Đề Xuất 6/2023 # Cách Trồng Cây Bằng Lăng Rừng, Núi Sống Và Nhanh Ra Hoa Đẹp 2022 # Top 15 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Trồng Cây Bằng Lăng Rừng, Núi Sống Và Nhanh Ra Hoa Đẹp 2022 # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Trồng Cây Bằng Lăng Rừng, Núi Sống Và Nhanh Ra Hoa Đẹp 2022 mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các loại cây bằng lăng

Bằng lăng là tên gọi chung của nhiều chủng loại cây thân gỗ có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới, nhiều nhất là Ấn Độ. Tùy mục đích sử dụng mà người trồng lựa chọn giống cây phù hợp. Phân loại cây bằng lăng như sau:

Dựa vào đặc điểm, màu sắc: bằng lăng tím, bằng lăng nước, bằng lăng lông, bằng lăng vàng,…

Chia loại dựa vào kích thước thân cây: bằng lăng lùn, bằng lăng lùm bụi, bằng lăng cao,…

Gọi tên bằng màu sắc hoa: bằng lăng tím, bằng lăng tím trắng, bằng lăng tím sậm, bằng lăng hồng trắng,…

Một số loại phổ biến nhất: bằng lăng nước, bằng lăng ổi (bằng lăng cườm) và bằng lăng rừng (cây bằng lăng núi)

Tìm hiểu về cây bằng lăng rừng

Giới thiệu chung

Cây bằng lăng rừng là giống cây mọc hoang, rải rác các sườn đồi, núi. Ở môi trường hoang dã nó có tác dụng bảo vệ đất dốc, chống xói mòn, ổn định môi trường sinh thái. Ở Việt Nam, bằng lăng rừng thường mọc nhiều tại miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Nhờ có hoa đẹp nên bằng lăng rừng được sử dụng trong thiết kế thi công cảnh quan phổ biến.

Bằng lăng rừng hay còn gọi là cây bằng lăng núi. Các đặc điểm sinh thái của loài cây này có thể được kể như sau:

+ Cây thuộc dạng cây gỗ lớn, thân cao, dáng đẹp, tán rộng khoảng 2 – 3m, có nhiều tầng tán.

+ Lá cây có màu xanh đậm, hình bầu dục đầu nhọn, hơi giống lá cây mãng cầu nhưng không bóng, các đường gân đối xứng 2 bên.

+ Chùm hoa bằng lăng  rừng rất đẹp mắt và độc đáo với cánh to, màu tím hoặc hồng phấn điểm vàng nhạt ở giữa. Hoa nhẹ như xác pháo, nở rộ vào mùa hè.

+ Hoa tàn, quả có hình cầu sẽ xuất hiện, quả có màu xanh tím và chuyển dân thành màu gỗ. Bên trong quả có chứa hạt.

Cách trồng cây bằng lăng rừng

Nội dung quan trọng nhất mà chúng ta tìm kiếm sẽ được truyền tải ngay bây giờ. Trước khi đi vào chi tiết các bước trồng cây thì mọi người phải biết kỹ thuật chọn giống. Sau khi cây con đã mọc thì nên tham khảo bứng cây một cách chuyên nghiệp.

Tiêu chuẩn chọn giống bằng lăng rừng

Để có được cây bằng lăng rừng con đạt chuẩn, trồng sống ngay thì điều kiện không thể thiếu là chọn giống. Bạn lấy giống bằng lăng từ cá thể mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh. Tốt hơn nữa thì cây mẹ phải có hình dáng đẹp, tán tỏa đều, độ tuổi từ 10 – 20 là lý tưởng.

Tiếp tục thực hiện những việc sau:

Lựa những quả chín trên cây mẹ, đem về phân loại để lựa chọn

Những quả chưa chín được lọc ra, đem ủ lại thành đống, 2 – 3 ngày sau quả sẽ chín đều

Sau đó rải đều quả chín, phơi nắng nhẹ để tách hạt hàng ngày. Hạt này đem hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày

Cho đến khi hạt khô đều hết rồi, bạn thu lại, chọn lọc lần nữa để loại bỏ hạt không đạt chuẩn, bảo quản hạt đã chọn ở nơi khô ráo.

