Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Thuần Mi Mộc (Bổi) Nhanh &Amp; Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
CÁCH THUẦN MI MỘC (BỔI) NHANH & HIỆU QUẢ NHẤT
Chia sẻ lên MXH:
CÁCH THUẦN MI MỘC (BỔI) NHANH & HIỆU QUẢ NHẤT
Quý Ae nghệ nhân muốn có 1 em Mi bổi để “Ươm mầm đam mê” thì đòi hỏi Chim phải có tố chất, sớm ổn định về mặt tinh thần và khỏe về thể chất.
Bài viết này Tuấn Mi xin chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và bằng thực nghiệm đã thuần hóa thành công khá nhiều Họa Mi đem lại kết quả khả quan và điều đáng nói để chia sẻ ở đây là làm sao thuần nhanh nhất và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Họa Mi là dòng cực nhát, mi mộc rãy chim khủng khiếp, khó thuần khi quý Ae nghệ nhân chưa tìm ra phương pháp, càng nóng vội, càng sốt ruột thì dường như càng thất bại và đi vào ngõ cụt. Có nhiều Bác phải phóng sinh, thậm chí là từ bỏ Họa Mi vì sự thiếu kiên trì.
Tuy nhiên để THUẦN HÓA HỌA MI đạt hiệu quả ở đây nghĩa là Tuấn Mi hướng tới các 3 mục tiêu sau:
Làm sao để thuần nhanh nhất ( rút ngắn thời gian thuần hóa nhất)
Quá trình thuần hóa hạn chế tối đa phát sinh tật lỗi (ngoái ngửa lộn lèo, mất móng, hỏng mắt do va đập đục thủy tinh thể, khàn khê…)
Chim khỏe mạnh, ổn định tinh thần, tự tin chơi và bộc lộ tố chất.
Tuấn Mi sẽ giúp quý Ae nghệ nhân làm điều đó.
1. Về tố chất con chim (Bài này không đề cập sâu).
Quý Ae nghệ nhân tự lựa chọn hoặc tìm tới các địa chỉ mua Họa Mi bổi tin cậy để lựa chọn chú Họa Mi có tố chất: Già rừng, ganh chim, dữ chim, bóng bộ đẹp, không lỗi hình…
2. Về tinh thần của chim (Đây là nội dung chính)
Quá trình thuần chim quý Ae cần chuẩn bị 1 chiếc lồng hộc ép mộc đơn (như hình).
Lồng hộc ép mộc đơn được che kín 5 mặt. Dứt khoát khi chim bổi tinh hay bổi dở mà ae mới bắt về phải cho vào đó. Khi cho chim vào lồng hộc ép môc đơn này quý Ae cần đặt chim nơi thoáng mát, cách vị trí người qua lại tầm 1,5 -2m và để chim ở tư thế chủ động quan sát người qua lại, không để chim quan sát thụ động gây giật mình. Khi chim ở lồng hộc ép mộc đơn này thì hiệu quả đó là chim cảm thấy rất an tâm vì bên hông và phía sau được che kín bảo vệ chim chỉ đề phòng mặt trước. Và ở lồng này thường chim ít nhảy lung tung gây lỗi, phòng đâm lồng nát mặt, phòng được các lỗi thứ cấp.
Lồng ép mộc đơn này tiện lợi cho việc sách lồng di rời vị trí, xoay chuyển hướng quan sát của chim tiện lợi, sách lồng cho chim đi tắm gọn nhẹ… các việc tiếp cận với người như vậy giúp chim quen dần với con người. Để hiệu quả cao quý ae nên kiếm 1 em mái thuần và ve dụ trống tốt, ae đặt trước mặt hộc cho trống quan sát lưu ý đừng đặt che cả mặt trước hộc. Mục đích kẹp mái là chỗ dựa tinh thần – tâm lý cho trống và cũng là để chủ chim nhận biết xem chim đã ổn định tinh thần hay chưa bằng việc quan sát biểu hiện của trống: Có búng cánh dụ mái không, có đứng tự tin không, thần thái còn sợ sệt không.
Khi chim có biểu hiện ổn định như trên tức là tư tưởng của chim đã xác định phải sống chung với con người, và lồng là nhà của mình… khi đó quý ae sang bước 2 là xua chim sang lồng nuôi có áo lồng. Quý ae nên chọn lồng bé, thường lồng phom mái để hạn chế khoảng không cho chim bớt nhảy, phải có áo lồng để giúp chim yên tâm cũng như hạn chế khoảng quan sát của chim giúp chim bớt sợ.
