Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Cam Đặc Sản Số 02 – Cam Vinh Giống Cam Làm Nên Thương Hiệu mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Với mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh. Cam Vinh nổi tiếng với nhiều giống cam ngon như cam Xã Đoài, Vân Du, Sông Con và V2.
Thời tiết ở Nghệ An chia làm hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với nền nhiệt trung bình 23-24°C. Bên cạnh đó, các vùng Nghi Lộc, Quỳ Hợp, Con Cuông, Thanh Chương, Nghĩa Đàn của tỉnh lại có nền thổ nhưỡng là loại đất địa thành với khả năng giữ màu, giữ nước tốt nên phù hợp với sự phát triển của nhiều loại cây ăn quả, đặc biệt là cây cam.
Cam Xã Đoài có nguồn gốc từ châu Âu, được trồng tại vùng giáo xứ Xã Đoài cách đây cả trăm năm. Cam Xã Đoài là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ: “Cam Xã Đoài mọng nước – Giọt vàng như mật ong – Bổ cam ngoài cửa trước – Hương bay vào nhà trong”. Từ xa xưa, giống cam này đã thuộc hàng quý hiếm, thường chỉ có tầng lớp vua quan mới có điều kiện thưởng thức nên người dân còn gọi là cam “tiến Vua”. Thông thường, những gốc cam Xã Đoài tại Nghi Diên có tuổi đời trên 40 năm, bình quân mỗi năm cho gần 200 quả. Theo người dân địa phương, tuổi đời trung bình của cây cam khoảng 20-25 năm. Thời gian này có thể kéo dài hơn nếu cây được chăm sóc tốt. Cam Xã Đoài ra hoa vào mùa đông. Mùa chính bắt đầu từ cuối tháng 9 đến hết tháng 12 Âm lịch. Thời điểm cận Tết, những vườn cam nơi đây nổi bật với từng chùm quả vàng óng, ẩn hiện sau lớp lá xanh. Quả ăn có vị ngọt nhẹ xen dịu mát, tan nhanh trong miệng. Nước cam có độ dính tay, khác hẳn các loại thông thường.
Giống cam Vân Du Giống cam này được trồng tại Nghệ An từ những năm 40 của thế kỷ XX. Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai. Lá cây hơi thuôn, sẫm màu. Quả cam Vân Du có hình tròn hoặc oval, vỏ dày, mọng nước, hơi dai hơn cam Xã Đoài, vị ngọt và nhiều hạt. Trọng lượng quả chín trung bình là 200-300 gram, năng suất có thể đạt gần 70 tấn trên một ha. Giống cam này cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu hạn nên được trồng rộng rãi.
Giống cam Sông Con Giống cam này được tạo ra từ phương pháp chọn lọc một giống nhập nội. Cây sinh trưởng khỏe, tán hình cầu, phân nhiều cành, cành ngắn và tập trung. Lá cây nổi rõ gân ở lưng, hoa màu xanh bóng. Quả cam Sông Con có hình cầu, trọng lượng khoảng 200-220 gram, mọng nước, ít hạt, ngọt đậm, vỏ quả mỏng. Giống cam này cho năng suất trung bình, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với nhiều điều kiện môi trường. Tuy nhiên, những quả cam trồng tại Nghệ An vẫn được ưa chuộng hơn cả vì chất đất thích hợp.
Giống cam V2 Cam V2 (Valenxia) hay còn gọi là “hoa hậu cam” bởi mẫu mã đẹp và chất lượng tốt. Năm 2010, Viện di truyền nông nghiệp tạo thành công giống cam V2 từ giống cam Valencia Olinda, làm sạch bệnh qua vi ghép, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao hơn cả giống gốc. Cây cam V2 lá ngắn, tán hình cầu, quả to, trọng lượng trung bình 200-250 gram. Quả chín có lớp vỏ dày, mọng nước, gần như không hạt, ít xơ bã, giòn. Đây là giống cam chín muộn, có thời vụ thu hoạch từ cuối tháng 12 năm trước đến hết tháng 2 Âm lịch năm sau. Năm 2007, cam Vinh được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, bên cạnh việc phát triển các vườn cam truyền thống, nhiều hộ dần chuyển đổi sang mô hình trồng theo tiêu chuẩn VietGap.
