Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nhân Giống Hoa Hồng Leo Từ Việc Giâm Cành mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Giâm cành là gì?
Giâm cành: Là kỹ thuật nhân giống vô tính , khác với hữu tính ( trồng hoa hồng bằng hạt)
Nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm cành là cắt một nhánh từ cây mẹ , cắm xuống đất ẩm, tự nó sẽ ra rễ , sống độc lập được và hình thành cây mới.
Do chỗ cắt phản ứng tự lành sẹo và mọc rễ . Cây hoa hồng con mau cho hoa , các cành giâm tương đối đồng đều và đồng nhất về đặc tính giống với cây mẹ
Chọn cành giâm áp dụng với hồng leo tường vi
Cành giâm được sử dụng để nhân giống phải là cành khỏe mạnh , không sâu bệnh , không quá già hoặc quá non, số mắt mầm từ 3 đến 5 mắt , quyết định số mầm mọc sau này.
Hoặc Nên chọn cành giâm ở những chỗ có chãng nhánh hình chữ Y tỷ lệ ra rễ sẽ cao hơn.
Chú ý: Thời gian giâm cành vào lúc sáng sớm . Thời tiết mát , cành con sẽ không bị mất nước sau khi tách ra khỏi cây mẹ.
Cành giâm không quá dài hoặc quá nhiều lá , vì hơi nước có thể thoát ra qua bề mặt lá , sẽ làm yếu hoặc hỏng cành giâm. Theo kinh nghiệm chiều dài cành giâm khoảng 15-20 cm, vặt bớt lá, chỉ giữ lại 3-4 lá.
Giá thể giâm cành hoa hồng
Giá thể giâm cành thường là đất vườn , nhưng đất vườn rất dễ nhiễm khuẩn , sẽ làm hỏng cành giâm.
Vì vậy để đạt kết quả cao nhất , nên chọn những nguyên liệu có sẵn ở địa phương.
Ví dụ: cát sạch , trấu mục , rơm hoai mục , hoặc khó kiếm hơn như sơ dừa…những giá thể này nghèo dinh dưỡng , giữ ẩm rất tốt , lại thoáng khí , tơi xốp .
Giá thể nên đóng vào từng khay nhựa, mỗi khay chỉ giâm một cành để tiện cho việc tách ra trồng sau này
Những chú ý khi giâm cành hoa hồng
Điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng giá thể sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ.
Nhiệt độ : để cành giâm trong chỗ mát 20-25 độ C.
Độ ẩm : giá thể luôn có độ ẩm cao từ 80 -85% trong suốt thời kỳ giâm cành.
giá thể giâm cành : giá thể sạch khuẩn , không nhiễm nấm mốc.
Ánh sáng : trong thời kỳ giâm cành cây cần rất ít ánh sáng , nên để cành giâm vào nơi có ít ánh sáng, hoặc nơi có mái che bằng lưới tránh nắng.
Chăm sóc cành giâm
Sau thời gian khoảng 3 tuần, cành hồng bắt đầu cho ra rễ tỷ lệ ra rễ trên 90 % .
Trong thời gian này các điều kiện như nhiệt độ , độ ẩm , ánh sáng … luôn được duy trì .
Chú ý : cần cố định cành giâm . Rễ cành giâm lúc này còn yếu , tránh tác động mạnh , không tưới npk hoặc phân bón hữu cơ trong thời kỳ này .
Kỹ thuật trồng sau khi đã giâm thành công
Sau khoảng 1 tháng , các cành giâm lúc này có bộ rễ tương đối ổn định , mầm cây phát triển khỏe mạnh, tiến hành tách ra để trồng vào chậu hoặc trồng ra đất .
Tách bầu ươm ra khỏi khay nhựa cần nhẹ nhàng , không làm đứt rễ. Không nên nhổ cành giâm lên.
Lấy kéo cắt một đường dọc từ trên miệng cốc xuống đáy. Và tách ra cả phần giá thể, thì sẽ không bị đứt rễ.
Khi trồng cần được che nắng 3-5 ngày đầu để cho cây thích nghi dần với điều kiện tự nhiên.
