Đề Xuất 6/2023 # Cách Nhân Giống Cho Hoa Phong Lan # Top 13 Like | Vitagrowthheight.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Nhân Giống Cho Hoa Phong Lan # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Nhân Giống Cho Hoa Phong Lan mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhân giống hoa phong lan bằng cách chiết tách cành lan

Đối với những loài phong lan có tính sinh sản mạnh (ví như Đăng lan) , sau một thời gian cây sẽ cho ra rất nhiều cành, lúc này diện tích của chậu không đủ cho lan phát triển nữa, bạn phải thực hiên chiết tách bớt cành, sang chậu cho hoa.

Trước khi “nhổ” cây lan ra khỏi chậu phải tưới đẫm nước ( hoặc ngâm cả chậu vào trong nước), vài phút sau khi rễ mềm thì đặt chậu nằm ngang, nắm chặt phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan tụt ra khỏi chậu, nếu rễ bám chặt quá thì dùng mũi dao sắc, nhọn khoanh nhẹ một vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt những rễ bám chắc vào thành chậu.

Sau khi lấy bụi lan ra khỏi chậu, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ , cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5-6cm. Dùng dao sắc hơ qua ngọn lửa hoặc lau bằng cồn 90°, cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều đơn vị, mỗi đơn vị có hai đến ba thân và hai đến ba mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối.

Thời gian tách nhánh tốt nhất là sau khi hoa tàn hay trong mùa hè. Không nên tách vào cuối mùa thu hay mùa đông.

Chậu trồng nên dùng loại bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước và cho rễ lan đeo bám, kích thước chậu tùy thuộc vào độ lớn của nhánh lan định trồng . Chất trồng nên dùng than gỗ ngâm nước một ngày, vớt ra cho ráo rồi đập thành cục nhỏ kích thước 3-5cm. Xếp cục lớn dưới đáy chậu, cục nhỏ bên trên . nhớ để mặt trên của lớp than cách mép chậu 2-3cm.

Dùng cây kẽm (lớn cỡ cây căm (nan hoa) xe đạp) làm cây ty, uốn gắn cây ty vào mép chậu, đặt cây lan lên mặt lớp than rồi cột thân cây lan vào cây ty để cây lan không bị đổ ngã khi chúng chưa kịp ra rễ bám chắc vào lớp than và thành chậu. Khi trồng nhớ đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu , chậu lan sẽ cân đối. Để giữ ẩm nên phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than.

Trồng xong đưa chậu lan vào chỗ mát, ẩm cao, tưới nước, phân hoặc phun phân bón lá: Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30-10-10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone. Khi thấy cây lan ra rễ non thì đưa dần chậu lan ra chỗ có ánh sáng rồi đưa lên giàn.

Nhân giống hoa phong lan bằng cách trồng củ già:

Khi tách ra, những củ già của các giống lan như Cymbidium, Oncidium, Encyclia, Stanhopea vv… đừng nên vứt đi, vì những củ này thường mọc ra cây non. Cần phải cắt bỏ rễ thối, lá già rồi để vào chỗ rợp mát, thỉnh thoảng phun nước cho củ khỏi khô héo. Khoảng vài tháng sau các củ này sẽ mọc cây con, đợi khi cây mọc rễ khoẳng 4-5cm hãy đem ra trồng.

Nhân giống hoa phong lan bằng cách tách cây con:

Những loài như Phalaenopis hay Dendrobium thường mọc cây non (keiki) sau khi hoa đã tàn. Khi đó chúng ta vẫn tưới bón cho cây mẹ như thường. Khi cây con ra rễ dài khoảng 4-5cm sẽ dùng dao kéo đã khử trùng tách ra và đem trồng với những vật liệu cỡ nhỏ.

Nhân giống hoa phong lan bằng cách thụ phấn:

Nếu chỉ muốn thụ phấn (hand pollination) hay là giống một vài cây như Cymbidium Cattleya chúng ta có thể thực hành trong một vài phút, , nhưng nếu muốn có hoa đẹp chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng. Bởi vì khi thụ phấn giữa những bông hoa cùng một cây hay hai cây khác nhau. Thí dụ ta khi lai cây hoa vàng với cây hoa đỏ tưởng sẽ có màu cam nhưng kết quả không như ý muốn bởi vì những cây cha và cây mẹ có khi đã lai giống nhiều lần. chỉ có những giống lan nguyên thủy mới giữ được nguyên tính một phần nào.

