Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Thùng Xốp Trồng Rau Theo Earthbox mới nhất trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Earthbox không phải quá xa lạ với người trồng rau, nó chính là chậu trồng rau thông minh mà chúng ta vẫn hay thấy. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng nó chưa đúng công năng điển hình như việc: khoan lỗ dưới đáy để thoát nước cho nhanh hoặc khoan bên cạnh nhưng quá sát đáy làm mực nước dự trữ không nhiều; bỏ cái lưới nhựa đen ở đáy chậu đi để tăng lượng đất lên. Nguyên lý sử dụng của cái chậu thông minh rất đơn giản, nó là mô phỏng quả đất của chúng ta trong đó có cả các mao mạch dẫn nước, có nguồn nước ở dưới, có lối dẫn khí và nước xuống dưới.
Chúng ta có thể mua chậu thông minh hay tự làm những cái Earthbox bằng thùng nhựa để trồng rau như thế này:
Vấn đề là chi phí cho một vườn rau sử dụng thùng hoặc chậu thông minh khá lớn. Mẹ Khoai Xoài đã ứng dụng mô hình này cho thùng xốp và thấy rất đơn giản, cực nhàn cho một người lười như mẹ cháu.
– Thùng xốp không thủng đáy (có thể gia cố bằng băng dính kín quanh 1/2 thùng)
– Xỉ than tổ ong hoặc xốp cứng, gạch gỗ (nên dùng vật liệu nhẹ)
– Vỏ chai nhựa Lavie hoặc chai dầu ăn: cắt làm đôi và dùi lỗ; muốn bền đẹp có thể dùng cái giỏ nhựa
– Một đoạn ống nước hoặc ống gen điện (chọn ống gen điện vì rất rẻ, có vài k/m)
– Đặt hai viên xỉ than vào trong thùng rồi đậy phần nắp đã làm ở B1 lên trên.
– : Nhét nửa vỏ chai nhựa đã cắt và đục lỗ vào phần lỗ tròn đã khoét trên nắp thùng. Nhét sâu xuống chạm đáy thùng. Chai nhựa này sau khi đã đổ đất vào trong và lên trên nắp làm nhiệm vụ dẫn nước lên bề mặt đất. Thùng to nên làm hai cái.
– Cắm phần ống gen điện xuyên qua nắp xuống phía dưới. Phần ống này có tác dụng khi cần đi xa vài ngày rót nước trực tiếp xuống đáy dự trữ và giúp việc quan sát mực nước dễ hơn. Cắt 1/3 chai lavie phía trên chụp vào đầu đoạn ống gen điện, nó giống cái phễu để khi rót nước vào dễ dàng hơn.
– Đục 4 lỗ thoát nước và cung cấp khí ở bên cạnh thùng, độ cao dưới hoặc trên phần nắp thùng đã được đặt vào. Muốn có nhiều khí cung cấp cho rễ cây, các lỗ nên đục dưới nắp 1 cm. Không nên đục thấp quá vì khối lượng nước dự trữ ở đáy thùng sẽ không được nhiều.
Mất khoảng 5-10p với 5 bước như trên là xong một cái thùng giờ thì “người nông dân” chỉ việc đổ đất lên trên và gieo hạt.
– Tiết kiệm tiền làm thùng với một chi phí khá rẻ. Tiền nguyên liệu khoảng 8k. bao gồm 5-6 k cho thùng và 1-2k cho đoạn ống gen điện. Các vật liệu khác bạn hoàn toàn có thể xin được miễn phí.
– Tiết kiệm nước, không phải tưới nhiều, đất thì luôn ẩm đủ nước và đủ khí.Khi cần đi đâu xa vài ngày, đổ nước qua phần ống gen cho chảy trực tiếp xuống dưới. Khi thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước và khí thì dừng lại.
– Tiết kiệm được đất trồng vì có nước dự trữ dẫn lên trên nên chỉ cần lượng đất vừa đủ.
– Đất không bị ngâm lưu cữu trong nước (chỉ có một phần rất nhỏ đất trong chai nhựa làm nhiệm vụ dẫn nước dự trữ từ dưới lên trên) nên không bị bí, xẹp đất hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường ta vẫn để thoát nước cách đáy thùng 5 cm.
