Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Cây Lô Hội (Kèm Video) mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu bạn có những cây mọng nước hình thành cụm, hướng dẫn thông tin này về ” Cách trồng lại cây lô hội ” sẽ giúp bạn phân chia, nhân giống và thay chậu!
Thời điểm Tốt nhất để chuyển chậu là gì?
Theo nguyên tắc chung, bạn nên đợi cho đến khi ‘cây con’ (cành nhánh) dài 8 – 10 cm, hoặc ít nhất là 1/5 kích thước của cây chính. Chúng cũng nên có ít nhất ba đến năm lá để giúp cây khỏe mạnh khi tách trồng riêng. Cây con chưa trưởng thành không chịu được sự khắc nghiệt của việc làm lại bầu và bị chết.
1 . Nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu và kiểm tra bộ rễ của nó. Tiếp tục kiểm tra cho đến khi bạn tìm thấy các vị trí gắn kết giữa cây mẹ và các cây con. Mạng lưới rễ dày thắt chặt đó là mục tiêu của bạn. Những gì bạn cần làm là tách các cây ‘con’ riêng lẻ bằng cách cắt bỏ rễ tương ứng của chúng, đồng thời đảm bảo rằng mỗi cây cấy ghép giữ lại một phần nhỏ của rễ.
2. Rũ sạch bụi bẩn và bắt đầu đào cây từ khối đã được ủ. Nếu cây lô hội của bạn đã phát triển tốt và già, hãy cho rằng nó còn rễ. Trong trường hợp đó, đừng ngần ngại sử dụng một con dao sạch trên đó. Bạn cũng sẽ phải sử dụng bay để đến vị trí mà bạn có thể bắt đầu tách các nhánh.
Các cây con sẽ có kích thước khác nhau. Sau khi lấy chúng khỏi cây mẹ, hãy lau sạch bụi bẩn trên thân cây. Chúng có thể tiết ra một số gel, nhưng điều đó tốt. Cuối cùng, bạn sẽ chỉ còn lại cây mẹ, có thể trồng lại ở đâu đó hoặc chỉ cần thay chậu vào thùng trước đó.
Trước khi trồng lại, bạn có thể để rễ lành ở chỗ sáng và khô trong vài ngày, quá trình này sẽ bảo vệ cây khỏi bị nhiễm bệnh (bước này là không bắt buộc). Có thể trồng hai ba cây lô hội nhỏ hơn cùng nhau trong các chậu dài 12cm. Chọn hỗn hợp đất trồng có sẵn cho các loài xương rồng. Ngoài ra, thêm cát hoặc đá trân châu vào đất cũng là một ý kiến hay, đặc biệt là khi bạn đang sử dụng đất bầu tiêu chuẩn.
5.
Sử dụng cả hai tay, đặt cây vào các chậu đã chuẩn bị sẵn, đặt chúng ngay trung tâm nếu là một cây hoặc đặt chúng cách đều nhau, nếu chậu rộng. Đổ thêm đất để che phủ và làm chắc nó bằng tay hoặc bay để bịt kín các lỗ hổng.
6. Ngay sau khi bạn trồng chúng, hãy để những chậu cây mới trồng ở nơi râm mát và nhận được ánh nắng dịu nhẹ để chúng có thời gian phục hồi trong vài tuần. Cây lô hội có thể được giữ trong ánh nắng mặt trời đầy đủ.
Không tưới cây trong vài ngày sau khi trồng và sau đó ngâm chúng thật kỹ. Sau đó, tưới ít, 2-3 tuần một lần. Tuy nhiên, ở vùng nhiệt đới, bạn có thể tưới một lần trong một tuần.
Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lô Hội
Cây lô hội được rất nhiều người ưa chuộng. Loài cây này có rất nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe con người. Nó còn được chị em sử dụng như một loại mỹ phẩm thần thánh để làm đẹp. Bên cạnh đó lô hội có tác dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Đây còn là loại cây cảnh rất được ưa thích
Cây còn mang ý nghĩa phong thủy mang tài lộc, may mắn cho gia chủ
Ngoài giá trị làm cảnh cây lô hội còn có khả năng thanh lọc không khí, giải phóng oxy, hút các khí có hại cho cơ thế. Cây cũng có tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí.
