Đề Xuất 3/2023 # Cây Giống Nhãn Lồng # Top 9 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cây Giống Nhãn Lồng # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Giống Nhãn Lồng mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn được trồng ở nhiều nơi tại nước ta nhưng hiếm nơi nào lại cho những quả thơm ngon và ngọt đặc biệt như ở Hưng Yên. Có lẽ vì hợp với khí hậu thổ nhưỡng nơi đây mà loại nhãn lồng Hưng Yên thơm ngon đến lạ thường.

Nhãn lồng Hưng Yên đã trở thành đặc sản nức tiếng cả nước. Chính ở chùa Hiến, tỉnh Hưng Yên nơi có cây nhãn tổ được dựng bia ghi danh là sản vật tiến vua thời xưa. Nhãn lồng ra hoa vào những ngày mưa phùn và lạnh mùa xuân. Nếu như có dịp ghé qua mùa hoa nhãn nở bạn sẽ cảm nhận được mùi hương lan tỏa nhẹ nhàng làm đắm say lòng người.

Đến tháng 7 nhãn lồng chín rộ. Bạn sẽ choáng ngợp khi đi ngang qua Hưng Yên thời điểm này. Bạn có thể chạm tay vào những chùm nhãn đung đưa trước gió.

Nhãn lồng hưng yên cho quả to tròn đều

Từng trái nhãn, vị nhãn đều đậm đà một hương vị khó quên, không thể trộn lẫn với bất cứ nơi đâu. Nhãn lồng Hưng Yên cho thứ quả to tròn đều. Phần vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày khi bóc lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy. Khi đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai. Mùi hương cũng rất đặc trưng, đó không phải là một mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.

Đặc điểm hình thái cây nhãn lồng Hưng Yên

Nhãn lồng Hưng Yên là nhóm cây cho tán khá cao và rộng. Cây thân gỗ nhiều cành xanh tốt. Lá nhãn có hình lông chim mọc so le nhau. Nhãn ra hoa vào mùa xuân cho hoa màu vàng nhạt khá đẹp. Cây nhãn chịu rét tương đối hơn một số loại cây như vải và cũng không quá kén đất.

Cây nhãn thích nghi tốt với loại đất giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát. Độ pH = 4,5 – 6,0 là thích hợp nhất. Ngoài việc trồng bằng hạt ra thì hiện nay nhãn được trồng phổ biến bằng phương pháp chiết hay ghép. Cây trồng đến ngoài năm thứ 3 sẽ cho quả và thời gian cho quả cũng rất lâu.

Nhãn lồng màu nâu nhạt vỏ mỏng

Nhãn lồng vị ngọt thơm giòn dai

Kỹ thuật trồng và nhân giống nhãn lồng Hưng Yên

Khí hậu : Cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 21 – 27 độ C, mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25 – 31 độ C

Thời vụ trồng : Nhãn lồng được trồng tại Hưng Yên và các nơi khác theo 2 vụ chính vào 2 – 3 và tháng 8 – 9 hàng năm.

Tiêu chuẩn chọn giống :   

Nhãn lồng có thể nhân giống bằng kĩ thuật gieo hạt hoặc chiết cành.

Gieo hạt : Hạt khi bạn lấy về cần ngâm trong khoảng 1 ngày để hạt mềm nở to. Sau đó bạn tiến hành ủ vào đất cát ẩm 2 – 4 ngày.

Chiết cành: Bạn tiến hành chiết cây từ cây mẹ. Khi nào đường kính gốc chiết khoảng 2cm và chiều dài 50cm trở lên bạn chiết xuống và quân thêm bên bầu đất một lớp bùn rơm giúp kích thích rễ mọc ra. Khi nào rễ đâm ra hết lớp bùn rơm này bạn tiến hành đem trồng xuống đất.

Cây giống nhãn lồng đạt tiêu chuẩn tại vườn giống

Chuẩn bị hố trồng cây

Trước khi trồng 1 tháng bạn cần đào hố và bón lót cho hố một lượng phân bón vừa đủ. Cần đào hố với kích thước tối thiểu là 50x50x50cm và tiến hành bón 10kg phân chuồng hoai mục cộng với 1kg phân NPK và vôi bột khử trùng.

Sau khi đã chuẩn bị cây giống và đào hố xong bạn tiến hành trồng cây con giống. Bóc phần bầu đất ra và đặt nhẹ nhàng xuống dưới hố. Lấp đất lại sao cho phần đất cao hơn gốc cây 2cm là được. Lèn chặt cố định cây con giống không bị lung lay. Bạn có thể cắm cọc để trồng cây con tránh gió bão làm đổ. Trồng xong tưới nước duy trì độ ẩm ngay.

– Bón phân: Định kì 2-3 tháng bón phân cho cây 1 lần. Bón phân cần chú ý thời kì ra hoa đậu quả. Lượng phân bón tùy thuộc vào độ dinh dưỡng của đất và tình trạng sinh trưởng và phát triển của nhãn lồng.

