Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sả Java mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cây sả java rất dễ trồng, sinh trưởng nhanh, chịu hạn tốt, chịu úng kém, phù hợp với đất cao. Đất chua (pH=4,5-5,5) vẫn trồng được nhưng nếu đất chua phèn nặng không thể trồng được nếu không cải tạo, rửa phèn.
Sả phát triển tốt ở nơi đất xốp, thô, có độ ẩm cao, chịu mát và ít nước, mỗi tháng chỉ 2-3 lần tưới. Sả có thể trồng xen trong vườn, trong chậu, sân vườn. Nếu trồng thâm canh, phải áp dụng đúng kỹ thuật, để đạt năng suất cao. Cụ thể:
Thời vụ trồng:
Thường vào đầu mùa mưa.
Làm đất:
chỉ cần làm đất sạch là được
Chọn giống:
giống tép phải là tép già được trồng 2 năm tuổi là ít nhất. Số lượng giống 500 – 600 kg/ha.
Chọn đất trồng
: trồng trên đất có độ dốc từ 5% trở lên là tốt nhất
Phân Bón:
không sử dụng bất kỳ một loại phân bón nào ( vì bón phân theo chúng tôi quan sát thấy không có gì khác biệt với không bón
Cách trồng:
Làm đất xong, tiến hành cuốc sâu 15cm, hàng cách hàng 60-70cm, bụi cách bụi 50-60cm. Nếu trồng dày sẽ gây thiếu ánh sáng quang hợp, trồng thưa sẽ bị cỏ dại xâm lấn, hút hết dinh dưỡng, lá sả sẽ khô, còi, sâu, vàng úa.
Chăm sóc:
Sau khi trồng, tiến hành tưới nước giữ ẩm để cây mau ra rễ và mọc mầm nhanh (nhất là khi trồng vào mùa khô). Sau khi trồng được 20-25 ngày, kiểm tra mật độ cây, nơi nào không mọc cần phải trồng dặm lại cho đủ mật độ quy định, khi cây mọc đều sau thời gian tiến hành làm cỏ, vun gốc.
Thu hoạch:
Thu hoạch sả lúc trời nắng, lá sả để tươi hoặc phơi héo để cất tinh dầu Cây sả trồng sau 3.5 tháng, thu hoạch lứa đầu tiên và sau đó 45 ngày lại thu hoạch. liên tục 3-4 năm. Từ năm thứ hai, năng suất sẽ cao hơn năm đầu. Trông điều kiện chăm sóc bình thường, năng suất khoảng 5 tấn lá/ lứa/ ha, mỗi năm thu hoạch 6 lứa lá.(đối với khu vực Miền Bắc)
Khởi Nghiệp Từ Cây Sả Java
Cây sả Java được chị chọn là cây khởi nghiệp trên mảnh đất Tây Ninh, bước đầu chị đã hình thành được vùng nguyên liệu; sản phẩm được các doanh nghiệp bao tiêu đầu ra, người tiêu dùng tin dùng.
Chị An cho biết, sau một chuyến tham quan tại tỉnh Đắk Lắk, chị được người bạn giới thiệu về mô hình trồng sả Java chiết suất tinh dầu mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đang là nhu cầu của nhiều người tiêu dùng trong, ngoài nước. Sau thời gian nghiên cứu và nhận thấy thổ nhưỡng, thời tiết Tây Ninh rất thích hợp để trồng loại cây này, chị quyết định chọn Tây Ninh làm nơi khởi nghiệp mới.
Chị An bước đầu thành công từ cây sả Java.
Ban đầu, với số vốn ít ỏi trong tay, chị An thuê 50 ha và đầu tư cày bừa, giống, hệ thống tưới, phân bón. Sở dĩ, chị An đầu tư thí điểm với diện tích lớn như vậy là do chị muốn tạo dựng niềm tin cho người dân trên địa bàn tỉnh thấy chuyển đổi trồng cây sả Java là một lựa chọn đúng đắn, phù hợp tình hình sản xuất của tỉnh, để từ đó lấy hiệu quả này liên kết người dân trồng tạo thành vùng nguyên liệu sả tập trung.