Nhân giống hoa phong lan bằng cách gieo hạt:

Nhân giống bằng cách gieo hạt (seedling) gồm có 3 điều chính yếu:

. Thời điểm lấy hạt, có giống phải lấy hạt khi quả lan còn xanh, có giống lại phải đợi khi quả chin. Thời gian khoảng từ 50 ngày cho đến 260 ngày, trái lan có thể cho từ vài chục cho đến trên nửa triệu hạt.

. Việc trồng lan từ hạt hay trồng lan trong ống nghiệm không phải là dễ dàng, cần phải có những dụng cụ và nhiều lần kinh nghiệm. vấn đề chính là phải khử trùng khử nấm trước khi gieo hạt.

. Thời gian từ khi mọc ra từ hạt cho tới khi ra hoa khoảng từ 2 năm như Phalaenopsis và 9-10 năm cho Dendrobium speciosum.

Nhân giống hoa phong lan bằng cách cấy mô:

Cấy mô là kỹ thuật nhân giống nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Người ta có thể cấy một loạt ra hàng ngàn hay hàng trăm ngàn cây lan nhỏ với đặc tính y hệt như cây lan mẹ.

Những cây lan nhỏ này được lấy ra từ tế bào của lá, rể nhưng phần lớn từ lõi của các mầm non mới mọc. Thông thường người ta cắt thành 20 mảnh nhỏ, sau đó được bỏ vào trong một dung dịch đặc biệt rồi cho vào máy lắc chậm chạp xoay vòng hoặc nghiêng sang bên phải rồi bên trái, để cho các mảnh này chỉ lớn lên và không ra lá hay ra lễ.

Sau đó lại cắt thành 300-400 mảnh rồi tiếp tục như vậy cho tới 7000-8000 mảnh nhỏ hay nhiều hơn nữa. Cuối cùng người ta cho vào những chai (Flask) để cho cây mọc lên như gieo từng hạt.

Nhân giống hoa phong lan bằng cách cắt khúc: 

Chúng ta cũng có thể nhân giống bằng cách cắt khúc cành hoa hay thân cây như sau:

Phalaenopsis

Là một loài lan thân đơn, ít khi mọc cây con ở gốc, nhưng lại hay mọc cây con ở trên đốt của cành hoa. Có 3 cách nhân giống:

. Khi bông hoa đầu tiên vừa nở , phía dưới có 2-3 đốt không có hoa nhưng có chiếc vỏ bọc , dùng dao hay tăm nhọn tách vỏ này ra, tránh phạm đến mầm bên trong , bôi thuốc mọc cây non (keiki paste) có chất Cytokinin giá bán khoảng 4-5$ USD vào mầm đó. Khi hoa tàn hãy cắt phía trên đi. Vài tháng sau sẽ mọc cây con, khi cây con ra rễ dài 4-5cm, cắt ra rồi đem trồng.

. Khi hoa đã tàn hết, cắt cành hoa sát đến tận gốc rồi cắm vào trong ly nước có pha phân bón 30-10-10 rất loãng ¼ thìa cà phê cho 4 lít nước và lâu lâu lại thay nước một lần. Có người dùng nước dừa (coconut milk) thay cho nước lạnh, nhưng cách này dễ bị nhiễm trùng  hay nhiễm nấm cho nên cần phải cho vài giọt Physan 20 hay Peroxide hydrogen  vào. Để ở nơi rợp mát với nhiệt độ từ 25°C trở lên, vài tháng sau sẽ mọc cây non ở các đốt.

. Cắt các đốt ở dưới bông hoa đầu tiên (những đốt không có hoa) mỗi đầu chừa ra khoảng 2-3cm, ngâm vào nước sát trùng trong vòng 20p rồi bỏ vào trong một chiếc bình bịt kín lại và để như trên.

Dendrobium, Phaius

Khi hoa tàn, chia cây ra làm nhiều nhóm, cắt bỏ những thân cây không còn lá còn rễ. Dùng dao thật sắc cắt thân cây này ra thành từng đoạn , mỗi đoạn có 3-4 đốt.

Phun thuốc Physan 20 để  khỏi nhiễm trùng, nhiễm nấm xong rồi để những khúc cây này lên một lớp xơ dừa và khúc cây lan trên cát. Để vào chỗ rợp mát và tưới nước cho thật đẫm , cứ vài ngày lại phun nước một lần.

