Đề Xuất 3/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thuốc Lào # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thuốc Lào # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thuốc Lào mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở Việt Nam vùng đất trồng thuốc lào chủ yếu là đất nhẹ, cát pha, tơ xốp, thoát nước, có độ pH 6,5 – 7. Ngoài ra những chân đất trồng thuốc lá, thuốc lào không dược luân canh những cây trồng trước đây là cây họ cà

Làm đất cần làm đất ải kỹ, cày sâu 25 cm, có thể làm luống hoặc rạch hàng tùy điều kiện từng nơi, từng vụ, nếu nơi mưa nhiều phải làm luống rộng 1 -1,2 m cao 0,2 – 0,25 m để thoát nước.

Thời vụ thuốc lào thường từ tháng chạp năm nay đến cuối tháng tư đầu tháng 5 năm sau, theo âm lịch. Gieo hạt vào khoảng tháng 11, làm đất tơi, trộn hạt với tro bếp gieo, tưới ẩm, khoảng 2-3 tuần hạt phát triển, cây con hai ba lá dài 3-4cm là nhổ trồng được.

Muốn thuốc lào ngon phải bón nhiều phân hữu cơ vi sinh và phân chất lượng tốt. Thuốc lào cho thu hoạch lá nên tránh sử dụng các loại phân bón hóa học và các chất bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc. Phân bón Hữ Cơ Miền Trung là sản phẩm phân bón làm hoàn toàn từ phân lợn đã qua xử lý và được bổ sung thêm hàm lượng đạm ,lân, kali, các vi sinh vật có lợi và các thành phần trung vi lượng cần thiết, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cũng như đảm bảo an toàn chất lượng cho lá. Sử dụng Phân Hữu cơ Miền Trung cây sẽ phát triển mạnh, cho lá to dày, thơm hơn.

– Trước khi trồng bón lót vào đất trồng nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Trung bình một sào trung bộ sẽ phải bón lót khoảng 40 – 50kg/sào, có thể kết hợp cùng với phân chuồng đã ủ hoai mục để bón lót

Mật độ trồng là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lá thuốc, nếu mật độ quá thưa thì năng suất và phẩm chất kém, nếu trồng quá dày thì năng suất hơn nhưng phẩm chất lá lại kém, mật độ thích hợp là 22.000 – 25.000 cây /ha, khoảng cách 80 x 50 cm

– Khi cây thuốc đã bén rễ, phát triển, sử dụng bón phân hữu cơ miền trung 20 – 25kg/sào, tưới định kỳ cho cây, kết hợp thêm phân bón thúc bón thúc thêm phân đạm và kali nên sử dụng nên sử dụng đạm sun phát 7-9 kg và kali sun phát 6- 7 kg , không nên dùng kaliclorua vì sẽ ảnh hưởng xấu đến phẩm chất của lá thuốc . Nếu bón ít phân thì cây không phát triển được, lá ít, lá nhỏ lại mỏng, ngược lại đủ phân, bón đúng cách, cây thuốc nhiều lá, lá to, lá dày, cho chất lượng ngon.

– Đến khi sự phát chậm lại ta sẽ ngắt ngọn cây thuốc chỉ lấy đủ lượng lá cần thiết, bình thường lấy từ 17 đến 25 lá cho một cây. Trong thời gian này cần bổ sung dinh dưỡng cho cây, sử dụng dung dịch phân bón NPK bón thúc tập trung chăm sóc để cây cho lá to và dày. Trước khi cấm ngọn không quên chọn một số cây tốt, không ngắt ngọn để cho cây ra hoa để lấy hạt giống trồng trọng vụ sau.

Ngoài phân bón tốt, đủ lượng, đúng cách, đúng thời điểm, còn phải kể đến việc chăm sóc, theo dõi hàng ngày cho cây, như nhặt cỏ, bắt sâu, diệt bọ rầy, rất bận rộn như con mọn. Phải thường xuyên có mặt trên vườn thuốc để theo dõi cây, tránh trường hợp cây bị sâu hại phá hoại.

Cách bảo quản, thu hoạch thuốc lào:

Vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 (âm lịch, đây là thời điểm lá thuốc lào dày và cứng nhất, các cây thuốc lào lá cụp xuống như những cái nơm úp trên đồng chính là mùa thu hoạch thuốc lào

Khi chín thuốc chín theo thứ tụ từ dưới lên trên của cây , từ ngoài vào trong của lá, thời tiết mưa nhiều và bón nhiều đạm sẽ kéo dài độ chín của lá, về hình thái, khi lá chín chuyển từ màu xanh sang màu vàng đều, gân lá màu trắng sữa, giòn, bẻ dễ gãy, lông rụng maytj lá trơn ánh ít dính , phía ngọn lá và 2 bên rủ xuống đầu ngọn lá bắt đầu khô.. Lá thuốc lào sau khi thu hoạch được thái nhỏ, hong khô và cho vào túi bóng gói kín để tránh bị ẩm mốc.

