Đề Xuất 3/2023 # Cách Trồng Măng Tây Tím Đúng Kỹ Thuật Cho Năng Suất Cao # Top 8 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Trồng Măng Tây Tím Đúng Kỹ Thuật Cho Năng Suất Cao # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Măng Tây Tím Đúng Kỹ Thuật Cho Năng Suất Cao mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cũng như nhiều loại măng tây khác, khi trồng măng tây tím sẽ có những yêu cầu cụ thể về kỹ thuật ngâm hạt, ủ hạt, gieo trồng, chăm sóc. Trong bài viết này, Lisado sẽ hướng dẫn chi tiết kỹ thuật trồng măng tây tím bằng hạt. Bạn có thể tham khảo và ghi chép vào sổ tay gieo trồng, chăm sóc loại cây này.

Măng tây tím là loại rau giàu dinh dưỡng, chứa các chất xơ, đạm, glucid, các vitammin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1), acid folid và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể như: kali, magiê, canxi, sắt, kẽm… rất tốt cho sức khỏe người dùng.

1. Cách trồng măng tây tím bằng hạt

Hạt măng tây tím có đặc điểm là có vỏ cứng hơn các loại khác. Vì vậy trước khi ủ hạt, bạn nên ngâm hạt giống măng tây trong nước để tăng khả năng nảy mầm.

Ngâm hạt ở nước ấm khoảng 40 độ trong khoảng 24h, cứ 12h thì thay nước và rửa sạch hạt 1 lần cho đến khi hạt không còn độ trơn và nhớt. Công đoạn này giúp loại bỏ bụi bẩn bên ngoài vỏ hiệu quả.

Ủ hạt măng tây tím

Rửa sạch hạt và ủ hạt trong khăn ẩm. Nên dùng khăn vải thun mềm, không có sợi sần sùi. Bạn trải đều hạt ra khăn rồi dùng 1 khăn ẩm khác đậy lên phía trên. Sau 12h rửa lại hạt, xấp hạt vào trong nước ấm và khăn ẩm rồi lại tiếp tục tiến hành ủ hạt.

Sau khoảng 2 – 3 ngày ủ hạt, hạt giống sẽ bắt đầu nứt nanh và phát triển mạnh mẽ. Bạn có thể trồng vào luống đất đã chuẩn bị sẵn trước đó (Đất trồng măng tây cần được cải tạo bằng phẳng, cày bừa kỹ, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, xử lý nấm bệnh và tuyến trùng, san đất bằng phẳng, bổ sung phân xanh, mùn mục, tro trấu hay các loại phân chuồng ủ hoai, phân trùn quế,… để tăng thêm dưỡng chất cho đất) hoặc có thể trồng trực tiếp vào bầu ươm và tiến hành chăm sóc.

2. Cách chăm sóc măng tây tím

Để măng tây có thể sinh trưởng, phát triển thì không thể bỏ qua giai đoạn chăm sóc. Đây cũng là bước rất quan trọng trong kỹ thuật trồng măng tây tím.

Sau quá trình ươm hạt gieo trồng, cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất. Lúc này, cần tưới nước thường xuyên giữ ẩm cho đất vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Bón thúc

Lần đầu sau trồng 15-20 ngày, ta tiến hành bón thúc ure 1% để kích thích cây phát triển. Những lần sau trung bình một tháng bón một lần với lượng phân bón là 150kg NPK loại 16-16-8 trên 1 ha cho mỗi lần bón. Vun gốc sau mỗi lần bón phân giúp bảo vệ cổ rễ để cây măng đứng thẳng quang hợp.

Sau khoảng 3-4 tháng thu hoạch, tiến hành cắt tỉa các cây mẹ già, giữ lại các cây non khỏe, tiếp tục bón thúc phân chuồng, phân NPK, WEHG, GA3, Atonik, Nitrophotka để tiếp tục kích thích cây phát triển và cho nhiều chồi măng hơn.

Tưới nước

Măng tây tím không chịu được khô hạn, vì vậy bạn cần phải cung cấp nước thường xuyên cho cây để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ. Độ ẩm ở mức 60-70 là mức tốt nhất cho cây tăng trưởng.