Khi chim đã ở lồng nuôi quý ae lưu ý nên đặt đất nơi thoáng mát và tránh làm chim giật mình do tác động các hoạt động xung quanh thường chọn các góc nhà, góc hè. Từ hộc sang lồng nuôi chim sẻ sợ mất 2-3 ngày vậy nên quý ae kẹp mái bên cạnh và mở áo lồng dạng chữ A bé sao cho chim trống vừa nhìn thấy mái vừa quan sát được hoạt động xung quanh. Trong 2 -3 ngày này quý ae không nên tiếp cận với chim mà để chim ổn định, quen lồng, quen hoạt động xung quanh. Sau 3 ngày đó quý ae mới nhẹ nhàng sách chim đi tắm, di chuyển các vị trí để chim gần gũi với con người.
Ae làm tốt công việc đó hàng ngày thì chim sẽ càng nhanh đứng lồng, tùy theo mức độ sợ sệt của chim mà ae mở áo lồng rộng hơn hay hẹp hơn. Ae lưu ý tập cho chim trống vững tin bằng cách kẹp mi mái bên cạnh và mở rộng áo lồng dần dần, rồi tách mi mái bằng cách cho mi trống nhìn thấy mi mái từ gần đến xa dần, cho tới khi ta dấu mái đi tạo khoảng nhớ nhung. Khi tạo khoảng nhớ nhung cho trống cũng là lúc quý ae nên treo mi trống lên và nới áo lồng rộng dần theo ngày tháng để chim tự tự tin ra giọng trường hợp nếu cần thiết ae có thể treo mi mái bên cạnh 1 vài hôm cho trống can đảm rùi hãy tách mái dấu đi. Lưu ý chọn vị trí treo sao cho phù hợp để chim yên tâm không giật mình, không nhảy loạn xạ.
3. Về thể chất.
Đối với giai đoạn thuần mộc ban đầu quý Ae không nên cho chim ăn quá ngon như cám số, cám có hàm lượng đạm cao mà quý ae nên cho chim ăn cám dinh dưỡng, cám có năng lượng trung bình. Mục đích để chim quen đường ruột vì từ thức ăn tự nhiên sang thức ăn nhân tạo phải có thời gian thích ứng. Thứ 2 chim ăn ngon quá thì khỏe chim lại rãy nhiều ảnh hưởng tới quá trình thuần. Quý ae nên chọn thời điểm cho chim ăn mồi tươi như dế hay cào cào vào những lúc mà ta tiếp cận với chim. Để chim hình thành phản xạ là hễ con người tới gần là nó được ăn ngon chứ con người không hại nó. Ae chỉ tăng nhu cầu năng lượng của chim lên tức sử dụng cám ngon vào giai đoạn ta treo chim lên chim đã ổn định tinh thần, tự hót, lửa nhen nhóm là phù hợp.
Tóm lại, sự thành công trong giai đoạn thuần hóa này đòi hỏi cái tính nghệ nhân của Ae đó là sự phán đoán, quan sát, hiểu tính cách chim để điều chim. Tiên lượng được khi nào chim chim ra lồng nuôi, tiên lượng được vị trí nào chim cảm thấy an tâm, tiên lượng được tinh thần của chim để tiếp cận nhiều hay ít, thời điểm nào cần tăng nhu cầu năng lượng… các yếu tố đó ae càng làm tốt thì tốc độ thuần thuần hóa càng nhanh.
Chúc quý Ae nghệ nhân sớm thuần được nhiều chú chim hay để tận hưởng niềm đam mê. Trân trọng cảm ơn ae đã đọc bài.
Hướng Dẫn Thuần Chim Họa Mi Bổi Dạn Người Nhanh
mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người, cái gì cũng bỡ ngỡ và hoảng loạn, đang tự do bên ngoài lại bị nhốt vào trong lồng chật hẹp nên cảm thấy tù túng và chưa thể quen là điều không thể tránh khỏi. Vậy cần phải làm gì để chim cảm thấy thoải mái nhát và quen hơi chủ. Cùng tìm hiểu những kiến thức về cách nuôi chim Họa mi bổi sau đây.
Chọn chim bổi vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 Dương lịch. Ở tháng 12, chim rừng thay lông gần như xong, có con vẫn đang thay lông nhưng hầu như đều bắt đầu có lửa, những con đã căng lửa thì rất dễ thuần hóa và vực lửa.
