Cập nhật nội dung chi tiết về Cây Atiso – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Atiso mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
THÔNG TIN CHI TIẾT
Cây atiso là loại cây được trồng lâu năm có tên khoa học là Cynara scolymus, thuộc họ nhà Cúc Asteraceae có nguồn gốc bắt nguồn từ miền Nam Châu Âu, quanh địa Trung Hải. Sau đó, được người Cổ Hy Lạp và La Mã khai thác, nhân giống sử dụng như 1 loại thực phẩm
Sau này, cây atiso được người Pháp di thực và nhân giống tại Việt Nam cách đây khoảng vài trăm năm. Với đặc tính của mình, atiso chủ yếu được trồng ở những nơi có khí hậu ôn đới, điển hình như: Đà Lạt, Lâm Đồng, Sapa, Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
Đặc điểm hình dáng cây atiso
Atiso là loài cây thảo có kích thước lớn, có chiều cao trung bình từ 1,6 – 2,3m, thân cao, mọc thẳng đứng, xung quanh có các khía dọc theo thân, thân cây được phủ 1 lớp lông trắng. Lá Atiso khá to, chiều dài trung bình từ 50 – 90cm, thường mọc so le với nhau, phiến lá có thùy sâu, có răng cưa nhưng không đều, mặt dưới có lớp lông trắng, mặt trên có màu xanh lục, cuống lá to. Hoa atiso thường mọc thành cụm lớn, có hình bầu, đế có lông tơ bao phủ xung quanh, thường mọc ở đầu ngọn cây. Hoa thường có 2 màu cơ bản là đỏ tím hoặc màu tím nhạt, mang toàn hoa có hình ống. Quả có màu nâu sẫm, mào có lông trắng, quả thường nhẵn bóng không có vết nhăn.
Đặc điểm sinh trưởng của cây atiso
Atiso là loài cây trồng lâu năm, có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình. Cây thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, nhiệt độ thấp.
Cây atiso được biết đến từ khi mới khai thác là 1 loại rau rất nhiều chất dinh dưỡng, trở thành nguyên liệu chính để chế biến những món ăn đậm vị, đặc sản. Thường xuyên sử dụng atiso sẽ rất có lợi cho đường tiêu hóa, giảm được lượng cholesterol trong máu, có tác dụng tích cực đối với những người bị bệnh tim. Đồng thời, atiso giúp cơ thể cân bằng lại lượng đường, là phương pháp kết hợp để giảm cân rất hiệu quả cho người thừa cân.
Trong Đông y, lá atiso có công dụng giúp lợi tiểu nhuận tràng, thông mật,… ngoài ra, atiso còn được bào chế thành thuốc điều trị các bệnh về xương khớp, viêm thận, xơ gan,… Atiso là loài cây có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của nó như: lá, thân, quả, hoa. Trong công nghiệp hiện nay, atiso được sấy khô hoặc dùng để sản xuất các loại sản phẩm có lợi cho sức khỏe khác như: nước uống, trà, tinh dầu,…
Với những công dụng trên, atiso rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều hiện nay, vì thế đem lại hiệu quả kinh tế cô cùng giá trị đối với người trồng vườn.
Chọn đất và làm đất
Đối với cây Atiso, nên chọn đất trồng có hàm lượng hữu cơ cao, độ ẩm và khả năng thoát nước tốt, độ ẩm trong đất phải đạt hơn 85%. Ngưỡng pH thích hợp để trồng cây là từ 5,5 – 6,5, đố với những vùng có nhiệt độ tương đối thấp như Đà Lạt hằng năm cần kiểm tra và cân bằng lại độ pH. Khi trồng atiso bạn có thể tận dụng trồng luân canh với các cây họ đậu, cây hoa và rau, không nên trồng thâm canh hoặc trồng liên tiếp nhiều vụ sẽ làm cây không đạt năng suất cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển. Trước khi trồng cây, bạn nên dọn dẹp sạch cỏ, cày bừa sâu để làm thoáng đất cũng như tiêu diệt các mầm bệnh đang ẩn trong đất.