Thời gian tưới nên tập trung vào buổi sáng và buổi chiều thì nên tưới trước 5h chiều để không làm ảnh hưởng những chồi măng mới nhú.

Tỉa cành, làm cỏ

Bên cạnh việc bón thúc định kỳ, thì bạn cũng cần phải làm cỏ sạch sẽ. Thời gian đầu khi chưa ra măng, bạn có thể dùng màng phủ nông nghiệp hoặc các loại rơm rạ, lục bình đã qua xử lý phủ gốc để hạn chế cỏ dại. Còn đối với cây đã cho thu hoạch thì không dùng màng phủ nông nghiệp nữa.

Cách Trồng Măng Tây Cho Năng Suất Cao Nhất

Khâu này có vai trò quyết định nên bà con hãy lựa chọn loại hạt giống măng tây tốt nhất.

– Do vỏ hạt măng tây rất cứng, vì thế trước khi gieo phải ngâm trong nước nóng khoảng 50 độ C (Bà con cũng có thể canh nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ. Cách 4 giờ thay nước và chà hạt 1 lần.

– Sau đó, ủ hạt trong khăn ẩm. Sau 24h, lấy hạt ra, rửa sạch hạt và lập lại công đoạn ủ như trên. Sau 2 ngày thì hạt có thể nảy mầm. Đối với những hạt chưa nảy mầm, cứ cách 24 giờ, bà con sẽ rửa sạch hạt và tiến hành ủ lại trên khăn ẩm. Cho đến khi toàn bộ số hạt đã nứt nanh hết. – Sau khi hạt đã nứt nanh, bà con tiến hành gieo hạt. Đất gieo hạt được trộn theo tỷ lệ: 2 phần đất, 1 phần phân hữu cơ, 1 phần xơ dừa hoặc tro trấu. – Gieo hạt sâu 1-2,5cm. Trên mặt luống phủ một lớp mùn mục rồi tưới ẩm. Bón phân và chăm sóc giống như những cây rau khác trong vườn ươm. Thời gian cây con ở vườn ươm từ 3 – 6 tháng. Để trồng 1 Ha măng, cần lượng hạt từ 0.45 – 0.5 kg, tương ứng 18.000 – 22.000 cây giống.

– Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày trên 1 mét. Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm trên 50 cm. Không trồng trên đất phèn, ngập úng, đất nhiễm Đioxin…

– Đất không có độ dốc quá 5-10%.

– Quanh khu đất trồng măng tây, bà con nên đào hệ thống mương rộng 150 – 200 cm, sâu 150 – 200 cm để thoát nước vào mùa mưa và triều cường. Có thể kết hợp trồng thêm các loại cây có giá trị kinh tế cao như hoa kiểng để che chắn giông gió, không để cây bị ngã, gẫy

– Sau khi xử lý cỏ và vi sinh vật xong, bà con sẽ tiến hành cải tạo đất trồng măng theo phương pháp sau:

Bước 1: Rải 200 – 1000 Kg vôi (tùy vào độ Ph), bổ sung thêm 1 lớp cát đen dày từ 20-30 cm. Sau đó trộn đều với lớp đất mặt thành một lớp đất cát pha 50/50 tơi xốp dày từ 40-50 cm . Lưu ý nếu đất trồng là đất cát pha 50/50 tự nhiên thì không cần bổ sung thêm cát đen san nền nữa.

Bước 2: Tùy vào độ phì nhiêu của đất, bà con có thể bón lót từ 30-100 tấn phân xanh (gồm vỏ hoặc bã thực vật các loại cây họ đậu, lục bình, rơm rạ, tro trấu,…) + phân chuồng ủ hoai + Trichoderma, phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp và phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày từ 20-30 cm. Sau đó trộn đều với lớp đất mặt ở bước 1.

