Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Lan Thủy Tiên – Kiều mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lan Thủy Tiên được rất nhiều người yêu thích vì có đặc điểm là có phát hoa thành chùm cong hay buông thõng xuống với nhiều hoa to. Nhưng tiếc thay hoa chỉ nở trong khoảng 5-10 ngày mà thôi.
Một số loại lan thủy tiên thường gặp ở Việt Nam: Thủy Tiên trắng: (Dedrobium farmeri), Thủy Tiên vàng: (Dendrobium chrysotoxum), Thủy Tiên cam: (Dendrobium thyrsiflorum),Thủy Tiên mỡ gà: (Dendrobium densiflorum)… Tất cả các loài lan Thủy Tiên nêu trên tuy dễ trồng nhưng lại khó ra hoa ở vùng đồng bằng ở vùng đồng bằng, ngoại trừ lan Thủy Tiên trắng là dễ ra hoa hơn cả.
Trồng lan thủy tiên (lan kiều) có khó không?
Thủy Tiên nằm trong họ Denro, chúng có giả hành tích trữ nước, bên cạnh đó rễ của chúng phát triễn rất khỏe, cho nên về cơ bản là khá dễ trồng. Tuy nhiên trồng được là một chuyện còn ra hoa hay không lại là chuyện khác. Bên cạnh đó kích thước to lớn cũng là một lợi thế nhất định trong việc thích nghi với môi trường mới. Thường thì mất khoảng 2-3 tháng để phát triển hoàn chỉnh 1 giả hành, nếu trồng tốt sau một năm có thể được 1 bụi gấp 2 lần bụi ban đầu. Lan Thủy Tiên không rụng lá để ra hoa, do đây không phải là dòng thân thòng khi rụng lá đơm bông nhìn nó trơ trọi và rất dị, cho nên có cách nước thì cũng hạn chế thôi bởi cây nó còn phải nuôi lá nữa.
Thời gian nở hoa của lan thủy tiên?
Nhóm Thủy Tiên rất hấp dẫn bởi màu sắc tươi sáng của hoa và vẻ dịu dàng thanh nhã của chùm hoa nên rất được ưa chuộng nhưng rất tiếc là chúng chóng tàn, Lan thủy tiên (Lan kiều) chỉ 5-10 ngày mà thôi và nhất là tuy dễ trồng nhưng lại khó ra hoa ở vùng đồng bằng. Thời gian ra hoa từ khoảng tháng 2 – 5 âm lịch.
Để cây lan thủy tiên phát triển tốt cần ẩm nhiều và nắng nhiều, và cây cần có khô và lạnh để lan thủy tiên ra hoa vì vậy bạn không nên tưới nhiều nước khi mùa mưa đã hết. Và khoảng thời gian để cây có thể ra hoa ở miền Nam là khoảng tháng 11 -12, chỉ tiếc là cái lạnh đến quá trễ cho nên Thủy Tiên trắng thường ra hoa sau những ngày Tết. Thủy Tiên vàng lại siêng hoa hơn nhưng hoa ngắn và thưa, không đẹp rực rỡ như ở xứ lạnh ( Sự kết hợp màu sắc của vàng và màu cam và các phân đoạn hoa trắng là một đặc tính nổi bật của lan thủy tiên), nhất là chúng ra hoa thất thường trong năm.
Điều kiện khí hậu để lan thủy tiên sinh trưởng tốt?
Đa số chúng xuất xứ ở vùng núi rừng có cao độ cao nên phải chịu một cái lạnh và một thời kỳ khô để chúng ra hoa. Vì vậy, nhóm lan Thủy Tiên rất dễ trồng và ra hoa tốt ở vùng có lạnh như Đà Lạt, Ban Mê Thuột, Pleiku trở ra … và cũng vì vậy ở châu Âu, châu Mỹ người ta rất ưa chuộng.
Lan Thủy Tiên (Lan Kiều)
1/ Giới thiệu về lan thủy tiên (Lan kiều)
Lan Thủy Tiên hay còn được gọi là Lan Kiều, đây là tên gọi được hầu hết những người chơi lan ở Việt Nam gọi. Giống lan này được trồng ở rất nhiều vùng ở Việt Nam với nhiều kiểu khí hậu thời tiết khác nhau từ Bắc vào Nam. Giống lan này không quá khó khăn để trồng và chăm, nhìn chung hoa rất đẹp và được sử dụng
Thủy tiên (kiều) có khá nhiều loại khác nhau, tên gọi theo tiếng anh rất phức tạp và khó nhớ nên ở Việt Nam tên của từng loại được gọi theo màu sắc hoặc them một số đặc điểm riêng biệt. Ví du như: kiều vàng, kiều tím, kiều hồng, kiều râu, kiều vuông,….
