Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Lan Kiếm Bạn Cần Biết mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lan kiếm lá cứng là loại lan dễ trồng
Kiếm rừng là một loài lan có thể nói là trồng và chăm sóc nhàn nhã nhất so với những loài lan khác. Phong lan kiếm lá cứng rừng không đòi hỏi quá khắt khe về khí hậu, vùng miền. Cũng không quá chọn lọc trong việc chọn chất trồng, phân thuốc BVTV. Hầu như ở bất kỳ vị trí nào có ánh sáng trong căn nhà bạn đều có thể nuôi được một giò kiếm. Thậm chí những nơi nắng nóng như sân thượng, ban công, lan kiếm vẫn phát triển bình thường.
Trong tự nhiên lan kiếm rừng có sức sống vô cùng mãnh liệt. Kiếm ít bị sốc khi thay đổi môi trường sống. Có những bụi kiếm bị đốn hạ do phá rừng từ cây cổ thụ cao vút xuống đất vẫn phát triển mạnh mẽ thành bãi kiếm mà trên rừng từng thấy. Rồi có bụi bị lũ dìm cuốn phăng mắc cạn trên cục đá nào đó. Sau mùa xuân lại mọc mầm non cho sự sống tái sinh.
Trong thực tế ta thấy có những giò kiếm sống tốt trên vách bờ rào của nhà ai đó mà cơ duyên nào đó họ có được ( dù họ không biết gì về lan). Khi giò kiếm đã khỏe, nó tự tồn tại mà không cần chăm sóc. Dù ta có công tác hàng tháng trời mà không cần sự hỗ trợ gì khác.
Đặc điểm của cây lan kiếm rừng
Thân thủ của cây lan kiếm rừng
Lan kiếm chủ yếu sống phụ sinh gồm các thân đơn với chiều cao trung bình tầm 5-7cm. Có thể cao hơn nếu bạn chăm sóc tốt với chế độ phân thuốc đầy đủ. Thân cây thường có màu xanh tuyền, xanh vàng và có thể có sọc trắng mờ dọc theo thân. Khi mới ra mầm cây chưa có thân thì thường mỏng và màu có thể khác 1 chút. Đến khi cây bắt đầu trưởng thành thân cây mới bắt đầu phình ra.
Lá lan kiếm rừng
Bộ lá chính là điểm làm nên thương hiệu của loài lan này. Lá kiếm dày vươn thẳng như những cây kiếm trong truyền thuyết. Cổ lá dạng hình chữ V đến khi dài thì xòe ngang và thường ngả sang 2 bên.
Màu sắc của lá lan kiếm rừng tuỳ thuộc vào môi trường sống của nó. Những nơi nắng nóng, khô hạn lá ngắn lại hơi ngả vàng nhạt màu nắng. Ngược lại những nơi ẩm, ít ánh sáng lá dày và dài hơn màu xanh đậm, mềm hơn nhưng vẫn khoẻ khoắn. Đặc biệt nó sống được vài năm chứ không rụng theo mùa như vài loại lan khác.
Hoa lan kiếm rừng
Nói về hoa, cấu tạo hoa thì như hầu hết loài lan khác, bản thân lan kiếm cũng có nhiều dòng. Nhưng tựu chung lại thì bông kiếm xuất phát từ nách lá trên hành kiếm tạo thành cần hoa, trên cần hoa có khoảng 20-50 hoa. Hầu hết cần hoa thòng xuống kéo dài đến hoa cuối cùng. Cấu tạo hoa gồm cuống hoa, có 3 đài, 2 cánh, 1 trụ nhuỵ, 1 lưỡi, 2 thuỳ nhỏ ôm trụ nhuỵ.
Lan kiếm thường ra hoa vào mùa xuân kéo dài đến hết mùa hè. Hoa lan kiếm rừng thường có màu mắm là đặc trưng. Hiện nay xuất hiện thêm hàng trăm mặt hoa khác nhau rất đẹp. Màu sắc đột biến từ vàng, trắng, hồng đỏ nhìn rất bắt mắt. Tất nhiên giá trị của loại này khá cao so với những cây kiếm mắc rồi.
