Đề Xuất 3/2023 # Cây Giáng Hương – Loại Cây Được Trồng Nhiều Tại Việt Nam # Top 4 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cây Giáng Hương – Loại Cây Được Trồng Nhiều Tại Việt Nam # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Giáng Hương – Loại Cây Được Trồng Nhiều Tại Việt Nam mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây giáng hương cây bóng mát công trình rất tốt

Giới thiệu về cây giáng hương

Cây giáng hương hay còn được gọi là cây đinh hương. Loài cây này thuộc họ nhà đậu.

Nó có tên khoa học là cây Pterocarpus Macrocarpus Kurz.

Cây có xuất xứ từ các nước Đông Nam Á. Trong đó nó phổ biến nhất tại Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam loại cây giáng hương này sống phổ biến tại các tỉnh phía Nam. Cụ thể các tỉnh Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh.

Đây là loại cây thân gỗ với chiều cao của một cây trưởng thành có thể lên tới 20 đến 30m. Đường kính của cây từ 0,7 đến 0,9m hoặc có thể lớn hơn tùy vào tuổi thọ của nó. Loại cây này có gốc bạnh vè, phần vỏ cây màu xám, banh những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc. Cây thường có nhựa chảy ra khi bị vết xước và dịch nhựa này có màu đỏ.

Những lợi ích, công dụng của cây giáng hương

Giáng hương là một trong những loại cây thân gỗ quý không chỉ có giá trị về mặt kinh tế. Loại cây này còn có nhiều lợi ích và công dụng tốt. Từ thân, rễ đến hoa của cây đều có thể sử dụng tạo nhiều lợi ích phục vụ con người.

Nếu các bạn để ý sẽ thấy cây có dáng đẹp, hoa thơm được trồng nhiều để làm cây cảnh. Hoặc trồng các công viên, bệnh viện, đường phố để làm bóng mát, mang không khí trong lành. Đồng thời nó giúp cải thiện ô nhiễm rất tốt.

Ngoài ra, loại cây này còn có công dụng chữa bệnh. Cụ thể trong cây có chứa các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Rễ cây phối hợp với những vị thuốc khác có thể dùng để điều kinh và tinh dầu gỗ hương chế biến thành dược liệu. Loại dược liệu này giúp chữa một số căn bệnh hiểm nghèo. Dịch đỏ chảy ra từ cây này đem sấy khô có thể dùng để trám răng,…

Đặc điểm sinh học của cây giáng hương

Đặc điểm sinh học của loại cây này đó là cây ưa sáng, mọc phổ biến trong rừng thưa lá rộng. Hoặc bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy loại cây này ở rừng nửa rụng lá. Hay tại những nơi có khí hậu khô, nóng.

Cây giáng hương mọc tốt trên môi trường đất thịt nhẹ, tầng đất dày và dễ thoát nước. Đặc biệt, cây mọc phát triển trên các đá mắc ma hoặc trầm tích. Ngoài ra, nó còn có thể sống được trên những vùng đất khô nghèo dinh dưỡng.

Theo một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng loài cây này có khả năng tái sinh hạt kép, tái sinh chồi khá mạnh. Thời kỳ sinh trưởng của cây tương đối chậm. Mùa ra hoa bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 4. Còn mua quả từ tháng 4 đến tháng 6 và lá rụng là vào mùa khô.

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây giáng hương

Cây giáng hương trồng không phức tạp. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ các nguyên tắc cũng như kỹ thuật trồng cây để cây không bị chết. Vậy để trồng loại cây này ạn chú ý.

Bước 1 là chuẩn bị mặt bằng. Khi chọn mặt bằng bạn cần dọn vệ sinh khu vực trồng. Nếu trồng trên vỉa hè đường phố cần đặt biển báo nguy hiểm.

Bước 2 bạn cần xác định vị trí trồng cây. Sau đó đào hố để trồng với kích thước lớn hơn 30 hoặc 40 cm. Phần miệng hố lớn hơn phần đáy. Tiếp đến bạn cần kiểm tra và chọn những cần không bị vỡ bầu.