Khoảng 6 tuần lễ sau, vì lí do sinh tồn, mầm non bắt đầu nứt ra từ các mấu đốt, sau đó mọc rễ và theo luật thiên nhiên chui qua lớp xơ dừa để tìm nước. từ 8-10 tuần các mầm non này ra lá và rễ đã dài khoảng 4-5cm

Cắt thân cây thành những đoạn ngắn để trồng vào chậu dễ dàng, dùng dao thật sắc để cắt, không làm cho thân cây bị dập. Phun thuốc Physan 20 và trồng vào chậu nhỏ với:

. 30% vỏ thông dừa

. 30% vỏ dừa cũng cỡ hoặc nhỏ hơn vỏ thông

. 30% than vụn

. 10% perlite

Phương thức này có thể áp dụng cho các giống Dendrobium khác kể cả Dendrobium speciosum.

Aerides, Ascocenda, Arachnis, Renathera, Vanda, Staurochilus vv…

Những cây lan thuộc các loài kể trên thường mọc quá dài và đôi khi lại bị thối ngọn hay thối gốc nhất là Ascocenda và Vanda. Trường hợp này nếu không cắt ra và kịp chữa trị cây sẽ chết.

Khi cây lan mọc quá dài, có thể cắt ra làm nhiều đoạn theo như hình bên, mỗi đoạn cần tối thiểu phải có từ 3-5 đốt và 2-3 rễ, gốc cây cũng vậy. sau đó bôi thuốc sát trùng vào 2 đầu , có thể dùng vôi ăn trầu thay thế.

Nếu cây bị thối ngọn, hay thối gốc, dùng dao thật sắc đã khử trùng để thân cây không bị dập. cắt cho tới khi nào không còn thấy chấm đen ở trong lõi và phải cắt thêm vào chừng 3cm nữa, bôi thuốc sát trùng và để vào chỗ mát và ấm mỗi ngày phun nước một lần, nhánh mới và rễ mới sẽ mọc ra.

Nhân Giống Phong Lan

Nhân giống phong lan tiến hành vào mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây này, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ

Khác với các cây trồng cạn, trồng trong môi trường nước (thủy sinh), các loài phong lan (họ lan Orchidae) lại có đời sống khí sinh, bì sinh (không cần đất) nhờ bộ rễ “ăn nổi” bám vào vỏ cây rừng nhiệt đới hoặc hút chất dinh dưỡng từ mùn hữu cơ đang hoai mục tích tụ trong các hốc đá cheo leo để hoàn tất vòng đời

Là họ tiến hóa cao trong thế giới thực vật, phong lan thích nghi hoàn hảo với thụ phấn nhờ sâu bọ nên có nhiều đặc điểm rất hấp dẫn thị hiếu con người: Sắc màu, hương thơm đa dạng và phong phú, mật ngọt, phấn bùi v.v… lại không cần đất, không đòi hỏi hướng phơi sáng trực tiếp do thích nghi với khí hậu nóng ẩm, dưới bóng râm nên cây này rất thích hợp cho mọi nơi chốn, nhất là chung cư, đô thị. Vì vậy nhu cầu về giống vượt trội so với khả năng cung cấp của lan tự nhiên (lan rừng).

Do đó cần phải chọn lọc giống tốt, chủ động nhân ươm để cung kịp cầu trong phong trào chơi sinh vật cảnh rầm rộ như hiện nay và tăng trưởng mạnh hơn khi công cuộc xóa đói giảm nghèo tiến triển.

Nhân giống phong lan tiến hành vào mùa xuân là thời vụ thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây này, phương pháp nhân sinh dưỡng bằng tách những mầm chồi phát ra từ xung quanh cổ rễ (gốc) của cây mẹ trong bụi – đó là những “giò” lan. Cũng giống như chuối (cùng lớp một lá mầm có gân lá song song hoặc hình vòng cung, rễ chùm), trong việc chọn giống và nhân cần lấy từ những khóm (bụi) lan đã bói hoa, còn đang sung sức, không bị sâu bệnh để cây giống sẵn có kích thích tố (auxin) sinh sản vừa lớn nhanh, lại sớm trổ hoa trở lại sau khi trồng.