Bước 3: Xẻ rãnh thoát nước rộng 30-50 cm, rộng 80 – 140cm tùy hàng đơn đôi, cao 20-50cm tùy từng khu vực mưa ít nhiều, trũng cao khác nhau

Bước 4: Sau đó, lấy một lớp đất phủ lên mặt luống dày 10-20 cm, bón thêm 1-2 tấn phân lân (lân nung chảy, lân xanh, lân Ph 8 – 8.5) hoặc vôi khử phèn kết hợp với xử lý thuốc diệt cỏ phổ rộng và côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng. Sau đó bổ sung thêm một lớp cát san nền dày từ 10-20 cm rồi đảo trộn đều thành một lớp đất cát pha 50/50 dày từ 20-40 cm.

Bước 5: Cuối cùng, bón thêm từ 10 – 50 tấn phân xanh (Số lượng phân xanh nhiều sẽ giúp tầng đất tơi xốp và thấm nước nhanh khi mưa dầm, phân chuồng ủ hoai + chế phẩm Trichoderma, hoặc phân trùn quế, phân hữu cơ tổng hợp, phân vi sinh hữu ích thành một lớp dày từ 20-30 cm. Sau đó, bà con trộn đều phần phân bón này với lớp đất lên luống ở bước 4.

– Khi đã thực hiện đủ 5 bước, chúng ta có tầng canh tác dày từ 50-60 cm hoàn toàn tơi xốp, giàu dinh dưỡng và vi sinh hữu ích, có hào thoát nước sâu 60-80 cm sẵn sàng trồng cây măng tây mà không sợ bộ rễ bị nhiễm phèn hay bị ngập úng nước khi mưa to hay triều cường.

– Sau khi đất canh tác đã cải tạo xong, bà con sẽ lên luống. Chú ý chọn đúng hướng trồng để măng tây hấp thụ đủ ánh nắng (hướng Đông Tây là tốt nhất). Cây hấp thụ nắng 7 – 8 giờ/ngày.

– Tùy vào điều kiện địa lý từng địa phương, bà con có thể thay đổi độ cao và bề rộng của luống.Nếu trồng hàng đơn thì luống cao từ 30 – 60cm, rộng 90 – 110 cm. Với cách trồng hàng đôi thì luống cần cao từ 30-60 cm, rộng 120 – 150 cm.

– Trong thời gian 2,5 – 3 tháng chờ ươm giống cây măng tây, bà con có thể trồng thêm 1 -2 vụ cây họ đậu để cải tạo đất và tăng thêm thu nhập.

– Cây con đạt tiêu chuẩn: Cây con phát triển tốt phải có màu xanh mướt, không nhiễm bệnh, cây vươn dài từ 25-30 cm.

– Đào hồ sâu 5-10 cm tùy theo chiều cao bầu. Tùy vào điều kiện địa lý, bà con có thể chọn cách trồng măng tây theo hàng đơn hoặc hàng đôi.

Trồng hàng đơn: Mật độ: 18.000 cây/ha. Cây cách cây: 40 – 50cm. Hàng cách hàng: 90 – 110 cm.

Trồng hàng đôi: Mật độ: 27.000 cây/ha. Cây cách cây: 40 – 50 cm. Hàng cách hàng: 120 – 150 cm.

– Sau khi trồng cây xong, cần lấy đất 2 bên mép liếp đất trồng để vun gốc, phủ một lớp đất mặt cao 5 cm cho những gốc cây đã trồng để bảo vệ cổ rễ và giữ cây măng đứng thẳng quang hợp với nắng. Kết hợp tạo mặt liếp đất trồng dốc nghiêng về hai bên mép liếp để thoát nước, rồi tiến hành tưới nước hàng ngày bằng phương pháp tưới thấm kết hợp bón phân qua rãnh; hoặc phun sương tưới nhồi 1 giờ tưới + 1 giờ nghỉ; hoặc tưới nhỏ giọt để giữ ẩm.

– Cần theo dõi cây trồng thường xuyên, nếu thấy có cây bị hư hỏng, sâu bệnh hoặc chết thì phải kịp thời tiến hành trồng bổ sung ngay.

– Trẻ hóa ruộng măng:Khi bà con thấy bụi măng chuyển sang màu vàng, tức là măng đã già, năng suất và chất lượng măng kém. Do đó bà con cần tiến hành dưỡng những cây măng tơ. Sau đó thì nhổ bỏ cây măng mẹ già cỗi. Vòng đời trung bình của 1 cây măng mẹ là từ 2-3 tháng.