2/ Phân biệt các giống lan kiều (Thủy tiên)
2.1/ Kiều râu ( Dendrobium harveyanum )
Kiều râu có mặt ở Myanmar, thái lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Chúng mọc ở các thân cây hoặc cành lớn ở độ cam từ 1100 đến 17000 mét.
Đây là một loại thực vật biểu sinh không quá phổ biến, có kích thước nhỏ, phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ và đạt chiều cao có có thể lên đến hơn 20 cm
Hoa của kiều râu nở vào khoảng tháng 2 đến tháng 4. Tùy vào nhiều yếu tốt mà sẽ quyết định đến số lượng hoa nở: Có thể là vài bông đến một bụi, vị trí nở hoa là ở các nút gần đỉnh của những tán lá già. Hoa có màu vàng, các vảy bên trong có lông dài bao quanh rìa, môi tròn
Kiều tím là loài có giả hành lớn có thể chứa nước, rễ chúng phát triển mạnh nên nói chúng là khá dễ trồng. Giống thủy tiên này thích môi trường ẩm ướt, khi cây mọc ra nhiều rễ chúng ta nên di chuyển chúng đến vị trí có nhiều nắng. Loại này vừa có thể trồng trong chậu với những loại giá thể phổ biến (vỏ thông, than, xơ dừa) hoặc ghép vào gỗ – thân cây, rễ phát triển nhanh và nhiều
Kiều tím không nghỉ ngơi mà vẫn phát triển vào mùa xuân và mùa hè nên có thể chọn thời điểm này để ghép lan vào gỗ. Cần lựa chọn nhữa cây có giả hành trưởng thành (Không có già cũng không quá non)
Giống lan thủy tiên này có mặt rất rộng rãi ở các nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái lan, Việt Nam, Nam) và cả khu vực phía nam Trung Quốc. Loại hoa lan này phát triển ở độ cao 400 – 1500m.
Đây là một loài thực vật biểu sinh có kích thước nhỏ, sống tốt trong điều kiện môi trường từ mát đến ấm và có thể đạt chiều cao từ 10 cm – 30 cm, có nhiều giả hành
Hoa có màu vàng ở giữa có hơi có màu cam, mọc ở vị trí các nút gần đỉnh của thân. Các vòi hoa treo lơ lửng và có mùi hương thơm
Mở rộng: Giống lan sơn thủy tiên rất giống với hoàng lạp, nhìn vào lá hoặc thân thì không thể phân biên được 2 loại này. Phương pháp để phân biệt 2 loại này là nhìn vào hoa (Nhân của hoa sơn thủy tiên có màu đen còn hoàng lạp có màu vàng), bằng những phương pháp sinh học kiểm tra gen các nhà khoa học đã kết luận sơn thủy tiên là đột biến của hoàng lạp
2.4/ Kiều mỡ gà ( Dendrobium densiflorum )
Kiểu mỡ gà có nguồn gốc từ Myanmar và một số khu vực ở đất nước Thái Lan. Loài lan này thường mọc trên các cây ở độ cao 400m so với mực nước biển
Đây là loài thực vật biểu sinh có kích thước không qua lớn, chiều cao từ 30 – 45 cm, lá dài khoảng từ 9-10 cm có hình giống quả trứng hoặc thuôn dài
Chùm hoa mọc dài từ 15 – 25 cm, đường kính bông từ 4 – 5 cm, cánh hoa sáng và có môi hơi sẫm màu, cổ họng có mày cam nhạt. Môi của hoa được phủ một lớp lông rất mượt
Kiều vuông đây là giống lan dễ nhận dạng nhất trong các loài thủy tiên đó là dựa vào đặt điểm thân cứng và vuông ở các các cạnh, thân to ở giữa và rễ nhỏ.