Cách Giâm Cành Để Nhân Giống Cây Hoa Hồng Tại Nhà
Ở bài viết này, tôi sẽ trình bày các bước giâm cành để nhân giống cây hoa hồng tại nhà. Có những khi ta trồng được những cây hoa hồng quý muốn nhân giống thêm để duy trì giống hoa hồng quý này hoặc tặng bạn bè…Hoặc muốn nhân giống thêm các cây hồng ở vườn nhà để trồng thêm nhiều vị trí khác trong vườn. Do đó, tôi thực hiện bài viết này để những ai yêu thích hoa hồng có thể tham khảo và tự tay mình nhân giống hoa hồng tại nhà bằng cách giâm cành.
Cập nhật ngày 07/12/2018
Sau gần 2 năm sử dụng phương pháp giâm cành hoa hồng bằng các ly nhựa, tôi nhận thấy một số nhược điểm như:
Thời gian chuẩn bị các công đoạn giâm cành hoa hồng khá lâu từ cắm cành hồng vào ly nhựa, ém chặt giá thể để cành hồng không lung lay, dùng bịch nylon trùm kín ly giâm cành, sau đó phải chôn 1 phần ly nhựa vào sơ dừa để giữ ẩm.
Khi cây hoa hồng đã ra rễ, cũng tốn nhiều thời gian để ra chậu.
Tôi cải tiến bằng cách sử dụng nhà mũ mini để tiến hành giâm cành cây hoa hồng. Clip này là kết quả đầu tiên của việc nhân giống cây hoa hồng bằng cách giâm cành trong nhà mũ mini.
Cập nhật ngày 18/11/2018
Giá thể để giâm cành là 1 thành phần rất quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình giâm cành cây hoa hồng.
Vào tháng 09/2018, tôi có thử giâm cành hoa hồng với giá thể là: 60% xơ dừa và 40 % đá perlite. Đợt đó, kết quả giâm cành hoa hồng thất bại thảm hại. 70-80% cành giâm bị thối đen. Số còn lại vẫn xanh nhưng để gần 2 tháng vẫn không ra rễ. Xơ dừa này tôi chỉ mới ngâm rửa qua nước 2 ngày rồi xài. Có thể xơ dừa chưa hoai mục là 1 trong các nguyên nhân làm cây hoa hồng không ra rễ.
Ở thời điểm hiện tại, tôi đã sử dụng thành phần giâm cành gồm: 40% xơ dừa + 30 % tro đen + 30% đá perlite
Cập nhật ngày 15/03/2018
Cập nhật ngày 18/02/2018
Tôi vừa nhận được câu hỏi của bạn có biệt danh: kaitou kid, nội dung như sau:
Cập nhật ngày 31/01/2018
Sau khi đã cắt các cành hoa hồng để thực hiện việc giâm cành, sẽ trải qua công đoạn cắt cành hồng ra thành nhiều phần nhỏ để cắm vào ly nhựa. Việc cắt khúc các cành hồng anh chị nên sử dụng một con dao rất sắc bén và lưỡi mỏng để:
Loại bỏ phần vỏ gỗ đã bị bầm dập hoặc bị hư hỏng do kéo cắt cành gây ra trước đó (những chỗ bầm dập trên cành hồng có thể làm cho cành hồng bị thối khi giâm cành);
Rút ngắn cành giâm nếu chúng quá dài;
Vát phần góc cành giâm một góc khoảng 45 °;
Cắt cành nơi rễ có khả năng mọc ra nhiều nhất (ví dụ: ngay dưới nút lá, mắt lá);
Cập nhật ngày 27/01/2018
Đã thử nghiệm qua cách giâm cành hoa hồng bằng củ khoai tây, nhưng không thành công, tất cả cách cành hồng giâm đều bị thối đen (có lẽ cách làm không đúng???). Còn việc giâm cành bằng cách để cành hồng trong nước sạch, cách này cũng kém khả quan, cây hồng có ra rễ, nhưng khi đem ra trồng, thay đổi môi trường quá lẹ thì cây hồng con chết rất nhiều.