– Trong quá trình trồng măng tây, bà con có thể sử dụng ngói âm dương để be bờ các luống măng. Như vậy sẽ giúp cho luống măng được vững chắc, giữ được chất dinh dưỡng cho cây.

– Trước khi trồng măng tây thì chúng ta cần tìm hiểu kỹ nguyên lý của nó, măng tây rất dễ nhiễm bệnh nên chúng ta phải tìm hiểu các tác nhân khiến nó nhiễm bệnh. Cũng như con người vậy, măng tây cũng bệnh từ miệng mà vào, Chủ yếu tác nhân gây bệnh đó là từ ĐẠM gây Ph giảm mạnh… Để biết chi tiết hơn đọc giả truy cập vào liên kết sau: Bón phân https://mangtay.net/ky-thuat-trong-mang-tay.html

Thu hoạch Bà con nên thu hoạch măng hàng ngày. Tốt nhất là từ 5 – 9h sáng. Bà con chỉ hái những búp măng nhô lên khỏi mặt đất từ 25 – 30 cm, đầu măng còn búp.

: Chúng ta không nên thu hoạch măng vào mùa mưa vì sau khi thu hoạch măng vết gãy khi bẻ măng cây rất dễ bị bệnh tấn công. Khi thu hoạch măng không nên tưới phân vì khi tưới phân vô tình nước phân tưới vào vết gãy sẽ làm cây bị sót và thối dần từ vết gãy xuống bộ rễ. Miền bắc có mùa đông cây sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông khi nhiệt độ dưới 15°C, thời gian này khi cây già ngả vàng chúng ta cắt cây cách mặt đất 7-10cm và tiến hành xới xâu đất xâu 10 cm cách gốc 10cm và để phơi khô đất giống như để ải đất

Đây là bản tài liệu được rút ra từ thực tế chúng tôi đã trồng. Mọi thắc mắc về kỹ thuật trồng măng tây xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi sẽ giúp đỡ. Mr. Hà : 0984399922

Kỹ Thuật Trồng Khoai Tây Cho Năng Suất Cao

Củ có màu vàng đều, đẹp, chất lượng cao nên bà con có thể chọn để giống cho vụ sau

1. Chọn giống: Thông thường trồng bằng củ giống to sẽ có năng suất cao hơn so với củ nhỏ, trong trường hợp giống to, cỡ đường kính củ trên 45mm tương đường với trên 50 gam thì có thể bổ đôi hoặc bổ làm 3 để tiết kiệm giống. Khoai tây giống sau khi bổ phải để nơi thoáng mát, rải đều, phủ tải ẩm lên trên để giữ ẩm, tránh để đống quá cao dễ bị thối.

Dùng dao sắc và lưỡi mỏng để cắt, mỗi lần cắt phải nhúng vào cồn 96% hoặc xà phòng đậm đặc để ngăn chặn sự xâm nhập của nấm, làm cho củ bị thối.

Bổ dọc củ, mỗi miếng khoai bổ phải có 2-3 mầm, bổ xong chấm vết cắt ngay vào xi măng khô và gạt phần xi măng thừa đi không nên để xi măng bán nhiều vào mặt cắt của củ vì sẽ hút nước của làm củ dễ bị héo. Nếu đất trồng đủ độ ẩm và phân chuồng hoai thì sau bổ 12 h là có thể trồng, nếu đất ướt quá hoặc quá khô thì có thể kéo dài 5-7 ngày mới trồng.

2. Thời vụ:Vùng đồng bằng bắc bộ có các vụ:Vụ đông xuân sớm: Thường ở vùng trung du, trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12. Vụ chính: Ở khắp trong vùng, trồng cuối tháng 10, đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1, đầu tháng 2. Vụ xuân: Thường ở đồng bằng sông Hồng, trống tháng 12, thu hoạch đầu tháng 3. Vùng núi miền Bắc: Vùng núi thấp dưới 1000m: Vụ Đông trồng tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 12, thu hoạch cuối tháng 3. Vùng núi cao trên 1000m: Vụ Thu Đông trồng đầu tháng 10, thu hoạch tháng 1. Vụ xuân trồng tháng 2, thu hoạch tháng 5. Vùng bắc trung bộ: Có 1 vụ trồng là vụ Đông trồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1.

