Đề Xuất 6/2023 # Cách Ủ Phân Gà Hữu Cơ Tại Nhà Bằng Chế Phẩm Em Trong 20 Ngày # Top 12 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Ủ Phân Gà Hữu Cơ Tại Nhà Bằng Chế Phẩm Em Trong 20 Ngày # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Ủ Phân Gà Hữu Cơ Tại Nhà Bằng Chế Phẩm Em Trong 20 Ngày mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hướng dẫn tự ủ phân gà hữu cơ tại nhà chỉ trong 20 ngày

Lợi ích của phân gà hữu cơ

Đừng lãng phí nguồn phân gà trong vườn nhà bạn, chỉ cần qua quá trình xử lý ủ đơn giản, bà con sẽ tạo ra được nguồn phân bón hữu cơ “miễn phí” rất tốt cho cây trồng. Vì phân gà tự nhiên có hàm lượng Nitơ cao, do đó cần được phân hủy qua quá trình ủ trước khi sử dụng làm phân bón với lượng lớn hơn. Những lợi ích khi sử dụng phân gà hữu cơ:

Cải tạo đất tốt, tăng thêm độ màu mỡ cho đất. Phân gà bổ sung chất hữu cơ và tăng khả năng giữ nước cũng như hệ sinh vật có lợi trong đất, cải thiện độ thoáng khí và thoát nước, giảm xói mòn, giảm rửa trôi phân bón và cải thiện cấu trúc của đất.

Ngoài ra, chất hữu cơ cung cấp nguồn thức ăn cho vi sinh vật trong đất, làm tăng tính đa dạng sinh học của đất, thúc đẩy sự phân hủy các chất dinh dưỡng hữu cơ thành các dạng sẵn có hơn cho cây trồng. Tất cả những yếu tố này có thể cải thiện sức khỏe của cây trồng

Phân gà rất giàu dinh dưỡng mà cây trồng cần để thiết lập hệ thống ra rễ mạnh và tạo ra tán lá và trái cây. Ngoài ra còn nâng cao khả năng kháng bệnh cho cây trồng do chứa các vi sinh vật có lợi.

Phân hữu cơ vi sinh từ phân gà tươi còn giúp làm sạch môi trường, cung cấp nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng, tăng khả năng chống chịu, ức chế các loại bệnh tật cho cây.

An toàn cho môi trường, sử dụng phân bón hữu cơ giúp bảo vệ môi trường đất, cải thiện sự đa dạng sinh học, bảo vệt đất khỏi tình trạng bị thoái hóa.

Ủ phân gà tươi làm phân bón sinh học giúp bà con xử lý mùi hôi chuồng trại, làm sạch vườn và diệt vi khuẩn gây bệnh.

Tiết kiệm chi phí, giúp bà con tăng lợi nhuận khi làm nông nghiệp.

Tại sao phải ủ phân gà tươi thành phân gà hữu cơ trước khi sử dụng?

Giống như các chất thải động vật khác, phân gà và chất độn chuồng có thể chứa mầm bệnh, chẳng hạn như E. coli, Salmonella, Cryptosporidium và các loại khác. có thể làm ô nhiễm một số loại cây (cà rốt, củ cải, củ cải đường) và cây rau màu (rau diếp, rau cải chân vịt). Ngoài ra phân gà chưa qua xử lý thường có độ ẩm rất cao, khoảng 70 – 80% do đó dễ phát sinh mùi hôi.  Do đó tuyệt đối không nên sử dụng trực tiếp phân gà chưa qua xử lý để bón cho cây trồng. Cách ủ phân gà hữu cơ hợp lý sẽ tạo ra nhiệt độ từ 140 F đến 160 F, đủ để tiêu diệt hầu hết các mầm bệnh ở người và động vật, chẳng hạn như E. coli và Salmonella (Griffiths, 2011).

Cách ủ phân gà hữu cơ vi sinh

Phân gà tươi: 1 tấn

Trấu, rơm tạ hoặc mùn cưa: 200kg

Chế ẩm vi sinh EM-F1 chuyên ủ phân: (Chứa Trichoderma spp, Bacillus subtilis sp…………1×106 CFU/g và các vi sinh vật Biodecomposer, Actinomycetes spp) có khả năng chuyển hóa và phân giải các hợp chất hữu cơ và khử mùi hôi.