– Tưới nước: Cây nhãn lồng ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng. Thời điểm mới trồng nên tưới nước 2 ngày 1lần. Ở các tháng tiếp theo giảm dần số lần tưới đi. Mùa khô nên tăng lượng nước tưới còn mùa mưa cần tránh cây ngập úng.

Chăm sóc cây nhãn lồng sai hoa

– Tỉa cành tạo tán: Việc tỉa cành tạo tán sẽ giúp cho cây không tranh lượng ánh sáng của nhau. Hơn thế nữa việc tạo tán sẽ giúp loại bỏ những cành già cành héo úa để cây tập trung nuôi cành khỏe mạnh. Cắt tỉa còn giúp tạo hình cho cây thấp tầng và xòe tán rộng hơn khiến chất lượng và số lượng quả được cao hơn trên 1 cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Nhãn là loại cây có quả ngọt do đó rất được nhiều côn trùng đến chích hút gây thối quả và giảm năng suất. Một số loại sâu thường gặp dó là bọ xít, rệp sáp, dơ rốc và các loại ròi đục thân đục lá. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc phun đều lên cây sẽ giúp hạn chế được sâu bệnh và giúp cây phát triển tốt nhất.

Kĩ thuật cắt tỉa cho cây nhãn lồng

Thu hoạch quả nhãn lồng

Nhãn lồng Hưng Yên khi chín vỏ quả sẽ chuyển từ màu nâu xanh sang nâu sáng. Qủa cũng nhẵn bóng hơn. Khi bóc lớp vỏ ra bạn sẽ thấy cùi thịt dày và hạt đã chuyển sang màu đen. Lúc này bạn nên chờ thời điểm ngày tạnh ráo thu hoạch quả để chất lượng quả ngon nhất. Hái xong bảo quản nhãn lồng vào nơi khô thoáng mát để giữ được quả có độ tươi ngon lâu hơn.

Cây nhãn giống

Kỹ Thuật Trồng Nhãn Lồng Hưng Yên

Ngày 12 tháng 8 năm 2005 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với UBND tỉnh Hưng Yên tiến hành hội chợ đặc sản nhãn lồng Hưng Yên nhằm bước đầu xây dựng thương hiệu và chọn ra một số giống nhãn lồng Hưng yên chuẩn để phục vụ cho ngành trồng cây ăn quả.

Nhóm chín sớm: Có thể sử dụng giống PHS-99-1-1 (Phố Hiến sớm). Năng suất trung bình đạt 175 kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm chín sớm là 56,6%. Khối lượng trung bình quả đạt 80 quả/kg, cùi quả dày, giòn dễ tách, tỷ lệ thịt quả đạt 64,2%, ăn ngọt đậm và thơm, độ Brix đạt 19,1%. Thích hợp cho ăn tươi và chế biến đồ hộp. Thời gian cho thu hoạch từ 15 đến 22/7.

Nhóm chín muộn: Nên sử dụng giống PHM- 99-1-1 (Phố Hiến muộn): Năng suất đạt 200kg/cây, cao hơn năng suất trung bình của nhóm là 193,2%. Khối lượng quả trung bình đạt 85 quả/kg, cùi dày, giòn, dễ tách, tỷ lệ thịt quả khá cao: 74,8%. Tuy ít thơm nhưng ăn ngọt đậm, độ Brix cao: 20,1%, thích hợp cho ăn tươi và chế biến đồ hộp. Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ 15/8 đến 15/9.

Tất cả các nhóm giống nhãn nói trên được tuyển chọn từ các cá thể đầu dòng của nhãn lồng Phố Hiến (Hưng Yên), bồi dục và trồng thử nghiệm nhiều năm ở Viện nghiên cứu rau quả và nhiều vùng sinh thái khác nhau của vùng ĐBSH và các tỉnh phía Bắc đạt kết quả tốt và ổn định.

Quy hoạch vùng trồng: Các giống tuyển chọn ở cả ba nhóm chín sớm, chín chính vụ và chín muộn nên bố trí tập trung ở các tỉnh ĐBSH, vùng thấp của một số tỉnh Trung du miền núi (Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh…) và một phần nhỏ ở các tỉnh Bắc trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An).

Đặc điểm cây nhãn lồng Hưng Yên

Cây cao 5-10m, tán lá tròn xoè ra và rậm rạp, cành non có lông. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, nhẵn, mặt dưới màu thẫm hơn mặt trên, dài 7-20 cm, rộng 2,5-5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, xếp thành chuỳ mọc ở ngọn cành và ở nách lá, màu vàng nhạt, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhẫn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất hơn.