Trải qua nhiều lần thử nghiệm và thay đổi cách giâm cành hoa hồng nhầm mục đích nâng cao chất lượng nhân giống cây hoa hồng, có thêm một số lưu ý nhỏ, nhưng góp phần làm tỉ lệ cây hoa hồng ra rễ nhiều hơn được tôi đăng tại:
Cập nhật ngày 20/11/2017
Một số anh chị đăng câu hỏi trên Youtube về loại thuốc kích thích ra rễ khi giâm hồng là loại gì và mua ở đâu. Tôi xin bổ sung thêm nhãn thuốc mà tôi sử dụng: HVP KÍCH RA RỄ CỰC MẠNH (của Cty CP Dịch vụ kĩ thuật Nông nghiệp TPHCM). Nhiều cửa hàng thuốc BVTV và phân bón ở địa phương tôi bán loại này rất nhiều và giá rất bình dân.
Có 3 phương pháp nhân giống hoa hồng phổ biến là: chiết nhánh cây hoa hồng, giâm cành cây hoa hồng, gieo hạt cây hoa hồng.
Về cách nhân giống hoa hồng bằng cách chiết nhánh, tôi cũng có làm vài bài viết tại chuyên mục:
https://www.vuonhongvanloan.com/category/chiet-hoa-hong
Riêng bản thân tôi vẫn thích nhân giống cây hoa hồng bằng cách giâm cành hơn, vì không làm cây mẹ bị suy yếu vì phải nuôi các nhánh chiết. Khi cây hồng tàn hoa, những cành hoa tàn bị cắt bỏ có thể tận dụng để giâm cành, vừa không phải bỏ đi phần nào của cây hoa hồng mà vừa dưỡng được cây hồng mẹ.
Còn 1 mục đích nữa khi tôi đăng bài viết này là muốn: may mắn có được anh chị nhiều kinh nghiệm trong việc trồng hoa hồng chia sẻ thêm về cách nhân giống, đồng thời các anh tham khảo bài viết này để nhân giống cây hoa hồng khi làm gặp khó khăn hoặc chổ nào chưa hợp lý có thể góp ý để tôi điều chỉnh lại. Và tôi cũng muốn rằng thật nhiều người yêu thích cây hoa hồng, muốn nhân giống hoa hồng để trồng có được 1 bài tham khảo hữu ích, nên việc chia sẻ bài viết hoặc biên soạn lại bài viết này khi cần thiết là TỰ DO, không cần phải hỏi ý chủ nhân bài viết!
Phương pháp nhân giống bằng cách giâm cành có thể thực hiện trên các giống hồng nào?
+ Các giống hoa hồng từ: hồng Sa Đéc, hoa hồng leo, hồng ngoại nhập, thậm chí đến các nhánh hoa hồng cắt cành Đà Lạt mua từ shop hoa đều có thể tiến hành nhân giống bằng cách giâm cành và tỉ lệ sống khi giâm cành là trên 80% khi tôi làm ở số lượng vài trăm cây hồng (riêng hoa hồng Đà Lạt cắt cành, tôi chỉ giâm cành thử 4 cành và hiện sống được 1 cành hồng nhung Đà Lạt). Và tôi đã tiến hành giâm cành để có thêm nhiều cây hoa hồng với tỉ lệ sống rất ổn đinh trong nhiều tháng.
8 bước tiến hành giâm cành để nhân giống cây hoa hồng tại nhà
Do điều kiện khí hậu và tiểu khí hậu mỗi nhà khác nhau, nên dù làm theo các bước bên dưới nhưng trong những lần đầu tiến hành giâm cành tỉ lệ sống có thể chỉ đạt 50%, phải thực hiện sau vài lần và rút ra kinh nghiệm riêng của mình để được tỉ lệ thành công cao hơn.
