Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Cà Na Thái Có Dễ Trồng Không? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
4.7 sao trên tổng số 202 lượt review
Cây cà na Thái có dễ trồng không, bao lâu thì thu hoạch, bán bao nhiêu,… là thắc mắc của hầu hết những ai muốn tìm hiểu cũng như có ý định trồng giống cây vừa “lạ” lại vừa “quen” này. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả qua bài viết này.
Cây cà na Thái là giống cây trồng tưởng quen thuộc nhưng hóa ra lại mới lạ. Nói quen thuộc là vì hình dáng khá tương tự với giống cà na thường có tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét về mặt năng suất cũng giá trị kinh tế, cây cà na Thái có nhiều ưu điểm vượt trội. Đó là lý do ngày càng nhiều người thích thú với những mô hình trồng cây cà na Thái.
Cây cà na Thái là một trong những giống cây trồng mới lạ đem lại tiềm năng kinh tế cao. Nếu giá bán thị trường của cà na bình thường là 10.000 – 15.000 ngàn đồng/ký thì giá bán của trái cà na Thái gần như là cao gấp 3 lần, dao động khoảng 30.000 – 35.000. Vì lý do này, nhiều nhà vườn đã biết cách tận dụng lợi thế vườn nhà để trồng cây cà na Thái. Vậy, trồng cây cà na Thái có dễ không?
Theo kinh nghiệm từ nhiều nhà vườn, cây cà na Thái rất dễ trồng, chịu ngập, chịu hạn (thậm chí 10 ngày tưới nước 1 lần vẫn được) và chịu phèn tốt. Đặc biệt, nếu trồng xen canh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Cây cà na thái thường nở hoa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm thu hoạch thường vào khoảng tháng 7 – 9. Kể từ thời điểm trồng đến thu hoạch mất khoảng 2 năm. Trung bình mỗi cây có thể cho khoảng 80 – 90kg.
Ngoài ra, cây cà Thái cũng chịu được sâu bệnh tốt, do đó giảm được chi phí trong quá trình trồng và chăm sóc cây ca Thái. Để thu về năng suất nhiều nhất, bạn nhớ phải trồng cây nhau khoảng 4m, nếu diện tích không cho phép, khoảng cách vẫn phải đảm bảo cách nhau 3m. Đó là điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Tóm lại, cây cà na Thái có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là cách trồng và chăm sóc hoàn toàn không hề phức tạp. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật và biết cách tận dụng đan xen mô hình vườn nhà, cây cà na Thái sẽ là nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình đấy. Đặc biệt, với nguyên liệu ca na Thái, bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn đa dạng khác nhau.
Trồng Hoa Hồng Có Dễ Không
Trồng hoa hồng đòi hỏi tính kiên trì và khéo tay của mỗi người. Để có một chậu hoa hồng đẹp, thậm chí là một vườn hoa hồng không phải là quá khó nếu bạn biết được những yếu tố cơ bản sau:
Ánh nắng mặt trời có vai trò dự trữ năng lượng trong quá trình phát triển của cây. Thông qua ánh nắng vào buổi sáng và sự quang hợp vào buổi chiều. Để đạt yêu cầu năng lượng ra hoa thì cây hoa hồng cần tối thiểu 2 giờ nắng mỗi ngày. Hoa hồng nhận được ánh nắng mặt trời càng lâu thì sự phát triển của nó càng tốt. Hoa hồng đôi khi cần được che nắng. Hoặc chuyển vào khu vực có che lưới đảm bảo 1 nửa có ánh sáng mặt trời.
Vào mùa hè, nền nhiệt cao hoa hồng có thể mắc một số bệnh như: chết khô, nhện đỏ, sâu lá. Khi vào mùa đông không có nắng nó sẽ gây ra sự suy yếu tăng trưởng thực vật, cành mảnh mai. Khả năng kháng bệnh kém và dễ mắc các bệnh như: phấn trắng, đốm đen, rệp sáp….
Nhiệt độ tối ưu để cây phát triển
Mùa xuân và mùa thu có nhiệt độ thích hợp nhất. Đó là mùa hoa hồng phát triển mạnh mẽ và đua nhau khoe sắc. Nên nắm bắt thời điểm để trồng, bón phân và cắt tỉa.
Lượng ẩm phù hợp
Sự thoát hơi nước của cây trồng trong chậu nhanh hơn so với cây trồng trong vườn. Đặc biệt là ánh sáng mặt trời mạnh vào mùa hè. Độ ẩm của đất nhanh chóng bị bốc hơi, cây dễ bị thiếu nước do đó cần phải tưới nước đủ cho cây đúng thời điểm. Tránh để nước đọng lại quá lâu, khi trong chậu độ ẩm quá lâu trong thời gian dà. Rễ cây không thở được dẫn đến bị thối rễ. Đặc biệt là khí hậu vào mùa Xuân ở miền Bắc nước ta.
Ngoài độ ẩm trong đất, độ ẩm của không khí cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của cây hoa hồng. Độ ẩm không khí cao, sự thoát nước của cây hoa hồng bị chậm lại và khi độ ẩm quá cao sẽ dễ gây bệnh cho cây. Khi độ ẩm thấp sự thoát hơi nước của cây diễn ra mạnh mẽ, làm cho cây bị mất nước và héo. Do đó việc quản lý sự thoát hơi nước là một vấn đề quan trọng với cây hoa hồng.