Một số nhóm giống phổ biến: nhãn trơ cùi (cùi rất mỏng); nhãn nước (nhiều nước); nhãn lồng (nhãn gần chín phải dùng lồng bằng tre, nứa giữ cho chim, dơi khỏi ăn, cùi dày và mọng); nhãn tà, nhãn cám (D. longan Lour. subsp. longan var. obtusa (Pierre) Leenh.) có quả ăn được và dùng làm thuốc như Nhãn và vỏ cũng dùng chữa vết thương và cầm máu.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Ấn Độ, được trồng ở miền Nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam. Nhãn dễ trồng, mọc nhanh, thích hợp với đất thịt pha cát, nơi có lớp đất canh tác sâu. Có thể trồng bằng hạt, bằng cành chiết hay ghép cây. Độ 4-5 năm thì có quả, thời gian cho quả cũng rất lâu. Vào tháng 6-8, khi Nhãn chín, thu về, phơi nắng hay sấy cho cùi vàng đều thì lột cùi, phơi tiếp đến khô thì dùng. Hạt dùng phơi khô. Rễ và lá thu hái quanh năm. Tại Việt Nam, nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản nổi tiếng.

Kỹ thuật nhân giống

Gieo hạt (chủ yếu để làm gốc ghép)

Hạt lấy về cần xử lý gieo ngay. Ngâm hạt nửa ngày, vớt ra , ngâm vào nước vôi trong, sau 2 – 3 giờ vớt ra, ủ vào đất cát ẩm 2 – 4 ngày. Khi ngâm hạt nhú ra đem gieo. Chiết cành: Đường kính gốc cành chiết 1,0 – 1,5 cm, dài 40 – 60cm. Sau khi hạ cành, nên tháo bỏ giấy PE, quấn thêm ra ngoài bầu chiết một lớp bùn rơm, để cho đến khi rễ nhú ra ngoài lớp bùn rơm, để cho đến khi rễ nhú ra ngoài lớp bùn rơm này mới đem trồng. – Ghép: Chọn giống nhãn tốt, quả to, cùi dày, hạt bé, ra quả đều lấy làm mắt ghép. Ghép vào tháng 3 đến tháng 4 hoặc tháng 9 – 10 (cần thời tiết khô ráo, mát mẻ). Chọn cành ghép 1 – 2 tuổi. Sau 2 – 3 năm trên đất tốt đã cho quả; 4 – 5 năm cho thu hoạch tốt. Đất: Đất phù sa (thích hợp nhất), đất cát ven biển, đất gò đồi trung du hay đất núi, pH = 4,5 – 6,0.

Khí hậu

Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển 21 – 27 độ C; mùa hoa nở cần nhiệt độ cao 25 – 31 độ C; Mùa Đông cần một thời gian nhiệt độ thấp để phân hoá mầm hoa.

Kỹ thuật trồng

Giống: Giống địa phương; Nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu, nhãn tiêu. Giống nhập nội: Đại Ô Viên (Trung Quốc), nhãn Thạch Hiệp (Trung Quốc). Khoảng cách và mật độ trồng: 8 m x 8 m (160 cây/ha) hoặc 7m x 7 m; hoặc 4 m x 4 m hoặc 5 m x 5 m (khi cây giao tán thì tỉa bớt đi 1 hàng).

Thời vụ trồng

Miền Bắc: tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9

Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa

Chăm sóc, thu hoạch

– Bón phân: Mỗi năm bón thúc cho cây 3 lần (kg/cây)

– Tưới nước: Là cây chịu hạn, thích ẩm, sợ đọng nước. Thang đầu tiên sau trồng tưới 1 – 2 ngày/lần; 2-3 ngày/1 lần ở tháng thứ 2. Sau đó chỉ quá khô hạn mới cần tưới cho cây.

– Tỉa cành tạo tán: Cắt tỉa tạo hình sao cho cây thấp để dễ chăm sóc. Tiến hành cắt tỉa sau khi thu hoạch quả muộn hơn – cắt vỏ những cành yếu, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán.

– Phòng trừ sâu bệnh: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.

+ Bọ xít: Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015 – 0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).

+ Sâu tiện vở nhãn: Dùng thuốc bơm vào lỗ đục hoặc dùng gai mây để bắt. Dùng nước vôi đặc quệt lên gốc cây.

+ Rệp sáp: Dung Dimecron, BI58 (0,15 – 0,28%).

+ Dơi, Rốc: Bó các chùm nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo cau, túi PE để bảo vệ quả.

+ Nhện hái lá: Phun Nuvacron 0,2%.

+ Rầy hại hoa: Dipterex 0,2% và Trebon 10 ND 0,15 – 0,2%.

+ Dòi đục cành hoa: Phun bằng Monitor 0,2%, Trebon 0,15%.

+ Bệnh sương mai (mốc sương): Phun Bordeau 1% hoặc Ridomil

– MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, hoặc hỗn hợp Ridomil – MZ 0,2% + Anvil 0,2%. Phun 2 lần (lần 1: khi cây ra giò; lần 2: khi giò hoa nở 5 – 7 ngày).

