Đề Xuất 4/2023 # Cách Sử Dụng Nước Vo Gạo Kết Hợp Nấm Trichoderma Để Tưới Lan # Top 6 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Sử Dụng Nước Vo Gạo Kết Hợp Nấm Trichoderma Để Tưới Lan # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Sử Dụng Nước Vo Gạo Kết Hợp Nấm Trichoderma Để Tưới Lan mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách sử dụng nước vo gạo để tưới lan từ lâu đã được nhiều người áp dụng. Trong nước vo gạo có nhiều chất đạm, vitamin, đường, hóc môn tăng trưởng tự nhiên và khoáng chất. Rất phù hợp cho việc phun tưới bổ sung dinh dưỡng cho hoa lan và là môi trường giá thể. Bên cạnh đó nước vo gạo rất tốt để nuôi nấm trichoderma hoạt động và phát triển. Việc sử dụng nấm trichoderma ở dạng này thì hiệu quả phòng bệnh, bổ sung phân bón rất hiệu quả và chất lượng.

Cách ủ nước vo gạo và nấm trichoderma để tưới lan

Đầu tiên ta chuẩn bị 1 thùng có dung tích 50 lit nước. Hàng ngày nước vo gạo không được đổ bỏ mà trữ hết vào trong thùng.

Cho vào thùng có dung tích 50 lít nước 1kg nấm trichoderma + 200g đường. Khuấy đều trong 10 lít nước sạch. Hàng ngày cứ mỗi lần nấu cơm sẽ lấy toàn bộ nước vo gạo. Kể cả nước lần 1 và lần 2 đổ vào thùng đã có nấm trichoderma trên. Có thể nấu thêm dịch chuối đổ vào thùng ngâm cùng để tiết kiệm thời gian chế biến chuối.

Sau 2 ngày sẽ thấy bề mặt thùng nấm nổi lên những tảng váng màu trắng, trong nước có hiện tượng sủi bọt. Nước vo gạo khi ngửi không còn mùi chua, thối khó ngửi là các bạn đã thành công.

Để hiệu quả cao hơn, các bạn nên đặt 1 cái máy sục khí oxy (dạng sục trong bể cá) để cung cấp khí oxy cho nấm trichoderma thường xuyên trong thùng nuôi nấm, thì nấm sẽ phát triển rất nhanh và mạnh hơn.

Cách sử dụng nước vo gạo để tưới lan

– Dùng nước vo gạo đã ủ để xử lý giá thể trồng lan: Dùng 2 lít nước vo gạo đã ủ nấm trichoderma với 10 lít nước để ngâm xử lý vỏ thông, dớn, rêu, rễ bèo, thớt gỗ, dớn bảng, dớn cọng…trong 1 tuần trước khi trồng lan.

– Dùng nước vo gạo đã ủ để phòng bệnh cho lan và rau sạch: Một tuần 1 lần, dùng 1 lít nước nước vo gạo đã ủ nấm trichoderma pha với 30 lít nước sạch, phun tưới cho lan. Phun vào chiều mát là tốt nhất, phun cả lá, thân và giá thể. Sử dụng cho tất cả các loại lan và các giai đoạn sinh trưởng của lan. Trừ mùa nghỉ của phi điệp, hoàng thảo kèn và 1 số loại thân thòng khác

– Để đảm bảo công dụng nước vo gạo đã ủ dùng thường xuyên ta làm như sau: Cứ sau 1 tháng sử dụng ta bổ sung thêm 1-2kg nấm trichoderma vào thùng ủ. Nước vo gạo vẫn bổ sung thường xuyên hàng ngày.

Lưu ý khi tưới nước vo gạo cho hoa lan

Đây là dạng nấm trichoderma ở thể hoạt động, nên hiệu lực hiệu quả rất mạnh. Khi dùng nó, không được dùng chung với các loại thuốc trừ nấm, thuốc sát khuẩn, thuốc kháng sinh. Ví dụ: ridomil gold 68wg, validacin 5l, nano bạc, đồng, starner, Streptomycine, validacin 5l, viên thối nhũn… vv. Vì chúng sẽ bị giết chết hết nấm trichoderma.