Theo quy trình này, nông dân sẽ ghi lại nhật ký chăm sóc cây gồm chu trình bón phân, thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và quá trình cắt tỉa… Trước thời điểm thu hoạch từ 3 đến 6 tháng, các vườn cam buộc phải ngừng dùng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo đầu ra an toàn cho sản phẩm. Ông Nguyễn Đình Đồng, một nông dân trồng cam theo mô hình VietGap tại Quỳ Hợp từ năm 2014 chia sẻ: “Cái khó ban đầu là tập ghi chép nhật ký và xử lý thuốc bảo vệ thực vật cho đồng đều, nhưng sau khi được tập huấn nhiều lần, bà con đều nắm rõ và tuân thủ nghiêm ngặt”. Để phân biệt cam của địa phương với các loại cam khác trên thị trường, ông Đồng cho biết thêm: “Quả cam nơi đây tròn nhưng màu không đều do nằm ẩn trong lá. Quả chín từ từ nên trên vỏ có phần rám nắng, có phần còn xanh, khi bổ ra thấy cùi mỏng, mùi thơm đặc trưng và vị ngọt thanh”. Tỉnh Nghệ An đang thực hiện các chính sách bảo tồn giống cam “tiến Vua” quý hiếm, đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nâng cao chất lượng, năng suất của những giống cam khác trong toàn tỉnh.
Một số bài đọc bạn quan tâm :
Cách làm cam bưởi sai quả bóng đẹp
3 dạng vàng lá thối rễ phổ biến trên cam, quýt, bưởi
Nguồn: vn.express
Chia sẻ:
Kỹ Thuật Trồng Giống Cây Cam Vinh
Cây cam vinh là một giống đặc sản của người miền Trung, nổi tiếng với vị thơm, ngọt đặc trưng. Cam vinh là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, có thể thanh lọc cơ thể, giả độc, lợi tiểu, và hơn thế nữa nó còn là một loài cây có chứa tinh dầu thơm.
Hương vị và đặc trưng của cam Vinh không một nơi nào khác có được, bởi chỉ từ khí đậu, đất đai,…xứ Nghệ mới tạo nên được hương vị, màu sắc, dáng hình mang tính đặc trưng của loại cam này.
Hướng dẫn trồng cây cam vinh cho năng xuất cao
Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao sẽ hướng dẫn các bạn trồng cây cam vinh cho năng xuất cao, đảm bảo được những đặc trưng vốn có của cây cam vinh.
Thời vụ trồng: Ở các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng cam vinh là mùa xuân (Tháng 2 – 4) hoặc mùa thu. Nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa.
Làm đất
Thông thường, trong kĩ thuật trồng cam Vinh, khâu làm đất chính là khâu chiếm của bà con nhiều thời gian, công sức nhất. Bởi vì trong giai đoạn này, bà con vừa phải làm cỏ, đào đất để trồng.
Đầu tiên, bà con phải làm sạch cỏ trong vườn. Để làm cỏ cũng như đào đất bà con nên thuê thêm nhân công để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời vụ. Đồng thời, không nên phun thuốc diệt cỏ bởi chúng vừa làm ảnh hưởng đến đất trồng, vừa tốn thời gian chờ cỏ chết. Sau khi cỏ chết vẫn phải làm đất.
Các hố trồng cây sẽ được đào cách nhau 4x5m hoặc 5x6m tùy theo diện tích lớn, nhỏ của khu vườn. Hố được đào có tỉ lệ sâu x dài x rộng là 0.6m x 0.6m x 0.6m, 0.4m x 0.4m x 0.4m hoặc 1m x1m x1m. Đặc biệt, khi đào bà con cần chú ý để lớp đất trên mặt về một phía, lớp đất dưới về một phía để khi lấp đất xuống lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của bề mặt đất.
