Đề Xuất 6/2023 # Cần Lưu Ý Gì Để Giúp Cây Mai Vàng Nở Đúng Tết? # Top 7 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cần Lưu Ý Gì Để Giúp Cây Mai Vàng Nở Đúng Tết? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cần Lưu Ý Gì Để Giúp Cây Mai Vàng Nở Đúng Tết? mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những bông mai vàng thắm luôn là một trong những biểu tượng cho ngày Tết ở Việt Nam. Nhưng để có được một cây mai vàng nở đúng Tết, không phải là điều đơn giản. Bạn cần mất nhiều thời gian, công sức và nắm bắt tốt kỹ thuật để chăm sóc loài cây hoa này. Vậy hãy để Phân Dơi Số 1 giúp bạn với cách chăm sóc mai vàng cùng sản phẩm Phân Dơi Hữu Cơ – Bat Guano.

Giai đoạn trước Tết: (tầm từ tháng 6 AL – tháng 12 AL)

Chăm sóc mai trước Tết – Giai đoạn này, mai sẽ làm nụ và ra bông. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết sau để mai vàng nở đúng Tết:

Ánh sáng: mai là một loại cây thích hợp với khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, bạn cần đặt cây mai ở những vị có ánh sáng trực tiếp. Chẳng hạn như sân vườn, sân thượng,… (khoảng 25 – 30 độ C và có khoảng 4 – 6 giờ chiếu sáng).

Lặt lá: Đây là một công việc quan trọng trong giai đoạn này. Bởi nó giúp cây tập trung cho việc ra nụ và phát triển hoa. Chọn thời điểm lặt lá có thể quyết định thời gian và sự nở hoa. Thường thì thời gian lặt lá diễn ra vào thời điểm cuối tháng 11 – đầu tháng 12 (nhưng còn tùy vào độ lớn nhỏ của nụ, khí hậu và kinh nghiệm người trồng). Khi lặt hết lá mai, bạn nên ngưng tưới nước vài ngày để cây ra hoa tốt hơn.

Giai đoạn trong những ngày Tết: (khoảng tháng 1 AL)

Đây là khoảng thời gian mà bạn tận hưởng thành quả sau quá trình tỉ mỉ, vất vả để chăm sóc mai vàng nở đúng Tết. Tuy nhiên, để có thể duy trì vẻ đẹp của những cây mai trong ngày Tết, bạn nên lưu ý:

Không để cây mai ngay trước quạt hoặc trong phòng có nhiều hương nhang vì có thể làm mai nhanh tàn.

Không nên bón thêm Phân bón vào giai đoạn này vì cây không có lá thì cũng không trao đổi chất hoặc làm rễ suy kiệt.

Tưới ẩm vừa đủ cho cây mai.

Giai đoạn sau Tết

Chăm sóc mai sau Tết – Trong giai đoạn này, cây mai cần thời gian và dinh dưỡng để phục hồi và phát triển sau một thời gian dồn sức cho việc ra hoa. Bạn nên:

Sử dụng Phân dơi bón mai: Trong giai đoạn này, cây rất cần Đạm và các vi lượng để tái thiết lại cành nhánh mới, tạo ra sinh khối mới. Do đó, bạn hãy bổ sung Phân Dơi Hữu Cơ Bat Guano với bằng cách:

Bón trực tiếp: 200 – 250 gam Phân dơi/1 gốc mai/3 tháng. Lưu ý: tưới nước ngay sau khi bón phân dơi).

Pha nước tưới: theo tỷ lệ Phân Dơi : Nước là 1:10, tưới 1 lần/1 tuần.

Tưới nước: luôn giữ ẩm và thông thoáng cho đất. Bạn có thể dùng vòi nước tưới đẫm hằng ngày cho đất.

Tỉa cành: tỉa lại cành và tán mai cho cân đối, cắt ngắn những cành vượt ở tán và cắt bỏ chồi vượt trong thân. Tỉa hết các hoa, nụ và quả.