Nuôi chim bổi thì cần phải có một con mái (mái hay và thuần thì càng tốt) thì mới có thể vực được bổi thành công được còn nếu không có mái sẽ rất lâu và không may có thể làm hỏng con chim đi. Nếu như ai đã chơi chim cảnh chuyên nghiệp thì có hai con mái càng tốt. Sau khi vực lên được rồi thì sẽ tách mái dần ra.
Phải có thời gian rảnh để có thể thường xuyên gần gũi với chim.
Nuôi chim bổi bắt buộc phải có không gian riêng, không có bất kì 1 con Họa mi nào khác ở gần vì đặc tính của Họa mi máu đấu đá, đè nhau để chiếm lãnh thổ hoặc chiếm mái.
Nên thuần Họa mi ở lồng hộc kích thước 20 hoặc là 25x25x25, 5 mặt kín trên, dưới, 2 bên mé và đằng sau còn đằng trước để hở để con chim có thể thấy được mọi hoạt động diễn ra hằng ngày của chủ, lồng được thiết kế riêng có 2 cửa trước và sau để khi sang chim mộc sẽ không làm hoảng chim. Chim mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người nếu nhốt luôn vào lồng thì có thể nhảy rất nhiều và sẽ làm cho chim sứt mẻ, yếu lực hoặc bị lỗi mất móng, xước mắt hoặc gãy lông…
Quá trình chuyển từ lồng hộc sang lồng chim sẽ mất khoảng từ 2-3 ngày nên tốt nhất luôn đảm bảo có con mái kè cạnh chim để chim bớt sợ hãi, hoảng loạn và quen dần với mọi thứ xung quanh.
Chỉ cần cho ăn cám của gà (vịt) con hoặc cám Ba Vì, không nên cho ăn cám nóng sẽ làm lông chim xơ xác và màu lông sẽ không đẹp. Từ từ để chim tập làm quen với việc ăn cám thay vì thức ăn tự nhiên ở bên ngoài. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm mồi tười như dế, cào cào…loại thức ăn khoái khẩu của chim để tiếp cận chim nhanh hơn.
Muốn nhanh thuần thì buổi sáng chỉ cần đổ 1 ít cám vào cóng thức ăn tầm 9-10h là cám hết sạch cho chim nhịn đói tầm 2-3 tiếng. Đói, mệt thì chim sẽ bớt nhảy nhót lại lúc đó cầm dế hoặc cào cào non nhử cho chim ăn. Có thể hôm đầu chim chưa dám ra mổ ăn nhưng nếu kiên trì khoảng 3-4 hôm sau chim sẽ quen dần. Sau đó tiếp tục cung cấp cám cho chim.
Lưu ý: đừng cho ăn mồi tươi vào giờ buổi chiều muộn quá. Muộn nhất là tầm 2h chiều đổ lại. Vì chim cho ăn mồi tươi muôn thì đi ra phân lỏng, hơn nữa lại ảnh hưởng đến đường ruột của chim.
Chim mộc cũng không nên quá giữ gìn có thể cho tắm khi về. Nếu chim vận chuyển đường dài thì chỉ đổ 1 chút nước vào khay tắm vừa đủ để ngập phần chân chim sau đó dùng bình xịt để phun nước tưới cây phun xịt vào phần chân và đuôi của chim do chim đi xa, vận chuyển bằng hộc nhỏ, việc ăn ỉa ngay tại chỗ nên phần lông bụng. lông chân và lông đuôi có thể dính phân nên cho vào lồng luôn sẽ mất vệ sinh.
Khi chim đang tắm trong lồng tắm, đặt lồng chim mái bên cạnh vừa để ốp mái vừa để chim đỡ hoảng.
Họa mi chịu lạnh rất tốt nhưng không thể chịu được nóng nên chim rất thích tắm. Càng được tắm nhiều chim càng nhanh dạn.
Khi chim tắm thì nên lưu ý khoảng cách để theo dõi chim, tuyệt đối không được đứng gần chim sẽ hoảng loạn và không thấy thoải mái khi tắm.
Cách Kích Lửa Cho Chim Họa Mi Căng Lửa Nhanh Và Bền Nhất Bạn Nên Biết
Ai cũng biết chim họa mi là một loài chim rừng có giọng hót vô cùng lảnh lót. Nếu bạn muốn sở hữu một chú chim và muốn chúng luôn giữ được phong độ như ngoài tự nhiên? Thì điều đó khá là khó khăn nếu người nuôi không có kinh nghiệm và sự kiên nhẫn cao. Vì thế bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về cách kích lửa cho chim họa mi giúp chúng luôn căng lửa, sung mãn và hót nhiều.