Một chậu cây lô hội nhỏ để trang phòng ngủ không chỉ là món đồ trang trí xinh xinh cho căn phòng yêu quý của bạn, mà còn giúp bạn ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm nữa. Ngoài ra, lô hội có màu xanh nhạt – màu sắc được đánh giá cao trong phong thủy.Màu xanh lá mang tới cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng, tốt cho trí não của con người.
Chưa hết tác dụng, cây lô hội còn có tác dụng để làm đẹp, làm thuốc dùng sát khuẩn, kháng viêm, tốt cho dạ dày và đường ruột, khỏe tim hoạt huyết, giảm đau, giúp trấn tĩnh, phòng ngừa lão hóa.
Hướng dẫn chăm sóc định kỳ:
– Có thể đặt cây trong phòng nơi có ánh sáng hắt nhẹ, tránh để nơi có ánh nắng gắt hoặc quá nóng. – Tưới trực tiếp vào đất từ từ đến khi ướt bầu, tưới lại khi đất khô (khoảng 3-4 ngày tưới/1 lần) – Cách tưới: Tưới vào đất – Nếu có điều kiện nên phơi nắng nhẹ 1-2 buổi/tuần để cây bền và khỏe. – Đất phải thoát nước tốt, thoáng khí và xốp.
– Dinh dưỡng: Sau 6 tháng hoặc khi thấy dấu hiệu cây vàng lá còi cọc nên cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây 2 tuần/1 lần. Pha dung dịch dinh dưỡng bằng nước gạo pha loãng tỉ lệ 1:5 hoặc phân NPK hòa tan theo tỉ lệ 2,5g pha 1 lít nước.
Phong Lan Kiếm Lô Hội
Lan sống phụ sinh, đôi khi ở đất, mọc bụi. Củ giả nhỏ, có bẹ. Lá dày màu xanh bóng, hình giải thẳng Cụm hoa buông xuống dài 1 – 2cm, hoa xếp thưa. Hoa lớn 4 – 5cm, màu nâu hồng, mép vàng hay hồng nhạt có vạch trắng. Khách có thể xem hàng trực tiếp tại 181 Đình Thôn, Mỹ Đình, Hà Nội.
Ý kiến của bạn về chúng tôi, xin cảm ơn và mời bạn
Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để được rõ nghĩa hơn.
Kỹ Thuật Trồng Cây Nha Đam (Lô Hội )
Cây Nha đam hay còn gọi là Lô hội là một loại cây trồng cạn, có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Ở nước ta, cây Nha đam có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng sinh trưởng và phát triển tốt ở những khu vực có số ngày nắng trong năm cao.
Hiện nay, cây Nha đam còn được sử dụng để sản xuất các loại mỹ phẩm bảo vệ và dưỡng da, cũng như dùng để làm nước giải khát. Ninh Thuận là một trong những tỉnh có diện tích cây Nha đam nhiều nhất. Cây dược liệu này chủ yếu được trồng trên những vùng đất cát và pha cát ven biển, canh tác các loại cây trồng khác kém hiệu quả. Khi trồng cây Nha đam, nông dân không phải đầu tư ban đầu cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản và trồng một lần có thể thu hái lâu dài, mang lại hiệu quả rất cao.
1. Làm đất:
+ Chọn đất: Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng, do đó phải chọn vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước.
+ Làm đất: đất trồng phải được cày bừa kỹ, mục đích làm nhỏ đất và sang phảng ruộng trồng. Sau đó lên luống, đánh rãnh trồng. Thông thường luống được đánh cao khoảng 20 cm để dễ thoát nước. Ðánh Rãnh trồng theo mật độ hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm.
+ Bón lót: Sử dụng phân chuồng hoai để bón lót. Mỗi cây bón lót khoảng 500 – 700 g phân chuồng, khoảng 2,5 tấn phân chuồng/ha.
2. Chọn giống:
+ Chọn giống: Hiện nay, có khoảng 300 loài Nha đam khác nhau, nhưng Nha đam ALOE VERAL lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Giống Nha đam ALOE VERAL đang được nông dân trồng đại trà .(Lương y Cao Xuân Quang hướng dẫn).
