Đề Xuất 6/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Tại Nhà # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Tại Nhà # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Tại Nhà mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách trồng và chăm sóc cây khoai tây trồng chậu ngay tại nhà

Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa tulip chơi Tết

Điều kiện sinh trưởng của hoa lan huệ

Trên thị trường hiện nay có nhiều giống hoa lan huệ với nhiều màu sắc, hình dáng hoa khác nhau. Đối với các dòng lan huệ nội thì có giá giao động từ vài chục đến hơn một trăm ngàn trên củ. Trong khi đó, các dòng lan huệ ngoại, đặc biệt là lan huệ kép có giá khoảng vài trăm ngàn một củ. Tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn giống hoa yêu thích. Để chăm sóc hoa lan huệ tốt bạn cần phải biết được điều kiện sinh trưởng của chúng.

Đất trồng hoa lan huệ

Lan huệ thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ pH đất từ 6,0 – 6,5 thích hợp cho lan huệ phát triển. 

Để trồng và chăm sóc hoa lan huệ dễ dàng nhất hãy lựa chọn đất trồng rau và hoa Namix, cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho hoa, tạo môi trường thuận lợi cho hoa phát triển.

Nước 

Cây lan huệ cần nhiều nước để phát triển thân lá. Nhất là vào giai đoạn cây ra hoa. Thiếu nước sẽ làm cho cây còi cọc, mầm chậm phát triển, cánh hoa mỏng và nhanh rụng. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là không để chậu cây bị úng nước.

Nhiệt độ và ánh sáng

Để sinh trưởng tốt cây lan huệ cần được cung cấp đủ ánh sáng đầy đủ. Các giống lan huệ vừa phát triển được nơi có nhiều ánh sáng và dưới bóng râm. Lan huệ cần trung bình 6 giờ chiếu sáng mỗi ngày để phát triển tốt.

Cây được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng sẽ phát triển nhanh và mau ra hoa hơn so với cây trồng trong bóng râm. Nhiệt độ thích hợp cho lan huệ phát triển là từ 20 – 22 độ C.

Hướng dẫn trồng hoa lan huệ

Chuẩn bị vật liệu trồng và củ giống lan huệ

Chọn củ giống to, khỏe, mập không bị nấm bênh

Đất sạch trồng rau và hoa Namix

Chậu trồng có đường kính tối thiểu 15 cm, có lỗ thoát nước.

Cách trồng hoa lan huệ

Đối với củ lan huệ tươi mới đào, hoặc củ giống mới mua chưa trồng vào đất, bạn cần nhẹ nhàng bóc lớp vỏ khô bên ngoài trước khi trồng. Đối với củ khô, bạn cần ngâm nước một ngày cho củ hút nước rồi mới đem trồng.

Bạn cho đất vào đầy chậu trồng, sau đó dùng xẻng nhỏ đào lỗ để đặt lan huệ vào giữa chậu. Bạn lưu ý, chỉ lấp đất khoảng 2/3 ủ và để hướng mầm lên trên. Tiếp theo là chăm sóc hoa lan huệ.

Cách chăm sóc hoa lan huệ

Trong giai đoạn đầu chăm sóc hoa lan huệ bạn cần tưới nước cung cấp đủ ẩm để củ nhanh bén rễ và nảy mầm. Hạn chế tưới nhiều nước một lần sẽ rất dễ làm úng củ.

Sau khi củ nảy mầm 2 tuần bạn tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây. Cây cần nhiều lân và Kali trong giai đoạn này để phát triển mầm hoa. Sau khi cây xuất hiện nụ hoa 1 tuần, bạn bổ sung thêm kali để hoa bền và màu đậm hơn. Trong thời gian ra hoa, bạn đặt cây nơi mát mẻ để hoa lâu tàn.

Mỗi cành hoa lan huệ thường có 4 nụ quay theo 4 hướng nên chúng còn có tên là hoa tứ diện. Từ khi hoa nở đến khi hoa tàn khoảng 5 – 10 ngày, lúc đầu nở 2 hoa và khoảng vài ngày sau nở 2 hoa còn lại.

