Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Xoài Tứ Quý Sai Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời gian gần đây trên thị trường xuất hiện loại xoài có kích thước siêu khủng. Nhiều quả xoài loại này cho trọng lượng đến 2kg gấp đôi loại hoài bình thường. Qua tìm hiểu thì được biết đây là giống xoài tứ quý được trồng khá nhiều ở các tỉnh phía Nam.
Xoài là giống cây ăn trái phổ biến ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Do hợp với điều kiện thổ nhưỡng của nước ta mà xoài sinh trưởng và phát triển rất mạnh mẽ với nhiều giống khác nhau trải dài từ Bắc tới Nam.
Một trong số giống xoài được trồng nhiều hiện nay thì phải kể đến xoài tứ quý. Giống xoài này không những có nhiều ưu điểm về ngoại hình mà còn cho năng suất quả cực cao cùng thời gian thu hoạch ngắn nên được nhiều nhà vườn ưa chuộng trồng.
Đặc điểm của giống xoài tứ quý
Điểm đặc biệt nhất khi nhắc đến giống xoài này chính bởi ngoại hình ấn tượng của chúng. Xoài tứ quý là giống xoài cho kích thước lớn nhất trong các loại xoài hiện nay. Một quả trung bình có trọng lượng khoảng 1,5kg. Có những quả nặng đến 2kg khiến nhiều người mới nhìn lần đầu đã bị ấn tượng.
Xoài khi chín có màu xanh ngả vàng tươi khá bắt mắt. Phần thịt của xoài tứ quý ít xơ nhiều bột ăn khá giòn và ngọt. Vỏ của chúng cũng khá mỏng và hạt khá nhỏ nên tỷ lệ sử dụng quả rất cao. Với loại xoài này nhiều người đánh giá khi ăn lúc chưa chín kỹ sẽ ngon hơn nhiều khi đã chín.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng của xoài tứ quý
Xoài là loại cây có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn. Theo như nghiên cứu thì trong xoài tứ quý có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng hàng loạt các loại Vitamin khác nhau như A,B, C, K và chứa hàm lượng sắt, canxi, đồng. Trong 100g xoài có chứa 100calo và 23g đường và 0,5g chất béo vv.
Không những thế hàm lượng chất chống oxy hóa trong xoài rất cao giúp cơ thể tăng sức đề kháng và duy trì cơ thể khỏe mạnh dẻo dai. Ăn thường xuyên xoài có thể giúp ngăn ngừa được các bệnh về tuyến tiền liệt, bệnh hen suyễn và kết trực tràng.
Cách trồng xoài tứ quý cho hiệu quả cao
Có thể đánh giá giống xoài tứ quý này có sức phát triển và sinh trưởng khá tốt. Cây không kén đất và cho thu hoach sớm và đặc biệt năng suất cực cao.
Tiêu chuẩn đất trồng :
Xoài tứ quý thích hợp nhất với loại đất trồng là đất thịt cát pha. Tuy nhiên theo nhiều nhà vườn cho biết giống xoài này có thể trồng tốt ở những vùng đất nhiễm phèn mặn cây vẫn cho năng suất trung bình khá.
Tiêu chuẩn giống :
Giống xoài tứ quý được các nhà vườn nhân giống theo phương pháp chiết hoặc ghép cành. Họ chọn ra những cây mẹ khỏe mạnh cho năng suất cao và ổn định để tiến hành ghép. Cây con giống có được sẽ mang 100% tính trạng của cây mẹ . Cần chọn cây con giống khỏe mạnh không sâu bệnh để trồng sẽ cho năng suất cao và hiệu quả hơn.
Chuẩn bị đất và trồng cây con giống:
Đất trồng cây nên chọn vị trí thoáng mát và có nhiều ánh sáng. Cây xoài tứ quý ưa sáng nên cần được lượng ánh sáng trong ngày khoảng 6 giờ để phát triển. Nếu trong trường hợp thiếu không gian trồng giống xoài này vẫn có thể thích nghi được khi bạn trồng trong chậu tuy nhiên chậu cần có kích thước từ 60cm trở lên.