Cách trồng và chăm sóc lan kiếm rừng
Trừ những mặt hoa đột biến thì đây là giống lan không quá quý hiếm và cực dễ tính. Chúng cũng rất dễ trồng thuần trong điều kiện môi trường tại các nhà vườn hiện nay. Mình chưa thấy ai trồng kiếm mà bị chết bao giờ cả.
Về cách trồng thì mình đã có bài từ lâu rồi. Bạn có thể giở lại bài cách trồng lan kiếm để xem lại. Trong phần này mình chỉ giới thiệu về cách chăm sóc mà thôi. Về cơ bản để chăm sóc lan kiếm rừng hiệu quả ta cần đảm bảo được các tiêu chí sau:
Giá thể trồng lan kiếm rừng
Giá thể trồng kiếm rất đa dạng nó có thể là vỏ thông, chấu hun, đá, sỏi nhẹ… Nhưng quan trọng nhất là phải sạch, ẩm, thoáng khí và cân bằng nhiệt tốt. Đây chính là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc phối trộn giá thể trồng lan kiếm. Kiểu phối trộn thông thường là đá khoảng 60% vỏ thông 30% và 10% còn lại là các chất hữu cơ. Bạn cũng có thể trồng bằng 100% vỏ thông hoặc than củi cũng vẫn được. Tuy nhiên nó đòi hỏi vườn phải đủ độ ẩm và thời gian tưới nhiều hơn.
Nhiệt độ để lan kiếm rừng phát triển
Để có được những cây lan kiếm rừng phát triển ta nên lựa chọn và để cây ở nơi có nhiệt độ vừa phải, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, cây sẽ phát triển rất khỏe mạnh, cây cần lượng ẩm lớn trong quá trình phát triển, nhiệt độ phù hợp từ 20-30 độ C
Ánh sáng giúp cây lan kiếm rừng phát triển.
Chúng ta cần điều chỉnh chế độ ánh sáng một cách hợp lý để cây phát triển theo ý muốn. Điều này phụ thuộc vào vị trí bạn đặt cây lan kiếm rừng có đủ nắng hay không. Luôn đảm bảo lượng ánh sáng cần cung cấp cho cây khoảng từ 60-70% là tốt nhất.
Nên sử dụng các tấm lưới để đảm bảo che nắng mát trong những ngày nắng gay gắt. Tránh để cây dưới ánh nắng trực tiếp sẽ làm cháy lá ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Tưới nước cho cây lan kiếm rừng
Khi tưới nhớ tưới đẫm để chất trồng trong chậu lan kiếm ngấm đủ nước. Nguyên tắc là chỉ tưới khi chậu kiếm đã khô. Hãy nhớ nguyên tắc này vì người mới thường yêu kiếm lắm. Nhiều bạn yêu quá nên tưới nhiều làm thừa nước thì lá nhăn và củ nhăn đấy.
Thời điểm tưới nước lý tưởng nhất cho những chậu lan kiếm rừng là sáng sớm hoặc chiều tối.
Mùa hè nắng nóng bạn có thể tưới 2 lần đều được. Nhưng đến mùa đông thì ta nên hạn chế tưới nước và giảm lượng phân để giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn.
Dùng thuốc cho lan kiếm rừng đúng cách
Muốn cây luôn xanh tốt, không những phải chăm sóc kỹ lưỡng mà cần phải chú ý xịt thuốc phòng bệnh.
Định kỳ 3 tuần đến 1 tháng xịt thuốc nấm phòng bệnh cho cây lan kiếm 1 lần. 1 tháng 1 lần vào mùa nắng để hạn chế tối đa nguy cơ cây bị bệnh.