Mọi thao tác thực hiện để giâm cành cây hoa hồng cũng khá đơn giản bao gồm 8 bước, có thể thực hiện tại nhà: 1. Dùng thuốc kích thích cây hoa hồng ra rễ. Tôi dùng thuốc kích rễ của HVP 2. Xử lý cành hoa hồng trước khi giâm cành để nhân giống 3. Nhúng phần dưới của nhánh của cây hồng vào dung dịch kích thích ra rễ đã pha sẵn 4. Chuẩn bị ly nhựa dùng để giâm cành cây hoa hồng 5. Giá thể trồng để giâm cành cây hoa hồng 6. Giâm cành cây hoa hồng vào ly nhựa 7. Dùng bịch nylon như một nhà kính mini cho thân cây hoa hồng giâm cành 8. Nhà mát để giâm cành cây hoa hồng
Chi tiết cụ thể các bước thực hiện để giâm cành hồng bên trên đã được tôi quay lại ở clip bên dưới:
Tôi nói thêm về cách tôi chọn nhánh cây hoa hồng nào để giâm cành là thích hợp nhất: Đấy là các nhánh hồng không quá non, không quá già. Nói chung chung chung thì cũng khó hình dung, tôi có chụp vài tấm hình về các nhánh hồng để giâm cành.
+ Nhiệt độ nơi để các ly nhựa giâm cành hồng trung bình từ 25-28 độ C.
+ Có nắng nhẹ giúp nhánh hoa hồng giâm cành không bị thối đen.
Mua xơ dừa đổ 1 đống nhỏ ,rồi vùi ly nhựa giâm cành vào đó. Tưới nước đóng xơ dừa hằng ngày, Bên trên dùng lưới che mát cho lan loại che bớt 50%-70% nắng.
Tưới nước cho cây hoa hồng trong giai đoạn giâm cành?
Trong giai đoạn nhân giống hoa hồng bằng cách giâm cành làm theo các bước trên có cần tưới nước để giữ ẩm không. Câu trả lời là CÓ. Nhưng việc giữ ẩm không phải mở bọc nylon của từng ly ra rồi đổ nước vào. Mà tôi giữ ẩm bằng cách mỗi ngày từ 9-10h tưới phun nước đều khắp khu vực giâm cành hồng. tưới đều nước lên phần nền đổ đầy xơ dừa và bên ngoài các bọc nylon.
Khi các ly nhựa giâm cành đã buộc bọc nylon thì tôi không bao giờ mở ra cho đến khi cây hồng ra rễ non. Mọi việc tưới nước và phun thuốc phòng bệnh tôi đều thực hiện bên ngoài ly nhựa.
Thắc mắc của anh chị trong quá trình giâm cành hoa hồng
Câu hỏi anh Thành Duy (Youtube) như sau:
Việc vát 2 bên cành hồng giâm nhầm làm cho cành hồng hút nước tốt hơn, đồng thời giá thể giâm cành hoa hồng khi tôi bỏ vào ly phải thật tươi xốp và KHÔNG ÉM XUỐNG trước khi cắm cành hồng vào, nên cành hồng để nhẹ vào đã cố định được cành đứng thẳng cũng ít trầy xước. Nhưng khi làm ở nhà cẩn thận hơn có thể dùng 1 cái que tròn cỡ đầu đũa ăn ghim xuống tạo thành lỗ tròn nhỏ trước khi cắm cành hồng vào.
Nhưng dù sao đi nữa việc giâm cành nhân giống hoa hồng tôi cũng chỉ thực hiện hơn năm nay, chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm. Sau khi nhận được góp của anh, tôi đã giâm cành thử hơn 50 hom hồng để xem kết quả thế nào. Cám ơn góp ý của anh!
Thuốc Kích Rễ Cho Hoa Hồng Ứng Dụng Giâm Cành Nhân Giống
Thuốc kích rễ cho hoa hồng được ứng dụng nhiều và phổ biến trong việc giâm cành nhân giống. Sử dụng thuốc kích rễ giúp nhân giống hiệu quả, cây giống có khả năng phát triển nhanh.