Trước khi trồng bạn cần chuẩn bị đất thật kĩ. Loại bỏ sạch sỏi đá to và cỏ dại xung quanh. Có thể xới xáo đất cho tơi xốp trước khi trồng để giúp cây phát triển tốt hơn và đất cũng thoáng và thoát nước tốt. Mỗi hố trồng cây bạn tiến hành bón vào đó một lượng phân chuồng hoai mục, 1kg phân Super Lân và vôi bột để diệt trừ mầm bệnh trong đất.
Cây con giống sau khi được chọn bạn tiến hành trồng vào mỗi hố đã chuẩn bị sẵn. Khaongr cách giữa các cây với nhau là khoảng 3m. Sau khi trồng xong tưới nước đều quanh gốc. Đất mới trồng sẽ cần giữ ẩm trong khoảng 1 tháng đầu để cây con quen với đất bén rễ và xanh tốt trở lại.
Chăm sóc xoài tứ quý
Tưới nước :
Thời gian đầu sau khi trồng cần duy trì tưới nước định kì 2 ngày 1 lần. Bạn cần chú ý mùa khô nên tăng lượng nước tưới để cây không bị khô héo, mùa mưa chú ý thoát nước cho đất. Khi cây càng lớn số lần nước nước càng ít đi nhưng vẫn phải duy trì độ ẩm thường xuyên.
Làm cỏ : Khi cây còn nhỏ cần chú ý làm sạch cỏ dại bên dưới để cây không phải cạnh tranh với chúng. Công việc này cần thường xuyên làm để giúp đất được thông thoáng và hạn chế mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến cây. Dùng dao cán dài hay liền để cắt bỏ cỏ xung quanh gốc. Phần thân cỏ bị cắt đó có thể gom lại phơi khô sau đó ủ quanh gốc để tạo phân hữu cơ nuôi cây.
Tỉa cành tạo tán cho cây:
Do cây xoài tứ quý là loại cây thân gỗ lâu năm nên tán của chúng khá to và rộng. Để cay ra nhiều trái hơn đòi hỏi bạn phải biết kĩ thuật tỉa cành tạo tán. Khi cây cao 1 mét bạn tiến hành cắt chồi ngọn và tạo cành cấp 1. Từ cành cấp 1 bạn lại tạo thêm các cành cấp 2-3 cắt tỉa sao cho cành tỏa tròn đều xung quanh thân là được.
Bảo vệ hoa và quả non :
Đây là một việc khá quan trọng nếu như muốn tăng năng suất cây. Khi cây ra hoa bạn nên phun thuốc để ngăn ngừa rầy chích hút làm thui hoa. Có thể sử dụng thuốc Sago Super phun đều lên cây. Khi quả được 1-2cm lúc này cây hay mắc phải bệnh thán thư nên bạn cần phun thuốc như Antracol cho quả. Khi quả non được 30 ngày bạn nên bao quả bằng túi để bảo vệ quả khỏi sâu bệnh mà vẫn giữ được phẩm chất của quả sau này.
Bón phân cho cây xoài tứ quý
Bón phân giúp cây hấp thu được chất dinh dưỡng để phát triển đồng thời giúp phẩm chất quả sau này được đẹp và chất lượng hơn. Người ta thường chia ra 2 giai đoạn bón phân :
Giai đoạn cây non ; Chia làm 2 đợt bón phân vào đầu và cuối mùa mưa. Mỗi đợt bón từ 200-400g phân NPK 16-16-8 vào mỗi gốc.
Giai đoạn cây trưởng thành : Ở giai đoạn này cây cần nhiều phân bón hơn. Bạn nên bón ít nhất từ 2kg phân NPK 16-16-8 chia làm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa để bón. Những năm trúng mùa bạn nên tăng lượng phân bón lên để giúp cây phục hồi sức khỏe tiếp tục cho ra quả vào năm sau.