Sử Dụng Kết Hợp Đạm Ure Và Atonik Đậm Đặc

Đạm Ure loại phân bón không quá xa lạ đối với các nhà vườn. Được biết đến với loại phân bón chứa hàm lượng Nito cao (hơn 46%) tan hoàn toàn trong nước, sử dụng thuận tiện nên hiện đang được là sự lựa chọn hàng đầu của nông dân trong việc cung cấp nguồn N cho cây trồng.

Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC (ATONIK) là một chất điều hòa sinh trưởng thực vật có tính thẩm thấu mạnh, có thể điều chỉnh hoạt động của nhiều loại hormone nội sinh trong thực vật, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Việc sử dụng kết hợp giữa Đạm Ure và Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC (ATONIK được xem như một biệp pháp thông minh và cần thiết khi sử dụng. Nó được gọi là “đối tác vàng” hoặc” công thức vàng” trong việc sử dụng phân bón.

2. Những tác dụng khi kết hợp giữa Đạm Ure và Atonik sử dụng cho cây trồng.

– Thúc đẩy quá trình quang hợp: Thành phần chính của urê là nitơ. Do urê dễ tan trong nước nên khi tưới nước hoặc mưa nhiều sẽ dễ bị rửa trôi làm giảm hiệu suất sử dụng của urê. Sau khi thêm Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC (ATONIK) có thể thúc đẩy quá trình quang hợp và tăng tỷ lệ sử dụng phân đạm.

– Hiệu quả cực kỳ nhanh: Urê cộng với Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC (ATONIK) có thể được lá hấp thụ và sử dụng nhanh chóng sau khi phun lên bề mặt lá. Khi nhiệt độ vượt quá 30℃, nó sẽ có hiệu lực sau 24 giờ và sẽ có hiệu lực trong 40 giờ khi vượt quá 25℃. Nếu nhiệt độ vượt quá 4℃, nó có thể được cây trồng hấp thụ và sử dụng trong vòng 3 ngày, cao hơn gấp đôi so với việc sử dụng đơn lẻ đạm Ure.

– Ngăn lão hóa sớm nhờ sử dụng đạm ure và Atonik trên cây trồng: Được sử dụng và giai đoạn giữa và cuối của quá trình sinh trưởng của cây, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, quá trình quang hợp, tăng dinh dưỡng cho lá. Ngăn chặn sự già sớm của cây.

– Cải thiện năng suất và chất lượng: Compound Sodium Nitrophenolate 98%TC (ATONIK có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, axit amin và vitamin trong thực vật. Quá trình tổng hợp các chất này không thể tách rời nitơ. Do đó, việc sử dụng hỗn hợp cả hai có thể cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng.

2. Cách sử dụng Đạm Ure và Compound Sodium Nitrophenlate đạt hiệu quả cao trên cây trồng.

Tùy vào từng loại cây trồng, tủy vào từng giai đoạn phát triển, hình thức sử dụng mà sử dụng với các liều lượng khác nhau.

Đối với atonik khi phối trộn với đạm có thể áp dụng trộn khô hoặc trộn nước.

Trộn khô: sử dụng Atonik ở dạng bột phối trộn trực tiếp với đạm ure theo tỷ lệ 300-500g cho 1 tấn đạm

Trộn nước: Hòa Atonik ở dung dịch đậm đặc: sử dụng 300-500g Atonik cho 5-10L nước và trộn đều cho 1 tấn phân đạm ure.

Ngoài viêc kết hợp Atonik với Đạm Ure còn có thể kết hợp sử dụng với các loại phân bón hóa học, phân bón hữu cơ khác

Khi kết hợp Compound Sodium Nitrophenlate (Atonik) với đạm Ure hoặc các loại phân bón khác có thể tiết kiệm được 20-30% lượng phân bón cần thiết cho cây. Để cây trồng có thể phát triển tốt nhất, đạt được hiệu quả cao sau khi sử dụng thì có thể sử dụng thêm các loại vi lượng dạng Chelate như: Canxi Chelate, Đồng Chelate, Sắt Chelate… và có thể kết hợp với chất hoạt động bề mặt giúp khuyến tán nhanh lượng phân bón, hóa chất trên bề mặt lá, giúp cây trồng hấp thụ tốt và đạt được kết quả cao!

Cách Sử Dụng Phân Bò Hợp Lý Cho Lan

Ngày:16/09/2019 lúc 17:01PM

Phân bò với hàng loạt ưu điểm mà chẳng phải loại phân bón nào cũng sở hữu như hiệu quả sử dung, giá thành thích hợp và thân thiện với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu các bạn không tìm hiểu kỹ nhưng vẫn sử dụng vô tội vạ có thể những hậu quả xấu đến sự phát triển của phong lan sau này.