Cùng tìm hiểu quy trình công nghệ hướng dẫn cách ủ phân gà hữu cơ đã và đang được bà con nông dân tin dùng và chia sẽ kinh nghiệm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Hòa tan chế phẩm sinh học EM-F1 chuyên dùng để ủ phân chuồng và xử lý mùi hôi chuồng trại >> Mua ngay: Đệm lót sinh học EM-F1

Bước 3: Đảo đều và phối trộn

Bước 4: Tiến hành ủ

Bước 5: Kiểm tra đống

Bước 6: Thu hoạch phân hữu cơ vi sinh

Những lưu ý khi sử dụng phân gà hữu cơ

Cho dù đã ủ hoai hay ủ già, nên bón phân chuồng không quá 90 ngày trước khi thu hoạch các loại cây trồng không tiếp xúc với mặt đất như cà chua giàn, dưa chuột và ớt; và không muộn hơn 120 ngày trước khi thu hoạch các loại cây tiếp xúc với mặt đất như rau diếp, dâu tây và cà rốt (Rosen, 2005).

Luôn đeo găng tay khi xử lý phân.

Rửa kỹ rau sống trước khi ăn.

Hướng dẫn cách bón phân gà hữu cơ sau khi ủ đúng kỹ thuật mang lại hiệu quả cao

Công dụng của phân gà đã qua xử lý:

Tăng sức đề kháng cho cây, giảm tình trạng gặp phải các bệnh: xoăn ngọn xoắn lá, vàng lá,..

Hạn chế cây gặp phải tình trạng hạt lép và răng cưa

Tăng sức đề kháng cho cây trồng từ bên trong

Phân gà đã qua xử lý ủ thành phân hữu cơ vi sinh là nguồn cung cấp hệ vi sinh vật có lợi cho đất, giúp đất được bảo vệ, tăng độ tơi xốp nhờ vào các vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật cố định đạm hay vi sinh vật cố định chất xơ,..

Để sử dụng phân gà hữu cơ hiệu quả nhất, bà con nên thay thế hoàn toàn phân chuồng truyển thống bằng phân gà hữu cơ vi sinh (phân gà đã qua xử lý ủ) để bón các loại cây trồng trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây:

Sử dụng trước khi gieo hạt: rãi đều trên đồng ruộng ở các khe luống, rảnh, hố. Hoặc dùng cào trộn đều lớp đất mặt cùng với phân trước khi gieo trồng.

Sử dụng để bón thúc: Kết hợp với một số loại phân vô cơ khác để bón cho cây trồng. Bà con cần xới đất, rãi phân và trộn cào đều lớp phân vừa rãi với đất.

Sử dụng để bảo vệ đất tơi xốp: sau mỗi đợt thu hoạch, bà con nên phục hồi dinh dưỡng cho đất bằng cách bón phân hữu cơ giúp cải tạo đất tơi xốp, chuẩn bị tốt cho mùa vụ sau.

Phân gà đã qua xử lý ủ (Phân gà hữu cơ) được xem là phân bón hữu cơ vi sinh tự nhiên tốt cho cây trồng và an toàn cho môi trường. Sử dụng phân hữu cơ vi sinh là tiền đề để tạo ra nông sản sạch, đảm bảo an toàn cũng như tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Cách Ủ Các Loại Phân Bón Hữu Cơ Sạch Cho Cây Trồng Bằng Chế Phẩm Em

Phân bón hữu cơ có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng, nó giúp loại bỏ tàn dư hóa chất có trong đất và cây trồng. Chính vì vậy, phân hữu cơ được các hộ nông dân đã tận dụng từ các loại rác thải sinh hoạt, cá, đậu tương, phân gà làm phân bón hữu cơ để bón cho cây trồng.

1. Cách ủ phân cá bằng chế phẩm EM

– Hiện nay, cá vẫn được các hộ dân tận dụng để ngâm ủ làm phân bón hữu cơ tưới cho cây trồng. Nhưng cần ngâm đúng cách thì mới tạo ra được dinh dưỡng cho cây trồng. Nước cá ngâm ủ có thể tưới, bón cho tất cả các loại cây trồng.