Dùng dao hoặc kéo hay mũi đục sắc đã hơ lửa, nhúng cồn để sát trùng tách giò lan giống sát gốc cây mẹ, kèm theo bộ rễ mới và giá thể (đặc biệt cần với lan rừng để cây giống sẵn có thức ăn ban đầu giúp thích nghi dần với nơi ở mới). Chấm gốc giò giống vào tro bếp hoai mục (tro “xó bếp”) hoặc hỗn hợp tro + bùn hẩu đã khuấy kỹ theo tỷ lệ 1:1 về khối lượng để “hồ” – kích thích rễ mới ăn ra nhanh và nhiều (như kinh nghiệm “hồ” rễ mạ và nhiều loài, giống cây trồng khác), rồi cho vào lồng, cố định với giá thể (và cũng là thức ăn nuôi lan).

Giá thể cho lan bám và hút chất khoáng dễ tiêu chính là những mẩu gỗ vụn còn nguyên vỏ đang hoai mục đã bị hơ xém vỏ ngoài để tiệt trùng và hấp dẫn, kích thích rễ lan “ăn ra” bám vào đó. Nên lấy ở những cây không nhựa mủ thích hợp với nhu cầu đồng hóa của rễ phong lan (tốt nhất là cây vỏ dầy chứa nhiều hữu cơ tinh luyện đang phân hủy). Có thể trộn thêm với những mẩu than gỗ nhỏ và xỉ than, bã chè hoai mục… theo tỷ lệ 7:1:1:1 (theo khối lượng) đảm bảo cân đối và đầy đủ khoáng đa, vi lượng nuôi lan.

Treo “lồng” lan giống dưới tán cây, bóng râm hoặc đặt dưới giàn che, điều hòa ẩm độ cho giá thể và môi trường không khí bao quanh thường xuyên ẩm và mát. Tuyệt đối không để bộ rễ sũng nước hoặc khô quắt.

Phun tưới cho cây theo kinh nghiệm: “Hai ướt – một khô” trong ngày, nhất là khi thu về hanh lạnh. Đó là sáng sớm (trước bình minh) và chiều tối (sau hoàng hôn) để cây được mát gốc, chồi và lá không bị cháy khảm (lỗ rỗ) do các giọt nước hội tụ ánh nắng gây ra

Có thể “bồi dưỡng” cho lan bằng nước gạo tươi (mới vo chưa chua), không lạm dụng phân hóa học vì dễ gây “tốt lá xấu hoa” hoặc “thâm rễ thối mầm”.

Khi thấy lá ngọn rụt lại (cũng giống như chuối và hầu hết các cây 1 lá mầm) cần tăng thời gian phơi sáng thêm 1 – 2 giờ trong ngày thì hoa sai, thắm sắc, đậm hương hơn

Cách Gieo Hạt Hoa Phong Lan. Kỹ Thuật Nhân Giống Phong Lan Bằng Hạt

Từ xưa đến nay, phương pháp nhân giống hoa lan thường xuyên được sử dụng nhất là chiết cành và ươm keiki. Bên cạnh đó còn có một phương pháp rất phức tạp khác là gieo hạt. Phương pháp này đến nay chỉ có những người trồng lan chuyên nghiệp mới có thể làm được. Nếu bạn có nhu cầu gieo hạt hoa phong lan, dưới đây là hướng dẫn chi tiết.

Hướng dẫn kỹ thuật gieo hạt hoa phong lan

Bước 1. Thụ phấn cho hoa lan để tạo quả hoa lan Hạt hoa lan có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng hạt bụi thông thường. Trong một quả của phong lan có đến hàng ngàn hạt lan. Tuy nhiên hạt lan lại không được bán sẵn tại các cửa hàng. Vì vậy nếu bạn muốn gieo hạt hoa phong lan bằng chính hạt của chúng thì trước tiên phải thụ phấn cho hoa lan để hình thành quả lan.

Để thụ phấn cho lan, bạn cần lựa chọn một nhánh hoa lan thật khỏe, thật đẹp. Sau đó cho phấn hoa và nhụy cái thụ tinh để tạo quả. Để làm được việc này, khi hoa đã nở hoàn toàn, bạn đưa một que tăm vào trong hoa của một bông hoa này, lấy nhị hoa ra (nếu nhị hoa không dính vào tăm thì bạn có thể dùng nhíp để gắp ra) rồi đưa phấn hoa vào trong nhụy cái của công hoa khác. Sau quá trình này sự thụ phấn sẽ diễn ra.

Để chắc chắn cho quá trình tạo quả của mình, bạn nên thụ phấn cho 2 – 3 cành hoa khác nhau. Nhớ ghi lại ngày tháng bạn thụ phấn cho lan.