Mình xin được chia sẻ cho bạn bài viết “” để sử dụng hợp lý hơn loại phân bón thân thiện với môi trường này. Cách sử dụng phân bò hợp lý cho lan

Ưu điểm: Giúp cây ra rễ nhanh, giả hành mập, lá xanh, bóng mượt. Khả năng kích thích giữ hoa lâu tàn so với phân vi sinh. Không những thế, phân bò khá dễ sử dụng, giá bán rẻ, đôi khi không mất tiền.

Nhược điểm: Đối với phân bò ướt có thể sinh nấm mốc và phân hủy nhanh, làm hỏng giá thể. Ngoài ra ẩm độ làm cây dễ bị thối rễ nếu không thay phân mới.

Để đảm bảo phong lan hấp thu hoàn toàn dinh dưỡng trong phân. Cách tốt nhất là ủ phân bò với chế phẩm Trichoderma bằng cách sau:

Bước 1. Đổ đống phân bò trên bạc nilon, trung bình cứ 1 m khối phân thì bổ sung thêm từ 1-2 kg nấm Trichoderma, 5 kg phân lân Văn Điển (loại bột miện như ximang), 1-2 lít rỉ mật (không có rỉ mật thì dùng 1kg đường ăn để thay thế),

+ Bên cạnh đó, có thể thêm 2-5 kg cám gạo hoặc cám ngô, 5 kg chuối các loại.

+ Trộn đều và tưới nước ẩm lên đống ủ.

Bước 2. Độ ẩm đống ủ khoảng 60% (dùng tay bóp nắm phân mà nước rỉ ra kẽ ngón tay, nhưng không chảy thành giọt là được). Dùng bạt nilon đen phủ kín và chèn chặt xung quanh đống ủ.

Bước 3. Sau 10-15 ngày, tiến hành mở bạt phủ đống ủ ra, đảo đều, kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ, nếu khô thì bổ sung thêm nước cho đủ độ ẩm 60%, rồi phủ kín lại như ban đầu. Sau 1-2 tháng thì mang ra sử dụng bón cho lan hoặc cây trồng khác.

Người ta thường sử dụng loại phân bò đã bị mục hoặc tiết bò pha loãng cùng nước, để vài ngày sau đó đem tưới cho lan sẽ rất tốt. Lan hạc đính là một trong những loại rất ưa phân bò.

1. Phân bò dạng khô

Bỏ phân bò đã qua xử lý vào túi lưới bỏ phân vào đặt vào xung quanh gốc lan, cách gốc 5-10 cm. Các bạn có thể rải trực tiếp xung quanh gốc lan nhưng chú ý không rải vào vị trí chồi non, rễ non đang ra.

Cách xử dụng tốt nhất là đặt phân vào giữa giá thể chậu trước khi trồng.

2. Phân bò dạng nước

Hòa trộn 1 kg phân bò đã ủ vào thùng 20 lít nước sạch khuấy đều cho tan, để lắng cặn. Dùng vải mùng, lưới mịn lọc hết bã chỉ lấy nước phân.

Đối với nước phân đã lọc, pha 10 ml dung dịch với 1 lít nước sạch phun định kỳ vào gốc, lá , thân 7-10 ngày. Có thể kết hợp thêm Vitamin B1, chế phẩm hùng nguyễn để kích thích rễ lan hút dinh dưỡng tốt hơn.

Phần cặn còn lại được bón trở lại gốc lan, lưu ý tránh bón quá nhiều gây úng rễ lan.

– Nên sử dụng phân bò ăn cỏ sẽ tốt hơn bò ăn các loại thức ăn công nghiệp khác, do thành phẩm phân bò sẽ chứa nhiều xellulose, hữu cơ hơn.

– Phơi khô phân bò trước khi sử dụng là yếu tố cần thiết để diệt trừ nấm và vi sinh vật nhằm dễ dàng tồn trữ.

– Thời gian sử dụng của phân bò khô khi đặt gốc lan là 2-3 tháng, chú ý phun diệt nấm nếu cần.

– Không tưới phân bò đã hòa với nước lên hoa đang nở.