Nguyễn Thái

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Thuốc Lào Thanh Hóa

Cách trồng và chăm sóc cây thuốc lào Thanh Hóa bằng phân bón hữu cơ sinh học Rapid Hydro mới nhất để có được chất lượng và năng xuất cao. đem lại lợi ích về

Thuốc lào thuộc loại cây thảo mộc, ra hoa, kết hạt, gieo trồng theo chu kỳ mùa vụ hàng năm.

Thời vụ thuốc lào thường từ tháng chạp năm nay đến cuối tháng tư đầu tháng 5 năm sau, theo âm lịch. Gieo hạt vào khoảng tháng 11, làm đất tơi, trộn hạt với tro bếp gieo, tưới ẩm, khoảng 2-3 tuần hạt phát triển, cây con hai ba lá dài 3-4cm là nhổ trồng được. Lên luống để trồng thuốc lào, luống cao 30-10 cm, rộng khoảng 70 – 80cm để trồng vừa 2 hàng thuốc lào trên một luống.

Muốn thuốc lào ngon phải bón nhiều phân và phân tốt. Thuốc lào cho thu hoạch lá nên tránh sử dụng các loại phân bón hóa học và các chất bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc. Phân bón Rapid Hydro là sản phẩm phân bón làm hoàn toàn từ cá biển và được nhập khẩu từ Mỹ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cũng như đảm bảo an toàn chất lượng cho lá. Sử dụng Rapid Hydro cây sẽ phát triển mạnh, cho lá to dày, thơm hơn.

– Trước khi trồng bón lót vào đất trồng phân Bắc đã ủ mục nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Trung bình một sào Bắc bộ sẽ phải bón lọt khoảng 500kg phân chuồng hoại mục.

– Khi cây thuốc đã bén rễ, phát triển, pha phân bón Rapid Hydro với tỷ lệ 1:100 tưới định kỳ cho cây, khoảng 7 – 10 ngày tưới một lần cho đến khi cây thuốc phát triển đủ lá cần thiết. Nếu bón ít phân thì cây không phát triển được, lá ít, lá nhỏ lại mỏng, ngược lại đủ phân, bón đúng cách, cây thuốc nhiều lá, lá to, lá dày, cho chất lượng ngon.

– Phải tưới nước mỗi ngày một lần, đủ ẩm, cây lớn đều mới tưới phân, lần đầu pha loãng 1:150 tưới đều lên cây vào sáng sớm hoặc chiều mát, sau tăng dần độ đặc tuỳ theo thời gian phát triển của cây.

– Đến khi sự phát chậm lại ta sẽ ngắt ngọn cây thuốc chỉ lấy đủ lượng lá cần thiết, bình thường lấy từ 17 đến 25 lá cho một cây. Trong thời gian này cần bổ sung dinh dưỡng cho cây, sử dụng dung dịch phân bón Rapid Hydro pha với tỷ lệ 1:150 phun cho cây 7-10 ngày một lần tập trung chăm sóc để cây cho lá to và dày. Trước khi cấm ngọn không quên chọn một số cây tốt, không ngắt ngọn để cho cây ra hoa để lấy hạt giống trồng trọng vụ sau. Thuốc lào Rẻ

Ngoài phân bón tốt, đủ lượng, đúng cách, đúng thời điểm, còn phải kể đến việc chăm sóc, theo dõi hàng ngày cho cây, như nhặt cỏ, bắt sâu, diệt bọ rầy, rất bận rộn như con mọn. Phải thường xuyên có mặt trên vườn thuốc để theo dõi cây, tránh trường hợp cây bị sâu hại phá hoại.

Thu hoạch thuốc lào:

Chi Tiết Xem Và đặt hàng tại:

THUỐC LÀO QUẢNG XƯƠNG Thuốc Lào được sản xuất và đóng gọi tại : Quảng Định Quảng Xương , TP Thanh Hoá

SĐT: 0838.99.36.36 Cơ Sở Kinh Doanh Tại Hà Nội : Số 86 Hào Nam, Đống Đa Hà Nội RẤT HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH.