Đất màu mỡ và thoát nước tốt
Các loại đất có hệ thống thoát nước kém hoặc đất nghèo dinh dưỡng có thể được cải thiện. Bằng cách bổ sung thêm các yếu tố còn thiếu. Nếu đất trồng cứng có thể gây ra thông gió kém, rễ cây không thể trao đổi khí làm cây suy yếu và chết dần.
Việc cắt tỉa phù hợp có thể thúc đẩy quá trình trao đổi khí, giảm sự phát triển của sâu bệnh.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Na Thái
Tên khoa học: Annona squamosa L
Họ: Annonaceae (họ mãng cầu)
Nguồn gốc: nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới
Đặc tính của cây na thái
Na thái là một loại cây ưa đất trồng phải thoáng vì thế mà ta không nên trồng cây ở những vùng đất ngập úng hay đất trũng thường xuyên bị ẩm ướt. Tuy cây na thái có thể chịu được đất cát xấu nhưng thật ra cây chỉ phát huy nhược điểm nếu như đất quá nhiều màu và không bón phân thì cây chóng già cỗi, quả ra không được thơm mùi ít phần cơm thịt và nhiều hạt hơn. Vì thế ta phải chăm sóc cây na thái từ khi mới bắt đầu trồng có như vậy cây mới có nhiều nhựa sống và cho chất lượng quả ngon được.
Cây na thái chống ngập úng khá kém nhưng có khả năng chống hạn rất tốt. Nếu ta trồng cây na thái ở những vùng đất cao gặp hạn hay vài mùa khô thì lá na sẽ bị rụng hết nhưng nếu như có nước hay vào mùa mưa thì lá lại mọc lại ngay. Lứa đầu tiên ra hoa lúc này lá chưa mọc được nhiều nên hoa cũng rụng nhiều nhưng đến khi bộ lá đã đủ khỏe thì cây bắt đầu quang hợp tốt và đậu trái. Cũng vì nhịp độ sinh trưởng đặc biệt như vậy nên giống na thái không cần chăm tưới nhiều, nếu có chăm sóc thì mùa ra trái kéo dài hơn mà thôi.
Cách trồng và chăm sóc cây na thái
Cây na thái không cần ta tốn quá nhiều thời gian chăm sóc vì thế mà cây thích hợp nhân giống trồng ở nhiều nhà vườn cho năng suất cao. Bên cạnh đó ta cũng cần lưu ý một số điểm sau đây.
Đất trồng na thái cần phải lựa chọn loại đất thoáng tơi xốp, cung cấp đủ chất dinh dưỡng ngay từ ban đầu khi bắt đầu trồng cây đồng thời loại đất này phải có khả năng thoát nước tốt như vậy cây mới có thể phát triển nhanh chóng được.
Việc tưới nước thường xuyên cho cây có lẽ là không cần thiết lắm nhưng nếu như bạn muốn kéo dài thời gian ra quả hay muốn ăn những quả na thái trái mùa thì có thể tăng cường tưới nước cho cây.
Kỹ Thuật Trồng Cây Na Thái Lan
Ngày đăng: 2016-05-07 05:50:13
Na là một loại cây có tính thích ứng lớn, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Trái na có độ ngọt cao, vị chua nên không lạt, lại có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích. Giống: có 2 loại na: dai và bở.
Phân loại cây Na Thái
– Na bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chưa chín hẳn có thể đã nứt.
– Na Thái thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của Na Thái cao hơn Na bở.
Hướng dẫn cách nhân giống cây Na Thái
– Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 – 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 – 3 năm cây có thể cho trái.
– Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Na Thái chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là Na Thái và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép Na Thái. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 – 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 – 6 cm.
Đặc tính của cây Na Thái
– Na Thái ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.
– Na Thái chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 – 5 lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 – 8 cũng rụng nhiều; trái kết được cũng nhỏ vì vậy Na Thái thuộc loại trái có mùa không như chuối, dứa, đu đủ, và cả Na xiêm nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, trồng Na Thái không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.
– Na Thái tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó Na Thái không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Na Thái
khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 – 50 cm đem trồng thì dễ sống hơn.
– Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.
– Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.
– Bón phân: Nên bón 20 – 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 – 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.
Sâu bệnh: Na Thái ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi Na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.
– Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.
Thu hoạch:
Dấu hiệu Na chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (Na mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “Na bở” kẽ nứt toác. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là Na Thái, vẫn dễ nát.
Bảo quản:
Trái cây chín nhanh thường do quá trình hô hấp mạnh (hút khí O2 và thải khí CO2). Ngoài ra, trong quá trình chín, trái cây còn thải khí etylen và chính khí này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn. Cách hữu hiệu để bảo quản trái cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen,…). Vì vậy, nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị quy định. Với xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 130C, chôm chôm: 120C, Na: 130C, dưa hấu: 100C,… Nếu không có điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch muối canxi (CaCl2, nồng độ 1-3% trong thời gian 1-3 phút) để ức chế quá trình hô hấp của trái cây.
Từ khóa: hướng dẫn cách trồng cây na thái lan, quy trình trồng cây na thái lan cho năng suất cao, mô hình trồng cây na thái lan đem lại hiệu quả kinh tế cao, phương pháp trồng cây na thái lan cho năng suất cao, cung cấp giống cây na thái lan, mua bán cây na thái lan giống, mua bán cây na giống,
TIN TỨC KHÁC :
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Cà Na Thái Có Dễ Trồng Không? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!