Thu hoạch
Xoài tứ quý cho thu hoạch quả vào tháng 4-8-12 âm lịch hàng năm. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu hơi vàng kích thước quả khá to. Bạn nên thu hái khi cây chín vừa là đẹp. Không nên thu hái khi cây đã chín vì ăn không ngon bằng. Chờ khi trời nắng ráo không mưa tiến hành thu hái và bảo quản nơi thoáng mát sẽ giữ được xoài tứ quý tươi lâu hơn.
Kỹ Thuật Trồng Xoài Tứ Quý Cho Quả Sai Trĩu Cành, Quả To Mọng
Kỹ thuật trồng xoài Tứ quý cho quả to, sai trĩu cành đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể biết áp dụng đúng cách chăm sóc để đạt được năng suất như ý muốn.
Chọn giống để ghép, chiết cành
Một đặc điểm giống với các loại cây xoài khác, xoài Tứ quý cũng được trồng bằng nhiều biện pháp khác nhau như gieo hạt, chiết cành, ghép, …nhưng biện pháp được người dân hay thực hiện nhất và dễ nhất vẫn là ghép cành. Giống được ghép trên gốc ghép là giống xoài bưởi hoặc xoài hôi, cây được ươm trong bầu nilon màu đen có chiều cao 20-22cm, đường kính bầu 12cm. Chú ý phải hết sức cẩn thận nếu không được để bầu bị dập, vỡ.
Kỹ thuật trồng cây xoài Tứ quý
Sau khi đã có bầu cây bằng cách ghép cành hay chiết hãy đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây. Sau khi trồng hãy ủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển.
Để giúp cây tạo tán và phát triển nhanh, khi cây phát triển được 3 lá thì nên bấm bỏ đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều, bấm đọt như trên, để cho đến khi chồi non của 3 chồi này mọc ra đủ 3 lá nữa thì bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt đến lần thứ 3 thì thôi, để cho cây phát triển ngoài thiên nhiên.
Cách chăm sóc cây xoài Tứ quý
Cách chăm sóc cây xoài Tứ quý không mấy phức tạp chỉ cần bạn đảm bảo yêu cầu đủ nước, đủ phân và làm cỏ dại sạch sẽ để tạo sự thông thoáng cho cây phát triển ổn định là được.
Việc bón phân phải theo chu kỳ, hàng năm nên bón từ 200-400g phân NPK 16-16-8 và khoảng 200g phân urê, lượng phân này được chia làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa. Ngoài ra , nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn quả để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây xoài phát triển ổn định.
Kỹ thuật trồng cây xoài Tứ quý nên chú ý tới việc cắt tỉa cành. Kỹ thuật xử lý ra hoa sớm
Việc xử lý cây xoài Tứ quý ra hoa nhiều mới là công việc cần phải chú ý nhiều tránh tình trạng vào vụ thu hoạch rộ thì bị rớt giá. Việc làm này không phải ai cũng có thể thực hiện được đòi hỏi người trồng phải nắm vững các bước kỹ thuật vững vàng. Đối với cây xoài già thì có khả năng tưới thuốc vào thời điểm cây ra được 1-2 cơi đọt , đối với cây tơ tưới vào lúc cây ra được 2-3 cơi đọt. Tưới khi cây vừa ra đọt cuối khoảng 10cm hoặc ra lá lụa. Để thuận lợi hơn có thể dùng một số loại thuốc ức chế tăng trưởng để tưới như Paclobutrazol 10%, liều lượng 10cc pha với 5-10 lít nước tưới cho 1m đường kính tán và tưới sát gốc, sau đó giữ ẩm 20 ngày. Khoảng 2 tháng sau dùng KNO3 hoặc Dola 02X.