Nếu cây lan bị bệnh do nấm thì có thể dùng thuốc Rdomil gold, Captan, Aliette,…
Bệnh do vi khuẩn thì xịt các loại thuốc Kasimin, Physan 20, Nacossan,…
Trường hợp bệnh do nhện đỏ thì dùng Pesieu, do côn trùng hay rệp thì dùng Supracide, Mipcin,… Hay nên dùng thuốc Methaldehyde cho lan khi có ốc sên gây hại.
Tên các loại lan kiếm rừng hiện nay
Lan kiếm rừng hiện nay rất da dạng về thân lá và mặt hoa. Trên thế giới, phân chi Kiếm lá cứng gồm 5 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài sau:
Lan kiếm lô hội – Cymbidium aloifolium (L.) Sw
Là giống cây lan nhỏ, có chiều rộng lá lên tới 3cm. chiều dài lá từ 50-70cm, bộ lá cứng hơn và hơi cong, củ nhỏ, hoa nở từ tháng 1-4 hàng năm, những dải hoa dài khoảng 60cm, cây có mùi hương thơm nhẹ nhàng, cây phân bổ ở các vùng núi phía bắc là chủ yếu.
Lan kiếm tiên vũ – Cymbidium. Finlaysonianum
Là dòng lan có bộ lá lớn cùng với kích thước lớn, chiều dài của lá có thể lên tới 1m và chiều rộng của bản lá có thể đạt 7cm. hoa kéo dài từ 50cm-1m, cây nở vào khoảng cuối mùa hè và đầu mùa thu.
Lan kiếm hai màu- Cymbidium. Bicolor
Đây là giống phong lan có bộ lá rất cứng, chiều rộng của lá khoảng 3cm, dài tới 70cm, với các giả hành nhỏ, tròn. Lá đanh cứng, hoa có 2 màu viền vàng và nâu đỏ, với chiều dài của những bông hoa lên tới 70cm, mang đến một vẻ đẹp lạ mắt, hoa nở vào mùa xuân.
Lan kiếm treo- Cymbidium. Atropurpureum
Đây là dòng lan kiếm được tìm thấy nhiều tại các tỉnh tây nguyên nước ta. Cây có kích thước nhỏ và thơm, chiều dài của lá khoảng 1m, chùm hoa ngắn khoảng 40cm. Tuỳ vào điều kiện chăm sóc mà trên mỗi cần hoa sẽ có từ 10-20 bông. Hoa nở vào mùa xuân, có mùi hương thơm dễ chịu.
Các loại lan kiếm rừng đột biến đẹp nhất
Lan Kiếm Hoàng Long
Hoàng Long có nghĩa là “Rồng Vàng” – biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Đây là cây lan kiếm mang vị thế “Quân Vương” bởi vẻ đẹp xuất sắc, toàn diện cả về củ, lá và hoa. Với thân thủ phi phàm, cốt cách và thần thái bậc nhất. Hoàng Long được coi là bảo bối trấn vườn của các kiếm thủ trong làng lan kiếm Việt.
Đặc điểm của lan kiếm Hoàng Long khi trưởng thành củ sẽ mập hơn lon bia, hơi thon phần cổ lá. Bộ lá xòe mở, vút thẳng, bản lá dày và to bậc nhất trong làng kiếm. Thùy lá xanh sạch và lá có thể đạt 5-6cm là rất bình thường. Cây lan kiếm Hoàng Long khi tốt lá có thể đạt 7cm thậm chí hơn. Tình trạng lá láng chuyển sần của khá phổ biến ở cây lan kiếm rừng này. Lá sần mang tính di truyền, cho đến nay chưa có biện pháp chuyển sần thành láng hữu hiệu, bền vững được công bố.
Lan kiếm Hoàng Long có mùi hoa thơm khá đậm. Khi nở hoa sẽ có một màu vàng sáng rực rỡ. Cánh bầu xếp cân đối tương đối khít khi mới nở. Lưỡi trắng ánh hồng quyến rũ, giữa lưỡi có ánh vàng lan vào họng và lên trụ nhụy. Cần hoa xanh, dài, thẳng, dày bông, phân hoa đều, rủ xuống như chuỗi ngọc.
