Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Khổ Qua Cho Sai Quả mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÁCH TRỒNG KHỔ QUA CHO SAI QUẢ
1. Thời vụ:
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng thường được trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất trồng từ tháng 1 - tháng 5, trồng vào những tháng này cho năng suất cao.
2. Giống:
Có nhiều loại nhưng tốt nhất nên chọn một số hạt giống như:
KHỔ QUA F1 VINO 606
KHỔ QUA XANH LAI F1 VINO S3
KHỔ QUA F1 VINO 05
KHỔ QUA F1 VINO 05S
KHỔ QUA LAI F1 VINO GALATICO S2
KHỔ QUA F1 VINO GALAXY B1
KHỔ QUA XANH F1 VINO INDA 03
KHỔ QUA XANH LAI F1 VINO INDA 02
KHỔ QUA LAI F1 VINO DRACO
KHỔ QUA VINO INDA 04
KHỔ QUA XANH LAI F1 VINO GALAXY B2
Trái tròn bóng đẹp, kháng bệnh khảm và virus và đặc biệt cho năng suất cao. Thị trường ưa chuộng dễ dàng bán
3. Chuẩn Bị Đất:
Làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.
Lên Liếp (làm luống):
Đất phải cày bừa, băm nhỏ.
Mỗi liếp rộng 0,6-0,8m cao 20-30cm.
Tâm liếp này cách tâm liếp kia 1,2m.
Bón Lót:
Đất thịt: Vôi + Lân văn điển + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G
Đất pha cát: Vôi + Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G
Cách bón: đánh rãnh – rãi phân – sau đó lấp đất.
Phủ Bạt:
Bạt phủ nên chỏn loại có kích cỡ 1m
Dùng lạt tre cố định bạt để tránh gió quật làm bay bạt ành hưởng đến bộ rễ cây.
Đục Lỗ:
Có nhiều cách đục lỗ nhưng có 2 cách đơn giản và nhanh nhất.
Cách 1: Dùng ống nhựa pvc phi 60 cắt hình bánh răng như kiểu líp xe đạp, khi cần đục lỗ chỉ cần dùng lực tộng mạnh trên xuống là được.
Cách 2: Dùng lon sữa pha cà phê phần trên cắt miệng, đáy thì lấy đinh đục lỗ xung quanh đáy lon, bỏ than nóng và ít dầu hỏa vào lon đốt lửa cứ thế mà đục lỗ.
4. Làm Giàn:
Có 4 cách làm giàn.
Giàn chữ I
Giàn chữ U
Giàn chữ A
Giàn chữ X
5. Kỹ Thuật Gieo, Trồng Cây Con.
Chuẩn bị gieo hạt (khổ qua)
Xử lý hạt giống bằng nước ấm cụ thể là 2 sôi 3 lạnh. Ngâm trong vòng 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải sau 24h hạt nứt nanh thì đem trồng.
Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày. Nếu để qua ngày rể mọc dài thì khi gieo trồng rể dễ bị gãy.
Trồng cây (khổ qua):
Xới nhẹ lỗ trồng sau đó gieo hạt và phủ một lớp đất mỏng.
6. Bón Phân, Tưới Nước, Làm Cỏ.
Bón Phân: Phân hữu cơ khoáng Minori-Kun
Bón thúc lần 1
sau khi gieo trồng 7-10 ngày cây có 3-4 lá thật.
Bón thúc lần 2
sau khi gieo trồng 20- 25 ngày cây có tua cuốn.
Bón thúc lần 3
sau khi gieo trồng 40-45 ngày khi cây đã cho trái
Dùng bón gốc cho các loại cây trồng liều lượng tùy theo từng loại cây trồng từ 300-1.000 kg/ 10.000 m2
Sử Dụng Phân Bón Qua lá như:
Phân bón sinh học Viko-1L
Liều lượng: 25-30ml/ bình 16-20 lít , có thể phối trộn phân bón lá và thuốc BVTV.
Tưới Nước.
Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau
Bà con nên lắp đặt hệ thống tưới để giàm công chăm sóc
Cách Trồng Cây Mướp Đắng (Khổ Qua) Trong Thùng Xốp Cho Sai Quả
Cây mướp đắng hay còn gọi là cây khổ qua. Loại cây này chưa rõ nguồn gốc ở nước nào nhưng thường được trồng rộng rãi tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi… Và hiện nay chúng được phân bố trên khắp các tỉnh thành của nước Việt Nam.