Sau khi đào hố xong, hố được phơi khô ít nhất là 1 tháng, dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Ở các vùng đất cứng, thoát nước kém hố đào sâu có thể trở thành vũng nước mưa, gây nghẹt rễ, cần có biện pháp thoát nước.
Cách chọn giống cam Vinh
Chọn giống là yếu tố cơ bản và then chốt quyết định tới sự thành công của người trồng. Do đó, ngoài yếu tố sạch bệnh, cây giống cần phải đảm bảo bộ rễ khỏe, mập, xanh tốt, đường kính thân cây cách vị trí ghép 3cm lớn hơn 0,5cm, chiều cao trên 30cm đối với cây ghép, với cây chiết đường kính thân lớn hơn 0,8-1cm.
Cách trồng cây cam Vinh
Cây cam Vinh có thể áp dụng bằng cách trồng bầu cây, ghép, giâm cành…
Trước khi tiến hành trồng, hố phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Cần vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây.
Sau khi đã trồng xong cần dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tùy điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới. Có thể tận dụng trồng xen kẽ các loại đậu, rau…
Bón lót
Đất trồng cam Vinh hay bất cứ loại cây họ cam nào bao giờ cũng phải chứa nhiều mùn cho nên cần phải bón lót để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất. Thông thường, mỗi hố bà con bón:
+ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục (có thể là phân trâu, phân bò hoặc phân lợn đều được).+ 1kg phân lân (P2O5).+ 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố.
Cách chăm sóc cây cam Vinh Làm cỏ, tưới nước
Trồng cam Vinh có hiệu quả cần chăm sóc rất chu đáo và tỉ mỉ. Sau khi trồng cây, mỗi ngày nên tưới nước ít nhất 2-3 lần tạo điều kiện cho rễ cây cam Vinh phát triển. Đồng thời phải nhổ sạch cỏ xung quanh gốc. Phần đường lô phía ngoài chỉ nên cắt cỏ để vừa chống xói mòn đất vừa là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
Cắt tỉa cành
Khi cây đã phát triển ổn định hơn, cần tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển…. Các cành vượt cũng phải thường xuyên cắt tỉa. Khi tỉa bà con cần chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo.
Phòng trừ sâu, bệnh hại
Trồng cây cam Vinh rất hay mắc các bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, đục cành, nhện đỏ..
– Sâu vẽ bùa: . Sâu phá hoại mạnh nhất là từ tháng 2 – tháng 10. Phun thuốc Trebon hoặc Sherpa pha với nồng độ 1/1000 – 1,5/1000 phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non là hiệu quả nhất (lúc lá non dài 1-2 cm). Khi xuất hiện sâu thì dùng 1 trong 2 loại thuốc trên nhưng + dầu Cantect để phun trừ thì diệt sâu mới có hiệu quả. Ph un ướt hết mặt lá.
– Sâu đục thân, đục cành: Xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9. Cần bắt sâu trưởng thành (Xén tóc, phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non, Sau thu hoạch (tháng 11 – 12) quét vôi vào gốc cây để diệt trứng, Bơm các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% vào các vết đục, sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
– Nhện đỏ: Dùng thuốc Monocrophos 56% để phun với nồng độ 1- 2% (10- 20 ml thuốc/10l nước), thuốc Methamidophos 600 dạng nước pha nồng độ 1- 2% phun lúc cây đang ra lộc non để phòng. Nếu đã bị phá hại phải phun liên tục 5- 7 ngày/lần.
Thu hoạch và bảo quản
Nếu chăm sóc tốt cam Vinh rất nhanh cho thu hoạch. Khi thu hái nên dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.
Bên cạnh các yếu tố về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, thì khâu thu hoạch và bảo quản cũng là một quy trình đặc biệt quan trọng và không thể xem nhẹ nhằm đảm bảo năng xuất và chất lượng cho quả cam Vinh.
Cam Vinh. Kỹ Thuật Trồng &Amp; Chăm Sóc Cam Vinh Cho Năng Suất Cao
Hương vị và đặc trưng của cam Vinh không một nơi nào khác có được, bởi chỉ từ khí đậu, đất đai,…xứ Nghệ mới tạo nên được hương vị, màu sắc, dáng hình mang tính đặc trưng của loại cam này.