– Rễ cây và đất được cung cấp đủ khí theo các hướng: hai bên thùng qua các lỗ thoát, từ trên xuống qua đoạn ống nhựa
Muốn có một vườn rau sân thượng xanh tốt hiệu quả “nông dân bê tông” phải tiến hành nhiều việc như: làm đất, diệt sâu bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng, chọn giống… Với cách làm thùng như trên, chúng ta đã giải quyết được vấn đề đầu tiên cơ bản trong trồng trọt đó là: NƯỚC.
Làm Giàu Từ Thùng Xốp Trồng Rau
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Hưng Yên, Đặng Văn Phong (sinh năm 1991). Đã ấp ủ giấc mơ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Ra trường, Phong làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu.
1/. Khởi đầu:
Năm 2012, Phong tình cờ quen với một kỹ sư nông nghiệp. Tham gia các dự án trồng rau sạch tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Khi đó, vấn đề rau sạch an toàn được truyền thông đưa tin nhiều sau hợp ngộ độc xảy ra. Phong trao đổi với anh bạn kỹ sư về khả năng cung cấp rau sạch tại các thành phố lớn.
Tìm hiểu nhu cầu, anh thấy không ít người tiêu dùng chủ động nguồn rau sạch. Bằng cách tận dụng không gian sống nhỏ hẹp. Điều này khiến kế hoạch của anh thay đổi.
Thay vì cung nguồn rau sạch, mình sẽ cung cấp thiết bị trồng rau trên tầng thượng tại hộ. Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn, Phong nghỉ việc để tập trung cho dự án.
2/. Kỹ thuật:
Ngoài việc tìm hiểu thêm kỹ thuật nông nghiệp, anh đã chủ động liên lạc với bạn bè, thầy cô giáo nhờ giới thiệu và tìm kiếm những người có đam mê với công việc trồng trọt. “Rất may mắn cho mình, có một số bạn từng tốt nghiệp chuyên ngành nông nghiệp nhưng đang làm trái nghề. Khi biết đến dự án, họ cũng rất hăm hở”, Phong cho biết.
Có ý tưởng, song khi bắt tay thực hiện mọi thứ không đúng như kế hoạch trước đó. Trong nhiều khó khăn ban đầu thì việc thuê xưởng là tốn chi phí đầu tư nhất bởi phải chuyển địa điểm vài lần trong một thời gian ngắn. Phong cho biết do phải ủ phân, sản xuất đất trồng nên không ít chủ thuê đã từ chối ký hợp đồng dài hạn.
Bắt đầu từ những thùng xốp, khay nhựa chuyên dụng, đến nay, trung tâm của Phong đã thiết kế được giàn trồng có hệ thống tưới nước tự động, gắn bánh xe để tăng diện tích và tiện di chuyển. Anh cho biết để có những sản phẩm được thị trường chấp nhận như hiện nay là cả quá trình tìm tòi, sáng tạo thử nghiệm và cải tiến của các kỹ sư nông nghiệp. Chưa kể đến việc tìm kiếm thị trường, thuyết phục khách hàng dùng thử.
3/. Kinh nghiệm:
Trong khi đó, sản phẩm gặp không ít vấn đề phát sinh qua quá trình chăm sóc. Nhiều trường hợp rau phát triển kém, một phần khách hàng chưa quen kỹ thuật hoặc do thời tiết, phần nhiều anh thừa nhận dịch vụ vẫn chưa hoàn chỉnh.
“Thời gian đầu khi còn dùng thùng xốp, do vật liệu không bền, trong quá trình vận chuyển lên sân thượng thùng xốp dễ bị vỡ, không ít lần anh em trong đội thi công ở lại cả ngày lau nhà cho khách vì đất rơi vãi”, Phong kể lại.
Do vậy, khi đó, gần như Phong không có đơn hàng, may mắn lắm cả tuần mới có một vài khách hàng gọi điện tư vấn. Không doanh thu, anh và mọi người trong trung tâm đều phải tự bỏ tiền túi để chi tiêu. Nhận thấy kênh bán hàng online nở rộ, anh đầu tư xây dựng website, lập fanpage, nhờ đó sản phẩm được quảng bá rộng rãi và lượng khách hàng bắt đầu tăng lên.