Cách trồng cây bằng lăng rừng

Tiến hành trồng cây bằng lăng rừng sau khi đã chọn giống, chuẩn bị vật dụng đầy đủ theo quy trình sau:

Bước 1: Gieo hạt ngoài luống, theo tỷ lệ hạt và cát khô là 1:3, gieo từ từ, nhẹ nhàng để hạt được rải đều trên mặt luống

Bước 2: Phủ một lớp cát mịn lên trên, cát dày khoảng 3 – 4mm, tưới ít nước bằng vòi sen nhẹ nhàng cho đủ ẩm

Bước 3: Che phủ mặt luống bằng rơm, cỏ khô đã khử trùng bằng nước vôi, hằng ngày tưới nước đều đặn

Bước 4: Sau 3 – 4 tuần thì nhổ các cây non, cấy vào bầu (kỹ thuật bứng cây sẽ nói ở phần dưới)

Bước 5: Cấy vào bầu xong thì che nắng toàn bộ cây non từ 5 – 6 ngày

Bước 6:  Khoảng 15 ngày sau cây con đã bén rễ thì tháo bớt giàn che ra để có chút thông thoáng

Bước 7: Sau khoảng tháng hoặc tháng rưỡi thì tháo hoàn toàn giàn che

Khi cây đã mọc chắc chắn và không cần đến giàn che nữa thì bạn tiếp tục chăm sóc, tưới nước hàng ngày. Trong những năm đầu cây bằng lăng rừng rất cần tưới nước, và đặc biệt nữa là ánh sáng. Hãy đảm bảo cây được hứng ánh sáng đầy đủ, không bị che bóng hoặc cản trở cành vươn.

Cách bứng cây bằng lăng không bị chết

Trong cách trồng cây bằng lăng rừng, ở bước 4 như đã nói trên là chúng ta tiến hành đảo bầu cho cây. Bứng như thế nào để cây không bị ảnh hưởng bộ rễ, thân, cành non, là điều cần thiết phải quan tâm.

Trước hết cần chuẩn bị sẵn đất trồng để bứng cây ra là có chỗ trồng ngay vào

Dùng tay nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc làm hại đến rễ cây con, không nắm quá mạnh sẽ làm hỏng thân cây yếu ớt

Ngày mưa to, gió lớn hoặc quá nóng bức thì không nên tiến hành bứng cây ra khỏi bầu

Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bằng lăng rừng cho nhanh ra hoa đẹp

Thời vụ và mật độ trồng thích hợp

Thời vụ gieo ươm: Tùy điện kiện tại mỗi nơi trồng mà thời vụ không hoàn toàn giống nhau. Quan trọng là nên tránh những tháng có mùa mưa lớn hoặc nắng hạn quá gay gắt. Thường cây bằng lăng rừng được trồng hiệu quả nhất là rơi vào tháng 2 – 3 dương lịch.

Mật độ trồng: Mỗi cây bằng lăng nên được trồng cách nhau 3 – 4m, các hàng cách nhau 4 – 5mm. Ngoài ra mật độ thích hợp đối với cây bằng lăng rừng là khoảng 500 – 830 cây/ ha. Trong những năm đầu khi cây chưa che tán kín đất thì nên trồng thêm cây giữa các hàng để bảo vệ cho đất trồng không bị khô hạn, mất hết dinh dưỡng.

Phòng chống sâu, bệnh cho cây bằng lăng rừng

Cây bằng lăng rừng được ưa chuộng một phần nhờ vào việc nó không có nhiều sâu bệnh. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu  khi trồng tại vườn ươm phải làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh hại cho cây.

Nấm bệnh: tưới dung dịch booc-đô 1% hoặc COC 85 liều lượng 25gr cho 1 –  2 bình 8 lít, mỗi tuần 1 lần

Sâu ăn lá hoặc công trùng: Phun Bassa 50ND pha 1/400 hoặc 1/600, hay có thể phun Methyl parathion 0,1%

Bệnh thối cổ rễ: Phun đều lên mặt luống bằng dung dịch Booc-đô 1% hoặc thuốc Benlate liều lượng 1g/ 1lit

Bón phân, tưới nước cây bằng lăng rừng

Phân bón: Cần bón phân vào luống ngay từ đầu, trước khi đặt cây con vào ít nhất 15 ngày. Về lượng phân: dùng 5 – 10kg phân chuồng hoai cho 1 hố, 100gr phân NPK cho 1 hố. Phân được trộn đều với đất rồi lấp đất đầy hố. Ngoài ra cần  vun gốc và bón thêm phân hữu cơ hoai mục hoặc NPK định kỳ để cây xanh tốt, cho hoa đẹp.