Điều đầu tiên luôn được chú tâm luôn là “ngôi nhà” của chim họa mi. Một chú chim muốn căng lửa thì phải có một không gian sống thật chất lượng và thoải mái. Chiếc lồng thích hợp để bay nhảy, ăn uống và cả nghỉ ngơi sẽ giúp chim sung mãn, hót nhiều hơn.
Lồng có kích thước đường kính đáy là 30 đến 40cm. Các nan lồng xung quanh khoảng 60 chiếc, có thể được làm từ nan tre hoặc là mây. Bên trong lồng phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như: cóng đựng nước, cóng thức ăn, các cầu lồng bắt ngang cho chim đậu. Dưới đáy lồng cần có khay đựng phân.
Mỗi ngày đều phải vệ sinh lồng, các cóng nước và thức ăn sạch sẽ. Cũng đừng quên rửa sạch khay đựng phân, dọn rác có trong lồng và khay. Lồng chim nhất định phải có áo trùm để che chắn. Nên treo lồng trên cao, yên tĩnh, kín gió, tránh sự tác động làm hại từ những động vật khác như chó mèo.
Thường xuyên thay đổi nơi treo lồng để chim tiếp xúc mới đa dạng môi trường. Cũng như sẽ tiếp xúc với nhiều nhiều người. Từ đó khiến chim dạn nhanh hơn đồng thời mau lên lửa, căng lửa, hót nhiều hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho Họa Mi
Điều quyết định tốc độ căng lửa, hót nhiều hay không là dinh dưỡng dành cho chim. Vì thế, bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và ổn định nhất cho chim họa mi.
Nên tập luyện cho chim họa mi ăn những món ăn có công thức nhất định. Thức ăn thường được nhiều người làm cho chim ăn nhất là hỗn hợp gạo tấm và trứng. Và tuyệt đối không được thay đổi thức ăn đột ngột. Điều đó làm chim sẽ lơ thức ăn, chúng “tự nguyện” nhịn đói, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của họa mi rất nhiều.
Trong quá trình cho ăn phải bổ sung đầy đủ các chất khoáng và khoáng vi lượng. Có thể mua ngoài các tiệm thuốc cho chim. Chất khoáng giúp chim chống lại các loại bệnh tật, cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng cho các hoạt động sống. Dễ dàng căng lửa lên cho chim.
Người nuôi sẽ biết được các giai đoạn cho ăn thích hợp của chim. Người chuyên nghiệp khi chăm sóc luôn hiểu rằng chim đang cần gì, thiếu chất gì trong từng giai đoạn sống khác nhau. Đặc biệt nếu muốn chim căng lửa dễ dàng phải bổ sung cho chim nhiều vitamin, đạm động vật và nên bổ sung kịp thời với chế độ hợp lý.
Món ăn ưa thích của họa mi chính là mồi tự nhiên, cào cào là loài được xếp hạng nhất trong thực đơn. Cho chim ăn càng nhiều càng tốt, bổ sung cho chim hằng ngày. Ngoài ra còn có sâu bọ, châu chấu, trứng kiến, thịt bò, cá con, tôm tép,… Rất tốt cho việc bổ sung năng lượng, mau lên lửa.
Chú ý khi chọn thức ăn cho họa mi: không cho chim ăn những thực phẩm bị hư hỏng, ẩm mốc; thức ăn không được mặn; nước uống phải thật sạch sẽ; bổ sung đầy đủ côn trùng tươi sống.
Tắm giúp chim Họa Mi căng lửa
Chim họa mi là một loài ưa sạch sẽ. Thích tắm nước nên việc đó trở thanh thói quen của chúng từ khi còn trong tự nhiên. Vì thế, bạn phải luôn luôn tắm táp cho họa mi thường xuyên vào mỗi buổi sáng. Điều này giúp loại bỏ bụi bẩn, ký sinh trùng sống trên lông và da. Đồng thời làm sạch lông, sáng mướt hơn.
Có thể tắm cho chim vào thời gian có nhiệt độ cao nhất trong ngày (13h đến 15h) nếu trời có nắng. Còn nhiệt độ thời tiết lạnh khoảng 10 độ C, người nuối vẫn có thể tắm bình thường cho chim được. Vì chim là loài sống ở vùng khí hậu mát lạnh nên chịu lạnh rất tốt.