Cách điều khiển cây lan huệ ra hoa

Củ lan huệ trồng ít nhất 18 tháng thì mới đủ sức phát triển và phân hóa mầm hoa. Do đó, để cây ra hoa to và đẹp bạn cần nuôi dưỡng củ thật tốt. Cách chăm sóc lan huệ ra hoa đúng dịp điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý là chọn củ giống đúng tiêu chuẩn (đã được trồng ít nhất 18 tháng). Hoặc củ huệ có ít nhất  6 lá trưởng thành và chưa ra hoa trong 8 tháng liền kề trước đó.

Muốn lan huệ ra hoa cần có thời gian khô hạn để cây phân hóa mầm hoa. Bạn chọn những cây củ đã già, lá vàng úa, già cỗi nhổ củ lên. Sau đó cắt bỏ hết lá và rễ để nơi khô ráo để củ héo và ngừng tăng trưởng. Cách trồng lan huệ ra hoa đúng tết thì nên thực hiện công việc này vào tháng 10 âm lịch.

Khi nào bạn muốn cây ra hoa thì tiến hành trồng củ xuống đất. Thời gian từ lúc trổng củ đến lúc củ ra hoa khoảng 1 tháng. Sau khi trồng khoảng 15 ngày cây sẽ nảy chồi lá hoặc ra vòi hoa. Bạn đặt cây nơi có ánh nắng để vòi hoa phát triển tốt. Và khoảng 15 ngày sau hoa sẽ nở, bạn mang cây vào nơi râm mát để hoa lâu tàn.

Fanpage: https://www.facebook.com/namix.vn

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Tại Nhà Với Đất Sạch Namix

Hoa lan huệ hay con gọi là hoa tứ diện. Đây cũng là loài hoa quen thuộc và làm nhiều người phải đam mê với vẻ đẹp của nó. Tuy nhiên, để lan huệ ra hoa và ra hoa đúng thời điểm, bạn cần biết đặc điểm sinh học của nó. Hôm nay, Namix sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lan huệ và cách xử lí cho chúng ra hoa nhé!

Xem thêm:

Cách trồng và chăm sóc cây khoai tây trồng chậu ngay tại nhà Kĩ thuật trồng và chăm sóc hoa tulip chơi Tết Khả năng giữ nước của đá Perlite Trân châu

Lan huệ đỏ

Trên thị trường hiện nay có nhiều giống hoa lan huệ với nhiều màu sắc, hình dáng hoa khác nhau. Đối với các dòng lan huệ nội thì có giá giao động từ vài chục đến hơn một trăm ngàn trên củ. Trong khi đó, các dòng lan huệ ngoại, đặc biệt là lan huệ kép có giá khoảng vài trăm ngàn một củ. Tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn giống hoa yêu thích.

Điều kiện sinh trưởng của hoa lan huệ

Để chăm sóc hoa lan huệ tốt bạn cần phải biết được điều kiện sinh trưởng của chúng.

Đất trồng hoa lan huệ

Lan huệ thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Độ pH đất từ 6,0 – 6,5 thích hợp cho lan huệ phát triển.

Lan huệ kép

Nước

Cây lan huệ cần nhiều nước để phát triển thân lá. Nhất là vào giai đoạn cây ra hoa. Thiếu nước sẽ làm cho cây còi cọc, mầm chậm phát triển, cánh hoa mỏng và nhanh rụng. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là không để chậu cây bị úng nước.

Nhiệt độ và ánh sáng

Để sinh trưởng tốt cây lan huệ cần được cung cấp đủ ánh sáng đầy đủ. Các giống lan huệ vừa phát triển được nơi có nhiều ánh sáng và dưới bóng râm. Lan huệ cần trung bình 6 giờ chiếu sáng mỗi ngày để phát triển tốt. Cây được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng sẽ phát triển nhanh và mau ra hoa hơn so với cây trồng trong bóng râm. Nhiệt độ thích hợp cho lan huệ phát triển là từ 20 – 22 độ C.

Cách trồng lan huệ

Chuẩn bị vật liệu trồng và củ giống

Chọn củ giống to, khỏe, mập không bị nấm bênh

Đất sạch trồng hoa Namix

Chậu trồng có đường kính tối thiểu 15 cm, có lỗ thoát nước.

Củ lan huệ tươi

Đất sạch trồng hoa Namix sẽ giúp các bạn tiện lợi hơn khi trồng cây. Đây là sản phẩm đất trồng có bổ sung dinh dưỡng cho nên bạn không cần phải trộn thêm bất kì loại phân bón nào khi trồng. Đồng thời, trong thành phần của đất còn có các hạt Perlite giúp cho đất thông thoáng hơn. Đồng thời các hạt này cũng hỗ trợ giữ nước và dinh dưỡng cho cây.