– Trước khi thực hiện thao tác ủ cá làm phân bà con cần chú ý đến lượng protein có trong cá và mùi hôi gây ra từ cá. Chính vì vậy bà con cần ủ với tập đoàn vi sinh vật có ích EM để phân hủy, khử mùi hôi thối có từ cá.

– Khi được hỗn hợp 100 kg cá này bà con có thể trộn thêm với 120 lít dung dịch EM2 ( EM thứ cấp) để cho cá nhanh phân hủy và khử bớt mùi hôi tanh có từ cá.

– Để tạo được ra dung dịch EM thứ cấp bà con có thể sử dụng 1 lít EM gốc + 1 lít rỉ đường hoặc đường đỏ + 18 lít nước tạo ra được 20 lít dung dịch EM2.

– Phân cá sau khi ủ 30-45 ngày có thể lấy ra làm phân bón cho cây. Phân bón sau khi ủ có chứa các chất Amino Acid và các chủng vi sinh vật hữu ích có lợi cho cây trồng, cải thiện môi trường đất và ức chế các tác nhân gây bệnh cho cây trồng.

– Kỹ thuật tưới phân cá cho cây:

+ Khi bón phân cá cho cây trồng bà con cần chú ý đến nhu cầu dinh dưỡng của cây. Pha loãng dung dịch đạm cá để tưới cho cây trồng, tùy vào từng loại cây trồng mà có hàm lượng tưới khác nhau.

+ Khi sử dụng phân cá cho cây trồng cần hạn chế tưới các loại phân đơn, phân NPK tổng hợp cho cây trồng để tránh tình trạng cây bị ngộ độc phân, làm cây tốt quá mức sẽ bị ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

► Cây Mít Không Hạt Choai ► Chế Phẩm Sinh Học EMINA Gốc (EMINA1)

2. Cách ủ phân chuồng (phân gà) bằng chế phẩm EM

– Phân gà là loại phân có chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng như đạm, lân, kali và các chất khác. Để thực hiện ủ phân gà hoai mục bà con tiến hành như sau:

– Thu gom toàn bộ phân gà chất đống vào hố xi măng hoặc nhà kho,… Để phân gà ủ nhanh hoai mục bà con tưới chế phẩm EM thứ cấp (cách pha chế EM thứ cấp được hướng dẫn bên trên). Trộn đều phân gà với chế phẩm EM2 với liều lượng đủ ẩm. Sau đó dùng bạt che kín đống ủ sao cho càng kín khí càng tốt.

– Phân gà ủ hoai mục sau thời gian 3-4 tháng mới đem đi bón cho cây trồng.

– Lưu ý: Bà con nên bón phân chuồng ủ hoai mục cho cây hoặc bà con có thể ủ theo phương pháp truyền thống (phủ bạt, đắp đất, trát bùn bên ngoài đống ủ, sau 1 năm có thể mang ra bón cho cây trồng)

– Kỹ thuật bón phân gà cho cây trồng:

Rải đều lên mặt ruộng ẩm ướt và cày vùi. Rải đều quanh gốc cây theo tán lá, xới trộn vào đất, phủ rơm cỏ và tưới ẩm.

3. Cách ủ phân đậu tương bằng chế phẩm EM

– Phân đậu tương là loại phân bón hữu cơ tự nhiên, có hàm lượng đạm cao, cung cấp đầy đủ các chất đa – trung – vi lượng, các vitamin, các axit amin cơ bản cho cây.

– Hiện nay, nhiều hộ dân đã tận dụng đậu tương xấu để ngâm bón cho cây trồng rất tốt. Để làm được phân đậu tương bà con có thể áp dụng cách sau:

– Ngâm 100 kg đậu tương trộn với 120 lít dung dịch EM2 (Vi sinh vật có ích EM thứ cấp), ngâm đậu tương trong thời gian 3-4 tháng hết mùi hôi thối thì ta có thể pha tưới cho cây trồng, thay cho phân đạm.

– Nếu ủ phân trong điều kiện không ngâm đậu thì bà con có thể say vỡ sau bón trực tiếp vào đất. Sau 4 tháng thì hàm lượng đậu sẽ được phân hủy hết trên đất.