Đây là loại ăn quả thân leo, có phần thân dài và nhỏ. Thân chính của cây mướp đắng có chiều dài tối đa lên đến 20m và được chia thành nhiều cành nhánh khác nhau. Cây thuộc họ mướp, khi ăn có vị đắng nên được gọi là cây mướp đắng.
Lá cây mướp đắng hình trứng, gần giống với lá của mướp, bí hay bầu. Xung quanh được bao phủ bằng nhiều lông nhỏ li ti, có viền răng cưa hai bên và được xẻ thành 5 – 7 thùy đều nhau. Lá mọc đơn, so le nhau, dính liền với thân dây bằng một cuống dài từ 3 – 5cm. Khi lá còn non sẽ có màu xanh đậm, lá già sẽ chuyển vàng, héo dần và rụng khỏi cây.
Đến độ trưởng thành, ở các nách lá của cây mướp đắng sẽ mọc ra những bông hoa. Có 2 loại hoa đực và hoa cái mọc chung nhau. Hoa cái khi héo đi sẽ thụ phấn và ra quả còn hoa đực héo sẽ rụng khỏi cây. Hoa có màu vàng nhạt và gắn liền vào thân cây bởi cuống dài khoảng 5 – 7cm.
Cây mướp đắng cho ra quả hình thon dài, vừa phải không quá to. Khác với quả mướp bình thường, quả mướp đắng có mặt ngoài sần sùi, nổi các u cục màu xanh nhỏ, vị đắng. Quả có màu xanh khi còn non và nó chuyển sang màu vàng hồng khi chín. Khi quả già, chín sẽ có nhiều hạt bên trong. Hạt mướp đắng dẹt, người ta thường chọn những hạt tròn, mẩy để làm hạt giống gieo trồng lứa sau.
Hạt mướp đắng cần được ngâm vào nước ấm trước khi đem gieo. Tỷ lệ nước để ngâm hạt mướp đắng là 2 sôi 3 lạnh. Cho hạt mướp đắng chìm hoàn toàn vào trong nước với khoảng thời gian là 6 giờ rồi vớt hạt ra. Cho hạt đã ngâm ủ trong một chiếc khăn sạch trong vòng 24h. Sau thời gian ủ hạt sẽ nảy mầm, lúc này bạn đã có thể mang hạt đi gieo.
Hạt mướp đắng đã nảy mầm thì chúng ta nên tiến hành mang đi gieo hạt ngay. Bạn có thể cho đất vào trong thùng xốp rồi gieo hạt vào đấy.
Trước khi gieo cần làm tơi đất. Sau đó lấy hạt mướp đắng đã nảy mầm gieo xuống lòng đất với độ sâu khoảng 0,2cm. Lưu ý bạn nên đặt hạt đứng, cho vị trí nứt nanh quanh xuống dưới. Sử dụng tro, phân chuồng hoai hoặc rơm để che phủ một lớp mỏng lên phía trên hạt.
Hạt mướp đắng đã gieo sau 5 – 7 ngày sẽ bắt đầu lên cây và mọc lá thật. Đây là thời điểm thích hợp để bạn tiến hành trồng cây.
Trồng cây mướp đắng đúng kỹ thuật cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bạn cần tuân thủ các bước sau:
+ Bước 1: Hạt mướp đắng khi đã phát triển thành cây con có khoảng 2 – 3 lá là bạn đã có thể chuyển sang chậu trồng. Cần lưu ý trong quá trình di chuyển cây phải thật nhẹ nhàng, tránh làm gãy hay làm đứt phần rễ của cây.
+ Bước 2: Đầu tiên bạn cần xới cho đất xốp, đào hố rồi đặt cây mướp đắng con xuống. Lấy đất phủ một lớp mỏng lên bầu cây. Có thể dùng xơ dừa trộn Vibasu phủ quanh gốc cây để ngăn sâu làm hư hại cây con.
Cây mướp đắng cần được chăm sóc đúng cách để có thể phát triển và có khả năng phòng chống sâu bệnh hiệu quả.
+ Tưới nước: Mướp đắng khi mới trồng cần tưới nhẹ nhàng, tránh tưới mạnh làm gãy cây. Cần tưới nước thường xuyên, ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để cung cấp đủ độ ẩm cho cây.