+ Nhân giống: Nha đam được nhân giống bằng phương pháp vô tính. Chúng ta sử dụng lá Nha đam để tiến hành nhân giống. Ðể tăng hệ số nhân giống, bà con có thể cắt bỏ đọt cây mẹ. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện mấy chục cây con. Khi cây con lớn chừng 10 cm, chúng ta tách cây con đem vào vườn ươm, chăm sóc cây lớn chừng 15 – 20 cm chúng ta lấy đem trồng.
+ Thời vụ trồng: Cây Nha đam có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu, vì đây là thời gian cây Nha đam con có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
+ Cách trồng: Ðào cây con từ vườn ươm ( lưu ý: khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con ). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ: Cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 80 cm, như vậy số lượng cây giống khoảng 30 – 50.000 cây/ha.
Khi trồng, ta chú ý:
Ðể mầm cây con nhô khỏi mặt đất ( nếu bà con lấp đất mất lên trên ngọn cây sẽ gây úng thúi cây con khi tưới nước), giữ cho cây thẳng đứng và rễ phủ đều mới lấp chặt đất, nếu đất không đủ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Sau đó, nếu trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục thì phải chú ý thoát nước, vì Nha đam con rất dễ bị chết do úng nước.
Nha đam vừa trồng xong mầm lá sẽ đỏ hoặc vàng, nhưng khi đã bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm, bà con nên để trong mát 2 – 3 ngày, sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.
3. Chăm sóc:
Việc chăm sóc cây Nha đam chủ yếu gốm 3 khâu kỹ thuật như sau:
a. Tưới- tiêu nước:
+ Tưới nước: Cây Nha đam chịu được nắng hạn nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô bà con phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Tốt nhất trong mùa khô, 3 – 5 ngày bà con phải tưới nước 1 lần, giúp cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
+ Tiêu nước: Cây Nha đam không chịu được ngập úng quá lâu. Do vậy, nếu trời mưa dài ngày bà con phải khơi thông cách rãnh trồng tạo điều kiện để thoát nước tốt. Nếu để mương rãnh bị tích nước sẽ gây thối rễ, làm cho cây Nha đam chết hàng loạt
b. Làm cỏ xới xáo đất:
Trong quá trình chăm sóc cây Nha đam bà con phải xới xáo đất trừ cỏ nhiều đợt. Việc xới đất thường xuyên sẽ giúp cho nền đất được thông thoáng và trừ được các loại cỏ dại, làm cho quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong đất nhanh chóng và cây Nha đam dễ hấp thu, sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.
c. Bón phân:
Cây Nha đam có khả năng hấp thụ và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng trong đất. Do đó, ngoài việc bón lót bằng phân chuồng (khoảng 2,5tấn/ha), bà con phải thường xuyên bón thúc cho cây Nha đam bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100 Kg/ha. Khi bón phân bà con nên tránh làm bẩn lá, thường bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Mỗi lần bón phân nên kết hợp với xới xáo đất để Nha đam dễ hấp thụ hơn.
4. Phòng trừ bệnh hại:
Biểu bì lá của Nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của Nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây Nha đam.
Biện pháp phòng trừ: Ðảm bảo thông thoáng trong vườn trồng Nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, làm cỏ đúng lúc giúp Nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bà con nên nhanh chóng cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho các lá khác.Trồng cây Nha đam chủ yếu là thu hoạch lá, do vậy trong quá trình phòng trừ bệnh hại, bà con không nên sử dụng các loại thuốc hóa học.
Cây Nha đam là loại cây chịu khô hạn rất tốt. Trong mùa khô, không có nước tưới, cây Nha đam vẫn có thể sống được. Ðến khi đất có độ ẩm thích hợp, cây sẽ tiếp tục phát triển.
Sau khi trồng khoảng 06 tháng, cây Nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây mẹ lại xuất hiện nhiều cây con, bà con có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ, thì có thể cho thu hoạch lâu dài mà không phải ươm trồng lại từ đầu.
Nguồn: sưu tầm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Cây Lô Hội (Kèm Video) trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!