1. Mùa vụ
Nghệ An là một tỉnh của miền Trung tuy nhiên lại có đặc điểm khí hậu tương đối giống với các tỉnh miền Bắc, mát mẻ quanh năm nên hầu như lúc nào cũng có thể trồng được cây. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên trồng vào mùa xuân hoặc đầu mùa mưa. Tức là khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Đặc biệt cấn tránh những tháng mùa hè nóng bức như tháng 6, 7 sẽ làm cây chậm phát triển, không bám được vào đất lại tốn nhiều công sức để tưới tiêu.
2. Làm đất
Thông thường, trong kĩ thuật trồng cam Vinh, khâu làm đất chính là khâu chiếm của bà con nhiều thời gian, công sức nhất. Bởi vì trong giai đoạn này, bà con vừa phải làm cỏ, đào đất để trồng.
Đầu tiên, bà con phải làm sạch cỏ trong vườn. Để làm cỏ cũng như đào đất bà con nên thuê thêm nhân công để đẩy nhanh tiến độ, kịp thời vụ. Đồng thời, không nên phun thuốc diệt cỏ bởi chúng vừa làm ảnh hưởng đến đất trồng, vừa tốn thời gian chờ cỏ chết. Sau khi cỏ chết vẫn phải làm đất.
Các hố trồng cây sẽ được đào cách nhau 4x5m hoặc 5x6m tùy theo diện tích lớn, nhỏ của khu vườn. Hố được đào có tỉ lệ sâu x dài x rộng là 0.6m x 0.6m x 0.6m, 0.4m x 0.4m x 0.4m hoặc 1m x1m x1m. Đặc biệt, khi đào bà con cần chú ý để lớp đất trên mặt về một phía, lớp đất dưới về một phía để khi lấp đất xuống lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của bề mặt đất.
Sau khi đào hố xong, phơi khô hố ít nhất 1 tháng, sau đó dùng 1kg vôi bột rắc xung quanh hố. Một thời gian sau mới bắt đầu bón lót.
3. Bón lót
Đất trồng cam Vinh hay bất cứ loại cây họ cam nào bao giờ cũng phải chứa nhiều mùn cho nên cần phải bón lót để cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất. Thông thường, mỗi hố bà con bón:
+ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục (có thể là phân trâu, phân bò hoặc phân lợn đều được).
+ 5 – 10 kg xỉ than trộn với lớp đất phía dưới cho vào hố.
4. Trồng cây cam Vinh giống
Cây giống cam Vinh bà con có thể lấy ở các trại giống trên địa bàn tỉnh, giá chỉ từ 13.000 đến 15.000 đồng. Ngoài ra bà con cũng có thể tự nhân giống bằng cách chiết cành,…
Bà con đặt cây giống xuống hố, lấp đất lại. Sau đó lấy rơm hoặc lá chuối khô phủ quanh gốc cây để chống thoát hơi nước và cỏ dại, phủ cách gốc 10cm.
5. Chăm sóc cam Vinh
* Làm cỏ, tưới nước
Trồng cam Vinh có hiệu quả cần chăm sóc rất chu đáo và tỉ mỉ. Sau khi trồng cây, mỗi ngày nên tưới nước ít nhất 2-3 lần tạo điều kiện cho rễ cây cam Vinh phát triển. Đồng thời phải nhổ sạch cỏ xung quanh gốc. Phần đường lô phía ngoài chỉ nên cắt cỏ để vừa chống xói mòn đất vừa là nơi cư trú của côn trùng có ích trong vườn cam.
* Cắt tỉa cành
Khi cây đã phát triển ổn định hơn, cần tiến hành cắt cành ngọn để tạo tán cho cây phát triển…. Các cành vượt cũng phải thường xuyên cắt tỉa. Khi tỉa bà con cần chú ý cắt sát thân cành để tạo mô sẹo.
* Bón phân
Bón phân thường xuyên nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh hại. Hàng năm cần bón bổ sung 30 – 40kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ cây kết hợp với bón phân hoá học.