3. Làm đất: Chọn đất trồng khoai tây trên đất cấy 2 vụ lúa, nên chọn nơi đất bằng phẳng, vàn, vàn cao. Chọn loại đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù xa, thuận tiện tưới tiêu, thoát nước.

Phải quan tâm đến độ ẩm của đất từ đầu để khi trồng sau 2 tuần khoai sẽ mọc, hạn chế sâu, bệnh ở giai đoạn mọc. Cày bừa làm nhỏ đất kết hợp thu gom rơm rác và gốc dạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai. Đất nhỏ tơi thích hợp cho khoai, đất cục quá to làm cho củ phát triển méo mó, đất quá mịn cũng không tốt.

Lên luống: Đất sau khi gặt lúa xong, cắt dạ sát gốc, tiến hành cày rãnh để thoát nước và chia luống. Luống đơn trồng bằng 1 hàng, luống rộng 60-70cm. Luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng 120-140cm.

Rãnh rộng: 20-40 cm, sâu 15-20cm. Việc làm rãnh nhằm mục đích thoát nước, tránh không để úng nước làm thối củ giống và ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển sâu bệnh sau này của cây.

4. Mật độ và cách trồng:

Mật độ: Với củ nhỏ: Cứ 1m2 trồng 10 củ, cách nhau 17-20cm Với củ bình thường: 1m2 trồng 5-6 củ, cách nhau 25-30 cm. Lượng giống: Trung bình 30-40kg/ sào.

Cách trồng: Để khoai tây có năng suất cao, chất lương tốt củ khoai không bị xanh do nằm trên mặt đất thì khâu che phủ bằng rơm rạ như sau: rạch hàng, rải rơm rạ cắt ngắn hoặc bón lót phân chuồng, đạm và lân xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên phân, rồi đặt củ giống theo khoảng cách như trên, đặt mầm nằm ngang, lấp đất phủ lên củ dầy 3-5 cm rồi vét rãnh lên luống. Nếu đất khô thì phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh.

Lưu ý khi mang khoai về nếu mầm hơi nhí là có thể trồng ngay được không cần mầm mọc dài mới đem đi trồng. Tuyệt đối khi mang khoai giống về không được tưới nước lên khoai, muốn mầm mọc nhanh cho khoai vào thúng phủ tải hoặc rơm rạ hơi ẩm lên trên để nơi khô ráo, thoáng mát tránh độ ẩm cao khoai dễ bị thối. Khi trồng không để rơm rạ bị quá ẩm hoặc đất quá khô. Khi đặt củ tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hóa học vì như vậy củ bị chết xót vì phần.

Chú ý: Bón lót nhiều kali sẽ cho củ to, mẫu mã đẹp. Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp, và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục.

6. Tưới nước: Là một trong những yếu tố quyết định năng suất, và chất lượng khoai. Trong 60-70 ngày đầu khoai rất cần nước, thiếu nước năng suất khoai giảm, ruộng khoai lúc khô, lúc ầm làm cho củ bị nứt, giảm chất lượng củ. Tưới rãnh: dẫn nước hoặc tát vào rãnh để thấm nước vào luống khoai. Từ khi trông đến khi khoai 60-70 ngày thường có 3 lần tưới nước, tưới đủ ẩm không để đọng nước trong ruộng khoai. Tưới phải kết hợp với xới xáo, làm cỏ, bón phân thúc. Tưới lần 1: khi khoai mọc cao khoảng 20-25 cm, đất khô thì tưới nước, đất cát pha cho ngập ½ luống, mỗi lần chỉ cho vào 3-4 rãnh, khi đủ nước thì cho tiếp vào 3-4 rãnh khác, lấp đầy rãnh củ, tháo đầu rãnh mới để nước thêm đều vào luống; với đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống, cho nước vào cùng 1 lúc nhiều rãnh hơn. Tưới lần 2: khoảng 2-3 tuần sau lần 1, đất cát pha cho nước ngập 2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập ½ luống làm như lần 1. Tưới lần 3: khi đất khô, khoảng 2-3 tuần sau lần 2, làm như lần 2. Tưới gánh: Không tưới nước trực tiếp vào gốc khoai mà tưới xung quanh gốc. khi kết hợp tưới với phân đạm và kali phải chú ý lượng phân hòa với nước,thùng 10-12 lít chỉ pha 1 nắm nhỏ là vừa. Không kết hợp tưới nước với phân chuồng vì có nhiều nấm gây thối củ. Chú ý trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần, không tưới nước, cần đất khô ráo, tuyệt đối tránh để nước vào ruộng nếu mưa phải tháo kiệt nước kịp thời. 7. Chăm sóc: Chăm sóc đợt 1: Khi cây mọc lên khỏi mặt đất 7-10 ngày, cao khoảng 15-20 cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón thúc đợt 1 rồi vun luống, khi bón thúc thì bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, không bón trực tiếp vào gốc cây làm cây chết. Kết hợp tỉa cây để lại 2-3 mầm chính.