Sau đó, sử dụng phân chuồng ủ mục, vôi bột, phân lân để bón lót cho cây trước 1 – 2 tuần trước khi trồng cây giống
Cách trồng cây atiso
Hiện nay, atiso chủ được nhân giống bằng 2 phương pháp cơ bản: Trồng atiso bằng cây con; nhân giống atiso bằng cách gieo hạt.
Đối với các luống ươm: Mỗi hàng nên cách nhau từ 1 – 2m, khoảng cách giữa các cây từ 15 – 25cm.
Cách chăm sóc cây atiso
Tưới nước
Sau khi trồng cây giống xong, bạn có thể phủ 1 lớp rơm khô mỏng lên bề mặt luống để giữ ẩm cho cây. Đối với giai đoạn vừa mới trồng cây và vào mùa khô, cần tưới nước đầy đủ cho cây, 2 lần/ngày tưới vào lúc sáng sớm, chiều mát. Vào mùa mưa, có thể giảm lượng nước tưới xuống, thay vào đó nên chú đến việc thoát nước kịp thời cho cây để cây không bị ngập úng.
Bón phân
Sau khi trồng cây khoảng 20 ngày, nạn tiến hành sử dụng hỗn hợp phân hữu cơ, chuồng ủ mục, trùn quế để bón thúc cho cây, trung bình 1 vụ bạn nên bón thúc với hỗn hợp trên từ 5 – 6 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 15 – 25 ngày. Nên thường xuyên làm cỏ dại, cũng như vun xới cho cây, để tránh tình trạng cây thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Trước khi chuẩn bị thu hoạch khoảng 40 – 45 ngày, nên ngừng bón phân cho cây để đảm bảo chất lượng atiso.
Một số bệnh thường gặp ở cây atiso
Bệnh đốm lá trên cây atiso
Khi bị mắc bệnh này, cây atiso thường xuất hiện những vết tròn màu vàng ở cả 2 bên bề mặt lá, nếu để lâu bệnh sẽ làm lá bị khô, cháy và rụng sớm, hoa và thân của cây cũng bị lây bệnh dần dẫn đến cành cong, hoa khô, về sau cây sẽ chết dần. Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa, độ ẩm không khí cao.
Để phòng trừ loại bệnh này, việc đầu tiên là phải thường xuyên kiểm tra tình hình sức khỏe của cây, tiến hành tiêu hủy những tàn dư, cây bị mắc bệnh để tránh lây lan. Chú trọng công tác thoát nước cho cây vào những mùa mưa, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây có sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
Bệnh do bọ phấn gây ra trên cây atiso
Bọ phấn thường sinh sôi, sinh trưởng ngay trên các mặt lá của cây atiso, khi ăn bọ thường chích nhựa độc vào lá và thân cây, từ đó cây bị chảy mủ độc, nếu để lâu lá chuyển dần sang màu vàng và rụng sớm, cây còi cọc, không phát triển được, sau đó chết dần. Cách phòng tránh bệnh bọ phấn cần thường xuyên dọn vệ sinh vườn trồng, thường xuyên tỉa bới những cành mọc vượt, để tạo độ thông thoáng cho cây. Có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun định kỳ cho vườn 2 tháng/lần. Khi phát hiện cây bị bệnh, cần tiến hành cắt bỏ những phần đã bị nhiễm bệnh để tránh lây lan cho các cây khác.
Với những chia sẻ trên, mong rằng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm khi sử dụng cũng cách trồng và chăm cây atiso đúng cách.
Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/rau-cac-loai/
Cây atiso – Cách trồng và chăm sóc cây atiso
5
(100%)
1
vote[s]
(100%)vote[s]
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Atiso Đỏ Trên Sân Thượng
Hoa Atiso đỏ (hoa bụp giấm) ngâm với đường và mật ong có tác dụng mát gan, giải nhiệt cho cơ thể, có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón…
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây atiso đỏ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Cây atisô đỏ thích hợp với điều kiện đất nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ 5 – 7%, giữ ẩm và thoát nước tốt. Độ pH thích hợp là 6 – 6,5. Ẩm độ đất trong vụ khô cần trên 80%, tuy nhiên nếu ẩm độ đất quá cao và kéo dài trong vụ mưa sẽ dễ gây bệnh chết cây con.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
2. Chọn giống và trồng cây
Cây atisô đỏ thường được trồng bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống gần nhà. Khi mua chú ý lựa chọn hạt giống chất lượng, có tỉ lệ nảy mầm cao, không chất bảo quản.