Tin Liên Quan: Bố Bỏ Hút Thuốc Lào

Cách Trồng Và Chăm Sóc Vảy Rồng Lào

Vảy rồng có hai loại, vảy rồng Lào và vảy rồng ta. Dưới đây là cách trồng và chăm sóc Vảy rồng Lào

Giới thiệu về Vảy rồng Lào

Vảy rồng Lào là loại lan phụ sinh phân bố rất rộng như Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar…Về đặc điểm sinh thái, vảy rồng Lào thuộc họ Kiều (miền trung, nam gọi họ Thủy tiên), thân (giả hành) rất ngắn chỉ dài khoảng 4-7 cm, đường kinh 2-4 cm, thóp nhỏ ở gốc và ngọn, phình to ở giữa, một giả hành thường có khoảng 3-4 đốt, rất cứng. Trên thân Vảy rồng Lào có nhiều rãnh và cạnh chạy dọc, thường có 7-8 cạnh nên thân gần như hình trụ tròn. Các giả hành đơn lẻ xếp sát nhau thành mảng tạo cảm giác cứng cáp, chắc chắn như bộ vảy của loài bò sát, có lẽ vì thế người ta gọi Vảy rồng. Một thân (giả hành) chỉ có một lá rất dày, cứng, màu xanh thẫm ở đỉnh dài khoảng 3-7 cm, bề rộng 2-4 cm, đầu lá tròn.

Lan Vảy rồng Lào thường ra hoa mùa xuân – hè, khoảng tháng 4-6 dương. Ngồng hoa phát ra từ giả hành đã trưởng thành, trên một ngồng gồm nhiều bông đơn lẻ tạo thành chùm rất đẹp. Ngồng hoa thường dài 15-30 cm. Mỗi bông đơn kích cỡ khoảng 3 cm, màu vàng tươi (đậm nhạt còn tùy xuất xứ vùng miền, sức khỏe, ánh sáng cây được hưởng), họng hoa màu vàng sẫm hơn cánh, môi tròn rộng, có mùi thơm thoảng nhẹ. Cũng như các loại lan họ Kiều, hoa của Vảy rồng Lào không bền lắm, tàn sau khoảng 7-10 ngày tùy sức khỏe cây tuy nhiên vẫn được nhiều người yêu thích và được trồng phổ biến khắp đất nước.

Cách trồng và chăm sóc Vảy rồng Lào

Nhiều người thích ghép miếng to để đỡ mất thời gian, ít ảnh hưởng đến các giả hành, nhìn đẹp mắt, khỏe khoắn nhưng theo tôi ghép những miếng cỡ nhỏ và trung bình cũng rất tốt vì có thể lựa được những miếng có nhiều giả hành tơ (miếng to thường cũng lẫn nhiều giả hành già, điều này không tránh khỏi được vì có thân già thì mới có thân tơ, không thể chỉ toàn thân tơ được), miếng nhỏ lại dễ tùy biến tạo thế khi ghép hơn nhất là khi cần để ghép lũa, rõ ràng một miếng Vảy rồng lớn sẽ khó mà ghép vào một khúc lũa lồi lõm cong queo.

Giá thể ghép Vảy rồng Lào theo tôi thích hợp nhất là gỗ khúc mới cắt còn vỏ (nhãn, vũ sữa hoặc một số loại gỗ có vỏ dày xốp), tiếp đó là lũa, ít khi trồng vào chậu đất nung với than và vỏ thông do kiểu đi của giả hành dạng mảng sẽ rất khó cố định. Đi một số nơi tôi nhận thấy ghép thẳng Vảy rồng lên thân cây nhãn đang sống cũng phát triển rất tốt, ra hoa đều đặn dù hầu như không cần chăm sóc. Vảy rồng Lào hàng cân khi mua về ta cắt bớt rễ đi, ngâm dung dịch thuốc kích rễ hoặc B1 1-2 tiếng đồng hồ rồi tiến hành ghép luôn (hoặc để tạm ra nơi râm mát 1 vài ngày sau ghép cũng không vấn đề gì). Một điểm chú ý khi ghép Vảy rồng Lào lên gỗ là ghép sao cho gốc rễ miếng vảy rồng cách khúc gỗ giá thể 1 chút xíu cỡ 0,5 cm sẽ dễ ra dễ hơn (có thể dùng một miếng gỗ nhỏ chèn giữa gốc và gỗ, sau đó dùng dây cố định chặt miếng vảy rồng với khúc gỗ giá thể để việc tưới nước và gió thổi không làm cây lung lay).

Mới ghép các bạn nên chăm chỉ tưới 2-4 lần/ngày, treo nơi râm mát, khoảng 5-7 ngày lại phun thuốc kích rễ 1 lần (Atonik, B1) theo liều lượng loãng hơn trên vỏ chai/gói 1 chút, cứ như vậy cho đến khi ra rễ thì thay thuốc kích rễ bằng phân bón lá NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20 cũng 5-7 ngày/lần, bón quanh năm cho đến qua tết âm lịch thì phun NPK 10-30-10 5-7 ngày/lần và treo ra nắng để kích hoa. Sau tàn hoa lại tiếp tục dùng NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20…Do ghép gỗ lại không cần xơ dừa, dớn lót nên ta cứ tưới thoải mái nhiều lần trong ngày, nước trôi ngay, có thể thấy giá thể khô lại tưới được còn nếu ẩm thì thôi, đừng lo chuyện bị úng.