Bước 3 là bón phân vào trong hố với tỷ lệ gồm xơ dừa 50%, tro trấu 30%, phân bò 15%, phân vi sinh 5%.

Bước 4 là bước trồng cây bước này rất quan trọng nên bạn cần chú ý. Nếu bạn trông cây lớn thì cần thêm người hỗ trợ để không làm ảnh hưởng đến bầu cây. Đặc biệt, không làm gãy cành, gãy lá khi di chuyển. Còn nếu là cây nhỏ bạn chỉ cần nhẹ nhàng nâng cây cho vào trong hố rồi lấp đất lại là được.

Cây giáng hương trồng cảnh quan là lựa chọn rất tốt

Giai đoạn chăm sóc cây là quan trọng nhất. Vì vậy bạn phải thường xuyên kiểm tra cây sau khi trồng để tránh cây bị chết. Sau một tháng cần làm cỏ, bón thêm phân để cây phát triển tốt hơn. Nếu phát hiện thấy cây mắc sâu bệnh thì cần phải có biện pháp tiêu diệt để tránh lây lan sang nhiều cây khác.

Các lưu ý khác về cây Giáng Hương

Khi trồng cây giáng hương bạn cần chú ý rất nhiều điểm. Điểm đầu tiên bạn cần chống cọc để cố định cây khi trồng. Việc làm này rất quan trọng bởi vì nó giúp cây đứng vững mà không bị gió xô ngã.

Ngoài ra, khi trồng cây được khoảng 1 tuần bạn cần cung cấp chất kích thích mọc rễ để bây bén nhanh hơn. Và một điểm quan trọng khi chăm sóc loại cây này mà bạn cũng hết sức chú ý đó là không được làm xước cây khi làm cỏ. Như vậy, cây sẽ tốt nhanh và ít gặp sâu bệnh hơn.

Cây giáng hương – Loại cây được trồng nhiều tại Việt Nam

4

(80%)

5

vote[s]

(80%)vote[s]

8 Loại Lan Giáng Hương Phổ Biến Tại Việt Nam

8 loại lan giáng hương phổ biến tại Việt Nam

Giáng hương hay giáng xuân là một loại phong lan có mùi hương dễ chịu, nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp hết sức nhẹ nhàng nhưng lại cực kỳ quyến rũ. Giáng hương mọc chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và loài giáng hương đầu tiên được tìm thấy tại Thừa Thiên Huế có tên là Aerides odorata do giáo sĩ dòng tên Joannis de Loureiro người Bồ Đào Nha tìm thấy.

Tại Việt Nam người ta tìm thấy 8 giống giáng hương chính, cụ thể:

Giáng xuân hay Aerides expansa Rchb. f 1882 là một, chúng có thân cao chừng 20 – 30cm với những chiếc lá dày nhưng ngắn và mọc đều ở hai bên. Mỗi chùm hoa giáng xuân có đến 30 bông, cành hoa dài 20 – 30cm. Hoa giáng xuân có rất nhiều màu sắc khác nhau như hồng, tím đậm hoặc tím nhạt, loài phổ biến nhất chính là những bông hoa có phần cánh với màu đậm, còn bên trong thì nhạt hơn.

Những bông hoa giáng xuân khá lâu tàn, mùi hương của chúng cũng rất tuyệt vời, cây sẽ cho hoa vào mùa xuân và kéo dài đến hết mùa hạ. Thông thường, giáng xuân mọc ở những thân cây rụng lá vào mùa đông và ở độ cao từ 500 – 1300m. Nơi mà người ta tìm thấy loài hoa này nhiều nhất là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Komtum, Pleiku…

2. Giáng hương quế (Aerides falcata Lindl. & Paxton 1851)

Giáng hương quế có khá nhiều tên gọi khác như Aerides falcata var. maurandii Guillaumin 1953; Aerides falcata var. houlletiana Lindley (Rchb. f.), loài hoa này có chiều cao khoảng 50cm, đôi khi cũng có những cây mọc cao hơn một thước.