Trước khi gieo nếu thời tiết và đất khô có thể ngâm nước khoảng 2 – 3 tiếng để trưng hạt, giúp nảy mầm tốt hơn.
Gieo thẳng mỗi hốc từ 2 – 3 hạt (mỗi hạt cách nhau 3 – 5cm). Khi cây con mọc cao 20cm, tỉa bớt cây xấu, chỉ để lại một cây tốt (để lại cây có lá xẻ thuỳ nhiều năng suất cao hơn) phủ đất tơi dày 3cm. Sau khi gieo xong tiến hành tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Vào mùa khô, ngày tưới nước 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát cho cây atisô đỏ. Khi bước sang mùa mưa, chú ý tháo nước để tránh tình trạng cây bị ngập úng.
Sau khi trồng khoảng 15 – 20 ngày, tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón 1 đợt.
Suốt mùa vụ, tiến hành vun xới từ 2 – 3 lần cho cây. Thường xuyên làm cỏ dại để tránh tình trạng cỏ ăn mất chất dinh dưỡng.
Sau 45 – 50 ngày kể từ khi ra hoa đầu tiên có thể thu hoạch được. Nên hái vào lúc nắng để phơi đài quả cho nhanh khô, không bị mưa ẩm, mốc làm hỏng bông atisô đỏ.
Quả chín lẻ tẻ có thể cắt những cành quả chín và bóc lấy quả phơi khô, tách quả phơi riêng. Các quả bị thối, mốc, khô trên cây cần loại bỏ ngay. Thu quả phải bóc phơi ngay, khi phơi hong phải rải mỏng không chất đống vỏ, quả dễ bị nóng lên men, thối…. làm hỏng sản phẩm.
Không nên thu hoạch khi trời mưa vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của của quả. Đài quả sẽ bị đen và không đạt yêu cầu về màu. Sau khi đài quả phơi sấy khô dòn, cần đóng bao 2 lớp (lớp nilon bên trong chống mốc lớp ngoài bằng bao dứa khâu kín). Bảo quản tại kho thoáng mát.
Kỹ Thuật Trồng Cây Atiso Cho Năng Suất Cao
Hoa atiso xanh, hoa atiso đỏ được đăng bán tại MuaBanNhanh: Hoa atiso
Kỹ thuật trồng cây atisô cho năng suất cao
Ý kiến chia sẻ, đóng góp kinh nghiệm trồng cây atiso của bà con nông dân:
được chia sẻ từ Hiếu Giang Bettter: “Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây atisô”
Người La Mã là người đầu tiên trên thế giới biết đến và mê mệt với cây atisô, Cynara scolymus. Là giống cây thuộc về loại hoa hướng dương, cây atisô mang tiếng là khó trồng vì vậy người làm vườn rất ngại trồng nó. Tuy nhiên, nhờ những cách gây giống cũng những kỹ thuật trồng tỉa hiện đại, ngày nay người ta có thể trồng cây atisô ở khắp nơi, ngay trong những vùng có khí hậu không hợp.
Cây atisô xuất phát từ miền nam Âu châu. Chúng mọc và phát triển cách đây hàng bao trăm năm trên những vùng đất phì nhiêu có nhiều ánh nắng. Atisô ngày nay xuất xứ từ hai nguồn gốc: green và globe. Green atisô mọc rất mạnh, hợp với khí hậu lạnh. Mùi vị của chúng bù lại không được đậm đà như loại globe atisô, loại có màu hơi tím ở lá cuống bông. Một trong những loại được yêu chuông nhất ngày nay là loại green globe atisô,được ghép vào thế kỷ 19từ hai loại kể trên.