Hoa nở đẹp nhất trong 8-12 giờ đầu khi lưỡi duỗi thẳng, sau đó lưỡi hơi cuộn lại và cánh hoa dần chuyển màu vàng đậm hơn. Còn có dòng “Hoàng Long lùn” với thân lá rất ngắn, có thể do khác biệt lâu ngày về cách cho ăn nắng, cách tách cây, cách phân thuốc.
Lan Kiếm Vàng Củ Chi
Vàng Củ Chi được mệnh danh là cây kiếm “Trấn Môn”, bởi nó khởi nguồn từ Củ Chi – vùng đất thép thành đồng ở cửa ngõ tây bắc Sài Gòn. Nơi đã hiên ngang vượt qua bao tháng năm lửa đạn khốc liệt. Và cũng bởi thần thái dõng dạc của cây lan kiếm mang đậm tính cách của những người con đất phương Nam vừa kiên trung, bất khuất vừa hào sảng, khoáng đạt và chân tình.
Lan Kiếm Vàng Củ Chi có củ nhỏ, lá cứng ngắn vươn thẳng, đa số sần nhẹ. Bản lá vừa phải (thường không quá 4-5 cm), hai thuỳ đầu lá tròn. Thân lá khiêm tốn có thể coi là một điểm trừ của lan kiếm Vàng Củ Chi. Nhưng nuôi trồng tốt sau 1-2 năm thân lá phát triển mướt xanh không thua kém mấy so với các cây kiếm khác.
Lan kiếm Vàng Củ Chi có hoa mùi thơm dịu nhẹ. Khi nở có cánh hoa hơi nhọn bung thẳng căng, đượm một màu vàng dịu rực rỡ không tỳ vết. Lưỡi to hình trái tim không hề bị cụp. Màu trắng pha sắc hồng, có ánh vàng ở giữa lan lên toàn trụ nhụy. Cần hoa dài, dày hoa, với điểm đặc sắc là phân hoa thành chùm một (từng cụm 2-3-4 hoa cách đều nhau).
Lan Kiếm Xanh Huế
Xanh Huế – cây lan kiếm hoa xanh xứ Huế, hoặc gọi đơn giản là kiếm Huế. Xanh Huế được mệnh danh là cây kiếm “Vô Vi”. Vô Vi bởi nét thuần khiết của cây kiếm var. alba, và còn bởi nơi ấy là đất Phật linh thiêng. Vô Vi là vượt lên trên những vô thường, bất toại nguyện của thực tại, như đóa sen vô nhiễm với bùn lầy. Vượt lên bùn lầy dơ tanh để tỏa hương thơm ngát. Phật pháp bất ly thế gian pháp, nên Vô Vi không phải là không làm gì, bàng quan với thực tại, mà là làm thật tốt những việc cần phải làm. Vô Vi nhắc nhở chúng ta có những lựa chọn hợp lý, làm chủ chính mình, hướng đến sự an yên trong lòng.
Theo đó Kiếm xanh Huế là cây lan có bộ lá khỏe giương vút. Bản lá xanh ngát có thể đạt 6-7cm, mầm măng thuần màu nõn chuối.
Khi nở hoa Lan Kiếm Xanh Huế có hoa mùi thơm dịu thanh thoát. Mặt hoa mang 5 cánh màu xanh ngọc (người đất lúa gọi là màu xanh cốm) không tỳ vết. Kết hợp hài hòa với lưỡi hoa cả 3 thùy màu trắng tinh khôi. Nơi cuống lưỡi hoa điểm một vệt xanh ngọc lan lên toàn trụ nhụy. Bông hoa sáng màu tinh khiết, long lanh như có ánh lân tinh dưới nắng. Cần hoa rủ duyên dáng, tương đối dài và dày hoa.
Đặc trưng cần hoa phân không đều ở 3-4 bông đầu tiên. Hoa nở sau vài ngày sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, ánh xanh mất dần, lưỡi gập (hơi vẹo chút). Càng ở nơi nhiều nắng gió, hoa nở càng mang ánh vàng nhiều hơn.