Giáng hương quế có lá dài tầm 35cm, rộng 4cm, bên dưới mặt lá có màu hơi tím và phía trên là màu xanh. Hoa của loài này cũng gần giống với giáng xuân với những chùm dài và có khoảng 30 – 40 bông màu tím. Hoa của giáng hương quế cũng rất thơm, chúng nở vào mùa xuân và cho đến hết hạ. Các tỉnh Tây Nguyên là nơi tìm thấy loài giáng hương quế nhiều nhất do khó hậu mát mẻ, dễ chịu.

Giáng hương quạt – Vanda flabellata (Rolfe ex Downie) Christenson 1985 có thân cao từ 20 – 30cm, phần lá hơi cong và dài tầm 15cm. Hoa của giáng hương quạt thường nở thành chùm, dài đến 25cm, mỗi cành có từ 3 – 7 bông. Hoa của cây có màu nâu vàng với hương thơm rất quyến rũ làm say mê lòng người. Giống hoa này sẽ nở rộ vào thời điểm cuối đông – đầu xuân.

4. Giáng hương quế nâu (Aerides houlletiana Rchb. f 1872)

Giáng hương quế nâu còn có tên gọi khác là Aerides falcata var houlletiana [Rchb. f] Veitch ?; Aerides picotianum Rchb. f. 1888; Aerides platychilum Rolfe 1893. Theo các nghiên cứu những chuyên gia cho rằng giáng hương quế nâu chính là một biến thể của loài Aerides falcata. Hai loài này khác nhau về màu sắc và phần lá, tuy nhiên sự khác biệt này không nhiều. Cây giáng hương quế cao chừng 30 – 40cm, phần lá cứng và dày dài khoảng 20 – 25cm. Chúng có những bông hoa mọc thành chùm từ 15 – 20 bông, có màu nâu nhạt hoặc nâu vàng. Hoa nở rộ vào mùa xuân và mùa hạ, chúng có mùi hương nhẹ, dịu dàng và được tìm thấy nhiều tại Đà Lạt, Tây Ninh…

5. Giáng hương nhiều hoa (Aerides multiflora Roxbury 1823)

Aerides affinis Wall 1833; Aerides godefroyana Rchb.f 1886; Aerides lobbii Hort. ex Lem. 1868; Aerides trigona Klotsch 1855 là những tên gọi khác của giống giáng hương nhiều hoa. Loài giáng hương này mọc thành từng khóm nhỏ chứ không mọc tách rời như những loại giáng hương khác.

Mỗi chùm hoa có khá nhiều bông, khoảng chừng 50 bông, hoa có màu tím nhạt, hương thơm nhẹ và nở rộ vào mùa hạ. Giáng hương nhiều hoa mọc chủ yếu ở khu vực Nam Cát tiên và Tây Nguyên.

Giáng hương thơm là giống cây có thân khá cao, có những cây cao tới 1m, chúng có tên gọi khác là Aeridium odorum Salis. 1812; Aerides ballantiniana Rchb. f. 1885; Aerides cornuta Roxb. 1832; Aerides dayana hort. 1933; Aerides jucunda. Lá của loài giáng hương này khá dày và cứng, những bông hoa sẽ mọc thành chùm với chiều dài chừng 30cm. Mỗi chùm hoa có từ 20 – 30 chiếc với màu hồng, cánh môi tròn, đây chính là điểm khác biệt của giáng hương thơm so với những giống lan khác.

7. Giáng hương hồng (Aerides rosea Loddiges ex Lindl. & Paxt. 1851)

Giáng hương hồng có tên gọi khác là Aerides affine var. roseum (Lodd. ex Lindl. & Paxton) C. S. P. Parish 1883; Aerides fieldingi Lodd. ex E. Morren 1876. Hoa có màu tím hồng, mỗi chùm có từ 20 – 25 bông mọc sát nhau. Hoa thường nở vào mùa xuân và kéo dài đến hết hạ.