Sau 3 năm đầu thì lượng phân bón phải tăng dần lên, bón thêm vào lúc làm cỏ và vun gốc xung quanh mùa mưa. Đều đặn 2 tuần 1 lần hãy tưới thêm ít phân NPK pha loãng 1%. Tưới phân xong thì tưới lại bằng nước sạch để lá cây không bị cháy.

Tưới nước: Nước được tưới khi vừa gieo hạt, sau khi bỏ cây con vào bầu, ra luống. Trong 3 – 4 năm đầu phải chú trọng việc tưới nước mặc dù không cần tưới quá nhiều vì cây bằng lăng rừng chịu hạn rất tốt. Sau mỗi trận mưa to cần phải xới phá váng.

Cắt tỉa, tạo hình cây bằng lăng rừng

Nếu trồng cây bằng lăng để làm đẹp, tạo hình bonsai hoặc dùng thân làm gốc ghép bonsai thì người ta hay quan tâm đến kỹ thuật cắt tỉa, uốn dáng cho cây. Nên thực hiện những thao tác này vào cuối tháng 7, lúc cây phát triển mạnh và ra chồi mới nhiều.

Bạn có thể dùng dây kẽm, chì, đồng hoặc dây có vải quấn quanh để uốn dáng cây. Ở các cửa hàng cây cảnh hoặc cửa hàng bán các dụng cụ cây cảnh sẽ có bán những loại dây uốn cành với giá không đáng bao nhiêu.

đúng ý nhằm tăng tính thẩm mỹ của cây và hiệu quả làm đẹp cảnh quan. Nếu uốn bonsai, bạn sẽ uốn thân trước rồi đến cành chính, cành quanh thân từ gốc lên. Không nên quấn chặt hay lỏng quá, đường quấn chéo phải tạo những góc 45 độ so với đường thẳng đứng. Sau 1 năm thì có thể tháo dây uốn.

Lưu ý về kỹ thuật trồng, chăm sóc bằng lăng rừng

Bằng lăng rừng là cây ưa sáng nên phải được trồng ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên, không nên để cây dưới tán cây khác hoặc trong bóng râm

Chọn đất tơi xốp để trồng cây bằng lăng rừng, đất giàu dinh dưỡng nhưng cũng phải thoát nước tốt, để cây không bị ngập úng vào mùa mưa

Nếu trồng trong cảnh quang đô thị thì cây non cao khoảng 1m phải được quây lưới bảo vệ để không bị mưa gió hay tác động khác làm gãy

Trong 3 – 4 năm đầu khi trồng, phải chăm sóc cây kỹ lưỡng, bón phân hữu cơ 1 – 2 lần/ năm, nhặt cỏ, tưới nước hằng ngày cho cây phát triển

Lợi ích khi trồng cây bằng lăng rừng

Không phải ngẫu nhiên, ngày càng nhiều người tìm đến cây bằng lăng rừng thay vì những loại cây cảnh khác trước đây. Đó là bởi những lợi ích nổi bật của loài cây này như:

Làm cây cảnh, tạo cảnh quang đẹp, che bóng mát hiệu quả, áp dụng rộng rãi được cho các trường học, vỉa hè, công viên, sân nhà,…

Cây trồng nhanh lớn, dễ chăm sóc, chịu hạn tốt trong những năm đã trưởng thành

Có thể thiết kế bonsai bằng lăng độc đáo và giá trị từ cây bằng lăng rừng

Dùng thân bằng lăng rừng để làm gốc ghép bonsai

Trồng cây lấy gỗ, cây bằng lăng rừng thuộc nhóm gỗ loại 3, giá trị hơn so với bằng lăng ở đồng bằng

Ngoài ra, được biết, ngoài tác dụng làm đẹp và lấy gỗ thì cây bằng lăng rừng còn có dược tính ở từng bộ phận cây. Chẳng hạn như lá và vỏ cây dùng làm thuốc chữa tiêu chảy. Hoa bằng lăng rừng thì có thể giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh về bàng quang hay thận. Quả bằng lăng được bào chế để đắp lên các vết thương, vết lở loét. Lá cây thì để làm trà uống giúp hạ đường huyết.

Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng được tự ý sử dụng các bộ phận cây bằng lăng cho việc chữa bệnh tại nhà. Tùy tiện bào chế và dùng mà không có sự tham khảo ý kiến bác sĩ thì không an toàn chút nào.

Một số điều thắc mắc về cây bằng lăng rừng

Giá cây bằng lăng rừng hiện nay

Có rất nhiều mức giá khác nhau cho cây bằng lăng rừng, nó phụ thuộc vào:

Cá thể khách hàng lựa chọn

Địa điểm bán cây bằng lăng rừng

Các chi phí khác

Hiện nay trên thị trường, có khi vài trăm ngàn là chúng ta có thể mua được cây bằng lăng khá đẹp. Cũng nhiều trường hợp cây lên đến vài triệu, hàng chục triệu tùy vào giá trị và ứng dụng của chúng. Nếu mua ở cơ sở uy tín thì cây còn được bảo hành hoặc kèm theo các gói chăm sóc, tư vấn miễn phí mọi lúc.

Cây bằng lăng rừng trồng ở miền Bắc tốt không?

Ở môi trường tự nhiên thì cây bằng lăng rừng mọc hoang dại tại những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như Huế, Quảng Trị, Quảng Bình hay khu vực Tây Nguyên. Ngoài ra cây cũng thích hợp sống ở một số địa điểm khác như Bình Phước, Đồng Nai, đó là vùng Đông Nam Bộ.

Đối với khí hậu và các điều kiện tự nhiên ở miền Bắc thì việc trồng cây bằng lăng có phần không phù hợp. Tuy nhiên nếu chú ý cách chăm sóc, bón phân và tưới nước định kỳ, phòng ngừa sâu bệnh,… kỹ lưỡng hơn một chút thì bạn vẫn có thể đưa giống cây về trồng.

Đảm bảo các tiêu chí chăm sóc đúng cách thì cây bằng lăng rừng sẽ phát triển theo hướng chúng ta mong đợi. Tuy nhiên nếu trồng ở địa phận không có điều kiện tự nhiên tối ưu cho cây thì thường người ta chỉ chăm sóc với mục đích làm đẹp như tạo dáng bonsai hay làm thân ghép bonsai chứ không trồng hàng loạt ngoài cảnh quan đô thị.

Trồng cây bằng lăng rừng trong chậu được không?

Nhiều người chọn cách trồng cây bằng lăng rừng trong chậu và thu được kết quả mỹ mãn là những chậu cây tuyệt đẹp được tạo dáng theo ý muốn của chủ nhân. Thay vì đảo bầu ra luống, hố, thì chúng ta sẽ đặt cây con vào chậu đã chuẩn bị sẵn đất, phân thích hợp. Sau đó tiến hành lấp đất, nén, giữ cây thăng bằng, cắm vài cây xung quanh để cố định.

Sau khi trồng cây vào chậu thì ta cũng tưới nước ngay để đảm bảo độ ẩm. Những chi tiết chăm sóc, tỉa cành hay tạo dáng cũng tương tự như trồng cây bên ngoài vậy. Mỗi năm 1 – 2 lần người trồng phải vun gốc, xới xáo quanh gốc. Sau 3 năm đầu thì không cần nữa.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Bằng Lăng

Cây bằng lăng ưa sáng, sinh trưởng và phát triển nhanh, thích hợp trồng làm cây bóng mát, cây cảnh quan ở sân trường, cơ quan, công viên, khu du lịch…

Cây bằng lăng có nhiều loại như: bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata Kurz), bằng lăng nước hay bằng lăng tím (Lagerstroemia Speciosa), bằng lăng sẻ, bằng lăng lá xoăn.

Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m, hoặc cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m.

Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm. Trong 3 năm đầu khi cây chưa kép tán cần trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cường chất hữu cơ và giảm công làm cỏ.

Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố.

Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miếng bầy ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Lưu ý, nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng.