Lan Kiếm Vị Hoàng
Vị Hoàng được mệnh danh là cây kiếm “Quốc Dân”. Quốc Dân bởi đây là cây kiếm hầu như phải có trong vườn của mỗi kiếm thủ. Dù là người mới chơi hay nghệ nhân, lão làng ai cũng có thể sở hữu được. Nó không quá hiếm, cũng không quá nhiều giá trị, nhưng vẫn đẹp toàn diện, đủ khác biệt với bao cây lan kiếm khác.
Lan Kiếm Vị Hoàng có 2 thùy đầu lá xanh sạch. Bẹ lá nhiều gân, bản lá vừa phải (5cm đổ lại) không dầy nhưng khá cứng, vươn không oằn èo.
Khi nở, hoa có mùi thơm dịu nhẹ. Ba cánh đài của hoa lan kiếm Vị Hoàng sạch sẽ. Hai cánh tràng còn vương vấn chút hơi đồng nơi gốc và chót cánh. Thùy giữa của lưỡi vươn ra có viền trắng và các chấm hoa văn đa dạng sắc thái. Hai thùy bên của lưỡi đượm màu mắm làm bệ đỡ cho trụ nhụy vàng óng. Chính cái trụ nhụy sạch, vàng rực rỡ là điểm nhấn làm nên tên tuổi của Vị Hoàng Kiếm.
Cần hoa xanh, thẳng với sự phân hoa đều nhau trên cần. Hoa văn của lưỡi mỗi lần đơm hoa có thể biến thiên ít nhiều. Đầu trụ nhụy (mũi) sạch hoàn toàn, nhưng cuống trụ nhụy một số bông có thể biến thiên, lem chút màu sẫm.
Nguồn: https://landotbien…./lan-kiem-rung/
Tại sao nên chọn lan giống tại Trung tâm chúng tôi?
Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:
✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống
✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường
✔️ Ship cod toàn quốc
✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn tâm huyết, nhiệt tình
✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí
Thông tin địa chỉ mua hàng
TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Fanpage: https://www.facebook.com/gionglancaymo
Hotline: 0967 614 066
Phạm vi giao hàng:
Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Cách Trồng Hoa Lan Nói Chung Bạn Cần Biết
Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trông cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm
Chúng ta đã biết được cơ bản về kỹ thuật trồng phong lan. Bây giờ, trồng cụ thể từng loại lan. Trước khi trồng, phải biết cây lan đó là loại lan gì, xuất xứ từ đâu (xứ lạnh hay xứ nóng) Như vậy phải khảo sát thêm cách sinh sống của cây lan đó để chọn chất liệu trồng, cách trồng cho phù hợp. Căn cứ vào cách sinh sống của lan ta có thể chia ra làm 4 nhóm:
1. Nhóm địa lan có hệ thống rễ ở dưới đất.
Nhóm này gồm các loại lan có củ mập ở dưới mặt đất (Spathoglottis Plicata …), có bộ rễ ăn sâu xuống đất, dễ trồng nhất, chất trồng chính là đất trôn với rơm rác, tro trấu, phân chuồng, tưới nước ít, cây có thể ra hoa quanh năm, nhất là vào mùa mưa.
2. Nhóm bán địa lan.
Nhóm này có thể có củ hoặc không có củ, hệ thống rễ ăn xuống đất hoặc bám ở các nơi có lá cây mục, phân mùn, gốc cây, như lan Kiếm Cymbidium, Lan hài Paphiopedilum, Lan bầu rượu Calanthe vv… Khi trồng, chỉ cần cho phần rễ ăn xuống đất phân, còn phần thân và củ, nếu có, phải ở trên mặt đất. Gía thể phải tơi xốp hơn so với địa lan, có thể là lá mục, than vụn, xơ dừa, tro trấu, phân chuồn đã hoai vv… Có loại qua mùa khô, lá rụng hết như lan bầu rượu, đến mùa mưa thì lại ra lá, ra hoa. Có loại không rụng lá như Lan hài, Lan gấm, Lan kiếm, nhưng chỉ ra hoa theo mùa, thường vào đầu mùa mưa.