Thu hoạch

Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh màu nâu sáng, vỏ quả hơi sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều. Không cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc vụ sau.

Nguồn: sưu tầm

Tìm bài này trên Google:

ky thuat trong nhan hung yen

ky thuât trông nhan

ky thuat trong nhan long

Cach trong nhan long

nhan long hung yen

Cách Chăm Sóc Cây Nhãn Để Không Bị Mất Mùa – Hội Nhãn Lồng Hưng Yên

Cách chăm sóc cây nhãn để không bị mất mùa

Sau mỗi vụ nhãn kết thúc, những người dân Hưng Yên lại tất bật với công việc chăm sóc nhãn. Tuy nhiên, chăm sóc nhãn như thế nào để sang năm vẫn có thể quy hoạch được thì không phải gia đình nào cũng thành công. Nó đòi hòi những người trồng nhãn vừa phải biết áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vừa biết vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy từ thực tế.

Trả lại ngay sức khỏe cho cây

Đây là công việc đầu tiên mà hầu hết các gia đình có kinh nghiệm trồng nhãn lồng Hưng Yên thực hiện ngay sau khi thu hoạch nhãn bởi sau khi thu hoạch quả, đây là thời gian cây nhãn bị tổn thương và yếu nhất trong năm. Do đó, muốn tạo đà cho vụ sau thì việc đầu tiên cần làm đó là tỉa cành, tạo tán, chăm sóc để trả lại sức khỏe cho cây. Công việc này đóng một vai trò hết sức quan trọng giúp đảm bảo sự phục hồi, sinh trưởng và phát triển của cây sau 5 – 6 tháng nuôi quả, đồng thời “tiếp sức” cho cây để ra quả vụ sau. Việc tỉa bớt cành yếu, tạo tán nhằm mục đích để cây phân hóa mầm nhanh. Sau đó là xới, xáo gốc và sinh sạch sẽ vườn rồi cho cây nhãn “ăn”. Thức ăn cho cây được nhiều gia đình lựa chọn đó là nước phân lợn ngâm cùng với lân lâm thao. Sau khoảng 2 tuần, cây sẽ phát triển bộ rễ mới và bắt đầu phân hóa mầm.

Việc chăm sóc cây đúng cách để trả lại sức cho cây càng nhanh thì càng kích thích cây phát triển mầm sớm. Muộn nhất đầu tháng 10 cây phân hóa mầm tức là đã làm đúng cách.

Cây phải được “ngủ đông” đủ 60 ngày

Cũng có gia đình lựa chọn cách bón dưới gốc sau khi đã vệ sinh cây và vườn bằng phân đạm định kỳ mỗi tháng một lần theo định lượng (mỗi cây cho 1 tạ quả thì bón 1 – 1,5 kg đạm). Công việc này thường được giới hạn đến hết tháng 9 âm lịch. Sau đó, khoảng tháng 10 – 11 (âm lịch) tuyệt đối không được động chạm gì đến cây mà phải để cây “ngủ đông” đủ 60 ngày. Đây sẽ là thời gian để cây nhãn tích lũy chất dinh dưỡng. Sau thời gian đó, khi cây đã “ăn no, ngủ kỹ” lấy lại đủ “sức” thì hãy “đánh thức” cây bằng cách tưới thuốc kích cây phát dục, đồng thời quan sát cây, cành để có thể khoanh vùng những cành muốn cho ra hoa.

Cắt chùm, cành khi cây quá sai trong thời kỳ quả non

Một cách vô cùng hữu hiệu khác để giúp cây nhãn không rơi vào tình trạng năm được mùa, năm thất thu đó là chăm sóc nhãn khi ở giai đoạn quả non. Những người trồng nhãn phải chú ý quan sát, cây đủ sức “gánh” bao nhiêu nhãn khi thu hoạch thì để lượng quả non tương ứng, không được để cây chịu quá 10%. Cách đơn giản nhất để thực hiện giảm gánh nặng cho cây đó là cắt cả chùm quả hay cành. Phương pháp này còn giúp những cành bị cắt lên chồi non mới, làm cơ sở để ra hoa, đậu quả sang năm.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Nhãn Lồng Cho Năng Suất Cao

Nhằm mục đích chia sẽ kiến thức, chúng tôi xin gửi đến bà con bài viết: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn lồng cho năng suất cao. Tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy, có khoa học từ Trung Tâm Khuyến Nông Khuyến Lâm của các tỉnh thành trong cả nước. Mong rằng bà con chúng ta sẽ nắm vững kỹ thuật, xử lý giống cũng như kỹ năng canh tác tốt nhất:

1. CHỌN GIỐNG:

– Nhãn tiêu da bò: Có các giống như tiêu huế, tiêu lá bầu, tiêu đường,… là những giống nhãn đang được nhà vườn ưa chuộng do có nhiều ưu điểm như cây phát triển nhanh, năng suất cao, dễ xử lý ra hoa trái vụ, 2 năm có thể cho 3 vụ trái. Trái chín có màu da bò, cơm khá dày hơi dai, ít nước, ngọt vừa, ít mùi thơm.