Thủy tiên vuông có nguồn gốc từ châu Á như ở khu vực đông dương (Thái lan, Myanmar, lào, bán đảo Malaysia và Việt Nam)
Đặc điểm kiểu vuông: Thân thường có chiều dài khoảng từ 20 đến 40 cm, có mày vàng lục với một vài đốt ngắn, phần ở giữa của thân có đường kính khoảng từ 2 – 3 cm. Mỗi thân có khoảng từ 3 – 4 lá ở định và có độ dày ở mức vừa phải, chiều dài lá từ 8 – 12 cm và rộng từ 4 – 6 cm. Lá ít rụng vào mùa khô và phát triển quanh năm.
Kiều Vuông, Thủy Tiên Thân Vuông, Lan Thủy Tiên Nuôi Thuần Đẹp
Hoa Lan Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng, ra
hoa,siêng hoa,hoa thơm và màu sắc rất bắt mắt.Hiện nay giá thành cây cũng rất hợp lí và rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa của bạn.
Tên khoa học: Dendrobium farmeri Lớp cao hơn: Chi Lan Hoàng Thảo
Kiều vuông, thủy tiên thân vuông, lan thủy tiên nuôi thuần đẹp
Cấp độ: Loài
PHÂN BỐ VÙNG MIỀN
Hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi đặc biệt vùng Đông
Nam Á. Ở Việt Nam xuất hiện tại các tỉnh như Lâm Đồng,Tây Ninh…
HÌNH DÁNG CÂY
Thân: Phong lan thân ngắn,thân thẳng thường mọc dựng lên trên hướng ánh nắng, thân cây thường cao từ 25-40cm,đường kính thân khoảng 1-2cm
tùy vào loại thân nhỏ(còi) và loại thân to(cây trưởng thành),Gốc nhỏ tròn thân hơi phình ở khoảng giữa thân hình vuông, thân cây thường có màu xanh đậm và xanh ánh vàng,thân già thường nhăn nheo nhưng vẫn dũ được dáng hình vuông,
nảy mầm và ra lá từ gốc vào dịp đầu năm.
Lá: Loại này ra rất ít lá,lá có bẹ lá ôm sát thân,có khoảng từ 3-5 lá,lá dài từ 7-10 cm và rộng khoảng 5-7 cm(hoặc có thể to hơn 7cm,loại đặc biệt,dạng lá mít),màu của lá thường có màu xanh đậm,màu xanh vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng.
hoặc thiếu nắng, lá mọc dạng so le và cách nhau từ 1-2cm.
Cổ lá thường có khấc màuxanh trắng,trên lá cây có thể sẽ có nhiều gân và có thể có sọc trắng mờ dọc
theo lá,cuối từng chiếc lá sẽ có những vết khuyết nhỏ chéo giữa nửa lá này và nửa lá bên kia.Thường
cây đến cuối năm sẽ ngừng phát triển và rụng lá từ dưới sau đó lan dần lên ngọn nhưng cây vẫn
hút nước qua rễ để nuôi thân và cho hoa năm tới.
Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh trắng, Thân rễ
thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Cây ra rễ ở gốc và ở các cây ki con mọc ra trên
thân cây cũ. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây
sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo
năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Mùa nở hoa: Mùa Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông nở hoa thường vào mùa xuân,ra hoa vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3.Hoa nở dải rác và có cây cho tận 2 lần hoa trong 1 năm.
Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm,cần màu xanh trắng,và có tay hoa chia ra từng bông,mọc ra ngay ở mắt thân cây có chiều dài khoảng 20-25 cm, độ
dài này phụ thuộc vào cây to hay nhỏ, thường cần hoa ra ở đầu thân cây. Hoa mọc rất thưa trên cần,thường mỗi cần sẽ có từ 10-15 bông hoa.Mỗi bông hoa có đường kính từ 2-4cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).
Màu Sắc và Hương thơm: Màu sắc của Hoa Lan Hoàng Thảo Thủy Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông chỉ có là màu trắng vàng và lưỡi có màu vàng sáng viền trắng.
Hoa Lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông rừng cánh hoa rất đa dạng như cánh bay,cánh sen,cánh mai.. cánh hoa rất đa đạng
làm cho người sưu tầm rất lâu mới có thể khám phá hết,hơn nữa mùi hương cũng rất nhẹ nhàng và đầy quyến rũ. Độ
bền của hoa khoảng 5-7 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến đến
khoảng >7 ngày nếu thời tiết mát mẻ .