3. Nhóm có hệ thống rễ là rễ gió hoàn toàn hay rễ không khí.
Loại này có khả năng hút dưỡng chất trong hơi nước, trong không khí và các chất bụi gỗ, lá mục ở thân cây. Rễ cũng quan hợp được với ánh nắng, nên thường chìa ra ngoài và thích thông thoáng. Đó là lan Ngọc điểm, Vanda, Bò cạp v.v… Vì vậy, khi trồng phải để giá thể thật thông thoáng, để than to, chậu có lổ to hoặc trong giỏ gỗ hay ghép vào khúc cây là tốt nhất.
4. Nhóm có hệ thống rễ bán không khí.
Loại này có rễ nhỏ, nhưng rất nhiều, bám vào bề mặt của chậu, của giá thể, như Hoàng lan Dendrobium, Vũ nữ Oncidium, Cát lan Cattleya vv… Trồng với giá thể thoáng, than dớn chậu cũng phải có nhiều lỗ để rễ bò ra hoặc ghép vào khúc gỗ với một ít xơ dừa.
Như vậy, loài lan có 4 nhóm: Lan đất hay địa lan, Bán địa lan, Phong lan rễ gió, và lan bán rễ gió. Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trông cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm.
Những Bệnh Trên Lá Lan Bạn Cần Biết
Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan ra sao:
1. Lá xanh đậm và quặt quẹo: dấu hiệu thiếu ánh sáng. 2. Lá vàng úa cây còi cọc: quá nhiều ánh sáng, quá nóng. 3. Lá cứng cát và hơi ngả mầu vàng: vừa đủ ánh sáng. 4. Lá bị đốm thối và loang dần: bị bệnh thối lá thối đọt. 5. Lá bị chấm, có sọc, có quầng: triệu chứng bị vi rút. 6. Lá bị đốm nhưng không loang: đọng nước và bị lạnh. 7. Đầu lá bị cháy: muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều, hoặc lá già. 8. Lá nhăn nheo: thiếu độ ẩm hay thối rễ.
Thiếu nắng và rễ không tốt Thối lá Virus Virus Lá già Nhiều phân bón Bị lạnh Rệp đốt và bị bệnhBẩy trường hợp kể trên đã được trình bầy cặn kẽ trong các bài: “Hoa lan và Ánh Sáng, Sâu bọ Bệnh tật”, “Môi trường Bệnh tật và Sâu bọ” trong mục “Cách Trồng Lan”. Vì vậy xin miễn nhắc lại.
Những bệnh trên lá lan bạn cần biết
Khi thấy lá lan nhăn nheo, đó là dấu hiệu của tình trạng: Thiếu độ ẩm hay thối rễ.
Tưới quá thường xuyên, rễ lan lúc nào cũng ướt dễ sinh ra bệnh và thối rễ. Xin đừng nhầm lẫn giữa ẩm và ướt. Rễ lan ưa tình trạng lúc ẩm, khi khô, cho nên khi tưới hãy tưới cho thật đẫm, xong rồi nên đợi 2-3 ngày hay một tuần sau cho khô rễ rồi mới tưới tiếp.
Vấn đề này tùy thuộc vào: • Khí hậu nóng hay lạnh. • Vật liêu trồng lan có thoát nước hay không. • Chậu lớn hay nhỏ.
Nên nhớ rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây.
Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra nữa. Ngay cả những giống lan cần phải tưới nhiều như Vanda chẳng hạn, cũng đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi hãy tưới hay phun nước. Nhưng nếu tình trang sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối, không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại.
Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước.
Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức chứ không bị nhăn nheo, ngoại trừ trường hợp bỏ quên không tưới cả tháng. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại. Nếu tưới thấy lá lan vàng ra, mềm nhũn và rụng đó là dấu hiệu của việc tưới quá thường xuyên và hậu quả là thối rễ, lá nhăn nheo và rụng (ngoại trừ trường hợp của những loài lan rụng lá vào cuối mùa thu).