Với quyết tâm tạo dựng vùng nguyên liệu tập trung, thời gian không lâu sau đó, chị An đã có trong tay vùng nguyên liệu gần 250 ha, trong đó có hai nông trường sả tập trung trên địa bàn huyện Tân Châu và một số diện tích khác ở các huyện Châu Thành và Tân Biên.
Chị An chia sẻ, đây là giống sả có nguồn gốc từ Ấn Độ, đặc tính sinh trưởng, phát triển nhanh, cho hàm lượng tinh dầu cao, mùi thơm đậm, khả năng khử mùi và xua đuổi côn trùng tốt. Cây sả Java khá dễ trồng, chỉ đầu tư một lần, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng thâm canh hoặc xen canh với nhiều loại cây. Đặc biệt, sản phẩm tinh dầu sả ngày càng được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng bởi có nhiều công dụng hữu ích.
Thu hoạch lá sả.
Chị cho biết thêm, ban đầu người trồng chỉ tốn chí phí một lần khoảng 50 triệu/ha, năm đầu tiên là có thể thu hồi được vốn; sang năm thứ 2 người trồng bắt đầu có lời, lúc này người trồng chỉ tập trung cho công đoạn làm cỏ và tưới nước. Đặc tính của cây sả Java là cây tốt thì tinh dầu đạt càng thấp, chính vì vậy người dân không cần thiết bón nhiều phân bón, do đó tiết kiệm được chi phí.
Khi người dân liên kết trồng, công ty đứng ra ký hợp đồng bao tiêu đầu ra, hỗ trợ cây giống và cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách trồng, người dân chỉ việc trồng và chăm sóc. Cách 40 ngày cây sả cho thu hoạch lá một lần, năng suất đạt gần 10 tấn/ha, sản phẩm lá được công ty của chị An thu mua.
Đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH MTV An Phát vừa đầu tư giai đoạn 1 gồm 2 lò chiết xuất tinh dầu thủ công trên địa bàn huyện Tân Biên và Tân Châu, công suất đạt 1 tấn tinh dầu/tháng. Bắt đầu từ tháng 11.2020 trở đi công ty đã lên kế hoạch cho giai đoạn 2, đầu tư công nghệ chiết xuất hiện đại, công suất lên đến 3 tấn tinh dầu/tháng.
Hiện tại đã có các đối tác trong nước liên kết với công ty mở rộng vùng nguyên liệu sản xuất với diện tích lớn, trong thời gian tới hứa hẹn sẽ tạo ra sản phẩm tinh dầu đủ điều kiện ra thị trường nước ngoài.
Đưa lá sả vào chiết xuất tinh dầu.
“Muốn cạnh tranh trên thị trường thì mình phải sở hữu cái riêng, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc. Và khi đầu tư phát triển những sản phẩm đặc thù địa phương, chúng tôi cũng hướng đến việc hỗ trợ, liên kết với người dân để mở rộng quy mô, tạo điều kiện cho bà con phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương”- chị An chia sẻ.
Ông Đỗ Văn Bản, ngụ ấp Tân Thanh, xã Tân Phú, huyện Tân Châu cho biết, trước đây gia đình trồng 4 ha mì, nhưng do cây mì nhiều dịch bệnh khiến thu nhập của gia đình không cải thiện được. Nên ông quyết định liên kết ký hợp đồng với công ty chuyển đổi 4 ha mì sang sang trồng cây sả Java.
Sản phẩm tinh dầu sả Java.
Theo ông Bản, trồng sả không mất nhiều công chăm bón, cây ít sâu bệnh, khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với nhiều loại đất. Từ khi xuống giống đến thu hoạch khoảng 4 tháng, sau đó cứ 40 ngày cho thu một lần bằng cách cắt một lượt lá sả, các vụ tiếp theo cứ làm sạch cỏ xung quanh, tưới nước là cây tiếp tục đâm chồi phát triển lại.
Do sả mới cho thu hoạch lứa đầu, nên hiện tại gia đình chưa đánh giá được hiệu quả, nhưng bước đầu, sả được công ty thu mua với giá ổn định và tình hình sinh trưởng của cây và sản lượng trên phần diện tích này đạt khá cao, nếu đầu ra ổn định lâu dài gia đình ông Bản mới mở rộng diện tích.