Thừa nhận kinh doanh luôn tính đến lợi nhuận. Song, với chàng trai trẻ này mục tiêu mà anh đeo đuổi là giá trị xã hội. “Mình mong muốn nhiều hơn nữa người tiêu dùng sẽ được sử dụng rau sạch an toàn. Đây cũng là cách để doanh nghiệp phát triển bền vững”, anh cho biết.
4/. Hướng phát triển:
Sau 3 năm, đến nay, trung tâm thi công nhà vườn đã có lượng khách hàng ổn định. Với đơn giá trọn gói 4 triệu đồng một sản phẩm, trung bình mỗi tháng cơ sở có vài chục đơn hàng cho doanh thu khoảng 200 triệu đồng.
Chia sẻ về kế hoạch thời gian tới, Phong cho biết tiếp tục cải tiến sản phẩm hiện có. Đồng thời, đầu tư máy móc đáp ứng lượng đất trồng cho những vườn rau sạch an toàn khác. Ngoài ra, anh đang tính đến việc mở các chi nhánh tại các địa phương lớn của cả nước, do nhu cầu trồng rau sạch cũng đang rất lớn.
Học Ngay Cách Trồng Rau Ở Trong Thùng Xốp Earthbox Cực Hay Của Mẹ Khoai Xoài
EarthBox chính là loại thùng nhựa trồng rau thông minh rất phổ biến trên thế giới. Hiện nay, mô hình mini này cũng không quá xa lạ đối với người Việt. Với sở thích tìm tòi, khám phá và trồng rau sạch, cách đây 1 năm, chị Thục (tên gọi thân thuộc là Mẹ Khoai Xoài) đã cải tiến thùng EarthBox bằng nhựa thành thùng xốp để trồng trên sân thượng của mình. Từ đó, bữa ăn nhà chị lúc nào cũng có rau tươi xanh, an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Với sở thích tìm tòi và trồng rau sạch, Mẹ Khoai Xoài đã cải tiến thùng EarthBox bằng nhựa thành thùng xốp, vừa nhanh chóng, hiệu quả lại rất tiết kiệm chi phí.
Mô hình trồng rau EarthBox bằng thùng nhựa rất phổ biến trên thế giới.
Và đây là phương thức trồng rau EarthBox bằng thùng xốp trên sân thượng.
Chị Thục cho biết: “Nguyên lý sử dụng của chậu thông minh rất đơn giản. Đúng như tên gọi, EarthBox mô phỏng trái đất của chúng ta. Trong đó có các mao mạch dẫn nước, có nguồn nước và lối dẫn khí… Tuy nhiên, nhiều người lại chưa sử dụng đúng. Chẳng hạn như khoan lỗ ngay dưới đáy để thoát nước nhanh hoặc khoan bên cạnh nhưng quá sát đáy làm mực nước dự trữ không nhiều; có người lại bỏ lưới nhựa đen ở đáy chậu nhằm tăng lượng đất lên… như vậy sẽ mất hiệu quả của EarthBox”.
Mô hình thùng xốp trồng rau sạch thông minh do mẹ Khoai Xoài vẽ tay.
Trên thực tế, chúng ta có thể tìm mua những chiếc chậu thông minh hay tự làm thùng EarthBox bằng nhựa. Tuy nhiên, chi phí cho một vườn rau hoàn toàn sử dụng thùng nhựa hoặc mua chậu thông minh không hề rẻ. Chính vì vậy, chị Thục đã ứng dụng mô hình này cho thùng xốp và thấy rất đơn giản, lại rất nhàn cho những chị em “lười biếng”.
Những chiếc thùng EarthBox bằng nhựa bạn có thể tìm mua.
Những vật liệu để tiến hành làm EarthBox bằng thùng xốp của chị Thục.
Vật liệu chuẩn bị cần có:
– Thùng xốp (không thủng đáy, có thể gia cố bằng băng dán kín quanh 1/2 thùng).– Nắp thùng xốp.– Xỉ than tổ ong hoặc xốp cứng, gạch gỗ (nên dùng vật liệu nhẹ).– Vỏ chai nhựa nước suối hoặc chai dầu ăn. Bạn cắt làm đôi và dùi lỗ (muốn bền đẹp có thể dùng giỏ nhựa).– Một đoạn ống nước hoặc ống gen điện ( để tiết kiệm chi phí, nên chọn ống gen điện vì giá rẻ).