– Không nên bón chung phân bò với nước vôi trong vì nước vôi có thể diệt vi sinh vật có lợi và phá hủy dinh dưỡng trong phân. Các bạn nên xử lý vôi trước khi dung phân bò hay bất kì loại phân hữu cơ nào khác.

– Cũng như phân cá, dê hay dơi, phân bò cũng có hàm lượng đạm khá cao nên dễ thu hút côn trùng, vi sinh vật. Do đó cần cân đối phân bò với các loại phân bón khác dùng cho lan

Hướng Dẫn Tưới Nước Cho Lan

Hướng dẫn tưới nước cho lan: Nước là yếu tố cần thiết cho sự sống của thực-vật và động-vật. Đối với những người mới chơi hoa lan, phần lớn cây chết cũng vì tưới nước không đủ hay ngược lại tưới quá nhiều nước làm cây chết vì úng nước. Thực tế cho biết 90% cây lan chết vì tưới nhiều nước mà nguyên do vì thiếu kinh nghiệm hay sơ ý.

Mới đầu ai cũng tưởng tưới nước thì dễ nhưng vô ý đã làm cây lan chết oan uổng. Vậy chúng ta thử tìm hiểu nguyên nhân đã gây ra vấn nạn trên.

I. Những yếu tố để trồng lan:

Để trồng thành công hoa lan cần có nhiều yếu tố như sau:

1. Nước: – Nước mang lại độ ẩm cho cây trong đó có hoa lan – Nước làm hòa tan chất bổ dưỡng nuôi lan và – Làm ung thối trứng côn trùng làm hại cây cối.

2. Ánh sáng: Ánh sáng cần cho cây để ra hoa và có diệp lục tố. Nên trồng cây quay về hướng Nam để đón nhiều ánh sáng. Có thể dùng ánh sáng nhân tạo thay cho ánh sang thiên nhiên. Mỗi loại lan cần một độ sáng thích hợp.Che chắn để tránh ánh sáng trực tiếp, gay gắt, làm cháy lá cây.

3. Vật liệu để trồng lan: Tùy loại tuổi, loại lan để chọn vật liệu thích hợp. Lan Vanda có thể phơi rễ ngoài không khí nhưng đa số Lan đều được trồng bằng những vật liệu như vỏ cây, đá sạn, rêu, sơ dừa, perlite…

4. Phân bón: Nên dùng loại phân đã được chế sẵn cho hoa lan. Liều lượng, hàm lượng sẽ thay đổi tùy theo mùa, thời tiết, độ lớn của cây, và chủng loại cây trồng…

5. Nhiệt độ: Lan mọc khắp trái đất với nhiều nhiệt độ khác nhau nên mỗi loại Lan cần có môi trường nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ ôn đới thích hợp nhất cho hoa lan.

6. Thoáng khí: Lan cần trồng nơi thoáng khí giúp cho nước khỏi ứ đọng quá lâu nơi vật liệu trồng lan và tránh cho cây khỏi nấm.

Trên đây là những yếu tố cần cho việc trồng hoa lan mà người trồng phải tiên liệu khả năng có thể cung cấp cho cây lan sắp mua về. Người trồng cần tìm hiểu những đặc tính của cây lan mà có sự săn sóc thích hợp. Ngoài ra, để thành công trong việc trồng lan, người trồng tự hỏi mình có đủ kiên nhẫn để tìm hiểu, trau dồi, học hỏi, chăm sóc cây lan mình ưa thích.

II. Vấn đề tưới nước cho cây lan.

Thường những người không chơi lan đều cho việc tưới nước là bình thường, dễ dàng. Nhưng, nguyên nhân đem đến cái chết cho cây lan là thiếu nước hay phần lớn vì thừa nước. Do đó, chúng ta thử tìm hiểu những vấn đề liên quan đến việc tưới nước sao cho cây khỏi chết.

Tùy cách cấu tạo của mỗi loài lan mà cây này có thể chịu đựng được sự thiếu nước hay thừa nước trong một thời hạn bao lâu. Ví dụ như cây Vanda, rễ đong đưa ngoài không khí, không có củ chứa nước, không trồng trong chậu, dễ bị khô nước. Do đó ta phải tưới loại cây này thường hơn loài cây trồng trong chậu, có củ dự trữ nước như Cattleya.