Nhi Trần
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sả
Sả là một loại cây trồng dùng để làm gia vị rất thông dụng. Sả chứa nhiều tinh dầu, có vị thơm và có rất nhiều tác dụng đối với sức khoẻ. Về kỹ thuật trồng, sả khá dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất, kể cả đất cằn, dễ sống và có thể phát triển trong tán vườn.
Cây sả giống, hạt giống cây sả, giống cây sả hoa hồng, sả cao sản nhà vườn đăng bán trên MuaBanNhanh tại: Mua bán cây sả
Vì sả mang đến nhiều lợi ích và có kỹ thuật trồng khá đơn giản, nên có rất nhiều bà con nông dân không chỉ trồng sả vừa đủ để phục vụ cho gia đình mà còn mở rộng diện tích trồng với quy mô lớn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sả
Ý kiến chia sẻ của nhiều người dân về :
Chia sẻ từ Hiếu Giang Better: “Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây Sả”
Cây sả có tác dụng xua muỗi, ruồi khi trồng trong vườn. Sả có tên khác là cỏ sả, sả chanh, hương mao. Sả thuộc họ lúa Poaceae (Gramineae), tên khoa học là Cymbopogon nardus Rendl. Cây cỏ lớn, có thể cao 1 – 2 mét. Lá hình dải, mép sắc, bẹ lá dài. Hoa mầu tím hoặc nâu hồng.Cả cây sả thường được dùng tươi. Thân rễ có thể phơi khô. Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Sả cho một loại tinh dầu chứa nhiều thành phần khác nhau. Do đó, người ta chọn trồng những giống sả đáp ứng mục đích sử dụng của tinh dầu.
1/ Đặc điểm:
Sả thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiếu cao 80 cm đến trên 1m. Thân rễ trắng hay hơi tím, có nhiều đốt, các lá bẹ ôm chặt với nhau. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.
Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 – 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo thành dảnh sả. Nhiều dảnh sả tạo thành bụi. Sả có khả năng chịu hạn. Trong vườn chỗ có bụi sả, rắn thường phải tránh xa, từ xưa người ta cho rằng sả có mùi thơm mà rắn rất kỵ. Do do đó ở nông thôn nên trồng sả xung quanh nhà để ngăn không cho rắn, rít bò vào nhà.
2/ Công dụng:
Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Luộc ốc cần có một vài dảnh sả. Ăn thịt chó không thể thiếu sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ ngon hơn.
Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.
3/ Kỹ thuật trồng và bón phân:
Sả dễ trồng, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu. Cây sả có mặt ở hầu hết các vùng và ở miền vườn gia đình.
Chọn đất chỗ đầu hồi nhà hay phía hàng rào làm sạch cỏ, cuốc hố rộng 20 x 20 cm, sâu 20 cm, cho mỗi hố 0.3-0.5 kg phân Better hữu cơ sinh học HG01 trộn với lớp đất mặt. Lấy 1- 2 nhánh sả cắt bớt lá, tước bỏ bẹ lá khô ở ngoài, nếu ở gốc bẹ có rễ dài thì cắt bớt. Đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 -200 lấp đất, nén chặt gốc. Sau đó tưới nước vào gốc cho đủ ẩm. Gặp trời nắng thì tưới ngày 1 lần vào gốc giúp cây chóng bén rễ.
– Bón thúc lần 1 (sau trồng 20-25 ngày): sử dụng 5-7 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE cho 1.000m2.