Có hai cách trồng thông thường là:
– Một vài loại atisô đẻ cây non, người ta chỉ cần tách những cây non ra và trồng xuống với độ sâu khoảng 15 cm, sao cho đết phủ gần hết ngọn.
– Cách thứ hai là gieo hột vào mùa xuân, nên dùng đất nhiều chất mùn tốt để tránh hột giống bị hư thúi. Sau khi mọc được hai lá thì trồng trồng cây non vào bịch và cứ hai tuần tưới phân lỏng một lần. Cây atisô không chịu lạnh và chỉ hợp với khí hậu dịu như cây salat. Nhiệt độ trên 30 °C sẽ làm chúng khựng lại không phát triển nữa. Nên chú ý đến khoảng cách trồng cây atisô. Một cây atisô lớn có đường kính gần 4 thước. Không nên trồng atisô quá khít. Khoảng cách tối thiểu phải là 1,2 thước. Trồng quá dầy làm gió không thổi luồng được và sẽ dễ sanh bịnh nấm sương.
Vì là loại cây nhiều mùa cho nên đất trồng phải được bón đầy đủ phân và ít cày bới. Nồng độpH ở vào khoảng 6-8 là tốt nhất.
Atisô sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm.
Khi bắt đầu trổ nụ, nên để ý để có thể thâu hoạch đúng thời điểm. Ðộ lớn vừa đủ trước khi lá bông bắt đầu mở. Trễ quá nụ sẽ bị cứng và trở nên như gỗ. Cắt nụ với cuống có độ dài từ 3 – đến 5 cm. Cuống của atisô có vị như nụ, vì vậy không nên vứt bỏ. Sau khi thâu hoạch, nên cắt cuống đến tận chân và bón phân để thúc cây trổ mầm mới.
Sâu rầy:
Một vài loại rầy sâu có thể gây phiền phức, nhưng chúng không gây hại nhiều cho cây artisô.
Như đã đề cập đến loại green globe atisô hiện nay rất thịnh hành. Violetto atisô đang được yêu chuộng vì mùi vị cũng như giá trị trang trí của chúng. Imperial Star atisô, được California Extension Service gây giống ra, rất hợp với những vùng đất trồng khắc nghiệt, và lợi điểm là người ta sẽ có thâu hoạch liền trong năm đầu.
Nếu trồng theo đúng quy trình, atisô sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm. Có một số phương pháp chính để nhân giống atisô.
Thứ nhất, phương pháp hữu tính (trồng bằng hạt). Dạng này không thông dụng, thường chỉ áp dụng trong các cơ quan nghiên cứu để lai tạo giống ban đầu. Tuy nhiên, nếu dùng giống F1 tốt thì sẽ có hiệu quả cao.
Thời vụ gieo hạt từ tháng 2 – 4 hàng năm. Chọn hạt tốt, loại bỏ hạt lép. Ngâm hạt vào dung dịch: Zineb hoặc KMnO4 1%… để xử lý trước khi gieo. Đất và phân hữu cơ sinh học Better HG 01 trộn theo tỷ lệ 1:3. Khi cây con lên bón thúc phân Better NPK 16-12-8-11+TE. Phun xịt các loại thuốc sâu bệnh thông thường theo định kỳ để phòng trừ dịch hại. Tốt nhất nên sử dụng vườn ươm có mái che.
Phương pháp vô tính (cấy mô) có ưu điểm cây sạch bệnh, sinh trưởng mạnh, đồng đều và sản xuất nhanh một số lượng cây giống nhiều, nhưng hiện chưa được áp dụng phổ biến ở nước ta. Phương pháp tách cây con từ gốc cây mẹ hiện nay đang được áp dụng nhiều tại Đà Lạt. Cây con được tách từ cây mẹ đã được chọn lựa đạt tiêu chuẩn tốt, cây to, khỏe, năng suất cao, không sâu bệnh, có nhiều rễ, cắt bỏ bớt lá, chiều cao còn lại khoảng 20cm đem nhúng cây con từ 3 – 4 phút trong dung dịch thuốc Zineb hay Kasuran trước khi đem trồng vào luống ươm. Luống ươm đã được xử lý đất bằng CuSO4 (200gr/m2) và Basudin để phòng trừ sâu bệnh như sâu đất, nhớt cắn đọt.