Khi bón phân, bà con có thể đào rảnh sâu 20-25cm xung quanh gốc, bón phân xuống rồi lấp lại.
6. Thu hoạch và bảo quản
Bên cạnh các yếu tố về phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, thì khâu t hu hoạch và bảo quản cũng là một quy trình đặc biệt quan trọng và không thể xem nhẹ nhằm đảm bảo năng xuất và chất lượng cho quả cam Vinh.
Bà con cần chú ý thu hoạch kịp thời để không ảnh hưởng tới phẩm chất quả. Khi quả có 1/3 – 1/2 vỏ quả chuyển màu là thu hoạch được. Khi thu hái nên duùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ quả, gãy cành. Phân loại trước khi cất giữ hoặc vận chuyển bán ngoài thị trường.
Đối với bà con ở mảnh đất Nghệ An cũng như Hà Tĩnh – tỉnh ráp danh với Nghệ An đều có thể trồng được cây cam này. Chỉ cần sau 3 năm là chúng ta có thể có thu nhập ổn định nhờ bán cam. Hơn nữa, cam Vinh trên thị trường đã có một vị trí rất vững chắc trong lòng mọi người nên không khó để bán. Sau mỗi vụ cam bà con có thể thu về từ 300 – 500 triệu đồng.
Trồng và chăm sóc cây cam Vinh không khó mà lại thu lợi nhuận rất cao, cho nên bà con nên mạnh dạn để đầu tư. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.
Giống Cam Sành.hướng Dẫn Trồng Cam Sành Hiệu Quả
Mục Lục1. Giới thiệu giống cam sành Hà Giang 2. Kĩ thuật trồng cam sành Hà Giang 3. Mua giống cam sành Hà Giang
1. Giới thiệu giống Cam Sành Hà Giang
Cam sành Hà Giang -Tuyên Quang-Yên Bái: là vùng cam chủ yếu của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất cao; quả được thu hoạch vào dịp Tết. Tại tỉnh Tuyên Quang, nổi tiếng nhất là cam sành Hàm Yên, cam được trồng nhiều tại xã Phù Lưu và một số xã lân cận. Đây là vùng có năng suất trồng cam rất tốt, quả cam thơm ngon
Trái cam sành có dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt, trọng lượng trung bình 275 gram/ trái. Chu kỳ khai thác 10 – 15 năm. Phù hợp ăn tươi, chế biến và tiêu thụ nội địa.
Đây là giống cây trồng dễ trồng dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh. Tỉ lệ đậu quả cao.. Giống cây cam sành hiện đang được trồng phổ biến ở hai khu vực lớn là đồng bằng sông cửu long và khu vực tuyên quang bắc giang.
Cây cam sành có chiều cao từ 2 – 4 m, cây có tán lá tròn, tán cây tạo hình bán cầu. Độ rộng tán tùy thuộc vào chế độ chăm sóc khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Khung cành dày, nhiều cành tăm, lá nhỏ, phiến lá dày, bóng.
Cây cam sành Hà Giang nhìn cũng không khác gì với những loại cây cùng họ khác như chanh, bưởi…nó có thân cây gỗ mềm phân nhiều cành nhánh từ gốc, những cây non khi còn nhỏ còn có thêm gai ở thân cây. Lá cây cam sành Hà Giang có màu xanh đậm nhỏ mọc dày quả mọc ra từ nách lá.
Khi cam còn xanh nó sẽ có màu xanh bóng mượt nhưng khi chín thì chuyển dần sang màu vàng. Nếu như ta mua cam để vắt nước thì hãy chọn những quả có vỏ màu xanh hơi ngả vàng 1 chút sẽ có được độ thơm ngon nhất.
Cây cam sành Hà Giang có đặc tính là thích hợp trồng ở vùng núi có khí hậu mát mẻ, chúng rất dễ sinh trưởng ở những vùng đất đồi.
Quả cam sành hình tròn hơi dẹt, vỏ màu vàng cam, cuống nhỏ, vỏ quả sần, đốm nắng, ăn có hương thơm, vị ngọt thanh, hơi chua dôn dốt.