– Bón thúc lần 2( sau trồng khoảng 45-60 ngày): bón phân lần 2 kết hợp với làm cỏ vun gốc, sử dụng 7-10 kg phân Better NPK 16-12-8-11+TE cho 1.000m2
Sau trồng 3 – 4 tháng đã có thể tỉa các dảnh to để bán, ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý vun gốc kết hợp bón thêm phân hữu cơ sinh học Hg01 cho cây vào dịp cuối năm. Nếu trồng để lấy tinh dầu thì sau khi trồng khoảng một năm tiến hành thu cắt lá, chỉ để lại đoạn gốc dài 10cm, bón phân tưới nước cho ra lá mới.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sả Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Cây giống, Giống cây Rau, Củ, Quả, Cây Sả
Đăng bởi Mai Tâm
Tags: cách trồng cây sả, kinh nghiệm bón phân cho cây sả, kinh nghiệm trồng cây sả, Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sả, trồng cây sả
Cách Trồng Cây Sả Tại Nhà
1. Chọn giống và đất trồng cây
Cây sả mọc thành bụi với bộ rễ chùm khỏe mạnh thích hợp với nhiều loại đất khác nhau và có khả năng chịu hạn rất tốt.Vì thế ta chọn giống bằng cách chiết lấy nhánh cây con bên ngoài bụi sả có đủ gốc và rễ, sau đó cắt bỏ lá già rễ già chỉ chừa lại khúc gốc rễ dài khoảng 20 cm ( hom giống)
Lấy đất trồng cây bao gồm hỗn hợp tro trấu xơ dừa phân trùn cho vào 2/3 chậu nhựa DS có kích thước chậu 35-40 cm để dự phòng cây sả đẻ nhiều nhánh.
Mỗi chậu đất cho gim từ 3-4 hom giống sả sâu 5-6 cm hơi nghiêng về một phía 60 độ và gốc cách gốc là 8 cm, dùng ngón tay nén chặt đất xung quanh gốc sả để cố định không cho lay gốc, sau đó tưới nước đẩm ngày 2 lần bằng vòi phun nhẹ.Nhớ đặt chậu sả mới trồng nơi mát ít ánh nắng gắt.
Nếu tưới đủ độ ẩm thì sau 2 tuần gốc sả sẽ ra rễ mới, lá non bắt đầu ra nhiều, lúc này có thể di chuyển chậu sả ra ngoài nơi có ánh sáng đầy đủ, tưới nước đẫm vào buổi sáng.
Sau một tháng có thể bón thêm phân urê hay NPK 16.16.8 TE để giúp lá xanh thân cứng cáp, có thể pha nước tưới cho cây hay bón hạt xung quanh gốc và lấp đất lại với liều lượng 1 muỗng cà phê nhỏ phân pha 2 lít nước hay rải vào đất, định kỳ hàng tháng bón một lần.
Khi cây sả có nhiều nhánh mới ( khoảng sau 3 tháng) thì cho thêm đất vào mặt chậu và tăng liều bón phân hạt gấp đôi.
Sau 4 tháng là có thể thu hoạch cây sả để sử dụng, sau mỗi đợt thu hoạch thì bón thêm đất vào mặt chậu và phân hạt NPK.
Cây sả thuộc cây sống lâu năm nên cần bón phân thường xuyên định kỳ, khi thấy bụi sả quá già có thể cắt bớt lá và tách lấy bớt thân chừa lại gốc cao 12-15 cm trong chậu, tiếp tục tưới nước là có thể cho bụi sả mới.
Cây sả có tác dụng như vị thuốc để phòng trị một số bệnh sau:
Ngăn tế bào ung thư giải độc cơ thể: do trong sả có chứa chất chống oxi hóa mạnh là hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, sả còn giúp thông tiểu giải độc gan thận.
Hỗ trợ tiêu hóa: Sả là gia vị có khả năng giúp tiêu hóa, hạn chế đau dạ dày, ợ khí chua, đầy bụng và tiêu chảy.
Tăng cường hoạt động da và tiêu diệt nấm bệnh: tinh dầu sả dùng trong xoa bóp giúp có làn da khỏe mạnh, đồng thời tiêu diệt nấm bệnh.
Chống cảm lạnh và máu huyết lưu thông: Người ta dùng 15-30 cây sả để giả nát lấy nước uống hay ăn sống để trị bệnh cảm lạnh hay cúm mà không cần đi bác sĩ.Nhiều nơi còn dùng lá sả để xông hơi giải cảm.
Cây sả được xem như vị thuốc tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng, nên trồng sả tại nhà để có thể thu hái cây sả vừa sạch vừa đủ thời gian để cây sả già tạo nên vị thuốc quý báu.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Sả Java trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!