Bước 2. Thu hoạch quả chín của lan Từ ngày thụ phấn thành công quả lan sẽ bắt đầu hình thành và chín dần. Tuy nhiên thời gian tạo quả của lan vô cùng lâu, thường đến khi quả chín phải mất gần 7 tháng. Trong 7 tháng đó, khi quả lan ở ngưỡng 5 tháng thì những hạt lan phía trong quả đã bắt đầu trưởng thành và có thể đưa vào gieo hạt.

Bạn có 2 lựa chọn khi thu hoạch quả lan để lấy hạt:

Thứ nhất: nếu bạn gieo hạt trong ống nghiệm thì nên thu hoạch khi quả xanh (5 tháng). Tuy nhiên lựa chọn này chỉ dành cho các nhà trồng lan siêu chuyên nghiệp mang tính khoa học. Thứ hai: nếu bạn gieo hạt chín nảy mầm trên vỏ cây thì nên đợi đến khi quả chín. Vỏ bắt đầu nứt ra. Khi hái được quả lan chín, như đã nói, trong quả lan có rất nhiều hạt lan. Nếu được bạn có thể chia sẽ nó cho những người yêu lan khác.

Bước 3. Tiến hành gieo hạt lan trên vỏ cây Trong tự nhiên, khi quả lan vỡ ra, các hạt lan bay ra bám vào vỏ cây, chúng sẽ nảy mầm, sau đó nhờ quá trình tấn công của các loại nấm mốc cộng sinh mà chúng phát triển. Các nấm này cung cấp dinh dưỡng cho lan phát triển cho đến khi chúng hình thành chiếc lá đầu tiên để tự quang hợp.

Với phương phá làm nảy mầm lan trên vỏ cây, bạn thực hiện theo thứ tự:

Chuẩn bị vài miếng vỏ cây tươi nhỏ khoản 5cm x 5cm, ngâm chúng vào trong nước mưa khoảng 1 giờ đồng hồ. Lấy một vỏ chai nhựa, cắt thành 3 phần. Sau đó vứt bỏ phần giữa và giữ lại phần đáy và phần trên của chiếc chai. Rắc hạt lan lên trên vỏ gỗ cây rồi đặt miếng gỗ vào trong chai. Đậy hai phần chai lại với nhau. Nhớ rằng phải tháo nắp chai ra. Để chai chó chứa vỏ cây và hạt lan ở khu vực có ánh sáng nhưng không có ánh mặt trời chiếu trực tiếp. Khi vỏ cây bắt đầu khô cần tưới nước cho nó và nên tưới vào buổi sáng. Chờ đến khi lan nảy mầm. Sau khi gieo hạt vào chai, tùy từng giống lan mà thời gian nảy mầm có thể kéo dài từ 1 đến 6 tháng. Sau khi lan nảy mầm, xuất hiện chồi và rễ thì có thể mang ra ngoài trồng.

Lời khuyên khi gieo hạt hoa lan!

Quá trình gieo hạt hoa phong lan thực sự là một quá trình dài và khá khó khăn. Nếu bạn thực sự muốn sở hữu những giò phong lan do chính mình ươm trồng thì có thể thử phương pháp này.

Còn nếu không thì không nên thử vì phương pháp này rất phức tạp, đòi hỏi tính kiên nhẫn, tỉ mĩ cao mà hiệu quả đưa lại lại thấp. Số lượng hạt lan nảy mầm không cao, hiệu quả kinh tế cũng không có. Thời gian để sở hữu những giò phong lan lâu hơn rất nhiều lần so với phương pháp cấy ghép, chiết cành.

Kỹ Thuật Nhân Giống Phong Lan

Có nhiều cách để nhân giống hoa lan như gieo hạt, cấy mô và tách chiết cây con từ cây mẹ. Gieo hạt là cách ít được phổ biến vì quá khó khăn, sự thành công chỉ đạt được 2 phần triệu. Còn việc cấy mô đòi hỏi có phòng thí nghiệm, có những trang thiết bị đặc biệt và quy mô, thực hiện với quy trình vừa nghiêm túc vừa tỉ mỉ mới được. Vì vậy, khả năng của nhà vườn chỉ cho phép mình nhân giống bằng cách tách chiết mà thôi.

Vẫn biết rằng nhân giống theo tách chiết thì chậm, số lượng không đáp ứng được nhu cầu. Nhưng nếu cần trồng với số lượng nhiều thì thiết nghĩ bỏ tiền ra mua cây con cấy mô cũng không quá đắt. Điều quan trọng dẫn đến thành công là khả năng nuôi trồng và kinh nghiệm nuôi trồng của mình…

Nên tách chiết vào thời gian nào?