Thiếu độ ẩm và thối rễ Chưa chắc là Vi rút, có khi chỉ là vết trầy xước.Khi lá lan bị nhăn nheo hay mềm nhũn, chứng tỏ tình trạng rễ bị thối.
Ta hãy: • Rút cây ra khỏi chậu. • Rửa rễ và cây cho sạch. • Cắt bỏ rễ thối. • Phun thuốc sát trùng, diệt nấm. • Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm nước tối thiểu 24 giờ.
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Hoa Lan Bạn Cần Biết
Một số kinh nghiệm chăm sóc hoa lanĐặt tính của lan là ưa ánh sáng, kỵ nóng, thích ẩm ướt, vì vậy tùy vào đặt tính từng loại lan cũng như tùy vào thời tiết từng mùa trong năm mà bạn tiến hành điều tiết ánh sáng ở vườn trồng lan sao cho phù hợp.
Dùng vật liệu xây dựng: Nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, có thể che bằng tấm lưới hoặc các mành trúc. Lưới che có các mật độ khác nhau như: 50%, 60-70%, 70-80%, 90%,…. Khi sang hè tùy vào nhiệt đọ mà bạn sử dụng loại màn nào cho phù hợp.
Dùng cây cối: Xung quanh vườn trồng hoặc hướng Tây Nam bạn có thể trồng các loại cây bóng mát hay rụng lá. Dựa theo độ cao và diện tích che bóng mát mà điều tiết ánh sáng. Các giàn giáo che mát có thể làm bằng tre nước, gang thép hoặc cành cây, khúc gỗ điều được, phía trên phủ cây cỏ.
Bổ sung thời gian chiếu sáng vườn trồng: Nếu vườn trồng bị bóng mát hoặc bị che khuất, thời gian chiếu sáng ít, bạn cần áp dụng các phương pháp như phản chiếu hoặc thấp thêm đèn nhằm tăng thêm thời gian chiếu sáng cho vườn trồng. Bạn cũng nên lưu ý là thời gian bổ sung lượng ánh sáng bằng cách thấp đèn chỉ được tiến hành vào ban ngày, nếu chiếu sáng vào ban đem sẽ làm ảnh hưởng về mặt sinh học, lan có thể không nở hoa.
Một số kinh nghiệm chăm sóc hoa lan- Hoa lan không chịu được không khí lanh hoặc quá nóng, đặc biệt là nóng về đêm. Khi chăm sóc ngoài sử dụng các thiết bị máy lạnh và điều hòa cũng có thể dùng cách thủ công để điều tiết nhiệt độ như lắp thêm quạt, tấm lưới che hoặc lắp thêm hệ thống máy phun sương.
– Lò sưởi tăng nhiệt: Cứ 50m2 trong phòng thì đặt một lò sưởi công suất 1.000W
– Máy điều hòa không khí: Diện tích 50-70m2 đặt 1 máy.
– Bóng điện: Khoảng cách với lá chừng 12-15m, treo một bóng đèn công suất 60-100W, khoảng cách giữa các bóng là 1-1,5m.
– Lò hơi nước: Bên ngoài nhà trồng lan đặt các lò hơi nước rồi dẫn vào các ống để tăng nhiệt độ. 100m2 thì đặt một lò hơi nước và cách 1 tiếng đồng hồ thì thêm nước.
– Than củi: Cách truyền thống để tăng nhiệt độ là đốt thêm than củi, có thể dùng thêm bình tưới nước vòi sen phát hơi nước.