– Kỹ thuật bón phân đậu tương cho cây trồng:

Vì hàm lượng đạm trong đậu tương cao nên cần pha với nước để bón phân cho cây trồng.

+ Đối với cây lâu năm: Bón 1-1,5 kg đậu tương xay vỡ/gốc thay đạm, bà con nên bổ sung thêm lân và kali cho cây trồng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

+ Tưới gốc: Pha với tỷ lệ 1:300. Phun qua lá: Pha với tỷ lệ 1:1000. Sử dụng tưới hoặc phun vào sáng hoặc chiều tối, tránh ánh mặt trời trực tiếp để đem lại hiệu quả cao nhất.

Đầu tiên, quý khách hãy chú ý chọn mua những nơi có thương hiệu uy tín, đảm bảo để chắc chắn rằng mình mua được sản phẩm ưng ý nhất.

Bạn có thể đặt mua chế phẩm EM gốc qua những trang web như chephamsinhhocem.com… Đây là các trang web cực kì uy tín và đã được nhiều khách hàng chọn lựa.

chúng tôi tự hào là “người bạn đồng hành tin cậy của nhà nông”. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bà con nông dân hướng tới một nền nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng bền vững và hiệu quả. Ngoài ra, chúng tôi cũng cung cấp rất nhiều các dòng chế phẩm sinh học chất lượng cao dùng trong nông nghiệp. Mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY!

► Cách Ủ Phân Cá Đơn Giản Và Hiệu Quả Bằng Chế Phẩm Sinh Học EM ► Cách Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học EM Gốc (EM1) Cho Cây Trồng Hiệu Quả Nhất

Cách Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh Tại Nhà

Việc ủ phân hữu cơ vi sinh để tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp này sẽ đồng thời giảm lượng phân bón hóa học tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cho bà con.

Hiện nay việc lạm dụng các loại phân bón bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động nông nghiệp đã làm nhiều diện tích đất trồng trọt bị suy giảm độ phì nhiêu, mất sự cân bằng dinh dưỡng và hệ sinh thái trong đất, làm giảm năng suất cây trồng dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế. Mặt khác ở nông thôn các gia đình đều có lượng phế phẩm nông nghiệp rất lớn chưa được khá thác hiệu quả để làm phân bón. Vì vậy, giải pháp hữu hiệu nhất là việc ủ phân hữu cơ vi sinh để tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp này đồng thời giảm lượng phân bón hóa học tăng năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cho bà con.

Lợi ích của việc ủ và sử dụng phân hữu cơ vi sinh:

Tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp như phân gia súc, gia cầm .. rơm rạ, cỏ, tro trấu…để làm ra phân bón trong trồng trọt từ đó làm giảm chi phí đầu tư và cải tạo đất tốt hơn.

Khi ủ phân hữu cơ vi sinh ta bổ sung thêm một lượng vi sinh vật có ích trong đất làm đất tơi xốp hơn.

Giảm chi phí đầu tư khi ít sử dụng phân bón hóa học.

Làm giảm ô nhiễm môi trường khi giải quyết được một lượng lớn chất thải của gia súc gia cầm.

1.Nguyên liệu, thiết bị

-Chất ủ: Phân chuồng ( phân gà, heo, bò….) xác bã thực vật, rác thải hữu cơ…

-Cơ chất: Tro đốt từ trấu, bùn mía, than bùn…

-Chế phẩm sinh học EM Fert-1

-Chế phẩm sinh học EM Pro-1

-Máy đo pH

-Máy đo độ ẩm

-Máy đo nhiệt độ

2.Tiến hành ủ phân

Quy trình này áp dụng cho 10 tấn chất ủ

Bước 1: Chuẩn bị men và hoạt hóa vi sinh

-Nghiền nhỏ chất ủ để quá trình ủ phân diễn ra nhanh và chất lượng phân đồng đều nhau.

-Hòa 5kg , 2 lít , 20-25 kg cám gạo, 5 kg mật rỉ đường với 200 lít nước sạch đậy kín trong 24 giờ

Bước 2: Phối trộn và bổ sung hỗn hợp men đã hoạt hóa.

-Phối trộn đều 10 tấn chất ủ với 0,5 -2 tấn cơ chất sao cho độ ẩm về 60%, tỉ lệ phối trộn tùy theo độ ẩm chất ủ.