Cây bằng lăng con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh được những sâu bệnh gây hại. Khi phát hiện nấm bệnh tưới dung dịch booc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25gr / cho 1-2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá và phun định kỳ 1 lần/ tuần. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Phòng bệnh thối cổ rễ cho cây bằng lăng con bằng dung dịch Boocđo 1% họăc thuốc Benlate (1g/1lít) phun đều trên mặt luống. Nếu bệnh xuất hiện pha nồng độ 6g/10 lít nước phun cho 100 m2, tuần hai lần, phun liên tục trong 2 – 3 tuần.

Để biết thêm thông tin chi tiết về đặc điểm, ý nghĩa, công dụng và địa điểm mua cây bằng lăng, mời các bạn bấm TẠI ĐÂY.

Sưu tầm và biên soạn.

Kỹ Thuật Trồng Cây Sống Đời Ra Hoa Đẹp

 Kỹ thuật trồng cây Sống Đời có thể nói là rất dễ do đặc tính khá khỏe mạnh và dễ sống. Cây Sống Đời là sự lựa chọn đơn giản điểm tô căn phòng trong mùa đông.

Cây sống đời có thời gian nở hoa từ tháng 10 năm nay đến tháng 5 năm sau. Đặc trưng của loại thực vật này là thân và lá đều rất dày. Phần hoa nở tập trung ở phía trên, có loại cao, loại thấp, rất đa dạng và phong phú. Hoa Sống Đời là loại hoa đẹp sắc, bền màu, dễ chơi và dễ chăm sóc.

Màu sắc đa dạng khiến cho việc lựa chọn càng trở nên dễ dàng hơn nữa. Nếu thích những màu nổi bật thì Sống Đời kép đỏ, Sống Đời kép cánh sen, Sống Đời đơn đỏ,… sẽ là những lựa chọn không tồi. Với những người yêu thích màu lãng mạn, nhẹ nhàng thì Sống Đời kép trắng, Sống Đời kép vàng, hồng hoặc Sống Đời đơn hồng là lựa chọn phù hợp. Bên cạnh khả năng làm cảnh, cây Sống Đời còn là một bài thuốc dân gian hữu ích.

Tuy nhiên, kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa Sống Đời cần được thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận. Tết Nguyên Đán năm nay, sắc xuân sẽ thêm phần rực rỡ khi mỗi gia đình đều trồng hoa Sống Đời với những màu sắc đẹp mắt.

Ánh sáng và nhiệt độ

Cây Sống Đời cần nhiều ánh sáng để có thể phát triển tốt, chính vì vậy, cần lựa chọn những nơi có ánh sáng chiếu với thời gian dài như cửa sổ, ban công… Sống Đời cần một không gian thoáng, chính vì vậy, có thể trồng cây Sống Đời trong phòng khách để trang trí. Nhiệt độ lý tưởng cho cây hoa  phát triển tốt là khoảng 12,7-29 º C.

Tưới nước

Cây sống đời là loại cây hoa ưa ẩm nhưng không chịu ướt. Do đó, cần phải tưới nước vừa đủ cho cây, không được tưới quá nhiều và khi trồng cây vào chậu cần lưu ý đến việc thoát nước của chậu cây. Trung bình 3-4 ngày tưới khoảng 50ml nước cho chậu cây sống đời có đường kính khoảng 15-20cm.

Khi tưới nước, cần chú ý là tưới chậm chậm và tưới xung quanh, dưới gốc cây. Không tưới trực tiếp trên hoa hoặc lá hoặc để nước đọng nhiều trên lá của cây hoa sống đời.Loại bỏ hết nước đọng lại trong khay hoặc đĩa trồng để tránh làm úng và thối cây.

Đổi chậu trồng

Nếu rễ mọc lên ra khắp chậu dẫn đến khả năng thoát nước kém, thì nên đổi chậu trồng mỗi năm một lần. Sau khi vừa đổi chậu trồng nên tưới đủ nước, rồi giảm lượng nước tưới lại.

Cắt chồi ngọn

Thời gian thích hợp để cắt tỉa chồi ngọn tạo dáng cho cây là tháng 7 – 8. Khi ban ngày ngắn đi thì đó là thời gian cây mọc chồi ngọn, nên cắt bỏ chồi ngọn để chồi nách mọc nhiều và lượng hoa sẽ tăng. Không nên tỉa ngọn vào lúc thời tiết rét hay có sương, dễ làm cây bị chột, hỏng, không ra hoa.