————–

Đặt mua Phân Dơi Nhập Khẩu BAT GUANO qua các Shopee, Tiki, Lazada, Sendo:

4.9

/

5

(

26

bình chọn

)

7 Điều Cần Lưu Ý Khi Chăm Sóc Mai Vàng Sau Tết

Sau những ngày Tết Nguyên Đán ngập tràn niềm vui cùng những nhánh mai vàng khoe sắc thắm, hoa mai bắt đầu tàn, khi đó nếu bạn muốn tiết kiệm được tiền mua một chậu cảnh mới mà vẫn có một chậu mai vàng ưng ý để chơi Tết năm sau thì bạn phải có kỹ thuật chăm sóc mai vàng sau tết để năm sau mai lại đơm hoa kết nhụy.

Công việc chăm sóc mai vàng sau Tết cần làm sớm ngay từ mùng 8 – 10 tháng Giêng nếu không muốn cây bị mất sức và bị sâu bệnh tấn công.

Tuy nhiên việc này không hề đơn giản và sẽ là công dã tràng nếu bạn không biết cách chăm sóc mai sau tết. Với kinh nghiệm trồng mai nhiều năm, tôi khuyên bạn chỉ cần lưu ý 7 điều này khi chăm sóc mai vàng sau tết chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời.

1. Cắt bỏ hết hoa và nụ hoa

Nếu là cây mai đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa. Chỉ nên cắt giữa cuống hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới. Còn nếu cây mai đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời, nơi có nắng sớm chiếu vào; khoảng một tuần sau tết khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa.

Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ khoảng hai tháng sau hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ, hoa nở sung mãn.

2. Đưa cây mai vàng vào môi trường khô thoáng

Nên chuyển những cây mai vàng vào trong môi trường khô thoáng do bạn tự tạo ra để chăm sóc vì cây mai chịu hạn tốt hơn chịu ẩm ướt với lại môi trường ẩm ướt dễ phát sinh sâu bệnh hơn.

3. Tỉa cành

Để rút ngắn thời gian chăm sóc cây mai sau tết, bạn phải tiến hành cắt tỉa bớt cành của nó trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20 nhằm ngăn chặn chất dinh dưỡng di chuyển từ lá xuống rễ làm cây phát triển nhanh chóng.

Cần loại bỏ những cành yếu, cành bệnh, cành vô hiệu để cây được khỏe mạnh hơn. Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ, chú ý phải để lại ít nhất hai mắt lá trên các cành, nhánh. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5 mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì từ mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.

Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá – chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ.

 4. Chỉnh sửa dáng cây mai

Là công đoạn không thể thiếu trong quá trình chăm sóc mai sau tết nếu muốn giữ dáng mai để sau này có thể chơi tiếp.

Chỉnh sửa dáng mai thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoặc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành.

5. Thay đất, bón phân cho mai

+ Đối với mai ghép trồng trong chậu:

Nên nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu, cào bỏ một lớp đất trồng phía bên ngoài và trên bề mặt của bộ rễ, khối lượng đất được loại bỏ khoảng 1/4 – 1/3 thể tích bầu cây.

Kiểm tra, cắt bỏ những rễ già, hư, bệnh.

Chuẩn bị đất trồng mới gồm: 6 phần tro trấu + 1 phần xơ dừa + 1 phần đất + 2 phần phân hữu cơ hoai mục.

+ Đối với mai mới bứng vào chậu để chưng tết:

Không nên sử dụng phân bón vào thời điểm này, khi cây sống và phát triển tốt sẽ bổ sung phân bón sau. Chỉ tưới nước đủ ẩm để cây mau hồi phục.

+ Đối với những gốc mai trong chậu chỉ cắt tỉa sơ:

Nếu vẫn trồng trong chậu, cần phải thay đất mới bằng cách bỏ bớt khoảng 1/3 đất cũ trong chậu, thay bằng hỗn hợp 3 phần đất mới, 1 phần phân hữu cơ. Hòa 15- 25 gam phân NPK 20-20-15 đầu trâu trong 10 lít nước, tưới đều vào gốc mai. Tiếp tục bón thúc và tưới nước, phun phân bón lá theo chu kỳ mới.