Tuy nhiên, cần tắm cho chim ở những nơi khuất gió, tránh chim bị trúng gió dễ dàng. Trời lạnh hãy pha một ít nước ấm để tắm.
Về việc tắm nắng cho chim, thời tiết bình thường hãy thường xuyên đem chim phơi nắng sớm. Chỉ nên tắm 20 phút vì chim ít chịu được nhiệt độ cao. Việc hấp thụ vitamin D rất tốt cho việc giúp chim dễ dàng căng lửa, hót nhiều hơn. Đối với mùa đông, nên tranh thủ tắm nắng cho chim khoảng nửa tiếng hoặc 45 phút là được.
Cách kích lửa chim Họa Mi
Để giúp chim căng lửa và việc chăm sóc cũng như tập luyện trở nên dễ dàng hơn thì cần cho chim mái luôn “sát cánh” bên cạnh chim trống. Những người nuôi chim lâu năm, luôn luôn sử dụng chim mái để tạo động lực giúp chim trống mau lên lửa và căng lửa theo từng thời gian nhất định.
Khi chim đã dạn dĩ, già lồng hơn rồi thì bạn cần tăng cường luyện tập cho chim hót. Thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay bạn có thể dễ dàng kiếm được những video có tiếng hót của chim họa mi trên internet. Cần lựa chọn những video có giọng hót hay, thánh thót, ngân vang cho chim nghe hằng ngày.
Hoặc có thể có chim tiếp xúc với những chú chim họa mi khác để chúng nghe trực tiếp hơn. Nên tủ lồng kín khi cho chúng đối mặt nhau, tránh trường hợp háu đá nhau. Đây là những cách giúp chim họa mi tập hót nhanh, mau căng lửa hiệu quả nhất được nhiều nhà nuôi chim sử dụng.
Một số điều cần lưu ý khi kích lửa cho họa mi
Mùa thay lông của chim thường bắt đầu vào đầu mùa thu. Vào thời kỳ thay lông chim thương bị đuối sức, xuống lửa. Dấu hiệu là chim thường rụng lông, không hót nữa, cũng ít bay nhảy hơn. Vì thế cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho chim trong thời kỳ này, giúp chúng thay lông tốt hơn.
Quá trình thay lông mất khoảng 2 đến 3 tháng. Cung cấp đầy đủ chất khoáng để tăng cường cho sức khỏe họa mi. Đây là thời kỳ tất yếu, xảy ra thường xuyên của chúng nên bạn không cần quá lo lắng. Chỉ cần chăm sóc tận tình, kỹ lưỡng và kiên nhẫn thì qua đợt chim sẽ căng lửa trở lại và sung hơn rất nhiều.
Camnangnuoitrong.com
Cách Nuôi Chim Họa Mi Lên &Amp; Căng Lửa. Họa Mi Ăn Gì Để Hót Nhiều?
Họa Mi là một loài chim hoang dã, với bản tính nhút nhát nên nếu không biết cách thuần thì rất khó để chúng cất lên những âm thanh tuyệt vời. Vậy làm cách nào để nuôi chim họa mi lên lửa và luôn căng lửa. Và nên cho họa mi ăn gì để hót nhiều?
Họa Mi tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc nơi có nhiều khu rừng núi rậm rạp, nhiệt độ trung bình thấp, luôn mát mẻ. Họa Mi có mặt ở Việt Nam cũng từ rất lâu và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc.
Ít có loài chim nào được đi vào thơ ca nhiều như chim Họa Mi, điều này cho thấy chúng có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người Việt mặc dù ngoại hình của chúng không có gì quá đặc biệt.
Nuôi Họa Mi không khó, cái khó là làm thế nào để thuần dưỡng chúng “làm bạn” với chủ nuôi, cất giọng lảnh lót như khi chúng còn ở bên ngoài tự nhiên. Muốn được như vậy, các bạn chú ý những điểm sau:
Chọn chim Họa Mi
Khi chọn mua một chú chim Họa Mi bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
Đầu: theo từ chuyên môn của giới chơi chim là “đầu rắn”, có nghĩa là khi chọn chim bạn hãy nhìn vào phần đầu, nếu thấy phần mỏ phía trên so với đỉnh đầu nhìn ngang như 1 đường thẳng là đúng chuẩn.