Nhân giống hoa hồng bằng giâm cành cũng là một cách nhân giống vô tính. Cành giâm phải là cành của cây mẹ có những đặc tính: nhiều hoa, hoa to, cánh dày, đẹp,…
Ưu điểm của nhân giống hoa hồng bằng giâm cành
Ưu điểm của việc nhân giống hoa hồng bằng phương pháp giâm cành là khả năng sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn. Cây giống để lấy cành giâm phải thuộc giống có khả năng giâm cành ra rễ được. Giâm cành có nghĩa là dùng một khúc cành của cây mẹ khỏe mạnh (lựa khúc không già quá và cũng không non quá) có chiều dài khoảng 15 cm và không cần to (chỉ bằng chiếc đũa ăn cơm là vừa). Như vậy, một cành của cây mẹ có thể cắt ra được nhiều khúc làm hom giống. Nên cắt khúc với dao mỏng lưỡi và thật bén, vết cắt cho ngọt mới tránh bị giập, vì giập dễ bị hư thối.
Muốn cành giâm có tỷ lệ sống cao, nhanh phát triển ngoài việc chuẩn bị hom giống, đất trồng,… thì làm sao cho bộ rễ nhanh phát triển là điều quan trọng. Vậy việc sử dụng các loại thuốc kích rễ cho hoa hồng là cần thiết.
Ứng dụng của thuốc kích rễ cho hoa hồng nhân giống
Sau khi tiến chọn cây giống, chúng ta cắt cành giâm từ thân mẹ, để cây nhanh phát triển rễ mới và đem đi trồng đại trà.
Sử dụng thuốc kích rễ giúp ngọn cắt mau ra rễ mới để rút ngắn thời gian mang ra trồng đại trà.
Giúp tăng tỷ lệ cây giống sinh trưởng mạnh.
Sau khi trồng có thể tiến hành xịt thêm để tăng khả năng sinh trưởng cho cây con mới trồng.
Sử dụng thuốc kích rễ có chứa NAA, Vitamin, axit humic,.. có trong các sản phẩm Kelp Boost, Roots 10,…
Cách sử dụng thuốc kích rễ Kelp Boost cho giâm cành hoa hồng:
Tiến hành pha 10cc thuốc / 1 lít nước, sau đó nhúng ngọn cắt vào dung dịch đã pha. Khoảng 2-3 phút sau đó lấy giâm trực tiếp vào đất hoặc khay ươm. Để tăng hiệu quả ra rễ nhanh có thể kết hợp thêm Roots 10. Hoặc sau khi giâm có thể xịt và tưới trực tiếp cho cây.
Nhân Giống Cây Cẩm Tú Cầu Bằng Cách Giâm Cành
Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 – 0901365679 – 0981472323
Về việc nhân giống hoa cẩm tú cầu bằng cách giâm cành thì có hai vấn đề cần chú ý: một là thời gian cắt hoa cẩm tú cầu và hai là phương pháp cắt hoa cẩm tú cầu. Khi nắm được 2 vấn đề này chắc chắn bạn sẽ nhân giống thành công cây cẩm tú cầu bằng cách giâm cành
Cách nhân giống cây cẩm tú cầu bằng cách giâm cành
Khi giâm cành cây cẩm tú cầu, trong điều kiện lí tưởng, nhiệt độ thích hợp từ 18-25oC thì khoảng 20 ngày cây cẩm tú cầu đã có rễ, trong điều kiện khí hậu nóng ở miền Tây thì có thể 25-30 ngày thì cây cẩm tú cầu mới ra rễ.
+ Thời gian cắt cành giâm của hoa cẩm tú cầu:
Nói chung, cây cẩm tú cầu nhân giống tốt nhất vào mùa xuân vì thời tiết mát mẻ. Bạn có thể bắt đầu giâm cành trước khi cây cẩm tú cầu nảy chồi vào tháng 2 (bạn cũng có thể thử nó vào các mùa khác. Bất ngờ sẽ luôn đến sau khi thử).
+ Cách chọn cành cẩm tú cầu để nhân giống
Bước 1: Chọn các cành nửa thân gỗ, dài khoảng 10-15 cm, loại bỏ các lá thấp chừa lại cặp lá trên đỉnh, nếu có nụ hoa, cắt bỏ nụ hoa.
Bước hai: phần gốc cắm vào đất trồng cắt vát chéo khoảng 45 độ.
Bước ba: cắt bỏ đoạn thân bên trên cặp lá.