-Phun đều 100 lít hỗn hợp chế phẩm vi sinh đã hoạt hóa lên 10 tấn chất ủ. Duy trì độ ẩm không quá 60%

-Làm đống cao từ 1,5 – 1,6 m, phủ lên đống ủ bằng 1 lớp tro trấu hay rơm rạ để tránh tác động từ bên ngoài như ruồi, muỗi, nhặng…

Lưu ý: Kiểm tra pH đạt 5-7 trước khi bổ sung men vào chất ủ, nếu pH chưa đạt bổ sung 0,5-1% vôi bột ủ trong 3 ngày để cân bằng pH trước khi bổ sung men vi sinh.

Bước 3: Đảo đều và kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, không khí.

-Nhiệt độ

+ Trong 10 ngày đầu: 50 độ C – 60 độ C

+ 11-15 ngày: 40 độ C – 45 độ C

+ 16 – 25 ngày: 40 độ C

+ Ngày 30-35: 30 độ C

-Độ ẩm:

+ Ban đầu: 50% – 60 %

+ Kết thúc: 35%

+ Thành phẩm:<30%

-Đảo trộn:

+ 10 ngày đầu: đảo trộn liên tục 3 ngày 1 lần tùy thuộc vào nhiệt độ luống ủ, duy trì 50 độ C – 60 độ C

+ 15 ngày tiếp theo: Đảo trộn liên tục 5 ngày 1 lần, tùy thuộc vào nhiệt độ luống ủ, duy trì 40 -45 độ C.

+ 10 ngày tiếp theo: Đảo trộn liên tục 3 ngày 1 lần, trải đều luống ủ để thoát khí và đạt độ ẩm 30%

Quá trình ủ hoàn tất sau 35-40 ngày. Phân hữu cơ vi sinh sau khi ủ có màu nâu sẫm, thơm nhẹ và không có mùi hôi. Sau khi ủ có thể thêm một ít chế phẩm sinh học EM Fert-1 để tăng lượng vi sinh vật hữu ích có trong đất.

Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

Cách Ủ Phân Hữu Cơ Tại Nhà Đơn Giản Nhất

1. Định nghĩa: Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là phân chứa hợp chất dinh dưỡng mà các thành phần chủ yếu là từ các chất hữu cơ. Phân thường được làm từ phân động vật, than bùn, phế phẩm nông nghiệp (lá, cành, tro,…) hoặc là từ rác thải.

Đây là loại phân bón rất tốt cho rau sạch thường được dùng trong nông nghiệp. Trong phân có chứa những chất dinh dưỡng dễ hấp thu cho rau và thân thiện với môi trường.

2. Có mấy loại phân hữu cơ cơ bản?

Có 4 loại phân hữu cơ chính đó là:

Phân hữu cơ truyền thống: Có nguồn thành phần chủ yếu tạo nên loại phân này là chất thải từ động vật, phế phẩm nông nghiệp, phân xanh, chất độn…. Hàm lượng hữu cơ chiếm hơn 22%.

Hữu cơ vi sinh: Nguồn thành phần cũng như phân hữu cơ truyền thống nhưng sản phẩm tạo ra sẽ chưa một nhiều vi sinh có lợi cho rau, chúng sẽ hoạt động ngay sau khi phân được bón vào đất.

Phân hữu cơ sinh học: Thành phần chính cũng giống như phân hữu cỡ vi sinh đôi khi có thêm chút than bùn nhưng phân được tạo ra theo công thức và quy trình sản xuất công nghiệp. Sản phẩm sẽ chứa các hợp chất sinh học như: Humin, Axit Amin, Axit Humic và các hợp chất khác,…

3. Tại sao nên ủ phân hữu cơ để trồng rau tại nhà

Khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà sẽ giúp việc cải thiện cấu trúc đất rất tốt, giữ được nước, sục khí.

Phân hữu cơ giúp bổ sung vi chất dinh dưỡng quan trọng làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất, giúp cho đất giàu dinh dưỡng và rau phát triển khỏe hơn, xanh tươi hơn.