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY HOA LAN THỦY TIÊN TRẮNG THÂN VUÔNG HOẶC KIỀU VUÔNG PHÁT TRIỂN TỐT
Hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió.Ánh sáng từ 20-50% và
độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt.Đặc biệt khi cây đã được thuần tại nhà bạn có thể để nắng 100% cây vẫn có thể phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh
náng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách
đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn
toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.
CÁCH TRỒNG CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO THỦY TIÊN TRẮNG THÂN VUÔNG HOẶC KIỀU VUÔNG
Khi mua cây lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông về cần làm những bước sau:
1.Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây nên dùng cục gỗ,dớn miếng,chậu các
loại,rêu giữ ẩm…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.
2.Cách tách cây ra khỏi chậu: Cần tưới thật nhiều nước liên tục vào giò lan chuẩn bị tách
cây ra,sau đó để khoảng 20-30 phút thì bóc từng rễ ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh
sau đó chuyển sang chậu mới.
Trồng cây hàng rừng mới khai thác: khi mang về nên cắt hết
rễ hỏng,bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun 1 lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó treo lên
khoảng 2-3 ngày thì ghép.
3.Trồng và ghép cây:Trồng cây vào chậu hay vào ghép gỗ cũng phải đặt thẳng để ngọn
cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt,giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm
vào gỗ rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ.Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không
giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng loại này nên trồng vào cục gỗ hoặc cây vì loài này ưa thoáng gió,nắng.Vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO THỦY TIÊN TRẮNG THÂN VUÔNG HOẶC KIỀU VUÔNG
Lượng sáng:
Vì lượng ánh sáng cần cho Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất
chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được
sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan,Thái Lan,Trung Quốc…Khi mới trồng
cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 600-800 light tức là khoảng 20% ánh
nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 cvà 40% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c. Khi cây thuần tức là chúng đã
bám rễ và khỏe mạnh,bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 30% là cây
có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
Tưới nước:
Quan trọng nhất là tưới nước tưới thể nào để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang
hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh. Đối với cây lan ghép trực tiếp vào cục gỗ
hoặc thân cây sống thì ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần
khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c kiểu trồng này thoát nước rất nhanh,giữ độ ẩm rất kém. Còn
đối với cây trong chậu thì trung bình sẽ tưới ít hơn ở cục gỗ vì khi trồng vào chậu sẽ giữ
độ ẩm tốt hơn và lượng nước cần tưới cũng sẽ giảm đi một chút.
Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây,thân cây và rễ bị dập hoặc tổn thương rất dễ
gây bệnh cho cây.Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc
máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.
Điều kiện để cây Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông ra hoa: Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ
ẩm,ánh sáng,lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt đến cuối mùa đông khi cây
đã chậm phát triển hơn thì nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển
để cây ra hoa bình thường.
Bón phân và phun thuốc.
Thời điểm bón phân cho hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông : Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang
phát triển bộ rễ,có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh
năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn
vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì
nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.Những tháng còn lại để giữ cho cây
phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho hoa lan Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông : để cây hấp thụ thuốc tốt nhất
thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh
cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp
mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Cách bảo quản hoa của cây hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông :
Hoa lan Hoàng Thảo Thủy Tiên Trắng Thân Vuông hoặc Kiều Vuông muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao,tránh mưa,kín gió,thắp đèn để ánh
sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn.Tưới nước và phun kèm phân để thúc
đẩy cây hoa phát triển. Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa,làm giảm
ánh sáng,tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa,nên tưới
vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.
Thủy Tiên Trắng (Kiều Trắng)
Viết một bài đơn thuần chia sẻ kỹ thuật trồng và chăm sóc lan thì quá dễ dàng, chỉ đơn giản là chia sẻ lại những gì mình làm mà thôi. Nhưng tôi luôn đòi hỏi cao ở các bài viết của mình cần có sự khác biệt, cần có cảm xúc và phải truyền được cảm hứng cho người đọc muốn sưu tầm ngay giống lan mình chia sẻ. Chính vì thế mà có đôi lúc loay hoay mấy ngày không tìm được sự khác biệt để bắt đầu một bài mới.
Có lẽ dễ nhất là bắt đầu từ cái tên. Một số nơi người ta gọi Kiều là Đèn Lồng, chắc tại nhìn chùm hoa tròn tròn dài dài như cái đèn lồng? Người ta đặt tên Kiều chắc có lẽ liên tưởng tới nét đẹp nàng Thúy Kiều trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Vậy Thúy Kiều có nét đẹp như thế nào?
Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn. Làn thu thủy, nét xuân sơn. Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành.
Còn cái tên Thủy Tiên kia, liệu có khi nào hoa nhìn nhang nhác như hoa thủy tiên? Hay là phải soi dưới mặt nước mới thấy nét đẹp của bông hoa vì vòi hoa rũ xuống?
Mà thôi, tên lan cũng như tình yêu vậy! Trái tim có những lý lẽ riêng của nó mà đôi khi lý trí không thể nào hiểu nổi. Yêu thôi, cần gì hiểu.
Lan Thủy Tiên Trắng – Kiều Trắng – Dendrobium farmeri
Nếu bạn mua lan bóc từ rừng, chọn được giề nguyên bản là tốt nhất vì khi hoa nở sẽ rất đều. Còn nếu ghép nhiều cụm nhỏ vào 1 giò, thì rất có khả năng khi ra hoa sẽ chùn nở trước chùm nở sau.
Giả hành xanh tươi và vuông đều, ít bị teo tóp và nhăn nheo. Đặc biệt là không được bị gập. Vì bị gập thì chỉ có cắt vứt bỏ mà thôi, rất khó ươm keiki từ giả hành bị gãy. Vì giả hành vuông nên có một số người gọi em nó là Kiều Vuông, cách gọi này không chính xác và tạo ra nhiều sự nhầm lẫn với kiều vàng và kiều mỡ gà cũng có giả hành vuông.
Bên cạnh đó, nếu là giề lớn thì cây lan sẽ rất nhanh hồi sức, mầm bật mạnh và hạn chế được tình trạng cây con nhỏ hơn cây mẹ.
Bạn nên chọn bụi lan còn nguyên lá, không dập nát và loang lổ, thủng hoặc đốm. Do Kiều không có mùa nghỉ hay rụng lá khi ra hoa, nên trồng vào mua nào cũng được, nhưng tốt hơn hết vẫn là trước khi mầm ở gốc bật lên, tức khoảng mùa đông hoặc đầu xuân tháng 10 đến tháng 3 âm lịch.
Cắt tỉa gọn gàng rễ chết, khô, giả hành khô, gãy dập. Cắt lá vàng, vòi hoa cũ. Theo tôi thấy, nên cắt rễ chỉ để lại khoảng 3-5cm rễ để lấy chỗ gắn cho chắc vào giá thể. Ngày mới chơi, tôi tiếc rễ còn tươi mà không cắt đi, sau vài ba tháng thì rễ đó cũng từ từ chết và thối đi, bên cạnh đó lan chậm ra rễ mới hơn.
Ngâm toàn bộ rễ, thân lá vào dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước trong 5-10 phút sau đó vớt ra treo lên cho ráo nước.
Ngâm vào chế phẩm Hùng Nguyễn hoặc các chất kích thích ra rễ và nảy mầm như B1+Atonik…. trong thời gian 60-120 phút (đối với Chế phẩm Hùng Nguyễn) hoặc 10-30 phút đối với các loại thuốc khác như hướng dẫn trên bao bì.
Vớt ra để ráo là có thể ghép được ngay. Nếu chưa chuẩn bị kịp giá thể thì treo ngược chỗ mát và ẩm từ vài ngày tới vài tuần cho tới khi mầm gốc nảy ra cũng được.
Sau khi mới ghép cho ăn nắng 50%, khi rễ bám khỏe ta có thể cho ăn nắng 70%. Như nhà tôi là treo dưới 1 lớp lưới xanh đen của Thái.
– LŨA: Rất đẹp, nghệ thuật và bền. Hạn chế là quá khô nên thường thì năm dầu và năm thứ 2 giả hành mọc lên sẽ nhỏ và ngắn hơn giả hành mẹ, lá của giả hành bà, cụ thường sẽ bị vàng và rụng mất (giả hành 5-7 tuổi vẫn còn lá là bình thường). Hơi tốn phân nhưng bộ rễ rất nhiều, hầu như không bị sên hay bọ trĩ, cuốn chiếu….