8. Giáng hương hồng nhạn đặc hữu của Việt Nam (Aerides rubescens Schltr. 1915 )

Giáng hương hồng nhạn đặc hữu của Việt Nam mọc nhiều nhất tại Lâm Đồng – Đà Lạt, chúng có tên gọi khác là Ascocentrum rubescens (Rolfe) P. F. Hunt 1970. Mỗi cành hoa của cây sẽ có khoảng 30 bông với màu hồng nhẹ nhàng, hoa tuy không có mùi hương nhưng lại rất đẹp và quyến rũ.

8 Loại Giáng Hương Việt Nam Phải Sưu Tầm Ngay

Người mới chập chững trồng lan hay tưởng lầm loại lan Giáng hương với lan Ngọc Điểm vì mới nhìn sơ qua hai cây này từ cách cấu tạo từ rễ, thân, lá và màu hoa tương tự nhau vì cùng một họ Vandeae

Giáng Hương ví như Thúy Kiều với bộ rễ mọc dài theo thân nảy ra từ cuống của những chiếc lá, thon, nhọn ẻo lả và những chùm hoa dài mang những đóa hoa màu trắng, màu hồng và tím lạt đổ xuống như những giòng thác nhỏ, hoa không những lâu tàn còn được trời ban tặng cho mùi hương quyến rũ mặn mà, còn cây ngọc điểm lá to bản và ngắn hơn.

8 LOẠI CÂY AERIDES MỌC Ở VIỆT NAM

* Aerides crassifolia lá dày (giáng xuân), đặc điểm lá dày, cứng và xòe sang hai bên, hoa nở vào mùa xuân, rất lâu tàn mầu hồng tím và tím đậm. Lan mọc ở Trung và Nam bộ: Đà lạt, Blao, Đắc lắc…

Hoa mọc từng chùm dài 15-30 cm, hoa to khoảng 3-4 cm, lâu tàn có hương thơm và nở vào mùa Xuân đến mùa Hạ.

Từ Sơn La của vùng cao nguyên miền Bắc, chạy dài theo những tỉnh Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đà Lạt của cao nguyên miền Trung kéo dài đến Tây Ninh của miền Đông Nam Phần có Giáng Xuân hay Giáng Hương quế (Aerides falcata var. maurandii) dài khoảng 50-70 cm, lá màu xanh đậm có sọc, mặt dưới của lá hơi tím đỏ. Chùm hoa dài 30-50 cm với khoảng 15-30 hoa to từ 2,5-3 cm, có hương thơm và nở vào mùa Xuân qua mùa Hạ.

* Aerides falcata lindl (tam bảo sắc), Giáng hương quế, hoa nở vào tháng 5-6 mầu hồng nhạt với những vệt tím hồng, mọc ở các tỉnh miền Trung dọc theo dãy núi Trường sơn.

* Aerides flabellata Rolfe, Giáng hương môi quạt: hoa nở vào mùa xuân, mầu nâu tươi môi có gai vàng cong ra phía trước, mọc ở miền Bắc.

Chỉ mọc trên cao nguyên miền Bắc ở hai tỉnh Lai Châu và Sơn La, Giáng Xuân quạt hay Giáng Hương quạt (Aerides flabellata), có lá xòe ra hai bên như chiếc quạt dài từ 15-16 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa thưa chứ không dày như những loại Giáng Hương khác, dài rũ xuống khoảng 10-25 cm, màu hoa cũng khác có 5 cánh lớn màu xanh vàng chấm nâu và lưỡi màu hồng tím, hoa lớn khoảng 2 cm, thơm và nở vào mùa xuân.

* Aerides houlletiana, Giáng hương quế nâu: hoa nở vào mùa hè mầu vàng nâu, hay vàng chanh, môi tím mọc ở miền Nam: Đà Lạt, Tây ninh.

Ở hai tỉnh Kontum, Đắc Lắc của cao nguyên miền Trung, tỉnh Tây Ninh của miền Đông Nam Phần và ở đảo Phú Quốc có Giáng Hương quế nâu hay là Họa Mi (Aerides houlettiana hay Aer falcata, Aer picotianum, Aer platychilum) thân dài từ 50-70 cm, lá xanh ngắt dài từ 30-40 cm, chiều ngang từ 2-3 cm. Chùm hoa rũ xuống dài từ 30-40 cm, hoa dày từ 20-30 chiếc, to khoảng 2,5 cm, có nhiều màu vàng lạt hay xanh lá cây lạt hơn là màu hồng hay tím, thơm ngát như mùi chanh hay cam và nở vào mùa Xuân và mùa Hạ.