Nếu so sánh phân hữu cơ với phân vô cơ thì phân vô cơ sẽ làm đất bạc màu sau một thời gian trồng rau. Việc bạn dùng phân hữu cơ là việc nên làm để đảm bảo vườn rau của bạn trở nên xanh tươi hơn và đảm bảo an toàn cho bữa ăn trong gia đình bạn.

Khi dùng phân hữu cơ sẽ đảm bảo rau sạch còn phân hóa học sẽ làm cho các chất vô cơ trong phân ảnh hưởng trực tiếp.

4. Quy trình ủ phân bón rau tại nhà

4.1. Bước 1: Chọn thùng để chứa phân

Bạn có thể mua các loại thùng nhựa hình nón hay hình vuông bán sẵn ngoài thị trường. Cũng có thể dùng để gỗ để tự chế ra những chiếc thùng ủ phân hình vuông hoặc thùng có trục xoay tròn.

Mỗi loại thùng có một ưu nhược điểm và hạn chế riêng, nhưng đều có thể dùng để ủ phân.

4.2. Bước 2: Chọn vị trí để đặt thùng phân

Khi đặt thùng phân chứa hữu cơ nên chọn vị trí thoát nước tốt, có nắng nhiều. Đặc biệt là vị trí đặt phải thuận tiện cho bạn ra vào kiểm tra chất lượng phân ủ quanh năm.

Nên đặt thùng trên đất trồng thay vì đặt trên nền bê tông hoặc nền gạch. Để đảm bảo rằng giun và các sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập vào thùng.

Loại bỏ cỏ, cây cối và đào đất xuống độ sâu khoảng 10 – 20 cm.

4.3. Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu tốt nhất để ủ phân hữu cơ

Thành phần phân ủ được chia làm 2 loại:

Nguyên liệu nâu như:

Nguyên liệu xanh như:

4.4. Bước 4: Những nguyên liệu không nên dùng để làm phân hữu cơ

Một số nguyên liệu bạn nên tránh không cho vào đống phân ủ của mình như:

Thịt hoặc xương động vật

Gia cầm và cá

Lòng trứng

Chất béo

Các sản phẩm từ sữa

Phân người hoặc động vật

Cỏ dại có chứa chất độc

Gỗ đã qua xử lý

Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác cũng rất nguy hiểm, không nên sử dụng bởi chúng có thể gây ra ngộ độc.

4.5. Bước 5: Bắt đầu quy trình trộn ủ

Sau khi mội công việc phân loại được nguyên liệu xanh, nguyên liệu nâu và các thành phần cần tránh, chúng ta bắt đầu tiến hành trộn ủ phân xanh và phân nâu từng lớp như sau:

Đầu tiên rải một lớp cành cây khổ, cỏ khổ hoặc rơm dày 10cm ở dưới đáy thùng. Sau đó thêm một lớp các nguyên liệu màu nâu 10 cm

Tiếp theo là một lớp mỏng phân ủ hoặc đất vườn màu mỡ. 3 lớp nhỏ này gộp lại như là 1 tầng của chiếc bánh kem.

Làm ẩm từng lớp bằng cách phun nhẹ bằng vời tưới hoa.

Thêm các vật liệu thành từng tầng xen kẽ xanh và nâu đến lúc thùng đầy thì thôi.

Khi bạn đã xếp đầy đủ các nguyên liệu như vậy, cứ 2 tuần hoặc lâu hơn, bạn xoay thùng phân một lần. Số lần xoay thùng phân càng nhiều thì phân ủ càng nhanh phân hủy.

4.6. Bước 6: Sử dụng phân ủ hữu cơ

Có thể mất 2 tuần hoặc một năm để có được một thùng phân ủ chất lượng. Thời gian cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc nguyên liệu hoặc phương pháp ủ phân hữu cơ.

Khi bạn thấy phân hữu cơ có những đặc điểm sau thì có nghĩa phân ủ của bạn đã phân hủy hoàn toàn:

Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn, trong trường hợp nếu có mùn cưa, gỗ sẽ thành dạng hình sợi

Khi chuyển sang màu nâu thì đã thành phân hữu cơ

Phân hữu cơ có mùi đất tự nhiên

Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì bạn bắt đầu đem đi bón cho cây.

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Ủ Phân Gà Hữu Cơ Tại Nhà Bằng Chế Phẩm Em Trong 20 Ngày trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!