+ Ánh sáng: Mướp đắng rất ưa ánh sáng. Vì vậy bạn cần cung cấp đầy đủ ánh sáng mặt trời bằng cách di chuyển cây ra vị trí đón ánh sáng. Không nên để cây ở nơi râm ẩm nhằm tránh nấm mốc và sâu bệnh gây ảnh hưởng đến cây.
+ Bón phân: Để mướp đắng sinh trưởng tốt thì bón phân cho cây là bước quan trọng mà bạn cần lưu ý. Sử dụng phân Ure bón thúc cho cây với thời gian 7 ngày/ lần. Trường hợp cây chậm phát triển thì bạn có thể dùng thêm phân bón lá vi sinh xịt lên cây để kích thích. Lưu ý cần tham khảo hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng.
Phun HVP 401 N khi cây đã có đủ 3 – 4 lá thật. Phun liên tục 7 ngày/ lần và ngưng phun khi cây đã ra hoa rộ. Sau đó sử dụng tiếp 2 lần HVP Auxin Qrganic 7 ngày/1 lần để giúp cây đậu nhiều trái. Khi cây ra trái thì sử dụng HVP 401.N để trái to và đẹp.
+ Làm giàn cho cây: Mướp đắng là loại cây thân leo nên sau khi trồng 15 – 20 ngày bạn cần phải làm giàn để cây phát triển. Có thể sử dụng cọc tre, nứa và giăng thêm lưới để cây dễ dàng bám vào. Kích thước trung bình của giàn là khoảng 2 – 2,5m. Khoảng cách giữa các cọc là 3m. Giàn cần làm chắc chắn để có khả năng chịu lực tốt. Tránh tình trạng gãy đổ khi cây ra trái nặng hoặc khi thời tiết xấu.
5.1 Bệnh xoăn lá, rụt ngọn
Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở cây mướp đắng. Đây là nguyên nhân khiến cây chậm phát triển.
Nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá, rụt ngọn ở cây mướp đắng là do các loại côn trùng chích hút, gây hại cho cây hoặc cũng có thể là do lây truyền từ hạt giống.
Cách điều trị loại bệnh này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh xảy ra do di truyền từ hạt giống thì cách tốt nhất là bạn phải nhổ bỏ, tiêu hủy cây. Nếu bệnh do côn trùng gây hại thì bạn dùng các thuốc đặc trị để phun lên cây như: buprofezin, clothianidin, nitenpyram, metarhizium hoặc beauveria…
5.2 Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết sương nhiều, độ ẩm cao. Bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân khiến cây xuất hiện các phấn trắng giống như nấm.
Phòng và điều trị bệnh này cho cây mướp đắng bằng cách tỉa hết các lá gốc. Đồng thời sử dụng các loại thuốc phun lên hai mặt lá để phòng trị như: Daconil, Suloc, Manage, Anvil…
5.3 Bệnh sâu ăn lá
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây thường có các loại bướm nhỏ, có hình tam giá khi đậu. Loại bướm này thường đẻ trứng lên lá. Các trứng này sẽ đẻ thành các con sâu non. Sâu nhả tơ và cuộn các lá non lại rồi ăn dần các lá non.
Phòng và điều trị bệnh sâu ăn lá bằng cách phun các loại thuốc lên lá như: Ammate, Lannate, Silsau, Match…
5.4 Các loại chích hút
Các loại động vật chích hút như rầy, rệp, bọ trĩ… thường tập trung ở các đọt non và lá cây non. Chúng sẽ hút nhựa của cây và truyền các loại virus khiến cây nhiễm bệnh.
Để phòng và điều trị bệnh này thì bạn cần sử dụng các loại thuốc như: Sakura, Lannate, Admire…. Phun thuốc trên ngọn cây và dưới mặt lá theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì.
Cách Trồng Khổ Qua Cho Năng Suất Cao
2. Giống:
Có nhiều loại nhưng tốt nhất nên chọn một số giống như: ViNo 04, ViNo 606. Giống này trái ngắn 10- 15cm, trái tròn bóng đẹp, kháng bệnh khảm và virut và đặc biệt cho năng suất cao. Tôi khuyên bà con nên trồng giống này vì ngoài những ưu điểm trên thì giống này rất dễ bán và thị trường rất ưa chuộng.