Sau khi thay đất, thay chậu xong nên phun thuốc ngừa nấm bệnh cho cây. Nên để cây mai ở vị trí bóng râm, ít nắng và khô ráo. Khi cây đã có dấu hiệu hồi phục thì chuyển ra nắng hoàn toàn. Nên tưới đủ ẩm cho cây, không để cây thừa hoặc thiếu nước. Khoảng 1 tháng sau (khi cây đã hồi phục) có thể bổ sung thêm phân bón qua lá để cây phát triển tốt. Khi cây mai phát triển hoàn toàn thì có thể sử dụng thêm phân vô cơ để thúc đẩy cây phát triển mạnh hơn.

6. Phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới

Dùng loại Atonik để phun lá là hiệu nghiệm nhất, với nồng độ 10 ml/16 lít nước. Phun thuốc này 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày. Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát.

Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

7. Phòng trừ sâu hại lá

Vấn đề này cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc mai sau tết vì ở thời điểm này do mai có nhiều lá non nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Bạn cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole(Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày và phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già.

Thường xuyên theo dõi các đối tượng gây hại này nhất là trong thời kỳ chồi đang mọc lá non. Nên phun thuốc trừ sâu khi cây vừa nhú chồi để bảo vệ chồi non của cây mai phát triển, không bị sâu hại cán phá.

Các công đoạn chăm sóc mai sau tết cần hoàn tất trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo.

Nguồn: Sưu tầm

Làm Gì Để Cattleya Nở Hoa Đúng Tết

Lan Cattleya có vẻ đẹp đài các, kiêu sa và đặc biệt có mùi hương rất quyến rũ đang trở thành thú chơi thượng đẳng của những người chơi lan. Cattleya có tuổi thọ rất dài, có thể sống đến 20 – 30 năm nếu chăm sóc tốt.

Cattleya có nhiều loại với nhiều màu sắc khác nhau, có những loại cattleya độc đáo giá lên đến 1 – 3 triệu đồng cho một nhánh lá, trong khi chậu lan thông thường giá chỉ 200.000 đồng.

Những người mới bắt đầu sở hữu chậu lan Cattleya, nhất là chậu lan quý rất lúng túng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho cây lan xanh tốt, trổ hoa.

Làm gì để cattleya nở hoa đúng tết

Đây là thông báo đầu tiên, cho các bạn tham gia chương trình điều khiển phong lan nở đúng Tết. Hôm nay, bộ nhớ trong điện thoại của tôi đã nhắc nhở tôi việc này. Tôi xin thông báo lại cho các bạn. Mời các bạn vào cuộc luôn, không thì sẽ bị muộn hoa Cattleya Tết này.

– Cách chọn cây cattleya để kích ra hoa đúng tết: Chọn những chậu Cattleya đã từng ra hoa tại vườn nhà mình, trong khoảng thời gian từ trước đến sau tết 1,5 tháng.(Những cây khác cũng có thể được, nhưng xác suất sẽ thấp hơn, do chưa được ổn định.) Cứ còn các mắt ngủ chưa bị chết là được.

– Bón phân thế nào để kích cattleya ra hoa đúng tết: Từ giữa tháng 8 đến hết tháng 8, cứ 4-5 ngày/lần x 3-4 lần, bón thúc phân kèm theo chất kích thích như sau: 20-20-20 (hoặc 30-10-10) 0,5-0,7g/Lit kèm thêm ANTONIC 0,3-0,5cc/Lít. Nếu có, thì nên gia thêm vài giọt/Lit : chất kích thích sinh trưởng như Rootplex, hoặc Kenpak.

– Cách bón phân: Chủ yếu là phun vào dưới lá, và quan trọng nhất là phun vào các mắt ngủ.

– Cần che nắng cho lan cattleya thế nào? sau khi phun thuốc (nếu phun buổi sáng sớm). Tốt nhất là phun buổi chiều, khi đã hết bị nắng chiếu vào. Hôm sau tưới cây thì cũng rửa thuốc luôn.(Cần che mưa, nếu bị để mưa, thì phun lại)

– Tưới nước cho lan cattleya thế nào để ra hoa đúng tết? Tưới nước đủ, để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng mạnh.