– Nhãn long: Là giống nhãn dễ trồng, cho năng suất cao, mỗi năm cho 2 vụ trái; nhưng phẩm chất không cao, không được ưa chuộng do hạt to, cơm mỏng, nhiều nước,…

– Nhãn giồng da bò: Trồng chủ yếu ở những vùng đất cát giồng, là giống nhãn có phẩm chất khá ngon, cơm ráo, dày cơm. Nhãn giồng mỗi năm chỉ cho 1 vụ trái nên năng suất không cao.

– Nhãn xuồng cơm vàng được bà con khá ưa chuộng do rất dày cơm, trái to nhưng năng suất cũng không cao.

Ngoài ra còn có các giống nhãn khác như Super, nhãn hồng, thái long tiêu, Dona, Hưng Yên, Nhãn lồng, nhãn đường phèn, nhãn nước, nhãn Vĩnh Châu,… Giống nhập nội: Đại Ô Viên, nhãn Thạch Hiệp (Trung Quốc),…

2. NHÂN GIỐNG:

– Gieo hạt: (chủ yếu để làm gốc ghép) Hạt lấy về cần xử lý gieo ngay. Ngâm hạt nửa ngày, vớt ra, ngâm vào nước vôi trong, sau 2-3 giờ vớt ra, ủ vào đất cát ẩm 2-4 ngày. Khi ngâm hạt nhú ra đem gieo.

– Chiết cành: Là phương pháp nhân giống phổ biến nhất vì cây chiết có nhiều ưu điểm như mau cho trái, cây con giữ được đặc tính tốt của cây mẹ, có bộ rễ ăn cạn nên thích hợp với vùng đất có mực thủy cấp cao như ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, cây chiết cũng có mặt hạn chế là cây mau già, dễ bị đổ ngã nếu bị gió bão vì bộ rễ ăn cạn, phương pháp này có hệ số nhân giống thấp,…

– Cách chiết cành: Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, có phẩm chất tốt, ít sâu bệnh. Chọn cành bánh tẻ (tiếp giáp phần già và phần non), không sâu bệnh từ nửa tán cây trở lên ngọn. Nếu chọn cành trong tán cây, cành vượt, thì sẽ lâu ra rễ, cây con khi đem đi trồng sẽ chậm phát triển. Dùng dao bén khoanh vỏ đoạn cành định chiết, bề rộng vết khoanh 1-2cm, cách ngọn cành 0,5-1m tùy theo giống. Đối với giống sinh trưởng mạnh thì chiết cành nhỏ, ngắn, còn giống sinh trưởng chậm thì chiết cành lớn hơn. Bóc hết vỏ đoạn cành vừa khoanh, cạo sạch rồi dùng lá nhãn hoặc nylon quấn kín đoạn khoanh lại, một tuần sau lấy nylon ra và bó bầu. Bầu đất có thể làm bằng rơm trộn bùn non hoặc rễ lục bình, bột xơ dừa, tro trấu trộn phân mục,… Trong mùa mưa, dùng mụn xơ dừa có lợi thế là lâu mục và không quá ẩm thích hợp cho rễ phát triển. Sau 2-2,5 tháng kể từ khi bó bầu ta thấy rễ mọc ra, khi rễ có màu vàng nâu là có thể cắt xuống giâm trong bầu đất hoặc giỏ tre, 15-30 ngày sau cây con sẽ ra đọt non trở lại. Đợi đến khi đọt này già đi mới đem trồng. Bầu đất để giâm cây con nên trộn với mụn xơ dừa, một ít phân chuồng hoai mục giúp cây mau bén rễ. Cành chiết trước khi vô bầu đất nên được cắt bớt lá, mỗi cành chỉ chừa 2-3 cặp lá chét.

– Tháp bo: Đây là phương pháp đang được nông dân sử dụng để cải tạo những vườn nhãn cũ. Thường tháp bo nhãn tiêu da bò hoặc nhãn xuồng lên gốc long nhãn, sau khi xác định việc tháp bo đã thành công thì tiến hành cắt bỏ toàn bộ tán cây nhãn long phía trên chỗ tháp. Cây nhãn long 1-2 năm tuổi thì có thể tháp trực tiếp lên gốc, cây lớn hơn thì tháp lên cành, nhưng không nên tháp ở vị trí cao và cành lớn vì dễ bị tét, gãy nhánh sau này. Đối với gốc nhãn già thì cưa gốc để cây mọc tược non, khi các tược này già thì tháp bo lên được. Cành phát triển từ bo được tháp sẽ tăng trưởng nhanh gấp 2-3 lần so với trồng bằng cây con.

3. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY:

– Chuẩn bị đất trồng: Bộ rễ nhãn chịu nước kém, nếu bị ngập trong thời gian dài sẽ bị thối rễ, chết cây. Do đó, muốn trồng nhãn cần chú ý đến việc bờ bao, cống bọng thoát nước cho nhãn trong mùa mưa lũ. Nên trồng nhãn trên mô đất, mô đất đắp thành hình tròn rộng 60-80cm, cao 50-70cm. Đất trong mô trộn với 10-15kg phân chuồng hoai, tro trấu, 0,5kg phân lân và nên chuẩn bị mô từ 15-30 ngày trước khi trồng. Do đất ở ĐBSCL thấp nên trồng cây ăn trái phải đào mương, lên liếp. Tùy theo độ cao của vườn mà đào mương sâu hay cạn, liếp rộng hay hẹp. Thường liếp rộng 8m, mương rộng 3-4 m, sâu 1-2 m.

– Khoảng cách trồng tùy thuộc vào đất đai và mô hình trồng, có thể chọn khoảng cách thích hợp là 6x5m, 6x6m, tương đương khoảng 300-350cây/ha. Trong những năm đầu, khi cây chưa giao tán, có thể trồng xen những cây ngắn ngày như rau, đậu, đu đủ… Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con, nhẹ nhàng xé bỏ bọc nylon rồi đặt bầu cây vào lỗ sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2-3cm, lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, ém đất xung quanh gốc, cắm cọc để buộc cây con vào (để tránh rễ bị lung lay dễ làm đứt rễ, cây con phát triển kém, nếu đứt nhiều rễ, cây sẽ chết) và tưới đẫm nước, sau đó thường xuyên giữ ẩm cho cây.

4. CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU KHIỂN RA HOA:

– Đắp mô, bồi liếp: Trong 2 năm đầu, hàng năm cần đắp thêm đất khô vào chân mô, giúp mô cao hơn, rộng hơn. Tới năm thứ 3 trở đi, hàng năm nên vét bùn non ở đáy mương bồi thêm một lớp mỏng 2-3cm ngay sau khi làm gốc, bón phân, nếu trồng nhãn trên đất thịt pha sét thì hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ giúp đất thông thoáng hơn, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ phát triển.

– Làm cỏ, xới xáo: Cần thường xuyên làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại. Kết hợp xới xáo đất giúp đất thông thoáng nhằm giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất, không dùng cuốc lưỡi và không xới sâu vì làm tổn thương bộ rễ. Tuyệt đối không diệt cỏ bằng các hóa chất trong vườn nhãn nói riêng và vườn cây ăn trái nói chung.

– Tưới, tiêu nước: Nhãn rất cần nước, nếu được tưới đầy đủ nhãn sẽ phát triển nhanh, ra hoa, kết trái tốt. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều mô hình ứng dụng hệ thống tưới nước tự động. Với hệ thống này, bà con chúng ta sẽ giảm chi phí nhân công tưới, tiết kiệm nước và điện. Vì vậy, nếu có điều kiện chúng ta nên đầu tư hệ thống này. Nhưng nhãn là cây chịu úng kém nên cần có hệ thống thoát nước trong mùa mưa. Đối với những vườn có nguy cơ bị ngập trong mùa mưa lũ thì nên có hệ thống bờ bao vững chắc, kịp thời bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết.

– Tỉa cành, tạo tán: Sau thu hoạch cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị che khuất trong tán cây, cành vượt,… đồng thời bấm tỉa những cành vừa được thu trái để giúp cây ra tược non đồng loạt.

– Đối với cây ra trái cách năm: Cây ra quả cách năm có nhiều lý do: Do chế độ dinh dưỡng, thời tiết, một số ít do đặc tính giống. Những cây này thường xuyên không ra hoa, hoặc ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả, nên chặt bỏ thay bằng nhãn ghép hoặc cải tạo bằng những giống đã được chọn lọc. Đối Với những cây do chế độ dinh dưỡng sẽ có hai trường hợp xảy ra hoặc thừa hoặc thiếu. Cần quan sát kỹ mức độ sinh trưởng để có biện pháp chăm sóc hợp lý.

+ Cây thừa dinh dưỡng: có biểu hiện cành lá quá xanh tốt, lá to xanh mềm, mỏng. Đây là hiện tượng cây bị lốp. Cách xử lý: Biện pháp 1: Từ tháng 10-11 dương lịch hàng năm ngắt tất cả các đầu cành khoảng 2-3 lá búp để triệt tiêu chồi dinh dưỡng gây tức nhựa, đồng thời kích thích cây ra kích tố sinh sản và nếu thời tiết thuận lợi năm sau cây ra hoa, quả tốt. Biện pháp thứ 2: Khi quan sát thấy cây ra lộc đông vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 mới nhú ra 1cm tiến hành đào rãnh xung quanh gốc cây theo chiều rộng tán sâu 30-40 cm, rộng 15cm, để phơi 1 tuần không tưới nước lộc sẽ tự thui đi.