Cách trồng lan huệ

Đối với củ lan huệ tươi mới đào, hoặc củ giống mới mua chưa trồng vào đất, bạn cần nhẹ nhàng bóc lớp vỏ khô bên ngoài trước khi trồng.

Củ lan huệ đã được phơi héo

Đối với củ khô, bạn cần ngâm nước một ngày cho củ hút nước rồi mới đem trồng.

Bạn cho đất vào đầy chậu trồng, sau đó dùng xẻng nhỏ đào lỗ để đặt lan huệ vào giữa chậu. Bạn lưu ý, chỉ lấp đất khoảng 2/3 ủ và để hướng mầm lên trên.

Lan huệ tươi

Cách chăm sóc lan huệ

Trong giai đoạn đầu, bạn cần tưới nước cung cấp đủ ẩm để củ nhanh bén rễ và nảy mầm. Hạn chế tưới nhiều nước một lần sẽ rất dễ làm úng củ.

Sau khi củ nảy mầm 2 tuần bạn tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho cây. Cây cần nhiều lân và Kali trong giai đoạn này để phát triển mầm hoa. Sau khi cây xuất hiện nụ hoa 1 tuần, bạn bổ sung thêm kali để hoa bền và màu đậm hơn.

Trong thời gian ra hoa, bạn đặt cây nơi mát mẻ để hoa lâu tàn.

Mỗi cành hoa lan huệ thường có 4 nụ quay theo 4 hướng nên chúng còn có tên là hoa tứ diện. Từ khi hoa nở đến khi hoa tàn khoảng 5 – 10 ngày, lúc đầu nở 2 hoa và khoảng vài ngày sau nở 2 hoa còn lại.

Cách điều khiển cây ra hoa

Củ lan huệ trồng ít nhất 18 tháng thì mới đủ sức phát triển và phân hóa mầm hoa. Do đó, để cây ra hoa to và đẹp bạn cần nuôi dưỡng củ thật tốt. Để lan huệ ra hoa vào đúng dịp mong muốn, điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý là chọn củ giống đúng tiêu chuẩn (đã được trồng ít nhất 18 tháng). Hoặc củ huệ có ít nhất 6 lá trưởng thành và chưa ra hoa trong 8 tháng liền kề trước đó.

Muốn lan huệ ra hoa cần có thời gian khô hạn để cây phân hóa mầm hoa. Bạn chọn những cây củ đã già, lá vàng úa, già cỗi nhổ củ lên. Sau đó cắt bỏ hết lá và rễ để nơi khô ráo để củ héo và ngừng tăng trưởng. Nếu bạn muốn cây ra hoa vào dịp Tết thì nên thực hiện công việc này vào tháng 10 âm lịch. Khi nào bạn muốn cây ra hoa thì tiến hành trồng củ xuống đất. Thời gian từ lúc trổng củ đến lúc củ ra hoa khoảng 1 tháng. Sau khi trồng khoảng 15 ngày cây sẽ nảy chồi lá hoặc ra vòi hoa. Bạn đặt cây nơi có ánh nắng để vòi hoa phát triển tốt. Và khoảng 15 ngày sau hoa sẽ nở, bạn mang cây vào nơi râm mát để hoa lâu tàn.

Trên đây là cách trồng và chăm sóc hoa lan huệ mà Namix chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, với bài viết này sẽ giúp các bạn có những chậu hoa lan huệ đẹp. Bạn cần tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật, hãy liên hệ ngay với Namix nhé:

Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao NAMIXĐịa chỉ: Số 2A3, đường số 3, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, Thủ Đức, Tp.HCMWebsite: namix.vn | Email: info@namix.vnĐiện Thoại: 0287 1023489 | Hotline: 0904 003 679

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ

Cây huệ đỏ (Amaryllis sp.) ở Nam bộ nhiều nơi gọi là huệ nhung vì hoa của chúng có mầu đỏ rất đẹp và mịn như nhung.