Phân hữu cơ sinh học Better HG 01: 1000 – 1500kg; vôi bột 1000 – 1500kg; phân Better NPK 16-12-8-11+TE 400 – 450kg và 350-400kg Better NPK 12-12-17-9+TE lượng nguyên chất, có thể dùng phân đơn hoặc phức hợp theo lượng trên.Cách bón như sau:
Bón lót toàn bộ phân hữu cơ sinh học Better HG 01, vôi, phân Better NPK 16-12-8-11+TE 100kg rải đều khi làm đất; đảo trộn thật đều trước khi trồng.
Bón thúc lần 1, sau trồng từ 25 – 30 ngày, kết hợp cắt, tỉa lá kém chất lượng, bón 100 kg Better NPK 16-12-8-11+TE rải đều phân cách gốc 10 – 15cm.
Bón thúc lần 2, sau trồng từ 50 – 60 ngày, bón 100kg Better NPK 16-12-8-11+TE rải đều phân cách gốc 15 – 20cm, kết hợp chăm sóc làm cỏ, vun đất nhẹ.
Bón thúc lần 3, sau trồng 3 tháng, bón 150kg Better NPK 12-12-17-9+TE rải đều phân quanh gốc, kết hợp chăm sóc.
Bón thúc lần 4, sau trồng 4 tháng, bón 100kg Better NPK 11-12-17-9+TE rải đều phân quanh gốc.
Bón thúc lần 5, sau trồng 5 tháng, bón 150kg Better NPK 16-12-8-11+TE rải đều phân quanh gốc.
Bón thúc lần 6, sau trồng 6 tháng, bón 150kg Better NPK 12-12-17-9+TE rải đều phân quanh gốc.
Lưu ý sau các lần bón thúc đều phải tưới nước sau khi bón.
Nếu trồng theo đúng quy trình, atisô sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm.
Kỹ thuật trồng cây Atiso cho năng suất cao Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Cây giống, Giống cây Rau, Củ, Quả, Cây Atiso
Đăng bởi Mai Tâm
Tags: cách chăm sóc cây atiso, cách trồng atiso, hướng dẫn trồng cây atiso, kinh nghiệm trồng atiso, kỹ thuật trồng atiso, trồng cây atiso
Cách Trồng Và Chăm Sóc Atiso Đỏ Tốt Cho Sức Khỏe Tại Nhà
Cách trồng và chăm sóc Atiso đỏ tốt cho sức khỏe tại nhà
Chuẩn bị dụng cụ trước khi trồng cây Atiso đỏ
Để trồng Atiso đỏ tại nhà bạn cần phải chuẩn bị chậu, khay hoặc thùng xốp có đục lỗ ở đáy để cây có thể thoát nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các bao xi măng hoặc mảnh đất nhỏ trong khu vườn, sân thượng để trồng.
Đất trồng cây đổ
Đất để thích hợp trồng Atiso đỏ là đất phải có nhiệt trung bình, hàm lượng hữu cơ khoảng 5-7%, giữ ẩm và thoát nước tốt cho cây. Độ pH phù hợp là từ 6-6,5. Độ ẩm trong đất khi thời tiết khô là trên 80%, nhưng không nên để độ ẩm quá cao và kéo dài trong mùa mưa sẽ làm cây dễ bị nhiễm bệnh và chết.
Ngoài ra, bạn có thể mua sẵn đất tại các cửa hàng hoặc trộn hỗn hợp đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
Cần bón vôi rồi phơi ải từ 7-10 trước khi trồng để có thể xử lý hết các mầm bệnh có trong đất, tránh gây tổn hại đến cây.
Cách trồng cây Atiso đỏ
Thường thì Atiso đỏ được mọi người trồng bẳng hạt nhiều hơn vì tỉ lệ cây phát triển tốt hơn. Hạt giống Atiso đỏ bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống hoặc siêu thị. Cần chọn những loại hạt giống chất lượng tốt, tỉ lệ nảy cầm cao, không chất bảo quản thì sau này cây sẽ cho ra năng suất hiệu quả.