Bón phân

Bón cho hoa Sống Đời một loại phân bón dùng cho cây trong nhà, chú ý bón với liều lượng và quy cách theo chỉ dẫn trên nhãn. Chỉ bón phân sau khi đã tưới nước cho cây, tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc trước 6 giờ tối. Cung cấp phân bón cho cây mỗi tháng một lần cho đến tháng 11.

Phân bón chủ yếu là NPK, phân hữu cơ, chỉ cần bón 1 lượng ít, kinh nghiệm là nếu lá có màu xanh mướt thì không nên bón thêm phân.

Chú ý

Bón phân hai lần trong tháng khi cây đang nở hoa. Vì khí ẩm quá nhiều sẽ khiến rễ cây bị úng, do đó nên cắt bỏ phần rễ này và thay đất trồng.

Chăm sóc bụi cây sống đời sau khi hết hoa

Sau thời gian từ 20 đến hơn 30 ngày, hoa sống đời trong chậu sẽ tàn hết. Đừng vội bỏ chậu hoa đi, hãy trồng chúng. Cách đơn giản là mang chậu cây hoa sống đời đặt ra ban công, sân thượng và tưới nước hàng ngày. Nếu cây sống, lá đẹp chắc chắn sẽ ra hoa tiếp.  Cách khác là đưa cây sống đời ra chậu lớn hơn, tránh làm bể bầu của cây, thêm phân đất trồng và đưa cây ra nơi có ánh sáng như trồng ở sân vườn, ban công,… Thường xuyên tưới nước như những loại cây khác. 

Lan Đùi Gà: Cách Trồng Và Chăm Sóc Để Ra Hoa Nhanh Và Đẹp

Nội dung [show]

Lan đùi gà thuộc chi Hoàng Thảo, có danh pháp khoa học là Dendrobium nobile. Ngoài ra, cây còn được gọi bằng nhiều tên khác như hoàng thảo đùi gà, kim hoa thạch hộc, hoàng phi hạc,…

Khu vực phân bố chủ yếu của lan hoàng thảo đùi gà là ở các vùng thuộc châu Á, đặt biệt là các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Mianma, Trung Quốc. Ở Việt Nam, loài hoa này thường xuất hiện ở nhiều tỉnh như Thanh Hóa, Thái Nguyên, Yên Bái, Lâm Đồng, Sơn La,…

Phong lan đùi gà sống tự nhiên trong rừng, chúng thường bám vào những thân cây gỗ cổ thụ và tương đối ít lá. Mùa hoa đùi gà kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 4 theo lịch. Độ tươi và bền màu chỉ giữ được trong khoảng 20 – 30 ngày. Để hoa ra đúng vào dịp Tết và giữ được độ tươi lâu thì bạn cần cắt nước sớm và kích hoa đúng lúc.

Hoa lan đùi gà thường mọc thành từng chùm, nở dọc thân tại các mắt. Màu sắc của lan khác nhau phụ thuộc vào điều kiện môi trường nơi cây hoa xuất xứ. Nhưng màu sắc phổ biến vẫn là trắng kèm với đốm tím, đốm hồng ở đầu cánh hoa.Các loại hoàng thảo đùi gà

Hoa đùi gà rừng được phân chia thành 2 loại là hoa lan đùi gà dẹt và tròn. Với những ai không sành về lan thì sẽ khó phân biệt được chúng. Bạn cần phải quan sát kỹ đặc điểm để nhận diện được 2 loại này.Lan đùi gà tròn

Thân cây tròn đều hoặc hình elip hơi méo, trên thân có các rãnh dọc mập mạp. Chiều dài trung bình của thân khoảng từ 35 – 60cm, thậm chí có thể dài tới 80cm nếu được nuôi trồng trong điều kiện tốt. Thân thường có màu xanh vàng, bẹ lá màu xám nhạt. Hoa của loài lan này dày và rất thơm.

Lan đùi gà dẹt

Loài lan này có thân dẹt, có nhiều rãnh dọc khúc khuỷu. Kích thước chiều dài thân cây ngắn hơn so với lan đùi gà tròn chỉ từ 25 – 40cm. Lá của loại lan này dài khoảng 7 – 10cm, đầu lá chia thành 2 thùy, ở trên có các thân tơ. Hoa có kích thước nhỏ và không có hương thơm như đùi gà tròn.