Huệ đỏ là cây thân giả (giống hành tây). Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn, mọc đối nhau thành hai hàng xanh đậm. Cọng hoa tròn to, mọc lên từ nách lá có thể cao đến 20-30cm. Thường mỗi cành hoa có 4 nụ, từ khi nở đến khi tàn khoảng 5-10 ngày, lúc đầu nở 2 hoa vài ngày sau nở tiếp hai hoa còn lại.

Muốn ra hoa cây huệ đỏ cần có một thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Trong điều kiện mùa khô ở Nam bộ cây huệ bị thiếu nước khô héo hết lá, chỉ còn lại củ (thân giả), khi mùa mưa đến cây huệ sẽ ra lá và trổ hoa. Nắm được đặc tính này của huệ đỏ, có nghệ nhân đã tìm được cách điều khiển cho huệ ra hoa đúng vào dịp tết Nguyên đán.

Cách làm như sau: trồng huệ nơi đất tốt, chăm sóc cây chu đáo, bón phân đầy đủ (nhất là phân lân) để cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Đến tháng 10 âm lịch chọn những cây có củ già, lá vàng úa và hơi bị tàn lụi một chút, nhổ cây lên cắt bỏ hết lá và rễ (có thể nhổ từ tháng 9 âm lịch), đặt lên giàn (không được để dưới đất ẩm), phơi trong bóng mát (thời gian này không được phun tưới nước) để củ huệ khô héo, ngừng tăng trưởng. Khi nào muốn cây huệ ra hoa thì đem trồng củ huệ vào chậu hay giỏ tre đã có sẵn hỗn hợp đất, phân hữu cơ, tro trấu. Khi trồng chỉ cho đất phân ngập đến ½ củ (nếu phủ đất kín dễ làm củ bị hư thối). Sau khi trồng đưa chậu cây vào chỗ mát, tưới nước đủ ẩm, khi nào thấy củ huệ nhú mầm lá hoặc mầm hoa (thường khỏang 15 ngay sau khi trồng) thì đưa chậu cây ra ngoài nắng, khoảng 15 ngày sau cây huệ sẽ nở hoa.

Như vậy muốn cây huệ nở hoa vào dịp tết Nguyên đán thì đem trồng củ huệ trở lại chậu trước tết khoảng một tháng. Muốn cọng hoa ngắn, mập mạp, hoa to, tươi sắc và lâu tàn ngoài việc đưa chậu hoa ra chỗ nắng cần bón thêm phân kali.

Sau khi trưng chơi hoa trong mấy ngày tết, khi hoa tàn đem cây ra trồng trở lại đất vườn, tích cực chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Muốn có hoa chơi tết năm tới thì tháng 9, 10 âm lịch lại áp dụng cách làm như trên.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Huệ

Mỗi một vùng đất đều có những điểm sinh thái rất đặc biệt, điều đó khiến cho những sản phẩm nông nghiệp có một đặc trưng rất riêng.

1. Đất trồng:

Ở huyện Bình Chánh Hoa Huệ được trồng vào đầu mùa mưa chủ yếu trên vùng đất sét trắng tại các xã như Tân Quý Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Tân Túc… Theo bà con nông dân thì Huệ trồng ở Bình Chánh có mùi thơm hơn khi trồng ở miền Tây (có lẽ do đất có nhiều nguyên tố vi lượng).

Líp trồng tùy nơi: bề ngang mặt líp 2 mét, đáy 2,5 mét, bề ngang mương nước 1,5 mét. Mặt líp phải bằng phẳng để giữ được nước và khi trồng tận dụng được mặt đất trồng. Đất được cuốc, xới thành từng cục khoảng ngón chân cái, ngón tay cái.

2. Giống Huệ:

Theo bà con nông dân có hai loại: Huệ trâu cao khoảng 1,5- 1,6 mét bông dài, Huệ ta bông ngắn, thường nở trên cây, có mùi thơm.

Về chọn và tồn trữ giống: Chọn củ đã trồng từ năm trước, được đào lên tồn trữ vào mùa khô (nếu không đào lên thì vụ tới sẽ cho bông nhỏ), khi lấy giống phải xử lý thuốc trừ rệp sáp ngay ngoài ruộng (khoảng tháng 12 âm lịch cắt lá, rải thuốc bột, tháng 1 âm lịch đào củ cắt bỏ bớt rể và nhúng vào thuốc trừ sâu rầy (Bassa, Mipcin..), tồn trữ bằng cách để dưới bóng râm thoáng mát, chỉ để 1 lớp cho thoáng, củ ít bị hư. Tiêu chuẩn củ trồng được chia làm 3- 4 loại (bằng ngón tay út đến ngón chân cái):

– Nếu củ bằng ngón chân cái xuống giống tháng 4 đến tháng 7 cho bông.