Nếu không tưới kịp thời, rễ, thân, sẽ khô và chết dần. Nguyên nhân cây chết khô vì tưới không đủ nước, khoảng cách tưới quá xa, bỏ quên không tưới một thời gian dài hoặc cây bị che khuất mỗi lần tưới. Ngược lại, nếu tưới quá nhiều, nước đọng ứ, rễ bị ngộp, hiện tượng sinh hóa bị cản trở, cây không hút được dưỡng khí và không thải ra thán khi được, cây sẽ chết.

Khi tưới nước, ta đã đem độ ẩm cần thiết cho cây đồng thời nước làm hoà tan khoáng chất, muối, hoá chất, làm thành chất nuôi dưỡng cho cây.

A.- Những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến việc tưới nước cho cây lan:

1.- Rễ cây. Nếu rễ bị đứt, bị giập, bị thối, cây sẽ không còn bộ phận hút nước vào trong thân cây. Nếu cứ tưới thêm, nước sẽ dư làm cây bị úng nước. Đây là trường hợp cây lan mới thay chậu. Cây bị cắt rễ, hay rễ bị giập nên không cần tưới trong thời gian ba tuần sau khi thay chậu.

2.- Chủng loại lan. Mỗi loại lan ham nước một cách khác nhau. Loại lan Cattleya rất thích nước, có củ bẹ để chứa nước. Lan có rễ lớn, lá dày, củ mầm bự, ít thích nước hơn.. Cây lớn hút nước nhiều hơn cây nhỏ.

3.- Ẩm độ / Mùa mưa. Ẩm độ thay đổi tuỳ theo mùa. Mùa mưa hay mùa Đông ẩm độ nhiều nên có thể tưới ít hoặc khoảng cách tưới xa hơn . Mùa mưa ta không cần tưới nhiều. Lan Hồ-Điệp trồng được trong nhà nên có thể chịu độ ẩm dưới 30% trong khi lan Cymbidium có thể chịu độ ẩm 50% hay hơn và Lan Dendrobium từ 50 đến 70%.

Ẩm độ lý tưởng để trồng lan từ 50 đến 60%. Ẩm độ nhiều làm cây dễ sinh bệnh, hoa có chấm và nấm.

4.- Nhiệt-độ / Mùa nắng. Mùa Hạ, nắng, nhiệt độ cao, cây mất nước nhiều nên cũng phải tưới nhiều hơn mùa mưa. Nhiệt-độ ấm khi cao hơn 60°F (15.5°C), nhiệt-độ trung bình từ 50 đến 60°F (10-15.5°C) và Mát từ 45 đến 50°F (4.4-10°C). Nhiệt-độ trên 90°F (32.2°C) không thích hợp cho hoa lan.

5.- Phẩm chất của nước. Khi tưới, ta cần lưu ý tới phẩm chất của nước. Nước có thể đục nhưng không được chứa quá nhiều hoá chất, độc tố, vi sinh vật… Thành phần những chất hòa tan đã làm thay đổi phẩm chất của nước. Nước mưa với ít tạp chất được coi như lý tưởng để tưới cho lan. Nước tưới mà cây phát triển mạnh thì có thể dùng được.

Nếu không, ta phải dùng nước đã được phân chất cho thích hợp với loại lan đang trồng. Đo pH để biết phẩm chất của nước chứa nhiều ít acid và alkalin có trong nước.

Trung bình là pH7. Dưới pH7, số càng nhỏ biểu hiệu số acid càng cao và mỗi số đều gấp 10 lần nồng độ số trước nó. Ví dụ pH6 có độ acid trung bình, pH5 có độ acid 10 lần hơn pH6.

Trên pH7 là biểu hiệu số tăng chất alkalin trong nước. Ví dụ pH8 có nồng độ alkalin trung bình, pH9 thì có nhiều alkalin hơn. Đo pH bằng giấy (Hydrion paper) hay bằng máy đo.

Nước lợ, nước phèn, nước mặn đều không dùng để tưới cho lan được. Ta có thể hỏi thăm các nhà trồng tỉa để biết tình trạng nước trong vùng.

Nồng độ của nước có thể thay đổi tuỳ theo thành phố. Nếu nước có pha nhiều chất chlorine ta có thể vợi ra bể chứa để cho bay hơi bớt và dùng sau. Có thể dùng cát hay filter để lọc nước chứ đừng dùng hoá chất.