Cách trồng lan đùi gà

Thời điểm thích hợp nhất để ghép cây lan đùi gà thường vào cuối đông đầu xuân – khi lá của lan đã rụng hết, lan đang trong mùa nghỉ, và độ ẩm cao.Cách chọn cây và xử lý khi mua về

Những cây được chọn phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, không bị sâu bệnh hại như thối, đốm hay nấm. Chúng ta nên chọn cây già và vẫn còn cuống hoa và cây xuống nhiều lá.

Lan đùi gà khi chúng ta mua về thường cây sẽ không còn được tươi và có nhiều rễ đã khô, lá vàng, nên cần tiến hành cắt bỏ toàn bộ những lá héo khô và bộ rễ cũ. Sau đó bôi keo liền sẹo để vết cắt khô và để chỗ có nhiều ánh sáng. Ta treo ngược cây lên tầm 1 ngày để nơi thoáng gió, tránh mưa hay nắng trực tiếp tác động vào.

Tiếp theo, bạn tiến hành kích rễ cho cây hoàng thảo đùi gà. Ngâm lan vào chậu nước sạch có pha thuốc chống thối nhũn physan 20SL trong vòng 15 – 20p rồi vớt ra cho khô. Sau đó ngâm toàn bộ cây khoảng 2 – 3 tiếng vào một chậu nước khác pha dung dịch kích rễ vitamin B1 rồi vớt ra treo ngược lại cho ráo nước là có thể mang ra ghép vào gỗ.

Trồng cây vào chậu hay vào ghép gỗ cũng phải chú ý đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt, giữ cho gốc thật chắc để tránh khi va chạm vào gỗ rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Thường thì trồng vào khúc gỗ hoặc cây sống thì không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng loại hoa này có thể phát triển hơn khi trồng vào khúc gỗ hoặc cây để thoáng gió, nắng.Kỹ thuật trồng hoa lan đùi gà vào chậuChuẩn bị chậu

Lan đùi gà là loại cây ưa khô thoáng nên chậu trồng cần có nhiều lỗ thoát nước ở dưới đáy. Chất liệu chậu phù hợp nhất là chậu được làm bằng đất nung, hoặc có thể dùng chậu gỗ. Ngoài ra nếu không có điều kiện thì có thể sử dụng chậu nhựa. Dù chất liệu nào thì cũng phải đảm bảo chậu phải chắc chắn, miệng chậu rộng, lòng chậu nông và ở đáy hoặc hai bên hông chậu có nhiều lỗ thoát nước.Chuẩn bị giá thể

Giá thể thích hợp nhất để trồng hoa đùi gà trong chậu là than củi, những mảnh gỗ nhãn, vỏ thông được cắt ngắn khoảng 3 – 4cm, hoặc có thể dùng dớn vụn của cây dương xỉ.

Theo tham khảo từ nhiều người có kinh nghiệm, bạn nên chuẩn bị giá thể gồm 3 lớp để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đầu tiên, lớp than củi đã đập thành miếng nhỏ lót ở dưới đáy chậu. Làm như vậy sẽ giúp giá thể không bị trôi và lọc cặn bẩn trong nguồn nước nuôi dưỡng lan đùi gà. Sau đó rải một lớp gỗ nhãn để lưu giữ đủ lượng nước khi tưới. Lớp trên cùng thì trải đều vỏ thông và dớn đã trộn với nhau.

Khi sắp xếp giá thể thì nên chú ý xếp cách miệng chậu khoảng 2 – 3cm thay vì xếp bằng so với miệng chậu.Ghép lan đùi gà

Sau khi sắp xếp xong giá thể thì chúng ta có thể bắt đầu ghép lan vào giá thể. Đầu tiên, bạn khoan 4 lỗ nhỏ ở 4 góc phía trên miệng chậu để luồn dây thép. Cắt 1 miếng dớn to vừa miệng chậu, hình vuông rồi cẩn thận ghép đứng lan vào chúng. Sau đó, đặt cây lan vào miệng chaayuj và dùng dây thép luồn vào 4 lỗ đã khoan để cố định chặt miếng dớn lại. Cách này sẽ giúp gốc lan chắc chắn và đẹp hơn so với ghép trực tiếp.