Nếu bạn trồng chậu nhựa, bạn nên tư vấn cho khách hàng nếu mua về họ thích chuyển sang chậu đất hoặc gỗ cho đẹp thì ngâm chìm cả chậu vào nước 30 phút. Sau đó nắn bóp xung quanh chậu cho rễ không còn dính vào chậu rồi rút nguyên giò lan lên và đặt vào chậu khác. Đứt gãy vài ba cái rễ cũng không sao.
+ Chậu gỗ: Nên chọn chậu gỗ thật bền và nặng (gỗ tốt thường nặng)
Nếu ghép bảng gỗ hoặc khúc gỗ, bạn nên bóc bỏ vỏ. Nên chọn các loại gỗ cứng hoặc bền với nước như dẻ, vải, nhãn, vú sữa già, trắc, cẩm, gốc bằng lăng, chà rằng, chiu riu, lõi mít… Nói chung cứng, bền và không có dầu là được.
Tôi đã từng thất bại thê thảm khi cố gắng thử ghép lên gỗ muồng, cà phê, bơ, xoài, bàng, thông và gỗ dầu.
Hiện giờ, bần cùng hết chậu, hết lũa hết dớn tôi mới phải dùng gỗ. Vì gỗ cũng không đẹp lắm mà còn khô như lũa, đóng hàng khó khăn và gỗ cũng chẳng rẻ gì.
Có nhiều bạn nói kiều ưa khô. Nên trồng khô. Đây là một quan niệm sai lầm. Vậy tại sao lại có quan niệm này? Đơn giản vì trồng khô lan lên còi nhưng ít bị nấm và khuẩn vào mùa mưa, lan ít bị chết nên bạn tưởng là em nó thích khô.
Nhiều khi, cái mà bạn cho là lý tưởng thực ra là bạn tưởng nó có lý mà thôi.
Kiều trắng nên trồng đứng, căn sao cho hướng mầm quay đều về các hướng là đẹp nhất. Khi trồng, cần phải giữ cho gốc không được lung lay thì rễ mới nhanh bám vào giá thể.
Cách xử lý giá thể, cách cố định lan vào giá thể mời bạn đọc lại bài GIÁ THỂ TỐT NHẤT CHO LAN (bài 12), CÁCH CỐ ĐỊNH LAN VÀO GIÁ THỂ (bài 10) và CÁCH TRỒNG LAN KIỀU (bài 7). Nếu bạn tìm trên trang cá nhân của tôi quá khó khăn, hãy truy cập trang chúng tôi nhấn vào mục CHĂM SÓC LAN sẽ thấy toàn bộ hơn 40 bài của tôi và 37 bài của thầy Phạm Tiến Khoa.
Thật ra trồng Kiều Trắng rất dễ. Dù bạn không bón tí phân nào mà chỉ tưới nước lã thôi cũng vẫn ổn. Tuy nhiên, có tí phân vào thì vẫn vượt trội hơn hẳn về mọi mặt.
1 tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần. Phun tới khi nào thì ngừng? Khi chuẩn bị mùa nụ và hoa. Hết hoa ta lại phun tiếp.
Đợi khi rễ dài khoảng 5cm ta rắc vài hột phân tan chậm hoặc gắn 1 túi nhỏ phân tan chậm (phân chì, phân xám) lên là xong. Đợi hết hoa của năm sau ta lại gắn lượt phân khác lên (bỏ túi phân cũ đi).
Ngoài ra còn nhiều cách kích hoa khác, bạn có thể tham khảo lại bài 14 và 15 – LÀM LAN NỞ HOA.
– Nếu phòng đều thì không cần trị bệnh. Khi bị bệnh rồi, thì phải dùng thuốc như bài 28 và 29. Tôi thấy Kiều trắng có một số bệnh thường gặp như thán thư, đốm đen, thối đen, thối nâu, thối nhũn… Để phân biệt được thối nào là thối nào mà dùng thuốc nấm hay khuẩn là cả một vấn đề. Vấn đề đó bài 29 sẽ giúp bạn.
Kiều trắng là giống lan có thể đẻ một năm hai đến ba lứa, vì vậy một năm có khi ra hoa hai lần cũng rất bình thường. Trên giả hành đã ra hoa vẫn có thể tiếp tục ra hoa vào năm sau. Chỉ cần chăm sóc đều đặn vài năm, bạn sẽ có một giò kiều khủng vì tốc độ đẻ của kiều rất nhanh.
Nguyễn Ngọc Hà – Đức Trọng, Lâm Đồng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Lan Thủy Tiên – Kiều trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!