Sau khi cây ra rễ khỏe mạnh đưa dần giò vảy rồng Lào ra nắng, loài này khi đã thuần có thể chịu nắng trực tiếp thời gian dài trong ngày, thậm chí đủ nắng mới ra hoa, hoa nhiều, đậm màu, bền hơn và nhu cầu về nước khi đã thuần cũng ít đi. Về cơ bản nó là loài ưa nắng, độ ẩm trung bình.

Bón Npk Phú Điền Cho Cây Thuốc Lào

Bón NPK Phú Điền cho cây thuốc lào

Ở Việt Nam hàng năm trồng khoảng 4.000 – 4.200ha thuốc lào tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Thái Thụy (Thái Bình). Đây là những vùng đất phèn khá điển hình, với công thức luân canh 2 – 4 vụ/năm như thuốc lào và lúa mùa hoặc thuốc lào – dưa hè – lúa mùa – hành tỏi vụ đông.

Nhìn chung cây thuôc lào dễ trồng, không kén đất. Song những vùng đất phèn, phèn mặn, có độ chua từ 3,5 – 6,0 thành phần đất thịt, thịt nặng, thoát nước tốt và không bị rợp bóng dễ cho năng suất và chất lượng thuốc lào cao, đặc biệt chất đất càng chai thuốc càng ngon.   Tuy vậy, muốn thuốc lào đạt năng suất cao, chất lượng tốt cần phải bón nhiều phân và phân bón phải thích hợp với thuốc lào, thuốc lá. Sản phẩm chính là lá thuốc nên trồng thuốc lào cần nhiều đạm. Bón ít đạm cây không phát triển được, lá ít, nhỏ và mỏng.   Thuộc họ cà nên thân yếu và khả năng chống chịu sâu bệnh kém; bộ rễ không khỏe. Phân lân giúp cây trồng khắc phục nhược điểm trên, với chất vôi giúp thân cứng, lá dày, đượm khói.   Các chất trung lượng, nhất là chất Ca, Mg giúp phiến lá dày, bộ lá đứng, tạo và giữ hương vị lá thuốc.   Tuy không cần nhiều kali như các loại cây lấy củ, quả, song kali giúp phòng ngừa sâu bệnh và vận chuyển, tích lũy dinh dưỡng vào lá. Đặc biệt, thuốc lá, thuốc lào không thích hợp với KCl và các loại phân bón khác có gốc Cl, bởi vì Ion Cl làm thuốc cháy chậm, dễ bị tắt, khói thuốc có mùi khét, đặc biệt tàn thuốc màu xám nâu.   Trên thị trường phân bón hiện nay phân bón NPK Phú Điền có thể giúp thâm canh thuốc lào cho năng suất cao, chất lượng tốt và đảm bảo an toàn sinh học. Ngoài ra phân bón NPK Phú Điền giúp cây trồng tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi, từ đó giúp cây trồng tăng năng suất từ 10% – 30%.   Cách chăm bón như sau:   Sau khi phơi ải đất, bừa kỹ, đập nhỏ, đánh luống và cuốc hộc, bón lót 20 – 25kg NPK tổng hợp Phú Điền 5 – 10 – 3 + TE, bón tiếp phân chuồng ủ mục (nếu có), lấp đất rồi trồng cây. Tưới nước giữ ẩm cho cây con nhanh hồi xanh.   Khi bén rễ hồi xanh, cần tưới nước phân pha loãng cho cây phát triển. Tùy thời tiết mà pha, định kỳ 7 – 10 ngày sau, tưới nước phân pha đậm hơn.   Khoảng 1 tháng sau trồng, khi cây có 5 – 7 lá kẻ rạch giữa luống, giữa 2 hàng thuốc, rải đều NPK tổng hợp Phú Điền 5 – 10 – 3 + TE, hoặc NPK cao cấp Phú Điền bón thúc L1, L2, lấp đất kín phân. Tưới nước vào rãnh cho thẩm thấu lên luống.   Khoảng 15 ngày sau, sả 2 mép luống và bón NPK cao cấp 13 – 3 – 7 + TE, sau đó vun cao luống.   Thường xuyên giữ nước ở đáy rãnh. Khi đủ 20 – 25 lá bấm ngọn và liên tục tỉa chồi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Thuốc Lào trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!