Chăm sóc đợt 2: Cách đợt 1 từ 15-20 ngày khi đã qua tưới nước lần 2 thì tiến hành xới nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối, lấy đất ở rãnh vun cho luống to và cao, dày cố định luôn, vun luống không đủ đất sẽ làm vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây. Vét đất ở rãnh để khi ruộng bị nước sẽ nhanh khô. Phòng trừ sâu bệnh: Tùy theo từng loại sâu, bệnh mà ta sử dụng các loai thuốc khác nhau. Bệnh virus xoăn lùn, virus cuốn lá: Dùng củ giống sạch bệnh, phun thuốc trừ rệp, nhổ bỏ cây bệnh và tiêu hủy tàn dư khi nhô cây bệnh không để tay tiếp xúc với cây khỏe. Bệnh héo xanh: Không trồng khoai tây trên ruộng lúa vụ trước trồng các cây họ cà, không bón phân chuồng tươi, tránh dùng nước tưới nhiễm khuẩn. Bênh mốc sương( Sương mai): Nên phun định kỳ 10-15 ngày/lần sau trồng 45 ngày thuốc chống sương mai bằng thuốc nội hấp như: Ridomil MZ, Score 250 ND, Alpine. Nếu có vết bệnh điển hình lần phun đầu tiên phải cộng với thuốc tiếp xúc như Zineb, mancozeb… Rệp: Xuất hiện sau trồng 30-60 ngày, có thể dung thuốc Pegasus 500 EC hoặc Trebon 10 EC để phun. 8. Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch sớm hơn 5-7 ngày, khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được, sau khi khoai được 60-70 ngày tuyệt đối không cho nước vào ruộng khoai, nếu mưa thì phải tháo kiệt nước, không cắt lá cho lơn hoặc trâu bò ăn, thu hoạch vào ngày khô ráo, trước khi thu hoạch 10 ngày nên cắt cách gốc 15-20 cm, củ sẽ không bị xây xát mà mã củ đẹp, khi thu hoạch nên phân loại ngay tại đồng ruộng, củ to và nhỏ riêng rẽ, để nhẹ nhàng cho vào sọt. Bảo quản: Có thể cho vào kho lạnh hoặc để tán xạ kho bảo ôn.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Bơ Đúng Cách Cho Năng Suất Cao

Kỹ thuật trồng bơ đúng cách là bước quan trọng quyết định cây sinh trưởng tốt cho năng suất cao hiệu quả về sau này, mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho hộ trồng.