Bất kể tháng nào trong năm ta cũng có thể tách chiết lan để trồng được, miễn là lúc nào cũng duy trì được độ ẩm tốt cho vườn và chịu khó chăm sóc. Thế nhưng, thời điểm tốt nhất để làm công việc tách chiết này là vào đầu tháng mùa mưa, phù hợp với mùa tăng trưởng của lan. Nói rộng ra, những tháng đầu mùa mưa, khí trời mát mẻ êm dịu, cây đang đà phát triển mạnh là ta chiết tách dễ thành công hơn là làm việc này trong mùa khô hạn.

Cách nhân giống lan đơn thân

Tách chiết loại lan đơn thân thật dễ dàng, do lan đơn thân chỉ phát triển theo chiều cao, trồng lâu ngày, tùy giống, có thể vươn cao từ 1-2m. Khi cần chiết thì cứ dùng dao bén (cần khử trùng trước khi sử dụng) cắt ngang thân từng khúc một mà trồng. Mỗi khúc như vậy cần có chiều dài từ 3-5cm, trên đó có ít nhất 2 tầng rễ gió là được. Điều cần chú ý là vết cắt thật ngọt, tránh giập nát. Phần gốc lan còn lại vẫn tiếp tục phát triển thành cây mới.

Kinh nghiệm cho thấy, phần ngọn được tách ra trồng mau cho ra hoa hơn là các đoạn ở phần thân. Phần được chiết ra, nếu cho vào chậu thì vị trí cây nên nằm giữa chậu, cắm cọc vào để giúp cây phát triển thẳng lên.

Cách nhân giống lan đa thân

Lan đa thân phát triển theo chiều ngang, cây thấp nhưng bụi nở. Lúc mới trồng thì chỉ có tối đa mỗi chậu 3 giả hành, thường gọi là tép, nhưng sau vài năm cây nở ra thành bụi lớn, lắm khi bò ra khỏi chậu, đây là lúc nhân giống được. Một chậu lan sum xuê như vậy có thể tách chiết ra được nhiều đơn vị để trồng. Mỗi đơn vị thường là 3 giả hành liền nhau, nên dùng dao thật bén (đã khử trùng) xắn mạnh xuống để tách ra từng đơn vị một. Vết cắt cần phải ngọt rồi sau đó dùng sulfate đồng hoặc chút vôi ăn trầu bôi ngay vào vết cắt để khử trùng.

Nên trồng ngay cây vừa tách chiết này vào chậu, và cách trồng như ta đã biết, tép già nhất phải nằm sát mép chậu, được cột chặt vào cây cột nhỏ (làm bằng cọng tre nhỏ hoặc khúc kẽm lớn) để giúp cây mọc ngay thẳng. Lúc mới trồng chỉ cần đặt sơ sịa vào chậu một ít giá thể để rễ non tựa vào đó hút nước khoáng và dưỡng chất nuôi cây. Việc tách chiết lan đa thân thường được thực hiện cùng lúc với thay chậu, tức là đầu mùa mưa. Có người tách chiết vào giai đoạn cây kết thúc ra hoa trái.

Cách chăm sóc cây mới tách chiết

Do mới được chiết ra khỏi thân cây mẹ nên cây con chưa đủ khả năng tự tạo một đời sống độc lập. Có điều may là bộ rễ của chúng phát triển rất nhanh, vì vậy nếu mấy ngày đầu được chăm sóc đúng phương pháp thì tỷ lệ cây bị chết vì kiệt sức là không đáng kể.

Cần đặt những chậu lan mới trồng vào nơi có độ ẩm cao, nơi có độ thông thoáng vừa phải, dù đó là loài lan ưa sáng cũng chưa phải lúc cho chúng hưởng ánh sáng chói chang ngay. Chỉ khi cây bắt đầu ra rễ, ta mới từ từ rời chậu ra nơi có ánh sáng mạnh hơn…

Tuần đầu tiên chỉ đơn thuần tưới nước ngày 3-4 lần theo dạng phun sương. Đến khi biết chắc cây đã ra rễ thì mới bắt đầu tưới phân, và tưới phân bắt đầu cũng chỉ với nồng độ thấp, sau đó mới tăng dần…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Nhân Giống Cho Hoa Phong Lan trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!