Quả chín từ đầu tháng Mười đến tháng Mười Một (Âm lịch) hàng năm.
Trồng cây cam sành Hà Giang ta cùng cần phải lưu ý nhiều đến điều kiện khí hậu, ánh sáng và lượng nước.
Cần trồng cây ở những nơi có ánh sáng vừa đủ không quá nắng gắt đồng thời luôn phải cung cấp lượng nước đều cho cây tránh cây bị khô hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa tạo quả cũng như chất lượng cây trồng.
Chuẩn bị đất trồng:
– Khoảng cách trồng: 6m x 5m, hoặc 5m x 4m – Kích thước hố: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.– Bón phân vào hố: Bón lót: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục + 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1-0,2 kg Kali + Vôi bột 0,5 – 1 kg; thuốc sâu bột (Basudin 10H…) 0,1kg).– Trộn đều lượng phân trên (không có vôi và thuốc) với lớp đất mặt và lớp đất giữa (khi đào hố để riêng).– Trả lớp đất dưới xuống hố, tiếp đó lấp phân và đất đã trộn xuống hố, dùng cuốc phá thành hố sau đó rải vôi lên mặt hố và lấp đất mỏng 2-3 cm. Tiếp đó bơm nước vào đầy hố, khoảng 10-15 ngày sau bón thuốc sâu bột trên mặt hố, dùng cuốc đảo trộn đều khoảng 15 ngày sau là trồng được.Nếu không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học với lượng 10 – 15 kg/hố. Dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi cho đến khi hoai mục.
Bón phân cho cam sành:
* Thời kỳ bón:– Cây từ 1-3 tuổi:có phân chuồng + phân lân bón vào tháng 12 đến tháng 01. Đạm urê và kali bón làm 3 lần:+ Lần 1: vào tháng 1-2: 30% đạm;+ Lần 2: vào tháng 4-5: 40% đạm + 100%kali;+ Lần 3: tháng 8 – 9: 30% đạm. (thời gian bón còn tùy thuộc vào khí hậu từng vùng)– Năm thứ 4 trở đi: phân chuồng + lân + vãi sau khi thu hoạch quả (quả tháng 12 sang tháng 1).+ Thúc lần 1(Bón đón lộc xuân ): Khỏang từ 15/2-15/3: 40% đạm + 40% kali;+ Thúc lần 2: vào tháng 4-5: 30% đạm + 30% kali;+ Thúc lần 3 (Bón thúc cành thu và nuôi quả ): vào tháng 6-7: 30% đạm + 30% kali.*Cách bón:Sau khi thu hoạch: bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm. Bón thúc vào Lần 1, lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong vòng tán cây, với đảo sâu 4-5cm, vùi đất lấp kín, tủ rơm rác giữ ẩm.
Tưới nước cho cây cam sành
Sau trồng tưới ướt đẩm đất, Sau trồng hai ngày tưới 1 lần, khi cây xanh tốt trở lại 5 – 7 ngày tưới 1 lần. thời kỳ khô hạn, ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước kịp thời khi bị úng. Tiến hành tủ gốc cam.– Cây giống cam sành được nhân giống bằng phương pháp nhân bản vô tính hình thức ghép mắt.– Cây giống cam sành đủ tiêu chuẩn đem trồng khi cây đạt chiều cao 40 cm, Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15cm– Cây giống đảm bảo bảo khỏe mạnh không sâu bệnh– Hiện tại trung tâm có câygiống cam sành 1 , 2 năm tuổi với số lượng lớn.– Quí vị có thể tham khảo một số giống cam khác như : Cam Vinh, Cam Cara , Cam Xoàn , Cam V2 , Cam Bù Hương Sơn , Cam Sành , Cam Đường , Cam Chanh, … Các bạn tham khảo kĩ thuật trồng giống cam Sành theo đường link sau:http://giongcaytrong.org/kt-trong-cay/ki-thuat-trong-cay-an-qua/ki-thuat-trong-cam-sanh-31.html
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Cam Đặc Sản Số 02 – Cam Vinh Giống Cam Làm Nên Thương Hiệu trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!