+ Trường hợp thiếu dinh dưỡng: Đối với cây quá xấu, đất cằn cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Kali và lân trộn thêm tro bếp bón đều quanh gốc, cần xới xáo từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau đó bồi một lớp bùn mỏng để giữ ẩm. Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hòa lẫn tưới đều lên mặt bùn.

– Đối với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh gốc bằng tro bếp + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1-3 cm.

– Điều khiển ra hoa: 2 cách :

– Cắt bớt đọt cành cũ dài khoảng 10-20 cm kể từ đọt cành để kích thích cây ra đọt mới. Sau khi cắt 10-15 ngày nhánh sẽ ra đọt non đầu tiên lúc này tiến hành bón phân. Khoảng 10-15 ngày sau khi cắt, cành sẽ cho ra đọt non đầu tiên, bón phân cho cây. Khi lá đọt non bắt đầu chuyển sang màu xanh thì tiến hành khoanh vỏ để kích thích cho cây ra hoa. Dùng dao hay cưa khoanh vỏ theo đường xoắn ốc (hai đầu vết khoanh không liền nhau) trên cành chính, chiều rộng vết khoanh khoảng 5mm, cạn để cành mau tái tạo tượng tầng libe gỗ (sau 1-1,5 tháng là vừa). có thể dùng dây nylon hay băng keo băng vết khoanh lại để hạn chế cành liền vỏ nhanh làm giảm ảnh hưởng ra hoa. Tránh khoanh gốc vì cây dễ bị suy kiệt và chết. Chú ý chỉ khoảng 2/3 hoặc ¾ số cành. Chừa lại một cành để nuôi rễ. Sau khi khoanh vỏ tưới nước thường xuyên, hạn chế bón phân (nhất là phân đạm) trong giai đoạn này vì sẽ làm cây ra lá nhiều hơn ra hoa. Bắt đầu bón phân trở lại sau khi trái có đường kính khoảng 1 cm. Thời gian khoanh gốc đến ra hoa khoảng 1-1,5 tháng. Để tránh làm cây suy yếu cần lưu ý các điểm sau:

– Thời điểm khoanh vỏ phải thích hợp: giai đoạn lá non vừa chuyển màu xanh nhạt.

– Cung cấp phân bón đầy đủ trong năm.

– Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng quét lên vết khoanh để tránh nhiễm trùng.

Ngoài ra, nông dân còn xử lý ra hoa bằng cách phun KNO3 1% lên mầm hoa (sau khi đọt ra lá lụa).

Mỗi năm chỉ nên xử lý một lần vào vụ nghịch, đối với chính vụ thì chí cắt tỉa cành, bón phân, tưới nước giúp cây ra hoa tự nhiên. Đối với nhãn Tiêu da Bò có thể xử lý 2 vụ trong một năm ruỡi.

5. BÓN PHÂN:

– Tỷ lệ và liều lượng phân bón: Để vườn nhãn cho năng suất cao, phẩm chất quả tốt, cần cung cấp một lượng phân bón đầy đủ và với tỷ lệ các chủng loại phân bón phù hợp. Tỷ lệ các loại phân NPK sử dụng cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn là 1:0,5:1 hoặc 1:1:2. Tùy theo độ tuổi, hiện trạng sinh trưởng của cây, sản lượng quả cho thu hoạch của năm trước để xác định liều lượng bón cho thích hợp. Với vườn nhãn nhiều năm tuổi, cứ cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón với lượng phân 2kg N + 1kg P2O5 + 2kg K2O (tương đương với 4,2kg Urê + 5,5kg Supe lân + 4kg Cloruakali).

– Thời kỳ bón: Có thể phụ thuộc vào độ tuổi của cây mà bón nhiều lần hay ít lần, tốt nhất là chia làm 4 lần bón trong một năm.

+ Lần 1: Bón sau khi thu hoạch quả, vào tháng 8 đến tháng 9. Lần bón này nhằm phục hồi cho cây sau thu hoạch, thúc đẩy cành mùa Thu và coi đây là lần bón cơ bản trong năm. Ở lần này, bón toàn bộ phân chuồng, 80% lượng phân lân, 30% lượng phân đạm và 30% lượng phân kali.

+ Lần 2: Bón vào đầu tháng 2, khi cây phân hóa mầm hoa. Lần bón này nhằm thúc hoa và nuôi lộc Xuân. Sử dụng 30% lượng phân đạm, 20% lượng phân lân và 30% lượng phân kali.

+ Lần 3: Bón vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 nhằm làm cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả và thúc đẩy cành Hè phát triển. Lần bón này chỉ sử dụng 10-20% lượng phân đạm.