Bảo vệ hoa và trái non trước sâu bệnh hại cây
Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Có thể phun thuốc (Pyrinex , Sago Super , Butyl) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngừa rầy chích hút. Lần hai phun khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp hoa thụ phấn. Trong thời kì này, nếu mưa nhiều, nhất là mưa đêm thì sáng hôm sau rung cành cho rụng bớt hoa không thụ phấn, phối hợp phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (dùng thuốc Bendazol , Carbenzim , liều lượng theo hướng dẫn).
Lưu ý trong quá trình trồng xoai, cứ hễ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt kích tấc đường kính 1-2mm (còn gọi là đậu trứng cá), phun thuốc ngừa bệnh tán thư. Dùng các loại thuốc như Antracol, Viben-C, và phun Pyrinex, Fastac để ngừa sâu rầy. Sau khi xoài đậu trái thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài khoảng 35-45 ngày. Qua thời kỳ này thì xoài không rụng nữa. Thời kì này, bao trái là công hiệu nhất nhằm giữ lại việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn canh giữ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp.
Thu hoạch xoài Tứ quý
Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc điểm của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu chuyên chở đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp rơm hoặc giấy giữa các lớp quả. Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cây già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc cho mùa thu hoạch sau.
Cây Xoài Tứ Quý Giống Xoài Cho Năng Xuất Cao Dễ Trồng Và Chăm Sóc
Đặc điểm nổi bật của giống xoài tứ quý
Để nhận diện xoài tứ quý với các loại khác, bạn cần dựa vào một số đặc điểm nổi bật sau:
Về kích thước:
Xoài tứ quý là loại xoài có kích thước lớn (gần như lớn nhất trong các loại xoài hiện nay, trung bình mỗi quả nặng khoảng 1,5kg, có quả có thể nặng tới 2kg hoặc nhiều hơn).
Về màu sắc:
Khi còn non, quả có màu vàng còn khi chín quả xoài có màu vàng tươi rất đẹp.
Về chất lượng của quả:
Quả xoài tứ quý có vỏ rất mỏng, nhiều thịt, ít xơ, thịt ăn rất giòn và ngọt, hạt của xoài tứ quý rất nhỏ hoặc nép. Đối với loại quả xoài tứ quý, bạn nên ăn khi chín vừa phải sẽ ngon hơn khi chín kĩ.
Vị trí:
Cây xoài tứ quý nên trồng ở nơi thoáng đãng, có đủ ánh sáng. Đây là loại cây ưa nắng. Nếu diện tích nhà bạn chật, có thể trồng cây xoài tứ quý trong chậu, tuy nhiên chậu để trồng cây xoài tối thiểu phải có diện tích từ 60cm-1m trở lên thì cây mới có đủ khoảng không để sinh sống.
Chuẩn bị đất trồng:
Cây xoài tứ quý là loại cây không kén đất, cây có thể phát triển trên mọi loại đất. Tuy nhiên loại đất cây xoài tứ quý ưa thích nhất là đất cát pha thịt. Ở vùng đất nhiễm phèn hoặc có độ mặn lớn, bạn cũng có thể trồng cây xoài tứ quý nhưng cho năng suất trung bình, không cao khi trồng trên đất cát pha thịt.
Trước khi trồng xoài bạn nên chuẩn bị đất trồng cho chu đáo, đất trồng cần được làm kĩ, loại bỏ sỏi đá, làm kĩ để đất tơi xốp. Trộn phân chuồng hoai mục và vôi bột để loại bỏ kiến, sâu bệnh hại cây.
Nước tưới, làm cỏ.
Các bạn lưu ý về chế độ nước tưới cho cây xoài như sau: khi cây còn non lúc mới trồng, bạn cần tưới nhiều nước. Trung bình 2 ngày 1 lần. Đến khi cây lớn hơn thì không phải tưới nhiều nước nữa nhưng vẫn chú ý tạo độ ẩm cho cây. Để cỏ dại không ăn bớt chất dinh dưỡng của đất, bạn nên thường xuyên làm cỏ cho cây. Để đỡ tốn công làm cỏ, bạn có thể phủ rơm rạ, cỏ, vỏ bao, bèo…dưới gốc cây. Với việc làm này, bạn vừa giữ được độ ẩm, vừa hạn chế được cỏ dại.