Ví dụ chất muối dùng trong máy làm nhẹ nước (water softener) sẽ làm cây chậm lớn hoặc chết cây. Nước mưa thật sự cũng có nhiều tạpchất như bụi, khói, hoá chất.Thường thì nước máy uống hằng ngày có thể dùng để tưới cho lan.

6.- Chất dùng để trồng lan. Mỗi loại lan cần một chất để trồng riêng và do đó đòi hỏi phải tưới nhiều ít tuỳ theo sự giữ nước của chất trồng. Vỏ cây giữ nước nhiều hơn sỏi đá nên được xay to nhỏ khác nhau cho hợp với loại, cỡ của cây. Thành phần chất trồng cũng được thay đổi tuỳ loại lan và để giữ nước mau hay lâu.

Ví dụ Cattleya cần 80% vỏ cây hay đá và 20% perlite. Trong khi đó, Phalaenopsis cần chất trồng mau thoát nước gồm vỏ cây loại trung bình, coarse perlite, sphanugm moss với tỷ lệ 6/2/2. Tuy gọi là lan đất cymbidium nhưng thành phần chất trồng cũng gồm có 50% vỏ cây loại trung bình, 30% rêu và 20% perlte.

Cát, đá không giữ nước lâu nên dùng cho những loại lan không ưa nhiều nước hoặc dùng để pha thêm vào các chất giữ nước nhiều để có mức độ giữ nước trung bình. Nếu đã dùng nhiều cát đá làm chất trồng thỉ phải tưới nhiều hơn. Đá hỏa diệm sơn vừa giữ nước vừa bọng nên dễ thoáng khí.

7.- Chất làm chậu trồng lan. Đa số lan được trồng trong chậu làm bằng nhựa hay bằng đất nung với kích thước thay đổi cho hợp với cỡ của cây lan. Chậu nhỏ, chứa ít nước nên mau khô hơn chậu lớn. Chậu làm bằng nhựa kín hơn chậu làm bằng đất nung nên nước dễ bị ứ đọng làm chết cây lan..

Chậu đất dễ thoát nước nên mau khô nhưng nặng hơn chậu nhựa. Muốn cho chậu nhựa mau thoát nước ta có thể khoét thêm lỗ chung quanh. Các lỗ này còn giúp cho thoáng khí.

Đường kính của chậu (inch) Ngày tưới 2″ Tưới mỗi 3 ngày 4″ Tưới mỗi 5 ngày 6″ Tưới mỗi 7 ngày

Vào mùa Đông, chậu đường kính 3 đến 4″ có thể tưới cách ngày trong khi vào mùa Hè phải tưới mỗi ngày. Cây trồng trong chậu lớn vào mùa Đông có thề tưới cách 5,6 ngày, nhưng vào mùa Hè phải tưới cách nhau 2 đến 3 ngày.

8.- Nước và phân bón. Nước mang chất dinh dưỡng nuôi cây. Nước làm hòa tan phân bón, chất khoáng cần thiết cho cây. Phân dùng cho lan dưới dạng lỏng, bột, viên. Phân được pha với nước theo một tỷ lệ do nhà sản xuất định sẵn trước khi tưới cho cây. Thường thì nên dùng một tỷ lệ ít hơn.

Không nên tưới phân khi đất trồng còn khô mà nên tưới nước đã pha phân khi chất trồng còn ẩm. Triệu chứng nhiều phân quá: lá vàng, đầu lá bị cháy. Có thể chữa bằng cách ngưng tưới phân, tưới đẫm nước để rửa bớt phân và nếu cần thay đất trồng. Chỉ tưới phân khi cây đang tăng trưởng.

Cây ngoài nắng cần nước và phân nhiều hơn cây trong rợp. Trong thời gian lan đang có hoa nên ngưng bón phân thì hoa sẽ bền hơn.

B.- Đồ dùng để tưới & cách tưới.