Trong những năm gần đây bơ là trái cây có nhu cầu tiêu thụ rất cao kể cả thị trường trong lẫn ngoài nước. Quả bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng và nhiều công dụng bổ ích cho sức khỏe nên quả bơ được xem như là thực phẩm quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Cho nên nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng cao và giá thành bán ra ngoài thị trường cũng cao mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho hộ trồng, vì vậy mà những năm gần đây việc thâm canh và trồng xen cây bơ được bà con nông dân quan tâm nhiều nhất. Kỹ thuật trồng bơ đúng cách là như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao luôn là mối quan tâm hàng đầu của hộ trồng chúng tôi hôm nay xin chia sẻ đến hộ trồng cách thức trồng bơ đúng chuẩn. Mời bà con cùng tham khảo quan để biết và áp dụng trồng đúng cách để cây phát triển tốt cho năng suất cao. Kỹ thuật trồng bơ bao gồm các bước sau:

Chuẩn bị đất trồng bơ

Bơ thích nghi tốt ở những vùng đất đỏ bazan và những nơi nào có hệ thống thoát nước tốt. Những vùng trồng bơ cần có hệ thống thoát nước tốt, tại nước ta các tỉnh có điều kiện đất đai thuận lợi cho việc trồng canh tác cây bơ đó là các tỉnh Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ.

Chọn giống bơ

Không nên chọn giống ươm từ hạt vì nó có độ phân ly tính trạng rất lượng, chất lượng quả cũng giảm sút đáng kể thông qua hình thức nhân giống này. Tốt nhất bà con nên chọn giống ghép để trồng.

Một trong những giống bơ được bà con ưa chuộng và trồng nhiều nhất đó chính là giống bơ booth 7 tiếp theo đó là giống bơ ruột đỏ, bơ, hass, bơ reed, bơ sáp 034. Cây sinh trưởng khỏe mạnh và chống chịu tốt trong điều kiện sâu bệnh cho năng suất cao ổn định qua nhiều năm đạt chuẩn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Xác định thời điểm trồng bơ

Thời điểm trồng bơ là mùa mưa tháng hoặc tháng 6 dương lịch, trường hợp điều kiện tưới nước có bà con có thể trồng sớm vào đầu mùa mưa hay cuối mùa mưa đều được.

Nếu trồng vào thời điểm không phải mùa mưa thì cần canh tưới nước cho đầy đủ, triển khai việc làm bồn tưới nước cho cây kết hợp với việc tủ gốc bằng rơm rạ hay cỏ cây thực vật khác có sẵn tại địa phương. Cần có biện pháp che chắn gió, năng kịp thời.

Mật độ trồng và cách thức trồng

+ Các khoảng cách trồng bơ bà con có thể lựa chọn một trong những khoảng cách sau 8 x 7 m hoặc là 9 x 6 m, 9 x 9 m hoặc là 9 x 12 m. Nên thiết kế trồng cây chắn gió cho vườn bơ để tránh gãy đỗ khi có mưa to gió lớn xẩy ra.

+ Chiều sâu của hố nên đào 60x60x60 lượng phân bón lót cho từng hố là 15-20kg phân chuồng, 0,3-0,5 kg vôi, lân 0,5 kg bón thêm men vi sinh xuống hố trước khi trồng. Rải thêm 5 – 10 g Furadan 3H hoặc Confidor để khử tuyến trùng và mối trước khi trồng.

+ Cách trồng lấy dao rạch bỏ túi bầu, nếu cây có rễ mọc quá dài thì nên lấy dao cắt bỏ bớt rễ cây. Rạch bầu từ dưới lên trên độ 10 cm đặt bầu xuống đất đọ sâu chừng 5 cm ngọn cây quay về hướng gió bắt đầu lấp đất lại. Nhẹ tay rút hết phần túi nilong còn lại và lấp đất lại trồng xen kẽ giống bơ có hoa nhóm A và giống bơ có hoa nhóm B với nhau để kết quả thụ phấn đậu trái được tốt hơn. Cây mới trồng cần tưới đủ nước được che bóng và chắn gió trong điều kiện tốt nhất có thể. Trồng xong cắm một cọc nhỏ để cố định cây

Hướng dẫn kỹ thuật trồng bơ đúng cách được chia sẻ chi tiết ở nội dung bên trên. Qua bài viết hi vọng sẽ giúp ích cho hộ nông dân có ý định trồng bơ biết cách thức trồng bơ đúng cách cho năng suất cao ổn định qua nhiều năm góp phần tăng cao hiệu quả kinh tế cải thiện đời sống.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Măng Tây Tím Đúng Kỹ Thuật Cho Năng Suất Cao trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!