Để cố định cây thì bạn hãy sử dụng dây thép mỏng hoặc lõi dây điện để cuốn chặt gốc lan. Nếu khi ấy miệng chậu và miếng dớn vẫn còn khe hở thì đổ thêm vỏ thông hay dớn vụn vào, rồi cố định lại miếng dớn lần nữa cho chắc.

Nếu quan sát thấy phần thân trên mọc tản xòe ra không theo trật tự thì dùng dây buộc gọn lại quanh móc treo là được.

Nếu không có dớn thì có thể thay bằng loại gỗ mỏng khác, chỉ cần đảm bảo có khoan lỗ cho rễ lan mọc chui xuống và bám vào giá thể.Kỹ thuật trồng hoa lan đùi gà vào gỗCác loại gỗ phù hợp

Lan đùi gà khá dễ tính nên có thể ghép lên nhiều loại gỗ khác nhau như gỗ vải, gỗ nhãn, gỗ vú sữa,… Không nên sử dụng những loại gỗ cứng, không giữu được độ ẩm như gỗ lim.

Loài hoa này ưa khô nên không cần thêm rêu hay xơ dừa. Nhưng nếu không thể thường xuyên tưới nước thì có thể dùng một lớp rêu siêu mỏng. Không trồng theo quy mô lớn mà chỉ trồng nhỏ lẻ, chơi lan thông thường, treo cây ngoài trời mà không kiểm soát được lượng nước thì tuyệt đối không sử dụng thêm rêu.

Ghép lan đùi gà vào gỗ

Khi ghép, bạn chú ý ghép sao cho cây đùi gà hướng lên trên, tránh tuyệt đối trồng thân thòng xuống giống như lan phi điệp. Nếu trồng như vậy thì sẽ mất thẩm mỹ và cũng gây khó khăn lớn cho cây phát triển.

Sử dụng dây lõi đồng bọc nhựa loại nhỏ hoặc dây thít nhựa (loại dùng để thắt dây điện) để cố định lan đùi gà vào gỗ. Luồn dây qua các gốc đùi gà sao cho tránh mắt ngủ và sút nó lại. Nếu gộc nhiều thân thì nên thít từ 2 – 4 dây cho thật chắc. Phần thân hướng lên trên thì nên dùng dây nhỏ để buộc khum lại, tránh gió thổi làm gãy.

Nếu khúc gỗ không phải dạng trụ tròn thì có thể thay dây thít bằng dây cao su và súng bắn ghim cố định gốc, hoặc bạn có thể khoan thủng gỗ để dễ buộc dây thít hơn. Một lưu ý nữa là bạn nên tránh để gốc cây tiếp xúc với kim loại.Cách chăm sóc lan đùi gàĐiều kiện môi trường

Phong lan đùi gà là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió. Điều kiện để cây phát triển tốt là ánh sáng từ 20 – 50% và độ ẩm trong không khí khoảng 70% – 80%. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh nắng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách đặt những khay nước phía dưới giàn che để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn ít gió hoặc hoàn toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió để cây phát triển thuận lợi.

Tưới nước

Khi chăm sóc lan đùi gà, lượng nước tưới rất quan trọng giúp cây giữ ẩm và giúp lá luôn sạch để cây quang hợp tốt, bộ rễ phát triển mạnh.

Đối với cây lan ghép trực tiếp vào giá thể gỗ hoặc thân cây sống thì ít nhất phải tưới 1 – 2 lần/ngày. Bởi vì cách trồng này thoát nước rất nhanh, khó giữ được độ ẩm.

Đối với cây trong chậu thì sẽ giữ độ ẩm tốt hơn nên có thể giảm bớt lượng nước cần tưới đi một chút so với trồng ghép vào giá thể gỗ.Bón phân

Vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể bón cho cây bằng cách dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn.

Vào dịp đầu năm chúng ta nên bón phân đều đặn để tích lũy đủ lực để cây phát triển tốt và năm tới cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.

Phòng trừ sâu bệnh

Để phòng trừ bệnh cho cây hoa lan đùi gà thì mỗi tháng nên phun thuốc một lần, và thời điểm thích hợp nhất là vào buổi chiều mát và không có mưa. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10 – 15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.Hướng dẫn điều khiển hoa đùi gà nở

Muốn hoa lan đùi gà nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển.

Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa,nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Trồng Cây Bằng Lăng Rừng, Núi Sống Và Nhanh Ra Hoa Đẹp 2022 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!