1.- Làm sao biết cây lan thiếu nước? thừa nước?

a. Thiếu nước: – Nhấn ngón tay vào đất trồng mà không thấy mát là thiếu nước. – Chất trồng trở nên khô giòn, bời rời, đồi màu trắng lợt. – Nâng chậu lên thấy nhẹ hơn lúc thường. – Lá héo, thân tóp, củ nhăn nheo. – Có thể dùng ẩm kế để đo độ ẩm bằng cách cắm vào đất trồng.

b. Triệu chứng dư nước: – Lá vàng, rũ xuống hay mọng nước. – Củ thâm đen, mọng nước màu vàng, có mùi hôi, trở thành màu nâu rối xốp

2.- Đồ dùng để tưới: Người ta có thể dùng gáo, bình tưới, vòi tưới có thể điều chỉnh được. Nếu trồng nhiều người ta lắp đặt hệ thống tưới tự động bằng máy. Hệ thống nhà kính bao gồm ánh sáng, nhiệt độ (sưởi ấm/lạnh), tưới nước+phân, quạt làm cho thoáng khí, máy phun… hơi nước, sương.

3. Cách tưới nước cho lan: – Tưới khi đất trồng bắt đầu khô. – Tưới ít nước nhưng nhiều lần đối với cây phơi rễ ra ngoài không khí hay đất trồng nhiều cát, đá, sỏi. – Tưới đẫm để rửa chất phèn, muối đọng lại nơi đất trồng. – Tưới đi tưới lại . Nếu tưới nhanh, nước chưa kịp thấm vào chất trồng (loại lớn) mà phải tưới lại mới đủ nước. – Nhúng cả chậu vào nước ngang với gốc cây trong vài phút. Lợi điểm là chất trồng ướt đều, giết, đuổi được sâu bọ, làm ung trứng sâu trong đất trồng nhưng có nhược điểm là dễ truyền bệnh cho nhau. – Không nên tưới vào lá khi trời nắng gắt. Lá và mầm non sẽ bị cháy. – Tưới khi cây đang tăng trưởng, còn rễ. – Tưới sau khi thay chậu đươc hai đến ba tuần. Không tưới cũng là cách kích thích rễ mau ra. – Nên tưới vào buổi sáng để cây có độ ẩm nguyên ngày. Nước không đọng trên lá và kẽ lá vì có nắng gió làm mau khô. – Nên tưới vào xế chiều hoặc tối vào những tháng nóng và vào sáng sớm những ngày mùa Đông. – Nếu tưới mà không thấy nước thoát ra là nước bị ứ đọng. Nên soi đất trồng hay thay đất mới. – Đối với hoa lan, nên tưới nước nhỏ như sương. Hoa chứa nước mau úng, mau tàn. Tưới quá nhiều nước nụ không nở, rụng. – Có thể đặt lan trên khay nước để có độ ẩm. – Tránh dùng vòi nước sói mạnh trực tiếp làm long rễ và văng đất trồng.

c/ Tại sao quá nhiều nước lan chết? Cách chữa.

Theo kinh nghiệm bản thân, lan chết vì nước chiếm đến 90 % trong đó cũng 90% vì quá nhiều nước và phần còn lại vì thiếu nước. Khi tưới nhiều, nước bao kín rễ nên cây không đủ không khí để thở. Rễ cần Oxy để biến đổi chất đường qua hiện tượng tổng hợp quang học (photosynthesis) thành năng lượng cần cho đời sống thực vật.

Tiến trình trao đổi khi rễ hút dưỡng khí vào làm phát sinh carbon dioxide. Chất này cũng phải được thải ra ngoài qua rễ. Nếu tưới nhiều nước làm ngưng tiến trình trao đổi, thiếu oxy, ứ đọng carbon dioxide, làm thối rễ, lá vàng héo và cây chết dần.

Nếu thấy sớm hiện tượng cây bị ứ nước ta có thể ngưng tưới, để cây riêng một chỗ, soi đất cho nước mau thoát và thêm thoáng khí. Nếu được nên cắt rễ thối, thay chậu và đất trồng mới. Khi thấy lá vàng, héo, nếu tưởng lầm là thiếu nước mà tưới thêm sẽ làm cây chết mau hơn.

III. Kết luận:

Nước mang lại độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây và nhất là cây lan vốn rất nhạy cảm với nước. Người trồng lan cần nắm vững các yếu tố như giống lan, đất trồng, độ ẩm, nhiệt độ chung quanh, mùa nắng, mùa mưa, kích thước chậu to nhỏ, để tưới nước nhiều hoặc ít sao cho phù hợp với đặc tính của cây lan mà ta đang trồng. Có thế, cây lan mới tăng trưởng và đem lại kết quả mong đợi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Sử Dụng Nước Vo Gạo Kết Hợp Nấm Trichoderma Để Tưới Lan trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!