Mắt: nên chọn con có đồng tử (phần đen trong con ngươi) nhỏ, nhưng những tia xung quanh phải càng to càng tốt.
Bộ lông: luôn mềm, mượt, không xơ, không xù
Chân: rắn, khỏe, viền của vảy màu tối, ngòn chân không quá dài, bộ vuốt tương tự như vuốt mèo
Chọn lồng nuôi
Lồng là “nhà” của chim do đó phải lựa chọn sao cho có thể mang lại cho chúng một cuộc sống thoải mái nhất.
Vật liệu có thể là mây, tre, không cần thiết phải là lồng sắt
Số lượng nan lồng chỉ là cỡ 60 chiếc
Đường kính phù hợp nhất là 30 – 40 phân
Treo đầy đủ dụng cụ ăn, uống và thanh ngang bên trong lồng
Phải vệ sinh lồng hàng ngày sau khi tắm cho chim (thường vào buổi sáng), không cho chim tắm nắng nhiều và nên đặt lồng ở vị trí tránh gió.
Cách chăm sóc
Để thuần dưỡng được một chú Họa Mi dạn dĩ hót nhiều, căng lửa bạn cần phải kiên nhẫn.
Trước tiên, bạn cần phủ kín lồng, treo ở nơi yên tĩnh trong khoảng 1 tuần. Trong quá trình này bạn cần cung cấp đủ thức ăn nước uống cho chim và ít chạm vào lồng chim.
Sau khi chim đã dần quen với môi trường mới thì bạn có thể mở dần vải che để chim có thể tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Và cũng tăng sự “gần gũi” của bạn với chú chim của mình bằng cách cho chúng ăn uống, tắm rửa, vệ sinh để chúng hiểu rằng mình không làm hại nó.
Thời gian khi hé mở vải che lồng chim vẫn sẽ còn sợ, hay bay nhảy khắp lồng vì thế mọi cử chỉ, hành động của bạn phải thật nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh dùng lực mạnh mỗi khi cầm, giữ chim.
Cách tốt nhất để chim nhanh dạn, hót nhiều là đặt một chú Họa Mi mái ở gần (nhưng không cho con trống thấy mặt). Tiếng hót của con mái sẽ kích thích con trống sung lên và hót nhiều hơn và nhanh thuần hơn.
Trường hợp bạn không có chim mái, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các audio về giọng chim Họa Mi mái trên internet, tuy có thể không hiệu quả bằng nhưng cũng có tác động ít nhiều đến chim trống.
Thức ăn cho chim Họa Mi
Khi vừa mới mang chim về, đây là giai đoạn “nhạy cảm” nhất đối với chim, bạn cần cho chim ăn những thức ăn giống như tự nhiên mà chúng vẫn hay ăn như cào cào, trứng kiến, …
Sau khi chim đã dạn hơn bạn cho chim ăn dần dần cám tự pha trộn. Lúc này giảm khẩu phần thức ăn tươi, tăng khẩu phần thức ăn trộn sẵn. Có nhiều công thức trộn cám cho Họa Mi, bạn có thể tham khảo công thức sau:
+ 0,25kg tấm gạo
+ 4 hoặc 5 trứng gà/vịt (lấy cả lòng đỏ và lòng trắng)
+ 1 thìa nhỏ đường trắng
+ 2 thìa nhỏ bột xương
Cho tấm vào rang trên một chảo nóng, nhìn đến khi hạt gạo màu vàng là được, không để quá cháy, tắt bếp, cho trứng, đường và bột vào đảo cho gạo thấm đều rồi mang đi phơi nắng (trường hợp trời âm u có thể bắt lên bếp đảo tiếp cho đến khi hạt tấm không bết lại là được).
Khẩu phần ăn của Họa Mi rất ít, mỗi ngày chúng chỉ ăn khoảng 1 thìa cà phê và ăn thêm một ít cào cào để bổ sung lượng đạm động vật và để chúng sung hơn.
Những lưu ý khi cho Họa Mi ăn:
Không được đột ngột thay thế nguồn thức ăn vì rất dễ gây ra hiện tượng chim bỏ ăn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của chim.
Thức ăn phải luôn đảm bảo là không bị ẩm mốc, hư hỏng.
Nước uống phải luôn đảm bảo sạch, không đục, bẩn.
Thức ăn không được bị mặn.
Trong khẩu phần ăn nên bổ sung các loài côn trùng tươi sống.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Thuần Mi Mộc (Bổi) Nhanh &Amp; Hiệu Quả Nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!