Mua online
3. Chuẩn Bị Đất:
Làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.
Lên Liếp (làm luống):
Đất phải cày bừa, băm nhỏ.
Mỗi liếp rộng 0,6-0,8m cao 20-30cm.
Tâm liếp này cách tâm liếp kia 1,2m.
Bón Lót:
Đất thịt: Vôi + Lân văn điển + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G
Đất pha cát: Vôi + Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu Basudin 10G hoặc Visa 5G
Phủ Bạt:
Bạt phủ nên chỏn loại có kích cỡ 1m
Dùng lạt tre cố định bạt để tránh gió quật làm bay bạt ành hưởng đến bộ rễ cây.
Đục Lỗ. – Có nhiều cách đục lỗ nhưng có 2 cách đơn giản và nhanh nhất.
Cách 1: Dùng ống nhựa pvc phi 60 cắt hình bánh răng như kiểu líp xe đạp, khi cần đục lỗ chỉ cần dùng lực tộng mạnh trên xuống là ok.
Cách 2: Dùng lon sữa pha cà phê phần trên cắt miệng, đáy thì lấy đinh đục lỗ xung quanh đáy lon, bỏ than nóng và ít dầu hỏa vào lon đốt lửa cứ thế mà đục lỗ.
4. Làm Giàn:– Có 4 cách làm giàn.
Giàn chữ I
Giàn chữ U
Giàn chữ A
Giàn chữ X
5. Kỹ Thuật Gieo, Trồng Cây Con.Chuẩn bị gieo hạt:
Xử lý hạt giống bằng nước ấm cụ thể là 2 sôi 3 lạnh. Ngâm trong vòng 4-6 tiếng rồi vớt ra rửa sạch ủ trong khăn vải sau 24h hạt nứt nanh thì đem trồng.
Hạt sau khi nứt nanh phải trồng hết trong ngày. Nếu để qua ngày rể mọc dài thì khi gieo trồng rể dễ bị gãy.
Bón thúc lần 1 sau khi gieo trồng 7-10 ngày cây có 3-4 lá thật.
Bón thúc lần 2 sau khi gieo trồng 20- 25 ngày cây có tua cuốn.
Bón thúc lần 3 sau khi gieo trồng 40-45 ngày khi cây đã cho trái.
Phân bón bà con dùng 20-20-15+ TE của đầu trâu là tốt nhất.
Sử Dụng Phân Bón Lá:– Cứ 7-10 ngày phun một lần bà con tham khảo một số loại phân sau đây:
Phân hữu cơ rong biển canada 95%.
HVP 401N chuyên dùng rau củ.
Boom Flower N
Tưới Nước.
Tùy vào chân đất mà có cách tưới khác nhau
Bà con nên lắp đặt hệ thống tưới để giàm công chăm sóc
Làm Cỏ:– Mật độ cỏ ít thì bà con nên nhổ cỏ, Nếu cỏ quá nhiều thì nên dùng thuốc cháy như Gfaxone 20SL , round up. Bà con không nên sử dụng các loại thuốc như khai hoang, 2,4d. Khi phun thuốc nên chỉnh vòi phun áp xuất yếu để tránh văng vào cây trồng.
7. Phòng Trị Sâu Bệnh.Sâu hại.
Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít xanh và một số loài rầy rệp khác. Thuốc trị excell basa 50ND, sarifos 585 ec
Bọ trĩ, nhện đỏ . Regent 20wp, tasieu 1.9 ec, reasgent 3.6 ec, confidor 100sl
Ruồi vàng đục quả. Vizubon d.
Nấm bệnh:
Chết nhanh, chết chậm, thối rễ, lỡ cổ rễ. Thuốc trị Ridomil Gold 68WG , ALIETTE 800WG
Héo rũ . Kasumin 1sl
Sương mai, tán thư, nấm hồng, rỉ sắt. Thuốc trị Antracol 70WP, Ridomil Gold 68WG.
Đối với khâu phòng trị sâu bệnh bà con nên tập trung tiêu diệt khi cây con còn nhỏ để khi cây lớn sâu hại ít, vừa giảm công phun xịt vừa tiết kiệm tiền mua thuốc BVTV, quan trọng an toàn cho người tiêu dùng.