* Aerides multiflora Roxbury (giáng hương Sóc Lào): Giáng hương nhiều hoa, lá dài và cong, hoa nhiều mọc sát với nhau, hoa nở vào mùa hè, mầu hồng nhạt có chấm và đỉnh mầu tím, mọc ở Thủ đầu một, Bì đúp, Tân Uyên, Đắc Lắc.

* Aerides odorata (Quế lan hương): Giáng hương thơm, thân dài đến 1 thước, lá dài chừng 30 phân, hoa nở vào mùa hè, cánh hoa trắng hồng viền tím,môi cuộn tròn lại. Lan mọc ở khắp Bắc, Trung và Nam.

Aerides odorata gồm nhiều nhánh nhỏ:

1/ Aerides odorata : Giáng hương quế hay còn gọi là Quế lan hương

Dòng này thì tương đối phổ biến và cũng dễ phân biệt do có mùi thơm của quế

2/ Aerides odorata var alba : Giáng hương Bạch nhạn

Thân tròn, nhỏ, dài trung bình, lá dài từ 10 đến 20 cm,nhỏ hơn cỡ 2 cm, lá xếp đều hai bên thân, dựng và hơi khum vào phía trong, mầu xanh nhạt hơn, khoảng cách giữa các lá thưa hơn. Vòi bông đam ra từ nách lá, có trung bình 10 đến 15 bông trên một vòi hoa nếu cây phát triển tốt và già cây thì vòi hoa có thể lên tới trên 30 bông trên một vòi. Hoa mầu trắng , nở muộn hơn Hồng sắc trong khoảng tháng 6 , 7 mùi thơm nhẹ.

3/ Aerides odorata var micholitzii hay Aerides odorata var rosea (còn gọi là hồng nhạn)

* Aerides rosea Loddiges (Đuôi cáo, đuôi chồn): Giáng hương hồng, hoa mầu hồng tím rất đẹp, nở vào mùa xuân. Lan mọc ở cao Bằng, Lạng sơn.

Trên cao nguyên Bắc phần từ những tỉnh Sơn La, Hòa Bình đến tỉnh Kontum, Bù Đốp, Đắc Lắc của cao nguyên Trung phần và ở Nam Cát Tiên National Park có Giáng Hương nhiều hoa, hay gọi nôm na là Đuôi Cáo, Sóc lào (Aerides multiflora hay Aer affinis, Aer godefroyana) thân ngắn, lá có chừng 12 chiếc, cứng và ngắn hơn chùm hoa. Chùm hoa Đuôi Cáo này dài từ 30-40 cm hoa rất nhiều khoảng 30-50 chiếc to khoảng 2,5 cm mọc sát vào nhau, cánh dầy, hoa thơm nở vào mùa Xuân và mùa Hạ, loại Giáng Hương này rất có rất nhiều người nhầm lẫn là Ngọc Điểm (Rhynchostylis).

* Aerides rubescens (Giáng thu): cây nhỏ hoa nở vào cuối xuân, đầu hạ mầu hồng tím mọc ở Lâm Đồng, Phan Rang.

Các nhà khoa học vừa công bố loài lan mới tên giáng hương ở Ninh Thuận. Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia Việt Nam và Nga. Loài mới được đặt tên lan giáng hương phong Aerides phongii, nhằm vinh danh ông Nguyễn Phong, người đã phát hiện và thu mẫu loài hoa lan này ở Việt Nam.