Sau đợt bón thúc cộng kích thích này, các mắt ngủ sẽ sưng to lên, phát triển thành một loạt giả hành mới. Theo kinh nghiệm của tôi, ở Hà nội, đây là loạt cây có khả năng cho hoa đúng vào Tết. Ở miền Nam, khí hậu nắng nóng hơn, cây phát triển nhanh hơn, có lẽ nên chậm lại 2-3 tuần nữa (?) (Ở Hà nội, mùa Đông rất rét, trời lại âm u, ít nắng, nên cây rất chậm phát triển.) Nguồn: Diabay

Cattleya mất thời gian bao lâu để nở hoa đầu tiên? Về cơ bản, chu trình phát triển cây Cattleya, thời gian từ khi nhú chồi đến khi trổ bông có hoa là khoảng 4,5 đến 5 tháng.

Cách trồng cây con thế nào?

Cây lan trồng khoảng một năm, có khoảng 5 tép lá, đến tép thứ 6 có thể “kích” ra hoa. Tép thứ 6 này phải khỏe mạnh, có khả năng cho hoa thì chuyển sang phun phân NPK có lân cao như 19 – 31 – 17, 6 – 30 – 30 (theo hướng dẫn từng loại) lên thân, rễ.

Phun 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày, cũng có thể 3 ngày/lần nếu pha loãng phân. Đến lần thứ 4 thì phun NPK 20 – 20 – 20. Cách 7 ngày sau thì phun lại 19 – 31 – 17 (phun khoảng 1 – 2 lần) thì cây bắt đầu ra hoa. Khi cây có nụ, dùng phân có kali tăng (10 – 10 – 30, 12 – 0 – 40) giúp không rụng hoa, hoa nở có màu sắc đẹp. nguồn:

Lan Cattleya thích hợp nước có pH = 6 – 7, mùa nắng tưới 2 – 3 lần/ngày. Thích hợp nắng 50% nên cần chọn lưới có ánh sáng 50%. Phun phân, thuốc (trừ sâu, nấm) định kỳ 15 – 30 ngày/lần, sau khi hoa tàn thì dùng lại phân 20 – 20 – 20. Không cần phải tỉa rễ, khoảng 2 năm thay chất trồng/lần.

Nếu chăm sóc tốt, Cattleya sẽ tự ra hoa. Còn để đảm bảo cây ra hoa đúng thời điểm như ý thì “kích” ra hoa. Tuy nhiên cũng phải chú ý rằng, chọn thời điểm chồi thứ 6 vừa nhú lên 4 – 5 cm thì xử lý, nếu chồi thứ 6 quá cao thì khó xử lý ra hoa.

Thông thường, chồi vừa mới nứt đến khi ra hoa khoảng 4,5 tháng. Trong lúc “kích” ra hoa phải giảm 50% nước tưới, tăng ánh sáng (bỏ bớt lớp lưới che). Đối với lan Cattleya, cần chú ý khi điều khiển ra hoa là tăng lân, giảm nước, đưa ra ánh sáng và treo cây cần ra hoa

Nguồn: sưu tầm Internet

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Nở Đúng Tết

1. Lên líp và mương rãnh thoát nước:

chúng tôi – Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2 m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu). Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.

a. Tưới nước:

Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 gram/chậu chứa 50-60 kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50 gram/chậu chứa 50-60 kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

2. Hướng dẫn lặt lá Mai để Cây Mai Vàng nở đúng ngày Tết:

Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giải quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

a. Có 2 cách trẩy lá mai:

– Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức. Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được…

– Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

b. Xác định ngày trảy lá mai:

3. Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

a. Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:

Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.

Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.

b. Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trẩy lá cho đúng:

Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.

Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.

Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai.

Việc tính toán sao cho đúng ngày “Đưa ông Táo về trời” (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cần Lưu Ý Gì Để Giúp Cây Mai Vàng Nở Đúng Tết? trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!