Tỉa cành:
Để cây xoài phát triển cân đối, ra nhiều quả các bạn cần lưu ý. Cây cao khoảng 1m bạn tiến hành cắt chồi ngọn và tạo cành cấp 1 cho cây. Từ cành cấp 1 bạn lại tạo thêm cành cấp 2,3. Khi cắt, tỉa, tạo tán cần tạo nên sự cân đối, cành tỏa đều về các hướng. Cắt tỉa cành đến cấp 4, không cần cắt tỉa nữa mà bạn để cây phát triển tự nhiên. Đến lúc này, cây sẽ phát triển tròn đều, tán tỏa rộng.
Cách để xoài tứ quý đậu quả sai, cho năng suất cao.
Muốn năng suất cao, xoài phải đậu nhiều, sai quả và mã đẹp. Để đạt được những tiêu chí đó, khi cây ra hoa chúng ta phun thuốc để phòng tránh rầy hút nhựa làm thui hoa. Bạn có thể sử dụng loại thuốc Sago Super phun đều lên cây. Khi quả được 1-2cm thì cây thường mắc phải bệnh thán thư. Căn bệnh này của cây xoài có thể ngăn chặn và chữa trị bằng việc phun thuốc Antracol cho quả. Để an toàn hơn cho quả, sau khi quả non được khoảng 30 ngày, bạn nên dùng túi nilong bọc quả lại.
Phân bón đối với cây xoài tứ quý.
Cung cấp đủ dưỡng chất cho cây là yếu tố có vai trò rất quan trọng để tăng năng suất cho cây. khi bón phân, nên chia thành hai giai đoạn để bón.
Giai đoạn đầu tiên:
Khi cây xoài tứ quý còn non: nên bón vào đầu và cuối mùa mưa, chia làm hai đợt bón mỗi đợt có lượng phân khoảng từ 300-500gr phân NPK vào mỗi gốc cây.
Giai đoạn cây xoài tứ quý trưởng thành:
Do nhu cầu dinh dưỡng của cây cao hơn, nên bạn bón nhiều phân hơn, khoảng từ 3-4kg phân NPK. Giai đoạn này cũng chia thành hai đợt bón: đầu và cuối mùa mưa. Những năm cây ra sai quả thì sau vụ thu hoạch bạn phải bón nhiều phân hơn cho cây để cây phục hồi lại sức sau lứa quả.
Hái quả xoài tứ quý:
Nên hái xoài vào những hôm thời tiết nắng ráo, khô khan, không mưa vì nếu thu vào hôm mưa, xoài sẽ bị nhạt. Hái quả có kích thước lớn, già, khi nhìn thấy màu hơi vàng vàng. Không nên trẩy xoài chín từ trên cây xuống, thịt sẽ bị nhão, không ngon bằng hái xuống vài hôm xoài chín. Thời gian thu hoạch xoài tứ quý vào tháng 4, 8, 12 âm lịch mỗi năm. Để tránh cho việc dập, nát xoài thì bạn nên tiến hành bọc lại bằng giấy báo hoặc vải…
Mô Hình Làm Giàu Từ Xoài Tứ Quý
Xoài Tứ Quý không phải là loại trái cây xa lạ đối với các nhà vườn, nhưng muốn trồng đạt cả năng suất và chất lượng cao thì không phải ai cũng làm được.
Nhưng với ông Nguyễn Thành Tâm, ở ấp Thống Nhất, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp chỉ với 300 gốc xoài nhưng cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm.