8. Thu Hoạch.Sau khi trồng 40-45 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch .Để kéo dài thời gian thu hoạch lúc cây gần chết, bà con nên tăng cường phun phân bón lá hữu cơ + Boom Flower N để kéo dài thời gian có thể 2-2,5 tháng
Khổ Qua Rừng Và Cách Trồng Khổ Qua Rừng Tự Nhiên
LOẠI CÂY TRỒNG
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loại dây leo có tua cuốn thuộc họ bầu bí dưa. Khổ qua sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới. Dây và lá có lông, bông vàng, trái u sần sùi, vị đắng. Khi trái chín xung quanh hạt có màng đỏ bao quanh như trái gấc. Khổ qua là loại trái đắng nhất trong các loại trái họ bầu bí dưa.
Bên cạnh dùng làm thực phẩm, khổ qua còn là một loại dược liệu dùng trong đông y. Hầu hết tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm dược liệu.
GIỐNG
Khổ qua rừng giống Nhật.
MÙA VỤ
Trồng và thu hoạch quanh năm. Trái phát triển tốt vào mùa mưa.
QUY TRÌNH CANH TÁC
Làm đất
Đất đào hố bán kính 10cm, sâu 20 – 30cm. Bón lót hỗ hợp phân bò khô, phân dừa mục và tro.
Chọn giống và gieo trồng
Hạt giống được chọn từ trái đã già chín, đẹp không nhiễm sâu bệnh. Ươm hạt từ 3 – 5 ngày cho hạt nảy mầm thành cây con. Gieo trồng bằng cách đặt cây con vào hố đất đã chuẩn bị từ trước.
Chăm sóc
Giai đoạn cây con: bón lót phân vi sinh giúp hạ phèn và làm tơi đất. Khi cây được 7 lá tiến hành bấm đọt. Khi cây được 10 ngày tuổi bón thêm phân bò khô. Sau khi bấm đọt bón thêm phân bón hữu cơ cho cây đâm chồi.
Giai đoạn lên giàn: khi cây được 15 ngày tuổi tiến hành làm giàn để cây bám leo giàn. Mỗi gốc từ 2 – 3 thanh trụ. Khi cây được 20 ngày hoàn chỉnh giàn để chồi hữu hiệu bám vào.
Giai đoạn cây trưởng thành: khi cây cho trái non tiến hành treo hương (long não) xua đuổi ruồi vàng đục trái và sâu ăn lá và trái non. Khi cây 30 ngày tuổi tiến hành bón bổ sung phân bò hoai để giúp cây nuôi trái và chồi non. Định kỳ 15 – 20 ngày bón bổ sung phân bò và phân vi sinh.
Làm cỏ bằng máy phát cỏ. Tưới đủ nước trong mùa khô.
Sâu, bệnh hại
Ruồi vàng đục trái. Sâu ăn lá và trái non.
Thu hoạch và bảo quản
Cây bắt đầu cho thu hoạch sau 35 ngày tuổi. Thu hoạch khi trái đã vừa già. Dùng kéo cắt ngang cuống trái. Bảo quản nơi khô ráo, có đệm lót chống dập gai.
MÔ TẢ SẢN PHẨM
Khổ qua rừng có chu kỳ sống hằng năm khoảng từ 5 – 6 tháng. Thân cây có cạnh, dạng dây leo bằng tua cuốn và có thể bò dài tới khoảng 2 – 3m.
Phần lá cây là lá so le, dài khoảng 5 – 10cm, rộng 4 – 8cm. Phiến lá hình trứng và chia làm 5 – 7 thùy, mép kía răng. Phần gân lá có lông ngắn, mặt dưới lá thường có màu nhạt hơn mặt trên.
Bông đực và bông cái của cây sẽ mọc tách riêng ở phần nách lá. Cánh bông khổ qua rừng có màu vàng. Phần trái có hình trứng thuôn với chiều dài khoảng 5 – 8cm, mặt bên ngoài có nhiều u lồi nhọn. Trái non sẽ có màu xanh và khi chín thì chuyển dần sang màu vàng hồng.
Làm thực phẩm: hầm thịt, nấu canh chả cá, xào, ăn tươi,v.v…
Làm dược liệu: sấy khô làm trà, hãm trà tươi, lá trị rôm sẩy, v.v…
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Khổ Qua Cho Sai Quả trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!