những giàn nho mọng quả.
Nho ninh thuận có giá trị dinh dưỡng cao
Cách trồng nho ninh thuận
Cây nho thích nghi tốt nhất với những vùng khí hậu ôn đới và bán ôn đới. Nơi có độ ẩm thấp và lượng mưa ít. Cây nho ninh thuận sinh trưởng và phát triển rộng trên đất phù sa giàu dưỡng chất và cho chế độ thoát nước tốt. Độ pH của đất thích hợp nhất là khoảng 6,5.
Chọn giống nho và cách trồng
Cây nho giống ninh thuận có khá nhiều loại. Có loại trồng để ăn như nho NH01-93, NH01-48. Có loại thì trồng để lấy quả làm rượu như giống NH02-90. Tùy thuộc vào ý thích của từng người mà chọn lựa gióng cho phù hợp.
Cây giống nho ninh thuận đạt giống chuẩn tại học viện nông nghiệp
Chuẩn bị đất trồng cây nho ninh thuận
Để cho ra những trái thơm ngon và ngon ngọt nhất thì việc chuẩn bị đất là khâu cực kì quan trọng. Cần đào hố sâu khoảng 60cm và đường kính 50cm. Trươc khi trồng cần bón lót cho đất khoảng 10kg phân hữu cơ và vôi bột.
Làm đất trong khoảng gần 1 tháng bạn tiến hành trồng cây con giống. Với mỗi cây được chọn khỏe mạnh không sâu bệnh cao trên 30cm bạn trồng vào từng hố một và lấp đất lại đồng thời giữ ẩm ngay cho cây non mau bén rễ.
Kĩ thuật trồng nho ninh thuận
Sau khi trồng khoảng 1 tháng cây bắt đầu phát triển mạnh. Bạn tiến hành làm giàn leo cho cây. Đây là việc quan trọng để giúp cây được khỏe mạnh và cứng cáp.
Nên chọn giàn dạng lưới cho cây. Nhớ làm giàn cao và thoáng mát sẽ giúp cây nhận được nhiêu ánh nắng hơn.
Cây con sau khi trồng cho đến 7 tháng bạn định kì 2 tháng 1 lần bón phân cho cây. Loại phân bón nên là phân chuồng hoai mục hoặc là dạng phân vi sinh. Khi bón nên bón xung quanh gốc cây và kết hợp với việc vun xới đất sẽ giúp dưỡng chất thẩm thấu nhanh vào cây.
Cây nho Ninh Thuận là dạng cây dây leo nên sẽ phát triển những tua cuốn. Khi tua vượt qua cành khỏi 50cm thì bạn bắt đầu tiến hành bấm ngọn để giúp tạo cành cấp 1. Chỉ giữ lại khoảng 2-3 cành cấp 1 khỏe nhất và không sâu bệnh. Khi dây mọc dài hơn 1,2m bạn tiến hành bấm ngọn cành cấp 1 và chừa lại khoảng 40cm.
Phương pháp chăm sóc và cắt tỉa nho ninh thuận đạt năng xuất cao
Vào thời gian khoảng 11 tháng những cành cấp 2 đã hóa gỗ bạn tiến hành cắt hết lá ở những cành này. Chỉ để lạ những cành có quả. Sau 20 ngày bạn cắt tỉa cành thì cây bắt đầu cho ra hoa đợt 1. Sau 30 ngày tiếp cây sẽ cho ra những chùm nho đầu tiên. Để cho trái cho và chất lượng nhất bạn tiến hành tỉa trái. Chỉ để lại mỗi dây 2-3 chùm. Trên các chùm bạn tiến hành tỉa bỏ những cây bị dị tật và sâu bệnh để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.
Từ khi ra hoa cho đến lúc thu hoạch chỉ mất 2 tháng. Khi thu hoạch nên vào buổi sáng trời nắng ráo không mưa. Cầm kéo chuyên dụng cắt sát đầu chùm nho. Nho Ninh Thuận thành phẩm có màu tím hồng hoặc xanh đặc trưng. Qủa tròn mọng và sai. Mỗi chùm trọng lượng khoảng 0.7kg. Bạn thu hoạch và để vào nơi râm mát sẽ giúp cho quả được tươi và ngon lâu hơn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Giống Nho Pháp trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!