Nhưng với quyết tâm đổi đời, không cam phận nghèo làm ảnh hưởng đến tương lai các con sau này, từ đó, ông quyết định chuyển đổi cây trồng trên mảnh vườn cằn cỗi. Ban đầu chưa biết trồng cây gì cho phù hợp với vùng đất nơi đây, nhưng tình cờ xem ti vi thấy giới thiệu về giống xoài Tứ Quý của cơ sở sản xuất giống Thạnh Sơn, ở Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nhận thấy, đây là giống mới, lại cho năng suất và giá bán cao nên đã tìm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua cây giống về trồng thử.
Qua 3 năm miệt mài, ông đã thành công với giống xoài Tứ Quý và trở thành người trồng xoài giỏi nhất nơi đây, luôn được mọi người đến tham quan và học hỏi kinh nghiệm. Hiện vườn xoài lúc nào cũng cho trái sum suê, năng suất mỗi năm mỗi tăng. Điều mà ông Tâm không phải lo lắng là đầu ra rất ổn định, khi thu hoạch xong thì có thương lái đến tận vườn thu mua và vận chuyển đi Cà Mau, TP.Cần Thơ, TP.Hồ Chí Minh tiêu thụ. Giá xoài hiện nay đang ở mức 10.000 đ/kg, nếu vào thời điểm nghịch vụ hay lễ tết, giá có thể lên đến 14.000-15.000 đ/kg. Với 300 gốc xoài, hàng năm, gia đình ông thu hoạch trên 10 tấn trái, cho khoản lợi nhuận trên 160 triệu đồng.
Qua nhiều năm trồng xoài, ông nhận thấy đây là loại cây rất thích hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Nếu so với một số loại cây ăn trái thì lợi nhuận kinh tế từ xoài Tứ Quý rất cao, vì thu hoạch được quanh năm.
Bên cạnh đó, giá bán cũng cao hơn, làm cho người nông dân tăng thêm nguồn thu nhập. Từ khi gắn bó với vườn xoài đến nay, cuộc sống gia đình ngày trở nên khá giả hơn, đã có của ăn của để. Số tiền thu được từ xoài, ông Tâm tằn tiện tích góp mua thêm 1,5ha đất để trồng mía. Hiện tại, ông là thành viên CLB 200 tấn (mía có năng suất đạt 200 tấn/ha).
Hàng năm, vừa cộng tiền bán mía nguyên liệu và mía hom, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về lợi nhuận trên 240 triệu đồng. Chỉ vào ngôi nhà mới xây dựng hơn 300 triệu đồng vào năm 2007, bà Lâm Thị Mịn (vợ ông Tâm) vui mừng nói: “Cũng nhờ trồng xoài đạt hiệu quả nên gia đình tôi mới có được cơ ngơi vững chắc như ngày nay”. Với những gì đã làm được, từ năm 2009 đến nay, ông Tâm được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thị trấn và huyện.
Ông Nguyễn Văn Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cây Dương, nhận định: Xoài Tứ Quý là một cây trồng mới và có triển vọng của địa phương, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con, giúp những hộ có ít đất sản xuất có thể vươn lên thoát nghèo.
Trong các năm qua, người dân nơi đây đã biết cách chuyển đổi cây trồng từ vườn cây kém hiệu quả sang những cây cho năng suất và lợi nhuận kinh tế cao, trong đó có xoài Tứ Quý. Ưu điểm của giống xoài này là cho trái được quanh năm, thị trường đầu ra thuận lợi, giúp cho người dân có nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định.
Trước hiệu quả kinh tế mang lại, hướng tới, UBND thị trấn tiếp tục vận động bà con nhân rộng mô hình, sẽ mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với người dân, hướng dẫn cách sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh, để nhà vườn yên tâm sản xuất. Hiện nay, diện tích vườn tạp trên địa bàn thị trấn còn nhiều, do đó, sẽ khuyến khích bà con cải tạo vườn cây kém hiệu quả, vườn tạp để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương.
Nguồn: sưu tầm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Xoài Tứ Quý Sai Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!