Bước tư: cắt bỏ khoảng 1/3 hoặc một nửa, tùy thuộc vào kích thước của lá. Giữ nó nhỏ.
Bước năm: bước tiếp theo là ghim cành cẩm tú cầu vào giá thể giâm cành.
Giá thể giâm cành cẩm tú cầu: 50% Vermiculite+50% đá perlite.
Trước khi cắt, hãy nhớ khử trùng giá thể giâm cành bằng thuốc diệt nấm như thuốc tím hoặc carbendazim. Sau đó đổ nước sạch qua giá thể giâm cành.
Chèn các đoạn cành cẩm tú cầu vào giá thể, độ sâu vừa đến cuống lá. Đặt một khay dưới đáy chậu và cho một ít nước vào khay. Quá trình sau khi giâm cành chủ yếu là giữ ẩm. Thường xuyên phun nước để dưỡng ẩm. Không để khay giâm cành trực tiếp dưới ánh mặt trời, ở nơi mát mẻ, nhiệt độ quá cao không tốt, nhiệt độ tốt nhất là từ 25-30 độ.
Các cành cẩm tú cầu có thể mất khoảng 20 ngày để bén rễ và bạn có thể rút nó ra sau một tháng.
Nhân giống cẩm tú cầu bằng xốp cắm hoa
Khi trồng cây cẩm tú cầu, tôi thường sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống loại cây này. Đây là một cây cẩm tú cầu để được tôi giâm cành được 35 ngày. Thông thường thì khi giâm cành cây cẩm tú cầu khoảng 35 đến 40 ngày thì cây sẽ bắt đầu phát triển rễ. Đây là bộ rễ của cây cẩm tú cầu sau khi đã được giâm cành 35 ngày.
* Cành cẩm tú cầu có chiều dài là khoảng 10 đến 15 cm. Đây là cành cẩm tú cầu chuẩn bị giâm cành đã hoàn chỉnh. Những lá ở gần bên dưới tôi sẽ cắt bỏ, chỉ giữ lại một vài lá ở phần ngọn và những lá này cũng được cắt đi khoảng 1/2 kích thước của lá. + Tôi dùng xốp cắm hoa để cắm phần thân của cây hoa cẩm tú cầu vào. Tác dụng của miếng xốp cắm hoa là giữ ẩm tốt hơn cho thân cây cẩm tú cầu trong quá trình cây hình thành rễ. * Thân cây cẩm tú cầu được tưới qua nước sạch để giữ ẩm.
+ Kế đến, là chọn chậu để giâm cành cây cẩm tú cầu. Tôi sử dụng loại chậu trồng có kích thước nhỏ, đường kính chậu trồng khoảng 7 cm, có nhiều lỗ thoát nước ở đáy chậu trồng.
+ Giá thể trồng mà tôi sử dụng để giâm cành cây cẩm tú cầu là: xơ dừa và vỏ trấu. Thành phần xơ dừa chiếm khoảng 80% Và vỏ trấu chiếm khoảng 20%. Xơ dừa này đã được tôi xử lý bằng cách xả nước sạch khoảng 15 phút mỗi ngày. Việc xử lý xơ dừa như vậy được diễn ra trong một tuần lễ trước khi đem giâm cành cây cẩm tú cầu.
+ Sau khi đã trồng cành cẩm tú cầu vào chậu, tôi sẽ tiến hành sử dụng một bịch ni lông để giữ ẩm cho cây cẩm tú cầu trong quá trình chờ nó ra rễ.
Cuối cùng, tôi đặt chậu cẩm tú cầu giâm cành cẩm tú cầu ở nơi mát mẻ, bên trên có lưới che. Lưới che này giảm 60% ánh nắng.
Khi đặt chậu cẩm tú cầu xuống nền cát, Tôi sẽ đặt chậu nghiêng 45 đô, trong quá trình bọc ni lông này giữ ẩm sẽ tạo ra hơi nước và hơi nước đó không đọng lại và chảy từ từ qua thành chậu, không đọng trên lá của cây cẩm tú cầu.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nhân Giống Hoa Hồng Leo Từ Việc Giâm Cành trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!