Các bước thực hiện cụ thể:
– Bước 2: Đặt hai viên xỉ than vào trong thùng rồi đậy phần nắp đã làm ở bước 1 lên phía trên.
– Bước 4: Cắm phần ống gen điện xuyên qua nắp xuống phía dưới. Phần ống này có tác dụng giúp việc quan sát mực nước dễ hơn. Hơn nữa, khi có việc cần đi xa vài ngày, bạn chỉ cần rót nước trực tiếp xuống đáy dự trữ là được. Cắt 1/3 chai nước suối chụp vào đầu đoạn ống gen điện, giống cái phễu để rót nước dễ dàng.
– Bước 5: Đục 4 lỗ thoát nước để cung cấp khí ở bên cạnh thùng. Muốn có nhiều khí cung cấp cho rễ cây, các lỗ nên đục dưới nắp thùng 1 cm. Không nên đục thấp quá vì khối lượng nước dự trữ ở đáy thùng không được nhiều.
Các bước thực hiện cụ thể được mẹ Khoai Xoài chia sẻ kỹ lưỡng.
Mất khoảng 5 – 10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp.
Như vậy, mất khoảng 5 – 10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp. Giờ thì “người nông dân tại gia” chỉ việc đổ đất lên trên và gieo hạt thôi. Khá đơn giản đúng không nào? Mẹ Khoai Xoài ước tính tổng chi phí để để làm thùng EarthBox bằng xốp là khá rẻ, chỉ khoảng 8.000 đồng/ thùng (5.000 – 6.000 đồng tiền thùng xốp, 1.000 – 2.000 đồng tiền ống gen điện). Các vật liệu khác như vỏ chai nước suối, chai dầu ăn,… có thể tái sử dụng hoặc xin miễn phí.
Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm.
Nói về các ưu điểm của phương thức này, chủ nhân của vườn rau xanh tốt hào hứng cho biết:”Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm, đủ nước và đủ khí. Khi phải đi công tác nhiều ngày, tôi chỉ cần đổ nước qua phần ống gen cho chảy trực tiếp xuống dưới, thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước và khí thì dừng lại. Ngoài ra còn tiết kiệm được đất trồng, vì có nước dự trữ dẫn lên trên nên chỉ cần lượng đất vừa đủ. Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường. Rễ cây và đất được cung cấp đủ khí theo các hướng: hai bên thùng qua các lỗ thoát, từ trên xuống qua đoạn ống nhựa”…
Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường.
Mẹ Khoai Xoài còn chia sẻ thêm: “Nếu chị em muốn có một vườn rau trồng ở sân thượng hay ban công thật xanh tốt và hiệu quả thì trước tiên phải thực sự yêu thích và tạo sự hứng thú trong khi thực hiện. Sau khi làm xong các thùng xốp thì chúng ta phải tiến hành nhiều việc như: làm đất, diệt sâu bệnh, bổ sung chất dinh dưỡng, chọn giống gieo trồng… Với cách làm thùng như trên, chúng ta đã giải quyết được khâu cơ bản đầu tiên trong việc trồng trọt đó là Nước. Thực tế, thùng EarthBox chuẩn có có thêm một màn ni-lon phủ kín bề mặt (khi nước bốc hơi sẽ ngưng trên bề mặt ni-lon rồi lại nhỏ xuống đất) nhưng tôi bỏ qua bước này. Nếu bạn cẩn thận tỉ mỉ có thể bổ sung cho chiếc thùng của mình”.
Vườn rau trồng trong thùng xốp của mẹ Khoai Xoài lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn trông rất thích mắt.
Cách Làm Đất Trồng Rau Trong Thùng Xốp Dễ Làm Cho Mọi Người
Điểm cộng cho việc làm đất và cải tạo đất trồng rau bằng thùng xốp
Hỗ trợ cây trồng trong việc trao đổi chất diễn ra một cách nhanh chóng và chất lượng tốt hơn.
Giúp các hạt giống cây trồng, rau còn non được nẩy mầm tốt hơn, giúp rau cho năng suất cao và sản phẩm chất lượng hơn.