(Tổng Hợp)

Quả La Hán Được Trồng Ở Đâu Nhiều Nhất Tại Việt Nam

Quả La Hán có tên khoa học là Momordica grosvenori swingle. Quả có hình tròn hoặc hình tròn dài quả trứng, đường kính từ 5 cm đến 8 cm. Quả la hán khi già sẽ được thu hoạch. Người ta thường phơi khô để sử dụng. Khi khô, quả chuyển màu nâu vàng sẫm, hơi bóng và có lông nhung. Quả rất dễ vỡ do độ giòn cao, khi vỡ sẽ lộ ra mặt bên trong xốp và có màu trắng vàng.

Quả La Hán là một loại thảo dược từ thiên nhiên với nhiều công dụng thần kỳ. Khi dùng quả La Hán pha nước uống thường xuyên ngoài việc giải khát còn có tác dụng bồi bổ cho cơ thể, xua tan mệt mỏi. Ngoài ra, quả được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như tiểu đường, viêm họng, viêm thanh quản, ho gà, ho đờm, hạ đường huyết, táo bón,…

Quả La Hán không dùng để ăn sống mà để pha với nước uống sau khi được phơi khô. Cách pha rất đơn giản. Chọn những quả La Hán to, tròn, cứng, khi lắc không nghe tiếng động bên trong. Dùng dao tách vỏ, chỉ lấy phần bên trong cho vào bình. Đổ nước đun sôi vào, hãm khoảng 15 phút là đã có thể bắt đầu sử dụng. Nước La Hán có vị ngọt thanh, vô cùng dễ uống.

Kỹ thuật trồng cây La Hán Quả

Kỹ thuật trồng cây La Hán Quả không hẳn là quá khó khăn. Sau khi mua hạt giống La Hán Quả về, bạn ngâm với nước sạch trong hai giờ. Sau đó vớt ra, đặt hạt trên giấy thấm. Có thể đặt thêm lớp giấy thấm nữa lên trên hạt. Tất cả đóng trong hộp nhựa đậy nắp. Ban ngày đặt hộp chứa hạt giống La Hán ở nơi có ánh sáng. Ban đêm chiếu đèn huỳnh quang hoặc compact. Sau khoảng 7 ngày hạt sẽ nảy mầm.

Khi hạt La Hán đã nảy mầm, trồng hạt vào bầu ươm với đất trộn tro trấu, sơ dừa, phân bò,… Hoặc bạn cũng có thể mua viên nén sơ dừa và đặt hạt đã lên mầm vào đó. Vì đây là cây leo nên bạn cần mắc giàn cho cây phát triển và cho thu hoạch quả. Hoặc hiện nay, cũng có một số đơn vị bán hạt giống La Hán để bạn đem về trồng. Các đơn vị cũng sẽ có những chuyên gia hỗ trợ hướng dẫn bạn về kỹ thuật trồng La Hán Quả.

Quả La Hán Được Trồng Ở Đâu Nhiều Nhất Tại Việt Nam

Việc khó khăn nhất khi gieo trồng La Hán Quả là bạn cần có được hạt giống để gieo trồng. Tuy nhiên, hạt của quả La Hán rất nhanh hỏng. Để trồng được cây, hiện nay trên thị trường bạn sẽ mua được hạt La Hán lấy từ quả già và để phơi khô tự nhiên. Nếu dùng hạt sấy khô bằng máy thì cây sẽ không bao giờ lên mầm. Việc mua hạt giống La Hán Quả còn gặp một khó khăn nữa là do các nhà cung muốn giữ giá quả La Hán trên thị trường, nên không bán giống rộng rãi.

Ở Việt Nam, La Hán Quả được gieo trồng nhiều nhất ở các tỉnh thuộc vùng núi Tây Bắc như Lào Cai, Sơn La,… Nếu như từng đi qua các tỉnh này du lịch hoặc công tác, có lẽ bạn sẽ bắt gặp cảnh quả La Hán sau khi sấy khô được bày bán rộng khắp như đặc sản của vùng. Ở những tỉnh, thành phố khác cũng có một số đơn vị thành công di thực trồng được La Hán Quả như Trung Tâm Cây Giống Cây Nguyên Liệu Tam Đảo.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Giáng Hương – Loại Cây Được Trồng Nhiều Tại Việt Nam trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!