Lựa chọn thời điểm nắng, khô để có thể gieo trồng, ngâm hạt giống trong nước từ 2-3 giờ để trưng hạt, giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao hơn.
Mỗi chậu bạn nên gieo từ 2-3 hạt và khoảng cách mỗi hạt là từ 3-6cm.
Khi thấy cây con cao chừng 20cm, bạn cần loại bỏ những cây xấu, yếu bị sâu bệnh, chừa lại cây tốt, khỏe mạnh để đem đi trồng. Những cây có lá xẻ thùy sau này sẽ khi thu hoạch sẽ cho năng suất cao hơn mấy cây bình thường.
Sau khi gieo xong tiến hành tưới nước bằng bình phun sương nhẹ để cây không bị gãy.
Chăm sóc cây Atiso đỏ
Vào mùa khô, cần tưới nước 2 lần/ngày cho cây vào các buổi sáng sớm và chiều mát. Vào mùa mưa, bạn cần phải thường xuyên thoát nước cho cây, tránh tình trạng cây bị ngập úng dẫn đến bị chết.
Khi trồng cây được 15-20 ngày, bạn tiến hành bón lót cho cây đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế,… Cách 20 ngày là bón 1 lần cho cây là tốt nhất.
Trong quá trình trồng và chăm sóc cần tiến hành vui xới 2-3 lần cho cây. Nhổ sạch cỏ dại xung quanh để cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.
Khi trồng được 45-50 ngày là cây sẽ ra hoa đầu tiên thì bạn có thể thu hoạch. Tùy vào giống cây và điều kiện thời tiết thì cây có thể ra hoa sớm hoặc trễ hơn.
Khi thu hoạch, nên hái vào lúc có nắng để có thể phơi đài cho quả Atiso đỏ nhanh khô, không bị ẩm ướt, mốc là hỏng bông Atiso đỏ. Không nên thu hoạch khi thời tiết đang mưa vì như thế sẽ làm giảm chất lượng quả Atiso đỏ. Đài quả sẽ bị đen và không đạt yêu cầu về màu.
Những công dụng của Atiso đỏ
Hoa atiso hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan. Người già nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt vì nó không gây ra tiêu chảy ồ ạt mà cũng không gây tác dụng phụ.
Atiso đỏ chứa cynarin và silymarin là hai chất chống oxy hóa rất có ích cho gan. Một số nghiên cứu cho thấy chúng còn giúp hồi phục chức năng của gan. Atiso còn giúp làm đẹp làn da. Bởi da của bạn đẹp hay xấu phụ thuộc độ khoẻ hay yếu chức năng gan, tiêu hoá tốt hay không. Người dùng trà Atiso đỏ lâu rất thích nó bởi vị đàm đà dễ chịu. Hoa atiso đỏ giúp da mịn màng và tươi sáng hơn nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.
Hạt atiso đỏ ép lấy dầu có tác dụng kháng khuẩn Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Coryne bacterium pyogenes… và kháng nấm các loại Cryptococcus, Trychophyton, Aspergillus… Tham khảo tác dụng kháng khuẩn của Nấm linh chi.
Đài hoa Atiso đỏ có công dụng làm giãn cơ trơn tử cung, chống co thắt cơ trơn, trị viêm họng, ho, giúp hạ huyết áp và có tính kháng sinh. Đai hoa atiso mang nhai ngậm có tác dụng trị ho và viêm họng.
Lá atiso dùng làm rau ăn có vị chua chua. Người ta còn dùng thay giấm bằng đài hoa vì có vị chua hoặc làm mứt hay chế nước giải khát. Có nơi dùng để chế siro và còn có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng làm chất thơm kết hợp với đài hoa, quả để chữa bệnh scorbut. Toàn bộ cây có thể chế biến thành rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, chua dịu, vị chát mang dáng dấp của rượu vang Bordeaux.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cây Atiso – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Atiso trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!