Tăng cường quá trình sinh trường cho rau.
Giúp cây trồng phát triển mạnh khỏe, tăng khả năng phòng chống sâu bệnh, côn trùng gây hại.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển.
Cách làm đất trồng rau trong thùng xốp dễ làm
Cách trộn đất nền để trồng rau
Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong cách làm đất trồng rau trong thùng xốp đó chính là trộn đất nền. Sự sinh trưởng và chất lượng cây trồng có đảm bảo hay không phụ thuộc vào lượng đất nền được trộn. Để có được đất nền trồng rau tốt nhất, bạn hãy chuẩn bị những khay nhựa hoặc thùng xốp để đựng. Tiếp đó, bạn sử dụng đất phù sa hoặc cũng có thể là đất đã được xử lý mầm bệnh, tro trấu, mùn cưa, phân hữu cơ, phân bón vi sinh, phân trùn quế… Sau khi chuẩn bị xong nguyên vật liệu cần thiết, bạn tiến hành công đoạn trộn đất nền theo công thức sau: 5 nắm đất nền + 3 nắm giá thể tạo xốp + 2 nắm phân bón. Sau khi trộn xong đất nền, bạn hãy san phẳng bề mặt đất nền trồng rau rồi dùng tay nén chặt đất. Để đất trồng rau thùng xốp được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bạn hãy cho thêm ít bột TC – Mobi tùy theo tỷ lệ bạn chọn sao cho phù hợp. Tùy theo cây bạn trồng và nhu cầu dinh dưỡng mỗi loại bạn có thể cho thêm phân bón vi lượng vào đất nền.
Một lưu ý dành cho các bạn đó chính là nếu bạn làm đất trồng rau bằng đất ruộng phải qua bước xử lý mầm bệnh. Cách làm đất tiến hành như sau: đập đất ra thật nhỏ rồi phơi khô chúng. Sau đó, bạn dùng vôi bột xử lý đất để loại bỏ đi lượng côn trùng và sâu bọ có trong đó.
Cách cải tạo đất để trồng rau
Sau mỗi lứa rau trồng được thu hoạch thì lượng dinh dưỡng sẽ bị cạn kiệt dần và dẫn đến hiện tượng đất trồng rau trong thùng xốp trở nên khô cằn. Biện pháp hữu hiệu nhất để giải quyết tình trạng này đó chính là cải tạo đất trồng rau để trả lại cho đất độ tươi xốp hơn. Có 3 phương pháp giúp cải tạo đất giúp cho cách làm đất trồng rau trong thùng xốp của chúng ta trở nên trọn vẹn hơn:
Với cách cải tạo đất này, bạn sử dụng phân bò hay phân cá đã được xử lý để giúp đất được tăng cường chất dinh dưỡng. Hai loại phân này chứa nguồn đạm hữu cơ giúp cung cấp hàm lượng đa, trung, và vi chất cần thiết cho cây. Bạn trộn phân và đất trực tiếp với nhau theo tỷ lệ: 1 phần phân bò (phân cá) tương đương 10dm3 và 1 bao đất tribat 10dm3.
Cách cải tạo đất này trong cách làm đất trồng rau trong thùng xốp sử dụng loại phân bón vi sinh phổ biến và không khiến cây trồng bị nóng. Tỷ lệ trộn tốt nhất giữa phân vi sinh và đất đó chính là: 1 bao phân vi sinh tương đương 10 dm3 và 1 bao đất tribat. Đây là loại phân vi sinh lành tính cho mọi loại cây, giúp kích thích rễ cây phát triển thật tốt.
Cách cuối cùng đó chính là sử dụng phân trùn quế để cải tạo đất trồng rau. Phân trùn quế được biết đến là loại phân có giá khá đắt so với các loại phân khác do quy trình sản xuất phân diễn ra khá phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên loại phân này lại mang đến cây trồng những lợi ích rất lớn. Để cải tạo đất trồng rau trong thùng xốp, bạn dùng 5 hoặc 6kg lượng phân trùn quế đã được phơi khô trộn đều với đất. Cách cải tạo đất trồng rau trong thùng xốp này giúp cung cấp cho đất lượng đạm khá lớn. Bên cạnh đó, nó còn giúp giải lượng phân lân và kali khó tiêu có trong đất và giúp duy trì độ tơi xốp, độ ẩm cho đất. Từ đó giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh và cho ra sản phẩm như mong đợi.