– Nếu củ trung bình xuống giống tháng 4 đến tháng 8 tháng 9 cho bông.

– Nếu củ nhỏ bằng ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tháng 11 cho bông.

– Nếu củ nhỏ hơn ngón tay út xuống giống tháng 4 đến tết cho bông.

Tuỳ theo mục đích lấy bông vào ngày rằm 15 hoặc 30 mà tính ngày xuống giống cho phù hợp.

3. Cách trồng và mật độ trồng:

Một công đất (1.000 m2) cần từ 10 đến 15 giạ giống đã được xử lý. Trước khi trồng phải lặt sạch rễ, tàn dư thực vật trên củ, trong vòng một tuần phải trồng ngay để củ khỏi mất sức. Có thể trồng cùng 1 loại củ để thu hoạch cùng lúc hoặc trồng 1 bụi có ba loại củ lớn nhỏ khác nhau để thu hoạch thành từng đợt. Kinh nghiệm trồng 1 loại củ trên líp dễ chăm sóc hơn.

Mật độ trồng: Khoảng cách 20cm x 20cm (cho củ giống nhiều, nhưng khó chăm sóc, dễ bị sâu bệnh) khoảng cách 40cm x 40cm (không cho củ giống nhiều, nhưng dễ chăm sóc).

Đặt củ dưới đất và lấp đất từ 2- 3 cm, nếu đặt củ cạn thì cây mau cho ra bông, đặt củ sâu cho bông chậm nhưng bông tốt hơn. Trồng xong tưới nước sáng chiều. Sau trồng khoảng hai tháng Huệ bắt đầu xây ngù (gù), từ xây ngù đến cắt bông khoảng 1 tháng, tính hết thời gian từ trồng đến thu bông chậm nhất là khoảng 3,5 tháng.

4. Chăm sóc bón phân cho 1.000 m2 (vừa mương vừa líp):

– Lót: Bón 30kg DAP

– Thúc 1: 30 ngày sau trồng bón 30kg DAP và 30kg Urê

– Thúc 2 : 20- 25 ngày sau thúc 1 (gần xây ngù) bón 15kg urê, phun thêm phân KNO3 (Natri Kali)

– Thúc 3: Sau khi thu bông bón thêm 15kg DAP và 15kg Urê.

Trước khi bón phân kết hợp làm cỏ cho Huệ.

Chú ý : Khi bón phân quan trọng nhất là phải nhìn màu sắc lá mà gia giảm phân bón cho phù hợp.

5. Phòng trừ sâu bệnh:

Khoảng 1 tháng sau trồng cây Huệ dễ bị nhện đỏ phá hại lá, từ 3- 4 tháng trở đi dễ bị rệp sáp phá hại các bộ phận của cây, có thể phòng trị bằng các loại thuốc sau : Nissorun, Kelthan 20 EC, Comite, Basudin 10H. Khoảng tháng 9 – 10, mưa dầm Huệ dễ bị bệnh úng lá, thúi củ có thể ngừa bệnh bằng các loại thuốc: Anvil, Topsin, Ridomil, Rovral, Alliette…

6. Thu hoạch:

Thường thu vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, thu lúc trời nắng hoặc để lâu không ngâm nước bông Huệ sẽ bị hở yếm (phải vạt gốc lại và ngâm nước).

Cách thu hoạch bông: lần đầu thu dùng dao sắc cắt xéo bông gần sát củ để nước không đọng trong cọng hoa dễ làm thói củ, lần thứ hai trở đi dùng chân giữ gốc Huệ tay nắm cọng bông Huệ ở phía dưới dặt mạnh ngang mặt đất, bông sẽ rời ngay khớp. Nếu bông ngã bị cong phải buộc lại cho thẳng. Nên ngâm bông vào nước sạch, không nên pha phèn chua vào nước để ngâm bông, bông huệ sẽ bị nhầy gốc làm chóng tàn. Nếu để bông chưng thì cách ngày phải vạt gốc và thay nước thì sẽ chưng được khoảng nửa tháng.

Nguồn: vietlinh.vn

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Huệ Tại Nhà trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!