+ Lần 4: Bón vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 nhằm bổ sung dinh dưỡng cho quả phát triển. Ở lần bón này, sử dụng toàn bộ lượng phân đạm và phân kali còn lại (20% lượng phân đạm + 40% lượng phân kali).

Lượng phân bón cho nhãn theo tuổi cây ở thời kỳ mang quả (Áp dụng cho vườn nhãn cho năng suất quả trung bình)

– Cách bón:

+ Bón phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30-40 cm, sâu 30-35 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Ở lần bón sau khi thu hoạch quả, có thể trộn đều các loại phân vô cơ và bón kết hợp cùng với phân chuồng.

+ Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

– Bón phân qua lá: Để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây có thể dùng hình thức bón phân qua lá. Ngoài sử dụng Urê 0,2% và Kalihydrophotphat (KH2PO4) 0,2-0,3%, có thể bổ sung các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn bằng phun các dung dịch axit Boric, dung dịch Sunphat kẽm 0,1%. Thời gian phun tốt nhất là trước khi hoa nở để làm tăng tỷ lệ đậu và sau khi đậu quả làm hạn chế rụng quả non.

6. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH:

– Bọ xít: Ngắt các ổ trứng trên lá, diệt bọ xít khi cây có quả non, Phun Basudin 0,2% hoặc Diazinnon 0,04%; Dipterex 0,015-0,1%, Trebon 0,15-0,2% (Phun 2 đợt liền nhau cách nhau một tuần vào khoảng cuối tháng 4).

– Sâu tiện thân nhãn: Phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu có thể dùng gai mây hoặc sợi dây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Politrin hay Sumicidin (0,2%) vào trong lỗ sâu, dùng nước vôi đặc quét lên thân cây không cho sâu trưởng thành đẻ trứng.

– Rệp sáp: Khi thấy rệp xuất hiện nên dùng Sherpa; Trebon hoặc Actara phun đều lên tán chủ yếu vào các chùm hoa, quả.

– Dơi: Bó các chùm nhãn trong giấy cứng, bao cói, mo cau, túi PE để bảo vệ quả.

– Rầy hại hoa: Dipterex 0,2% và Trebon 10 ND 0,15 – 0,2%.

– Dòi đục cành hoa: Phun bằng Monitor 0,2%, Trebon 0,15%.

– Bệnh sương mai (mốc sương): Phun Bordeau 1% hoặc Ridomil – MZ 0,2%, Anvil 0,2%, Score 0,1%, hoặc hỗn hợp Ridomil – MZ 0,2% + Anvil 0,2%. Phun 2 lần (lần 1: khi cây ra giò; lần 2: khi giò hoa nở 5-7 ngày).

– Bệnh vàng lá chết đứng do các nguyên nhân: Do nấm hại rễ; Do trồng quá sâu; Do mất cân bằng dinh dưỡng vì bón quá nhiều đạm. Cần phải bón cân đối đạm, lân, kali.

+ Xỉ than. Nếu trồng sâu cần cào bới đất ra. Nếu do nấm thì dùng BenlatC hoặc Rizocid lượng dùng 8-10 lít thuốc đã pha tưới vào gốc cây.

7. THU HOẠCH:

Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng, vỏ quả hơi sù sì hơi dày chuyển sang mọng và nhẵn, bóc quả xem thấy hạt có màu nâu đen (trừ giống có hạt màu đỏ) thì có thể thu hoạch. Nên thu hoạch quả vào ngày trời tạnh ráo, vào buổi sáng và buổi chiều, tránh thu hoạch vào đúng giữa trưa khi trời quá nóng. Không cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc vụ sau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng khỏe hoặc đối với những giống chín sớm, cắt chùm quả có kèm theo một đoạn cành quả chỗ có lá mọc sít nhau. Đối với những cây nhãn có tình trạng sinh trưởng yếu hoặc đối với những giống chín muộn, cắt chùm quả không kèm theo lá của cành quả. Khi thu hoạch quả, nên có thang và sử dụng kéo cắt chùm quả để tránh gãy cành.

Chia sẽ kỹ thuật trồng dưa hấu cho năng suất caoLợi ích của hệ thống tưới tự động trong đô thịNhững lợi ích hệ thống tưới tự động mang lạiHướng dẫn làm hệ thống tưới phun sương tự độngHướng dẫn làm hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nướcHiểu thế nào về hệ thống tưới tự động trong nhà kínhHướng dẫn thiết kế hệ thống tưới cây tự động trong nhàLắp đặt hệ thống tưới nước tự động cần chú ý những vấn đề gì?Kỹ thuật chăm sóc cây Triệu Chuông ra nhiều hoaCách chăm sóc Dạ Yến Thảo đúng kỹ thuật

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Giống Nhãn Lồng trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!