Các loại rau ưa trồng trong thùng xốp
Với những mẹo làm đất đã bật mí phía trên thì sau đây chúng tôi sẽ giúp cho bạn chọn lựa những loại rau dễ trồng trong thùng xốp để có được vườn rau tươi ngon:
Đây là loại rau được ưa chuộng trong các bữa ăn gia đình vì hàm lượng vitamin cao, nấu canh lại rất ngon, có độ ngọt và làm mát cho cơ thể. Thêm vào đó, ưu điểm của nó chính là dễ trồng, không tốn công chăm sóc.
Để có được mẻ rau mùng tơi, bạn chuẩn bị thùng xốp với chiều sâu từ 12 – 15cm, đất sạch và giống rau mồng tơi. Trước khi bắt đầu gieo trồng, bạn hãy ngâm qua hạt giống trong nước ấm với tỷ lệ 2 nóng 3 lạnh trong vòng 2 – 3 giờ. Sau khi gieo hạt giống, bạn hãy tạo độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước lên đó. Bạn hãy tưới nước cho mồng tơi hàng ngày đều đặn kèm theo việc bón phân giúp cây phát triển tốt. Sau khoảng thời gian 1 tháng, bạn đã có được lứa rau đầu tiên tươi tốt. Những lứa rau sau sẽ cách từ 12 – 15 ngày và nhớ cắt gốc cách đất từ 5 – 10cm.
Đây cũng chính là loại rau ưa thích của nhiều người vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món ngon. Hơn nữa, loại rau này lại lớn nhanh và không phải mất công chăm sóc. Cũng giống như mồng tơi, hãy ngâm hạt giống qua nước ấm trước khi gieo trồng. Hoặc bạn cũng có thể gieo hạt giống trực tiếp vào đất được trộn xơ dừa và các chất dinh dưỡng. Nếu muốn cây nhanh lớn thì bạn hãy tạo độ ẩm và bón phân đầy đủ cho cây.
Trong cải cúc có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thời gian thu hoạch lại nhanh trong vòng từ 25 – 30 ngày.
Loại cải này đem đến khá nhiều ích lợi cho chúng ta như lợi trường vị, tiêu thực hạ khí… Bên cạnh đó, loại cải này giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như ho, táo bón, ngăn ngừa xơ cứng gan…
Tương tự như các hạt giống khác, bạn cũng ngâm chúng trong nước ấm trước khi gieo vào đất thành từng hàng và mỗi hàng cách nhau khoảng 10cm. Để bảo vệ cây khỏi nấm mốc bạn dùng bìa các tông hoặc vải mỏng phủ lên trên. Thời gian thu hoạch cây là 30 – 35 ngày từ khi gieo hạt.
Đây là loại rau ăn sống dễ ăn, dùng trong các món salad, món cuốn… Loại rau này cần chuẩn bị đất tribat và xơ dừa giúp hỗ trợ việc thoát nước. Hạt giống ngâm trong nước ấm khoảng 2 giờ thì gieo vào đất. Bạn lưu ý đặt thùng xốp nơi có lượng ánh sáng vừa đủ và thường xuyên tưới nước.
Đây là giống rau có bộ rễ khỏe, ăn sâu trong đất nên khả năng chịu hạn tốt. Bạn có thể sử dụng cây con hoặc hạt để trồng. Sau thời gian từ 20 – 25 ngày là bạn đã có lứa rau tươi tốt ăn vào rất lợi cho sức khỏe. Khi thu hoạch bạn cắt cách gốc từ 7 – 10cm phần còn lại sẽ cho ra nhánh mới và bón phân cải tạo đất trồng rau để thu được lứa mới.
Một gợi ý cho bạn đó chính là hãy truy cập ngay vào website: chúng tôi chuyên cung cấp nguyên vật liệu, phân bón cũng như giống rau giúp bạn có được vườn rau tươi tốt và chất lượng.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Thùng Xốp Trồng Rau Theo Earthbox trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!