Một số kinh nghiệm chăm sóc hoa lanKhông khí là yếu tố quan trọng, cây tiến hành hấp thu và quang hợp điều cần điều kiện không khí tốt. Không chỉ để thoáng khí mà cần thêm môi trường sinh trưởng tốt cho rễ. Một số phương pháp cụ thể như sau:
– Chọn chậu dễ thoáng khí: nên chọn những chậu làm bằng sứ, loại chậu có đáy và thành chậu có nhiều lỗ thoát nước. Nếu chậu không có đế có thể lót dưới đáy chậu một lớp ngói vụn. Đối với chậu lan không dùng đất có thể dùng chậu nhựa những cũng phải đảm bảo dưới đáy phải có lỗ thoát nước.
– Chọn giá thể thoát khí: Địa lan sinh trưởng phải cung cấp đầy đủ đất, chọn đất mùn tơi xốp là giá thể những không quá 40%. Giá thể phần trên và đáy cùng là giá thể cứng.
– Giữ khoảng cách: Trồng lan cần duy trì được khoảng cách giữa các gốc tạo điều kiện để lan đẻ nhánh. Khi trưng bày trên giá, khoảng cách tối thiểu là 10cm trở lên.
– Giàn giáo thoáng gió: Đặt lan cạnh cửa sổ có không khí đối lưu. Khi nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, khi bón phân cần mở cửa sổ và hệ thống thông gió, mùa đông cần giữ ấm, ngày nắng nên mở cửa sổ để không khí được lưu thông.
Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lanDân gian có câu ” nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, vì vậy có thể nói tưới nước là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc lan. Khi tưới nước cần lưu ý 4 yếu tố như: Nguồn nước, phương pháp tưới, thời thời gian tưới, lượng nước tưới.
a. Nguồn nước
Nguồn nước tươi phải đảm bảo là nước sạch, độ pH trên dưới 5,5. Đối với lan dã sinh dựa vào nước mưa để sinh trưởng, vì trong nước mưa có nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Nước máy là nước được xử lý công nghiệp, có các chất khử trùng nên bạn không nên sử dụng trực tiếp mà để lắng xuống trong nhiều ngày nắng, thả vào một ít vỏ hoa quả như lê, táo sau vài ngày mới có thể dùng được. Nếu là nước có tính chua nhẹ, cần xử lý bằng muối hoặc Acid citric, nước có độ chua lớn có thể dùng NaOH hoặc KOH để xử lý.
b. Phương pháp tươi:
Hoa lan ngoài hấp thụ nước bằng rễ thì lá cũng có thể hấp thụ nước, vì vậy khi cung cấp nước cho cây thường thông qua hai con đường rễ và lá.
c. Thời gian tưới
Thời gian tưới nước trong ngày nên căn cứ theo mùa và chủng loại. Vào mùa xuân và mùa hè nhiệt độ tương đối cao, đối với lan địa sinh trồng ngoài trời nên tưới vào lúc sáng sớm vì khi đó nhiệt độ giá thể trong chậu thấp, tưới nước sẽ không gây ra sự chênh lệch về nhiệt độ. Tưới nước vào sáng sớm và chiều tối nước lưu thông tốt, có lợi cho sự hấp thụ của cây.
Vào màu đông và đầu xuân nhiệt độ thấp, trong phòng ấm không nên tưới nước quá sớm, nếu không sẽ làm cho giá thể bị vón cục, cây bị lạnh. Thông thường hai mùa này sau 20 giờ khi nền nhiệt tăng thì mới bắt đầu tưới nước.
d. Lượng nước tưới
Tùy theo đặt trưng từng loài, môi trường ươm trồng, mùa tiết khí hậu mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.
Để biết thêm các kiến thức, kinh nghiệm về hoa lan, mời bạn tham khảo trên chúng tôi là trang chia sẻ kiến thức về hoa lan, kinh nghiệm về chơi lan, về trồng lan tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngoài ra đây còn là trang giới thiệu đến quý khách hàng các được Trung tâm nông nghiệp Công nghệ cao tại Trường HVNNVN bảo tồn và lai tạo. Chúng tôi luôn mong muốn được sự giúp sức và hợp tác của các bạn để kết nối cộng đồng những người yêu thích hoa Lan. Tham khảo TẠI ĐÂY ./.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Lan Kiếm Bạn Cần Biết trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!